- Biển số
- OF-87799
- Ngày cấp bằng
- 8/3/11
- Số km
- 141
- Động cơ
- 408,622 Mã lực
Thông tin công bố đôi khi cũng vì lí do chính trị nên con số hơi đẹp ạ
Ko phải IL14 mà là LI 2 cụ ạĐúng vụ ấy rồi.
SAM xơi IL 14 thời phải
Xơi cả 1 bộ khung nhẹ của 1 trung đoàn không quân.
Đơn vị tên lả í, sau dù có cũng khá công tích song vì cái phốt này nên chả được phong anh hùng nữa
Vâng.Ko phải IL14 mà là LI 2 cụ ạ
Cái này cụ nhầm to rồi, cùng là "bình tăng tốc" nhưng bình của PLK, xe đua là bình khí NO, họ bơm vào đường khí nạp để tăng công suất động cơ. Còn bình của Mig21 đúng nguyên lý tên lửa (Rocket) đấy ợ, nó không bơm khí nạp vào động cơ chính đâuTheo em thì nó chỉ là 1 dạng "bình tăng tốc" như anh em PKL họ hay độ hoặc xe đua họ gắn thêm thôi.
Hồi còn là SV học ở ĐHBK, học môn Thủy khí, môn của Thầy Nguyễn Văn Chí dạy (ông học và làm luận án TS ở LX/Nga, từng là SV của GS Mikoian, là 1 trong 2 người sáng tạo ra dòng máy bay MiG, cụ kia là Gurevich, MiG là tên ghép của 2 GS này), trong đó phần học về thủy khí chất lỏng, có nói vì sao mũi máy bay MiG lại nhọn đầu và cách để vượt tường âm thanh. Chóp mũi MiG21 là chóp nón nhọn có khả năng thò thụt tùy theo tốc độ bay, nếu bay dưới âm, mũi nó thụt vào, nếu bay vượt âm và trên vươt âm, mũi nó sẽ thò ra hết cỡ, lúc đó chính là "chọc thủng bức tường âm thanh", đấy là điều kiện phải có, và động cơ phải bật tăng lực, khi điều này xảy ra, dưới đất nghe một tiếng nổ lớn, và nếu trời ít mây và trong xanh, trên cao nhìn thấy mũi tên bạc lao vun vút...Sai.
Máy bay tăng tốc bằng cách tăng công suất động cơ, tăng đốt.
1 trong những cách ấy là phun thêm dầu jet vào để đốt tiếp (after burner). Nói theo cách dân dã là bật tăng lực.
Lúc đó bên ngoài sẽ thấy 1 cái đuôi lửa sau động cơ
Cụ viết chuẩn.Hồi còn là SV học ở ĐHBK, học môn Thủy khí, môn của Thầy Nguyễn Văn Chí dạy (ông học và làm luận án TS ở LX/Nga, từng là SV của GS Mikoian, là 1 trong 2 người sáng tạo
ra dòng máy bay MiG, cụ kia là Gurevich, MiG là tên ghép của 2 GS này), trong đó phần học về thủy khí chất lỏng, có nói vì sao mũi máy bay MiG lại nhọn đầu và cách để vượt tường âm thanh. Chóp mũi MiG21 là chóp nón nhọn có khả năng thò thụt tùy theo tốc độ bay, nếu bay dưới âm, mũi nó thụt vào, nếu bay vượt âm và trên vươt âm, mũi nó sẽ thò ra hết cỡ, lúc đó chính là "chọc thủng bức tường âm thanh", đấy là điều kiện phải có, và động cơ phải bật tăng lực, khi điều này xảy ra, dưới đất nghe một tiếng nổ lớn, và nếu trời ít mây và trong xanh, trên cao nhìn thấy mũi tên bạc lao vun vút...
Lão chuẩn.Cái này cụ nhầm to rồi, cùng là "bình tăng tốc" nhưng bình của PLK, xe đua là bình khí NO, họ bơm vào đường khí nạp để tăng công suất động cơ. Còn bình của Mig21 đúng
nguyên lý tên lửa (Rocket) đấy ợ, nó không bơm khí nạp vào động cơ chính đâu
Xử Da chính thống của ta là đâyMẹ mình ngày trước cũng tham gia tiểu đội 14ly5, ngày đó hà nội có 3 ụ 14ly 5, một ngày,ca trực của xí nghiệp bắn rơi máy bay, tuy nhiên chẳng hiểu thế nào, phải
nhường đơn vị khác là đã bắn rơi máy bay, thời đó nhìn hướng đạn là biết đơn vị nào bắn.đến bây giờ đơn vị được ghi nhận là bắn rơi máy bay vẫn được tiền thưởng.còn thực tế đơn vị bắn rơi chẳng được gì, thế mới biết ngày xưa người ta chẳng màng danh tiếng. Nói tóm lại. Nếu không có bà phóng viên người pháp đưa ra chứng cứ là xe tăng nào đầu tiên vào dinh độc lập thì chúng ta lại biết là xe khác nhỉ...
