Hỏi thật cụ là cụ có hay tham gia giao dịch mua bán trong thực tế không hay là chỉ ngồi suy đoán trên lý thuyết? Mà thậm chí trên lý thuyết cũng không chuẩn nốt.
Làm gì có chuyện khi ký xong hợp đồng thì về mặt pháp lý cái nhà thuộc sở hữu bên mua vì coi như đã thanh toán xong tiền nhà và cả vụ công chứng xong thì không huỷ được. Cụ thần tượng cái hợp đồng và mấy anh công chứng quá mức rồi đó. Về mặt pháp lý thì phải chuyển tên trên sổ đỏ / sổ hồng thì căn nhà mới thuộc sở hữu bên mua và từ lúc ký xong hợp đồng đến cái vụ sổ đỏ thì còn cả 1 cơ số quá trình nữa và quan trọng nhất đi kèm với hợp đồng là cái sổ đỏ, mà muốn cầm được sổ đỏ từ tay người bán thì tiền của cụ phải nổi trong tài khoản của họ mới được. Chả có ông bán nào lại ngớ ngẩn vừa ký hợp đồng mua bán công chứng vừa đưa sổ đỏ rồi chờ người mua chuyển tiền cả. Họ sẽ cầm sổ đỏ hoặc 1 số trường hợp nhờ VP công chứng giữ cả bộ hợp đồng + sổ đỏ, sau đó 2 bên ra ngân hàng chuyển tiền, chuyển tiền xong mới xác nhận cho VP công chứng chuyển giao hợp đồng + sổ đỏ. Có may chăng người mua giữ lại 1 số tiền nho nhỏ đảm bảo để tăng trách nhiệm của người bán tới khi ra được sổ đỏ mới.
Còn huỷ hợp đồng mua bán thì quá phổ biến trong thực tế luôn, làm gì có chuyện không thể huỷ được. Ông A bán nhà cho ông B, ông B đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính và đã cầm hợp đồng mua bán công chứng + sổ đỏ trong tay, chỉ còn việc đi sang tên trong sổ đỏ là xong. Nhưng ông B chỉ là người đầu cơ / đầu tư chứ không định ở nên vẫn để nguyên đó chứ không sang tên để tránh lệ phí trước bạ và xyz các chi phí khác. Mấy tháng sau khu đất lên giá, ông B gặp khách C muốn mua căn nhà này, ông C muốn sang tên . Khi đó, như đã thoả thuận từ trước, ông B quay lại gặp ông A , cùng nhau lên đúng văn phòng công chứng mua bán trước đây để huỷ hợp đồng mua bán cũ, sau đó làm 1 hợp đồng mua bán mới trực tiếp giữa ông A và ông C. Thế này là đỡ phải trả 2 lần lệ phí trước bạ + thuế nhưng bù lại ông B phải đưa cho ông A ít tiền trà nước. Như vậy về mặt pháp lý thì rõ ràng có huỷ hợp đồng mua bán giữa ông A và ông B được, ai bảo là không thể? Luật có qui định rõ ràng. còn vụ hợp đồng mới thì chỉ có ông A và ông C tham gia, coi như mới tinh, không biết ông B là ông nào cả vì ông B đã bị huỷ rồi, giấy tờ sỏ đỏ vẫn ghi tên ông A, trên phòng TNMT và hồ sơ thuế vẫn chưa ghi nhận biến động gì với căn nhà này