[Funland] bác Tuân bắn rơi phi công Mỹ nào!?

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/voi-hon-100-phi-cong-tiem-kich-it-ra-cung-dam-duoc-30-b-52-my-se-gap-canh-hai-hung-o-vn-20171221114808488rf20171222114958079.htm

Hồi ký Đại tá Lê Hải: "Với hơn 100 phi công tiêm kích, ít ra cũng đâm được 30 chiếc B-52"

PV - Tổng hợp từ hồi ký của Đại tá phi công Lê Hải | 21/12/2017 01:30 PM



Tiêm kích MiG-21 đọ sức cùng F-4. Ảnh minh họa.

Đài chỉ huy thông báo, đường băng bị bom, chiều dài phía đông còn có thể hạ cánh khoảng 1.500m. Nhiên liệu gần hết. Phạm Tuân quyết định hạ cánh. Kiểu này là "năm ăn, năm thua".

LTS: Trong chiến dịch Linebacker-2 tháng 12/1972, Không quân Mỹ đã thực hiện cuộc ném bom bằng máy bay chiến lược B-52 tàn bạo nhất trong lịch sử vào Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng không có tội ác nào mà không bị trừng phạt!

Các chiến sỹ QĐNDVN, trong đó chủ công là bộ đội PK-KQ quả cảm đã vượt muôn trùng gian khó và hy sinh để làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" lịch sử, chấn động địa cầu, buộc Không quân Mỹ hùng mạnh phải khuất phục.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết của nhiều tác giả nhằm ôn lại những kỷ niệm hào hùng trong 12 ngày đêm khốc liệt đó.

Trong số này, mời quý độc giả tìm hiểu về cuộc đọ sức nghẹt thở của Không quân Việt Nam mà chủ công là MiG-21 với B-52 Mỹ qua hồi ký của Đại tá phi công - Anh hùng LLVTND Lê Hải.
-----

HƠN 100 PHI CÔNG TIÊM KÍCH VN ĐÂM THẲNG, QUYẾT ĐỔI ĐƯỢC 30 B-52:

MỸ SẼ GẶP CẢNH HÃI HÙNG?

Chuẩn bị đọ sức cùng B-52

Nhân dân ta, quân đội ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã chuẩn bị từ nhiều năm trước cho cuộc đụng đầu lịch sử này. Quân chủng PK-KQ cùng quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các địa phương khác, đĩnh đạc, đàng hoàng bước vào cuộc quyết chiến cuối năm 1972 với B-52 của Mỹ.

Trong một dịp thăm và làm việc với các đồng chí chỉ huy quân đội, Bác Hồ đã từng căn dặn: "Sớm muộn bọn Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua… Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua khi bị thua trên bầu trời Hà Nội…".

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu cho Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ và đích thân xuống duyệt "phương án tác chiến" đánh B-52 và ra lệnh:

"Ngày 03/12/1972, Quân chủng phải hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị đánh B-52".

Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ cho rằng, đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 là MiG.

Trước khi cho B-52 vào Hà Nội, chúng dùng F-111 và máy bay cường kích đánh hủy diệt các căn cứ của MiG; dùng thủ đoạn gây nhiễu dày đặc, vô hiệu hóa các radar của ta ở miền Bắc, làm tê liệt hệ thống dẫn đường của MiG; đánh liên tục các sân bay, cả ngày lẫn đêm; không cho miền Bắc có thời cơ khôi phục hoạt động bình thường trên các sân bay có MiG hoạt động.

Trận tập kích của không quân Mỹ được mô tả như sau: Tối 18 tháng 12, chiến dịch tập kích bắt đầu. Các máy bay F-111 bay ở độ cao cực thấp, tốc độ siêu âm, xông vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo dãy nhiễu, hình thành hành lang "bịt mắt" radar đối phương.


MiG-21 sẵn sàng chiến đấu.

