Bên em mua bán tàu vẫn thường có trò này, gọi là làm dự án khả thi để mua tàu. Làm việc với 1 đối tác bên nước ngoài, trả vờ làm 1 hợp đồng vận chuyển dài hạn C.O.A dựa trên con tàu chuẩn bị mua, fix giá cước từng này tiền, thời gian từng này năm, chuyên vận chuyển than cement từ Indo về Phils chẳng hạn, dựa vào đó tính hiệu quả chuyến đi/ hiệu quả của cả C.O.A, chứng tỏ mua tàu là hợp lý, chuyến nào cũng có lãi, sau xx năm thế nào cũng đủ khả năng trả hết vốn + lãi --> Ngân hàng mới happy và cos lý do sẵn sàng cho vay. Đó là chứng minh tính khả thi của dự án chứ còn vốn đối ứng thì xoay nguồn khác hoặc thậm chí chính bản thân con tàu đó luôn. Hợp đồng C.O.A cũng chỉ là trên giấy tờ chứ khi mua tàu về thì làm thứ khác chứ, Ngân hàng có hỏi thì bảo sau 1 thời gian có những trục trặc bất khả kháng nên không thực hiện được hợp đồng này, thế thôi.