- Biển số
- OF-456318
- Ngày cấp bằng
- 26/9/16
- Số km
- 226
- Động cơ
- 206,430 Mã lực
- Tuổi
- 34
bảo bạn là mình đang đứng hợp đồng mua ưu đãi rồi
Làm gì cũng có rủi ro, muốn ko rủi ro thì chỉ ko làm.Rủi ro chắc chắn là vẫn có chứ không phải không, mọi người trên này chỉ phân tích các rủi ro cho cụ chủ thớt thôi. Rủi ro này là rất lớn khi mà có thể mất nhà, mất tiền, mất gia đình đấy, va mặt khác, rủi ro thì cụ cũng như chả ai trên này gánh hộ cụ chủ đâu, đúng không?
Trường hợp này có thể làm để qua mắt ngân hàng, chứng minh mục đích vay vốn. Tức là người bạn xin vay tiền ngân hàng, mục đích là mua nhà (đã có hợp đồng công chứng), tuy nhiên nếu ngân hàng khó hơn, họ sẽ hỏi giấy biên nhận giao tiền.Nếu là mình thì ko đồng ý. Tại sao ko mượn của họ hàng cho dễ mà lại mượn của bạn. Mà cũng chưa nghe thấy có chuyện phô tô thế đuệoc vay mua ưu đãi cả.
Bạn cụ nói không chính xác. Từ đó suy ra là không nên tham giaBạn muốn vay ngân hàng, nên nhờ là sẽ làm công chứng bán nhà cho mình rồi, mình lấy nhà đó làm thế chấp vay ngân hàng để đưa tiền cho bạn thì có được không các cụ.
Bạn bảo không vay được vì sổ đỏ đó không đang vay ngân hàng còn 1tr mà 5 năm nữa mới đến hết hạn thanh lí nên không tự mình đứng ra vạy được.
Bạn thân mà lại bảo nhà tao nếu tao không trả được tao mất nhà chứ mày có mất gì đâu. Nên em ngại quá
Em chưa hiệu vụ này lắm nên tiện thớt hỏi luôn các cụ.
Hiếm khi check sâu đến thế (tỷ lệ nhỏ), đỏ thì qua cầu êm ái, đen thì làm lại, lại tìm mua nhà khác, nói nhà đấy a ko hạp, thằng chủ nhà nó lèo nhèo tính toán a ko khoái mua, kkkThế nhỡ thàng nh nó chắc cú, nó phải kiểm tra trên hệ thống xem có mua bán thật không? Nó thấy huỷ rồi, nó không cho ông bẹn vay nữa thì sao ạ?
Dân ngân hàng tư vấn có khác.Cái này không thế chấp chỉ là mượn hợp đồng làm mục đích vay. Cụ không sợ mất nhà. Nhưng có một rủi ro: Bạn cụ không trả nợ được mà ngân hàng nó xoay ra làm hình sự về việc giả mạo giấy tờ thì cụ cũng mệt. Tất nhiên điều ấy có xảy ra cụ cũng không đi tù đâu, nhưng sẽ phải lên CA giải trình đó.
Ngân hàng trường hợp này đa phần là bật đèn xanh rồi cụHiếm khi check sâu đến thế (tỷ lệ nhỏ), đỏ thì qua cầu êm ái, đen thì làm lại, lại tìm mua nhà khác, nói nhà đấy a ko hạp, thằng chủ nhà nó lèo nhèo tính toán a ko khoái mua, kkk
Em nói thêm cụ hiểu:Thế nhỡ thàng nh nó chắc cú, nó phải kiểm tra trên hệ thống xem có mua bán thật không? Nó thấy huỷ rồi, nó không cho ông bẹn vay nữa thì sao ạ?