Hành lang kéo dài từ Đông Bắc thung lũng sông Hồng như cánh tay chỉ về hướng Tây Nam. Phía cuối hành lang, song song với dãy núi Tam Đảo, các tốp B-52 tiến vào. Theo sau là 120 chiếc F-4 đánh chặn MiG và 4 chiếc F-105 mang tên lửa, để đánh radar, chế áp tên lửa SAM.

Về thủ đoạn chiến thuật, không quân Mỹ hoạt động cả ngày lẫn đêm, B-52 đánh đêm là chủ yếu, có máy bay tiêm kích cùng bay hộ tống.

Máy bay cường kích chủ yếu đánh ban ngày vào các sân bay, trận địa phòng không, trọng điểm là diệt trận địa SAM, ban đêm, phối hợp với B-52. Trong hoạt động, chúng chú trọng nghi binh, cho máy bay cường kích, tiêm kích giả B-52 để lừa ta.

Quân và dân miền Bắc đã được chuẩn bị trước nên chủ động trong trận đối đầu lịch sử này, với lực lượng nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân.

Địch chủ yếu dùng B-52 đánh vào ban đêm, nên phần lớn lực lượng tiêm kích của ta gồm MiG-17, MiG-19 và môt phần MiG-21 phối hợp với lực lượng cao xạ, phòng không tầm thấp của dân quân đánh máy bay cường kích Mỹ ban ngày, bảo vệ tên lửa - lực lượng chủ yếu đánh B-52.

100 phi công tiêm kích đổi 30 chiếc B-52?


Các đồng chí chỉ huy và phi công tiêm kích đã chuẩn bị phương án, nếu Mỹ tập kích B-52 vào ban ngày, lực lượng không quân tham gia chiến đấu nhiều hơn. Anh em phi công đã chuẩn bị cách đánh tiếp cận đối đầu với B-52, vượt qua tiêm kích nếu bắn không rơi sẽ đâm thẳng vào B-52.

Với số lượng hơn 100 phi công tiêm kích, ít ra cũng đâm được 30 chiếc B-52. Mỹ sẽ gặp một cảnh hãi hùng trên bầu trời Hà Nội.


Ngày 18 tháng 12 năm 1972, không quân Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội và cũng là ngày Không quân nhân dân Việt Nam bước vào cuộc chiến đấu vô cùng cam go ác liệt với kẻ địch.

- 18 giờ, radar cảnh giới ở Quảng Bình phát hiện nhiễu cường độ lớn.

- 19 giờ10 phút, đại đội 16 Trung đoàn 921 phát hiện B-52 bay lên hướng Bắc.

Bộ Tổng tham mưu báo cáo lên Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị về hoạt động của B-52.

- 19 giờ 15 phút, báo động B-52. Toàn Quân chủng sẵn sàng chiến đấu.


Tiêm kích MiG-21 bắn hạ B-52. Ảnh minh họa.

Những tình huống nghẹt thở

Lực lượng trực chiến ban đêm MiG-21 trên các sân bay Nội Bài, Kép, Hòa Lạc gồm: Vũ Đình Rạng, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, Nguyễn Văn Quang…

- 19 giờ 25 phút, ba chiếc F-111 đánh sân bay Nội Bài. Đồng chí Tham mưu trưởng Trung đoàn 921 kiểm tra đường băng thấy vẫn còn sử dụng được. Chỉ huy sở cho Phạm Tuân cất cánh lên chặn địch ở hướng tây Hòa Bình.

Lên đến độ cao 5.000m-6.000m, nhìn trước, nhìn sau, Tuân đều thấy máy bay địch, mở radar trên máy bay, bị nhiễu, màn hình trắng xóa, không bắt được mục tiêu. Phạm Tuân thấy nhiều máy bay địch bật đèn, bay về hướng Hà Nội.