Nó sử dụng nhiên liệu rắn (chỉ theo tên, em chưa có chứng cứ), mà nhiên liệu rắn hồi đó của rocket là các loại nitro của cellulo hoà trong ni trơ glycerin là thàng phần chính của thuốc súng không khói (tụi em thường xuyên được nghịch thuốc của đạn pháo hình như mấy que đũa có mấy cai lỗ ở giữ hay mấy cái cục hình trụ dài của rocket máy bay Mỹ bắn chưa hết mà đã bị rơi - chúng có vỏ đỏ, bên trong vàng vàng)!Lão chuẩn.
Cái bình tăng tốc kia là chỉ là super charged,ltăng nạp tạm thời. Dùng năng lượng của khí nén để bơm thêm hỗn hợp chất đốt + không khí vào buồng đốt.
Cái hỗ trợ cho cất cánh đường băng ngắn kia lại khác rất nhiều.
Nó là cái booster của tên lửa (rocket), trực tiếp tạo thêm lực đẩy mà không phụ thuộc vào động cơ chính.
Hình như mũi nhọn của Mig21 là cố định, chỉ có SU22 (hay Mig23 gì ấy) mới là thò thụt thì phải - em lười tìm lại quá .Chóp mũi MiG21 là chóp nón nhọn có khả năng thò thụt tùy theo tốc độ bay, nếu bay dưới âm, mũi nó thụt vào, nếu bay vượt âm và trên vươt âm, mũi nó sẽ thò ra hết cỡ, lúc đó chính là "chọc thủng bức tường âm thanh"
Cụ Hà Tam nói đúng đấy! Chóp Mig21 nằm giữa đường tiến khí, nó thò thụt phụ thuộc vào chế độ làm việc của động cơ.Hình như mũi nhọn của Mig21 là cố định, chỉ có SU22 (hay Mig23 gì ấy) mới là thò thụt thì phải - em lười tìm lại quá .
Cái này nó có tác dụng tiết lưu luồng khí hút vào động cơ, đồng thời ngăn xung động của sóng vượt âm vào động cơ có thể gây phá hủy động cơ cụ ợ. Ở tốc độ thấp, luồng khí hút vào đông cơ như bình thường, khi phá vỡ bức tường âm thanh, đầu mũi nhọn có tác dung rẽ dòng khí tạo hiệu ứng chân không để hạn chế bớt luồng khí - với tốc độ siêu âm -xộc thẳng vào máy nén của động cơ tránh phá hủy động cơ. Hiệu ứng này cụ tưởng tượng gần như hiệu ứng "bóng khí" của ngư lôi "gió giật" ấy (em minh họa cho dễ hiểu thôi, còn không giống nhau hoàn toàn nhé )
Chính vì cái mũi này cố định nên Mig21 khó bay ở tốc độ thấp, chỉ thích hợp với tốc độ cao. Để cải tiến dải tốc độ hoạt động này thì mũi của SU22 mới là thò thụt
Em tưởng : Đm .bắncụ mới là văn tuyên ráo dài lê thê, thực tế thì chắc là cụ sẽ hô thế này " Táng vỡ mặt thằng cụ chúng nó a a a chết tôi rồi!"
Nước sôi lửa bỏng Bác Xuân chỉ hô ngắn gọn có 5 chữ thôi: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”
đúng đấy bạn à, bộ đội ít bắn lắm khi đã bắn thì bắn tới cùng luôn rồi thay đổi luôn trận địa, máy bay nó bay trên cao, chủ yếu là dân quân tự vệ họ bắn, họ có trang bị súng 12,7 , 14,5 , họ có cả pháo 37 một nòng bạn nhé, bộ đội chỉ bắn khi trắc ăn, hai là chúng vào bắn phá chỗ ta được phân công canh giữ thôi nhé, nó mà bay cao hơn 5000m thì pháo 57 có khi còn chẳng bắn tới ý trứ, pháo 37 bọn tôi có mà bắn vào mắtBắn máy bay Mỹ lúc nó bổ nhào ném bom trận địa pháo cao xạ thì dễ bắn trúng nhất là đúng rồi, nhưng cũng không hẳn chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào. Không lẽ lúc máy bay Mỹ bay ngang qua thì cả trận địa pháo đứng nhìn mà không bắn. Nếu chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào vào trận địa thì người ta làm ba, bốn trận địa pháo cao xạ giả làm gì. Máy bay Mỹ còn nhiều mục tiêu bắn phá chứ đâu chỉ có trận địa pháo cao xạ. Các trận địa phòng không có đủ các loại súng, pháo, cứ máy bay bay ngang qua trong tầm bắn hiệu quả của vũ khí là phệt thôi, không bắt buộc phải đợi máy bay bổ nhào.