Chốt lại là vẫn làm láo đúng không cụ? Thế thì dây vào làm gì cho nó rách việc ra.Em nói thêm cụ hiểu:
Mua nhà thì ngân hàng sau này vẫn phải kiểm soát mục đích đúng ko (xem sổ sang tên chưa, thanh toán đủ chưa, bàn giao chưa) và cái này thằng nh nó chấp nhận là cụ biết ý nó thế nào rồi (cũng tỷ lệ: nếu kiểm soát thì thu hồi, giải trình, ko kiểm soát thì... cứ ngủ ngon)
Nói về mặt pháp lý thì ký xong họp đồng mua bán + sổ đỏ thì cái nhà đất kia vẫn chưa thuộc sở hữu của bên mua đâu, bao giờ cầm sổ có ghi tên cụ mới chính thức thuộc sở hữu của cụ hoặc có cơ sở để chứng minh sở hữu. Ví dụ như vào thời điểm trước khi ký giao dịch bán nhà cho cụ, người bán có dính vào 1 bản án đã có hiệu lực và toà đã tuyên kê biên căn nhà này để đảm bảo thi hành án. Trong thời gian chưa kịp kê biên, người bán vẫn kịp bán nhà cho cụ, kí tá chuyển giao sổ đỏ đủ cả, cụ tưởng ok rồi thì đùng 1 cái, đội thi hành án đến kê biên nhà của cụ. Vì bản án có hiệu lực trước khi nhà được bán và trên sổ đỏ vẫn ghi tên chủ cũ, thế là cụ sững sờ , ầm ĩ kiện cáo nhưng phần thắng rất thấp. Tưởng như đùa nhưng thực tế vẫn xảy ra nhiều đóThực tế cụ ký xong hợp đồng mua bán (tất nhiên thanh toán tiền thì người ta mới đưa nốt sổ) thì cái nhà/đất kia đã thuộc sở hữu của bên mua rồi cụ nhé.
Cụ chuẩn. Hợp đồng photo này chỉ để thể hiện mục đích vay vốn, còn phải dùng tài sản thế chấp khác rồi thì bank nó mới cho vay.Trường hợp này không phải thế chấp, bạn cụ chỉ mượn sổ, mục đích cùng cụ ký hợp đồng mua bán công chứng đưa cho ngân hàng (muốn chứng minh với thằng ngân hàng răng phương án mua nhà, thể hiện qua cái hợp đồng mua bán có công chứng->bank chỉ cần bản photo hoặc gắt quá thì bản scan màu, không giữ bản gốc). Chỉ cần có hợp đồng đưa cho thằng ngân hàng rồi thì hủy mua bán (hủy hợp đồng), công chứng nó nhận đủ bản gốc và đơn yêu cầu hủy hợp đồng mua bán là nó hủy.
Thông thường không hủy ngay, vì nhiều ngân hàng check tình trang hợp đồng/ giao dịch online qua công chứng nên thường phải đợi 1 thời gian sau giải quyết xong phía ngân hàng thì mới hủy.
Trường hợp này ko sợ lắm, cụ có thể giúp bạn, chỉ chú ý là cụ phải cầm sổ đỏ và cầm toàn bộ bản gốc hợp đồng mua bán, chỉ cho bạn mượn photo hoặc scan.
Xin hết.
Ko phải láo, rất đúng và đủ (giấy tờ thủ tục tròn trịa)Chốt lại là vẫn làm láo đúng không cụ?
Các bạn tín dụng bày ra trò này, chứ người vay thì biết gì.Nếu vậy đây là một lỗ hổng trong nghiệp vụ cho vay của bên ngân hàng nhỉ ? Thời buổi củi lửa mà các bạn làm tín dụng vẫn không biết sợ thì em cũng phục đó.
Đúng rồi cụ. Mặc nhiên là với những tình huống không chuẩn hoá như thế này thì dù ít dù nhiều vẫn có cửa cho rủi ro nhưng nhiều cụ chỉ dựa vào những kiến thức trong phạm vi của mình hoặc thấy lạ là đã nghĩ ngay đến lừa đảo chứ không biết được trong thực tế cái này cũng không phải là hiếm, nhiều người đã làm rồi, gọi là lách luật để tận dụng ưu đãi chứ không phải là lừa đảo. Chả cứ mua bán nhà đất mà nhiều vụ việc khác và thậm chi nhiều công ty / công sở nhà nước cũng làm vụ này khơi khơi để rồi dính vào vấn đề " sử dụng vốn vay không đúng mục đích". Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để về mua bò chăn nuôi nhưng có vốn rồi lại về xây nhà với cả mua con xe chạy cho máu.Nhiều cụ không đọc kỹ hoặc ko thuộc bài nên đưa ra nhiều nhận định rất rức đầu . Ngắn gọn là bạn cụ chủ định nhờ cụ chủ giúp làm cho một cái hợp đồng mua bán giả ( nhưng mà lại là thật ) để làm phương án vay vốn. Về rủi ro pháp lý hay tài sản thì ko có nhưng xét về góc độ đạo đức là rất không nên vì giả dối chưa khi nào được hoan nghênh cả. Về ngân hàng họ có thể giải ngân dựa trên hợp đồng mua bán này ( nhưng đã có tài sản khác thế chấp chứ ko phải mang cái hợp đồng mua bán đểu này làm tài sản thế chấp đâu nhé, các cụ lưu ý điểm mấu chốt đó ) tuy nhiên để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích các ngân hàng đều quy định sau tối đa 30 - 60ngày khách hàng phải trình ra cái sổ đỏ đã sang tên để chứng minh việc mua bán nhà là có thật. Trong trường hợp khách hàng không cung cấp được sổ đỏ sang tên ( và chắc chắn là không thể cung cấp được vì cụ chủ thớt có bán nhà đâu) thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ( là bạn cụ chủ ) phải trả nợ trước hạn do ko chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay. Nói chung là bạn cụ chủ đang rất bấn rồi hoặc nhân viên ngân hàng làm láo. Dù có là thế nào thì câu trả lời cũng là : tao xin lỗi tao rất tiếc phải nói lời từ chối với mày.