Anh mở tăng lực, lấy độ cao và tránh tên lửa. Địch bám theo anh, đối phó cản MiG. Tình thế bất lợi, lại sắp vào trận địa hỏa lực tên lửa mặt đất, chỉ huy sở cho anh thoát li về Nội Bài hạ cánh. Sáu chiếc B-52 rải thảm sân bay Nội Bài. Hệ thống đèn hạ cánh bị hỏng.

Đài chỉ huy sân bay thông báo cho anh, đường băng bị bom, chiều dài phía đông còn có thể hạ cánh khoảng 1.500m. Nhiên liệu gần hết. Phạm Tuân quyết định hạ cánh. Kiểu này là "năm ăn, năm thua".

Phạm Tuân bình tĩnh điều khiển máy bay theo đài dẫn đường xa, gần. Quanh anh, rực trời ánh chớp của bom nổ, chớp đỏ trời của đạn cao xạ. May sao lúc đó máy bay B-52 bị tên lửa hạ, cháy sáng cả một góc trời, soi đường cho anh kéo bằng tiếp đất.

Anh thả dù, phanh gấp. Máy bay rung lên, dừng lại trước một hố bom sâu trên đường băng. Phạm Tuân đã lập một kì tích chưa từng có trong chiến tranh.


Cũng trong đêm 18 tháng 12 năm 1972, một MiG-21 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc, do bị nhiễu nặng, dẫn đường và phi công không phát hiện được địch, về hạ cánh, máy bay chạy lệch đường băng, gãy càng.

Đối với không quân, có hai vấn đề gay cấn để có thể diệt B-52 là làm sao vượt qua hàng rào tiêm kích địch yểm hộ rất chặt chẽ cho B-52. Bóc lớp vỏ cứng này, mới vào được mục tiêu chủ yếu. Phải khắc phục được nhiễu ở radar dẫn đường và radar ngắm bắn trên máy bay MiG-21.

Ngay trận đầu, tuy không quân chưa có điều kiện bắn hạ B-52, nhưng sự có mặt của máy bay tiêm kích ta đã gây cho địch nhiều khó khăn, vì phải đối phó một lúc cả trên không lẫn dưới mặt đất.


Tiêm kích MiG-21 Việt nam và xác các đối thủ đã bị hạ.

Tiểu đoàn tên lửa 59 thuộc Trung đoàn 261, đặt trận địa ở Cổ Loa, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, vừa bị một trận bom phủ đầu của F-111. Xe thông tin bị hất đổ. Anh em nhanh chóng khắc phục.

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng cùng sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận và ba trắc thủ Độ, Tứ, Linh vẫn vững vàng trong xe điều khiển. Sát cánh bên các anh là đồng chí chính trị viên tiểu đoàn. Lúc 20 giờ 5 phút, theo lệnh tiểu đoàn trưởng Thăng, sĩ quan điều khiển Thuận ấn nút phóng quả tên lửa đầu tiên.

Ba trắc thủ điều khiển nhịp nhàng, tên lửa vút lên độ cao 10km, lao thẳng vào chiếc B-52 mang kí hiệu tốp 671. Đài quan sát vui sướng thông báo: "Cháy rồi, đạn nổ trúng mục tiêu, cháy rất to".

Trong màn nhiễu dày đặc, các đồng chí tên lửa đã vạch nhiễu tìm thù mà diệt. Một số trắc thủ tên lửa đã từng diệt B-52 ở chiến trường Quân khu 4 đã được bổ sung về các đơn vị tên lửa và kinh nghiệm của các đồng chí là vốn quý để anh em càng thêm vững tâm khi điều khiển các quả đạn lao vào B-52.

Đêm tập kích đầu tiên, địch đã sử dụng 90 chiếc B-52 và 130 chiếc máy bay chiến thuật đánh vào Hà Nội và các căn cứ không quân, các khu công nghiệp, đài phát thanh Mễ Trì. Ta hạ 3 chiếc B-52 (có 2 chiếc rơi tại chỗ) và 6 máy bay chiến thuật, trong đó lực lượng dân quân với súng trường, súng máy, đã bắn rơi một chiếc F-111.