Chưa hẳn cụ ạ . Phần mũi máy báy MIG 21 ngoài của lấy khí còn có ra da của máy bay. Bay tầm thấp lấy oxi đốt nhiên liệu cửa thụt sâu vào. Bay cao khí loãng hoặc tăng lực đẩy kín, khi đó máy bay dùng khí ô xi nén đốt nhiên liệu. Trước khi bay phải có 3 xe nạp gồm khí nén, dầu TC1, điện. K kể thùng dầu phụ, bình chính cũng khoảng 2m3 dầu rồi. C31 của cụ Huy còn có vụ thử công tắc vũ khí, chín mặt bay nhà dân bằng K13 nhưng k thấy cụ ấy kể.Cụ Hà Tam nói đúng đấy! Chóp Mig21 nằm giữa đường tiến khí, nó thò thụt phụ thuộc vào chế độ làm việc của động cơ.
Mig21 có tốc độ cất hạ cánh rất cao ( cao hơn Su 30), nó không bay chậm được do nguyên nhân chính là do thiết kế cánh tam giác ạ.
Cụ đúng đấy ợ.Nó sử dụng nhiên liệu rắn (chỉ theo tên, em chưa có chứng cứ), mà nhiên liệu rắn hồi đó của rocket là các loại nitro của cellulo hoà trong ni trơ glycerin là thàng phần chính của thuốc súng không khói (tụi em thường xuyên được nghịch thuốc của đạn pháo hình như mấy que đũa có mấy cai lỗ ở giữ hay mấy cái cục hình trụ dài của rocket máy bay Mỹ bắn chưa hết mà đã bị rơi - chúng có vỏ đỏ, bên trong vàng vàng)!
Tụi em đi sơ tán, nhưng đến những chỗ có mấy cái lô cốt của Pháp để lại, đào dưới đất lên còn với được đầy đủ những viên đạn đầy đủ từ đum đum 2 khấc đến chỉ có chì ở trong!
Ngay chỗ Nguyễn Công Trứ tụi em mò xuống tầng ngầm của mấy cái nhà Pháp cổ còn lôi lên mấy quả lựu đạn mỏ vịt làm mấy ông bảo vệ sợ chết khiếp!
Nói là xin về chứ thực ra là giảm biên thôi. 88 đến 93 mình kiệt quệ rồi. Quân số thường trực cao không đáp ứng đc yêu cầu mới đợt đó về nhiều sáp nhập nhiều. E 954 HP còn k có máy bay để bay; có mấy cái K25 và Be12 bật điện sáng choang mà k thể bay vì hết thọ mệnh. Cụ Bảy đúng là phiêu nhất lứa phi công đầu.Bác Bảy đúng là người anh hùng điển hình đúng theo câu ca VN "Đạp quân thù xuống đất đen; Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Bác đã xin nghỉ hưu về làm nông dân khi tuổi còn trẻ (53 tuổi). Chính bác đã góp ý các nhà văn nhà báo đừng viết là khi thấy MB Mỹ phi công nghĩ đến tội ác và lòng căm thù... vì như thế thì không thể bắn được mà sẽ bị nó bắn. Hai con trinh sát không người lái của Bác Cốc khi Mig 21 đang tập cách đánh không phải phá gây nhiễu.
Nhưng tầm cỡ cụ ấy xin ở lại làm tướng bảo tàng cũng được mà, chẳng qua là nhân thể nhường chỗ cho anh em trẻ thôi!Nói là xin về chứ thực ra là giảm biên thôi. 88 đến 93 mình kiệt quệ rồi. .
Nhà quàn đó vẫn còn, ngay chỗ Chợ Giời đi quành ra Nguyễn Công Trứ. Xưa chỗ đất tập thể Nguyễn Công Trứ ăn ra phố Huế là nghĩa địa Tây. Lâu nay nhà quàn đo không biết dùng làm nhà văn hóa hay là chỗ để các cụ đánh bóng bàn.Cụ đúng đấy ợ.
Cái booster (tầng khởi tốc) của tên lả xưa người ta tuyền dùng nhiên liệu rắn cả đấy ợ. Tầng 1 của SAM 2 cùng vầy mờ
Còn chỗ trong Nguyễn Công Trứ, cổ kính nhất, em chỉ bít mỗi cái NHÀ QUÀN do Tây để lại thoai ợ.
Đây có cụ nào mợ nào thông thái đứng ra dạy thời em nghe lun và ngay ợ