Tiền của mình thì mình giữ khư khư, còn tiền thiên hạ thì có vẻ “mặc xác” nó ấy Cụ nhỉ. Làm vậy chả mấy mà đại gia. Đỏ thì ngon, Đen thì lại bảo tại số cụ nhỉ.Các bạn tín dụng bày ra trò này, chứ người vay thì biết gì.
Còn trò nữa hay hơn:
Người vay có nhà, có nhu cầu vay tiền nhưng không chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay và không chứng minh được nguồn tiền trả nợ. Các bạn tín dụng bèn chỉ cách : 1 công ty đứng ra vay tiền để kinh doanh (có hóa đơn chứng từ đầy đủ, có mục dích sử dụng vốn rõ ràng và có nguồn tiền trả nợ trên sổ sách công ty), người vay thật dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh cho khoản vay của Công ty. Công ty vay xong, ăn 5-10% phí dịch vụ rồi chuyển tiền cho người vay. Người vay có trách nhiệm trả lãi và gốc cho khoản nợ vay (vay hộ) của công ty.
Yên lành thi không sao. Gặp phải thằng cán bộ tín dụng khốn nạn, nó lừa người vay (cần 3 tỷ) ký vào giấy bảo lãnh cho công ty vay 10 tỷ (nó bảo để làn sau anh có vay nữa thì khỏi làm giấy phiền phức, đây là là hình thức).
NH cho vay đợt đầu 3 tỷ, Cty chuyển cho người vay theo đúng thỏa thuận, Rồi âm thầm làm tiếp 1 khoản vay nữa 7 tỷ. Nếu cty làm ăn bình thường thì không sao, công ty phá sản, không trả được khoản nợ 7 tỷ ,thì người vay thật mất nhà.
Toàn những trò bậy do các bạn tín dụng bày ra để đảm bảo KPI
Đang nói những rủi ro xảy ra trong thực tế, mấy cái lý thuyết cụ nói không có ý nghĩa lắm trong vụ việc này. Đề nghị cụ chú ý đến mấy cái rủi ro rõ ràng trong còm trên của em.Cụ nên xem lại những còm của em và cụ ấy. Cụ ấy nói rõ là "về mặt pháp lý" khi có hợp đồng mua bán công chứng thì căn đã thuộc về người mua, vậy theo ý cụ là về mặt lý thuyết và pháp lý điều đó có đúng không? Hơn nữa cụ ấy bảo hợp đồng công chứng là không huỷ ngang được trừ 1 số trường hợp bất khả kháng / đặc biệt. Em đưa ra ví dụ rất phổ biến trong thực tế là vẫn huỷ được bình thường ( cụ ấy và em đều không nói là đơn phuong huỷ ngang nhé - mà thực tế trong 1 số trường hợp đã làm hợp đồng và đưa sổ đỏ nhưng người mua chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, đưa ra Toà nó phán vẫn huỷ ngang được nhưng trong đây xin tạm không bàn tới)
Nếu bạn tốt thật thì đã hỏi đến cái sổ đỏ. Lời lãi thì nó hưởng, rủi ro thì mình chịu. Nhà mình đang từ yên lành mà có nguy cơ trở thành đang có tranh chấp.Làm gì cũng có rủi ro, muốn ko rủi ro thì chỉ ko làm.
Em đã tư vấn cụ chủ cách hạn chế rủi ro nhất, gần như ko có, và quan trọng, mối quan hệ bạn bè thế nào, tin tưởng thế nào để giúp hay ko.