Đại tá phi công - Anh hùng LLVTND Lê Hải.

Trong cuộc họp báo ngay chiều 19 tháng 12 năm 1972, giặc lái Mỹ đã phải kinh hoàng thốt lên: "sợ lắm", "rất sợ", "thật khủng khiếp"; "không ngờ hỏa lực phòng không của Hà Nội mạnh và bắn chính xác đến thế", "mọi sự tính toán của chúng tôi đã bị đảo lộn hết.

Cấp chỉ huy và kĩ sư điện tử của chúng tôi khẳng định như đang nắm quả ngọt trong tay, phương án đánh của chúng tôi là tuyệt vời. Không một loại tên lửa nào hay MiG của Bắc Việt có thể bám, bắn được chúng tôi"

Từ ngày 19 tháng 12 đến 24 tháng 12, hàng đêm địch sử dụng trung bình 100 chiếc B-52 và từ 130 đến 150 chiếc cường kích đánh phá hủy diệt các mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận.

Đêm Noel, Mỹ phải tạm dừng để chuẩn bị cho đợt tập kích mới. Trải qua một tuần, quân và dân ta chiến đấu ác liệt, ngoan cường và đầy mưu trí, ta đã hạ được 46 máy bay địch, trong đó có 17 chiếc B-52 và 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111, bắt giặc lái Mỹ, chủ yếu là bọn lái B-52.

(Tổng hợp từ cuốn Phi công Tiêm kích của Đại tá phi công - Anh hùng LLVTND Lê Hải, Nxb QĐND, 2004)
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Em xin phép hỏi ngu một tí là boom hồi ấy chưa có rada hay dẫn dường ạ, sao cứ phải bổ nhào mới ném? ném cao quá thì ít tác dụng ạ?
Trước năm 1972 (Mỹ ném bom miền Bắc trong khoảng năm 1964 đến 1969) toàn thấy ném bom kiểu bổ nhào, đến năm 1972 thấy ném bom vào ga Hàng Cỏ rất chính xác, đổ đúng tòa nhà chính, vụ đó có khả năng Mỹ ném bom vào ga Hàng Cỏ có trợ giúp của Laser.
Nhiều cụ cho rằng vụ đánh bom năm 1972 vào Đại sứ quán Pháp trên góc đường Bà Triệu - Trần Hưng Đạo và dùng bom có trợ giúp Laser là không đúng.
Hôm đó chỉ có 1 máy bay lẻn vào đánh mục tiêu là trụ sở biên tập Đài tiếng nói Việt Nam nằm trên đường Bà Triệu, cách ĐSQ Pháp chưa đến 100m. Lúc đó chỉ nghe thấy trên đài báo động Máy bay địch cách Hà Nội 80km, không đầy nửa phút sau đã thông báo Máy bay địch cách Hà Nội 30km, mọi người xuống hầm trú ẩn, nhưng chưa dứt lời thì đã nghe tiếng máy bay rít trên đầu và nhìn lên trời thì thấy máy bay sạt trên đầu rất thấp. Từ lúc nhìn thấy máy bay đến lúc bom nổ chỉ 4 - 5 giây Chiếc máy bay này thả 2 quả bom nhưng đều không trúng đích, 1 quả rơi vào ĐSQ Pháp, 1 quả rơi cách Đài Phát thanh TN Việt Nam hơn 300m vào nhà 30 đường Nguyễn Du ( Gần góc đường Bà Triệu)
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Nhà quàn đó vẫn còn, ngay chỗ Chợ Giời đi quành ra Nguyễn Công Trứ. Xưa chỗ đất tập thể Nguyễn Công Trứ ăn ra phố Huế là
nghĩa địa Tây. Lâu nay nhà quàn đo không biết dùng làm nhà văn hóa hay là chỗ để các cụ đánh bóng bàn.
Xưa bên trong có mấy cái bàn bóng.
Giờ em thấy kiosque quây quanh cả.
Không biết còn bàn bóng nữa không hay người ta đã cho thuê làm kho ???
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Theo như đoạn bài viết ở dưới, ghi lại lời kể của bác Phạm Tuân thì bác chặn đầu B-52 rồi bắn rơi kiểu đối diện (nhưng không nói rõ lắm) hay bác bay vòng lại bắn B52 từ phía sau?

"Lần xuất kích thứ hai vào đêm 27-12-2017. Máy bay của Phạm Tuân cất cánh từ sân bay Yên Bái, bay thấp theo đài dẫn mặt đất bí mật tiếp cận phi đội hộ tống của địch. Trong đêm tối, các phi đội F-4 hộ tống của Mỹ không phát hiện ra máy bay của ta.

Phi công Phạm Tuân khéo léo điều khiển máy bay né tránh và tiến sâu trong đội hình địch. Khi lên tới độ cao 7km, Phạm Tuân tiếp tục phát hiện thêm đội hình hộ tống mới của địch.

"Khi lên tới độ cao 7km, đài chỉ huy mặt đất báo có máy bay B-52 bay vào Hà Nội. Khoảng cách giảm nhanh chóng 200 cây, rồi 100 cây… Ngay lập tức, mình thả thùng dầu phụ, bật tăng lực tiếp cận mục tiêu. Máy bay nhanh chóng vượt tường âm thanh. Khi phát hiện ra mục tiêu, máy bay của mình chỉ cách B-52 khoảng 10km", Trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Cảm thấy thời cơ đã tới, Phạm Tuân xin lệnh công kích. Chiếc Mig-21 lúc đó chỉ còn cách B-52 khoảng 3km.


Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ kỷ niệm về những ngày tháng rực lửa đối đầu B-52 trên bầu trời Hà Nội.

"Dù đang bay tốc độ vượt tường âm thanh, nhưng tôi cảm đó thời gian trôi thật chậm. Để chắc ăn, tôi tiếp tục rút ngắn khoảng cách và phóng tên lửa ở cự ly rất gần và thoát ly. Khi thoát ly, tôi thấy rõ thời điểm cả 2 quả tên lửa điểm nổ khi trúng mục tiêu", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.

Thấy máy bay B-52 bị máy bay ta bắn rơi, các phi đội F-4 hộ tống của địch quyết tâm truy đuổi, nhưng sau khi thoát ly, phi công Phạm Tuân đã nhanh chóng điều khiển chiếc Mig-21 cắt đuôi máy bay truy kích của địch, trở về sân bay Yên Bái và hạ cánh an toàn."
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,058
Động cơ
532,852 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xin lỗi trong số các cụ tham gia vào thớt này có được bao nhiêu biết tự chạy xuống hầm trú ẩn vào năm 1972, bao nhiêu phải bế và bao nhiêu chưa ra đời.
Năm đó nếu không có sự gan dạ, kiên cường, thông minh của quân đội ta thì thử hỏi các cụ có cơ hội ngồi đây phán xét lịch sử không
Ai đã từng sống ở Hà nội năm 1972 thì mới thấy chiến thắng quý giá thế nào
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,899
Động cơ
247,725 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Nhưng tầm cỡ cụ ấy xin ở lại làm tướng bảo tàng cũng được mà, chẳng qua là nhân thể nhường chỗ cho anh em trẻ thôi!
Lính chiến là như thế buông nhẹ như lông hồng. Rất nhiều người cũng như cụ ấy thời điểm đó k như bây giờ.~X(~X(
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Trước năm 1972 (Mỹ ném bom miền Bắc trong khoảng năm 1964 đến 1969) toàn thấy ném bom kiểu bổ nhào, đến năm 1972 thấy ném bom vào ga Hàng Cỏ rất chính xác, đổ đúng tòa nhà chính, vụ đó có khả năng Mỹ ném bom vào ga Hàng Cỏ có trợ giúp của Laser.
Nhiều cụ cho rằng vụ đánh bom năm 1972 vào Đại sứ quán Pháp trên góc đường Bà Triệu - Trần Hưng Đạo và dùng bom có trợ giúp Laser là không đúng.
Hôm đó chỉ có 1 máy bay lẻn vào đánh mục tiêu là trụ sở biên tập Đài tiếng nói Việt Nam nằm trên đường Bà Triệu, cách ĐSQ Pháp chưa đến 100m. Lúc đó chỉ nghe thấy trên đài báo động Máy bay địch cách Hà Nội 80km, không đầy nửa phút sau đã thông báo Máy bay địch cách Hà Nội 30km, mọi người xuống hầm trú ẩn, nhưng chưa dứt lời thì đã nghe tiếng máy bay rít trên đầu và nhìn lên trời thì thấy máy bay sạt trên đầu rất thấp. Từ lúc nhìn thấy máy bay đến lúc bom nổ chỉ 4 - 5 giây Chiếc máy bay này thả 2 quả bom nhưng đều không trúng đích, 1 quả rơi vào ĐSQ Pháp, 1 quả rơi cách Đài Phát thanh TN Việt Nam hơn 300m vào nhà 30 đường Nguyễn Du ( Gần góc đường Bà Triệu)
Những năm tập kích đường không giai đoạn 1 tuyền dùng bom ngu Cụ ơi. Thế nên phải bổ nhào, lắm khi không / không dám nhào xuống cắt hết bom.
Thời đó ở Khu Tư có một vùng gọi là "rốn bom" pilot KQ Mèo quy ước vào đánh Miền Bắc còn bom lúc bay về đến tọa độ đó là trút hết rồi mới xéo.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Đội hình B52 được cha con F bảo vệ và nghi binh cực kỳ cẩn mật. Vì thế để tiếp cận được B52 trong tầm bắn pilot Mig21 phải bay / bay chờ ở độ cao cao hơn tầm bay của B52 rồi xuyên xuống và phóng tên lả....
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,195
Động cơ
221,013 Mã lực
Chưa hẳn cụ ạ . Phần mũi máy báy MIG 21 ngoài của lấy khí còn có ra da của máy bay. Bay tầm thấp lấy oxi đốt nhiên liệu cửa thụt sâu vào. Bay cao khí loãng hoặc tăng lực đẩy kín, khi đó máy bay dùng khí ô xi nén đốt nhiên liệu. Trước khi bay phải có 3 xe nạp gồm khí nén, dầu TC1, điện. K kể thùng dầu phụ, bình chính cũng khoảng 2m3 dầu rồi. C31 của cụ Huy còn có vụ thử công tắc vũ khí, chín mặt bay nhà dân bằng K13 nhưng k thấy cụ ấy kể.
Xe ba nạp, Apa ( 4gơ, 5, 5đ), adot,ôxy...là các phương tiện đảm bảo mặt đất.

Rađa đặt ở chóp thì đương nhiên rồi; ý em nói là chóp Mig21 nó thò thụt được. Còn cụ thể và chi tiết thì dài lắm và nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên ta chém phất phơ vậy thôi.

P/s: Cụ chắc có liên quan đến KQ phỏng ạ?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Ngoài lề tí: Có Cụ nào đã từng dùng nồi niêu xoong chảo, vành xe đạp đúc từ mảnh vỡ của Mig chưa nhể?
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,899
Động cơ
247,725 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Xe ba nạp, Apa ( 4gơ, 5, 5đ), adot,ôxy...là các phương tiện đảm bảo mặt đất.

Rađa đặt ở chóp thì đương nhiên rồi; ý em nói là chóp Mig21 nó thò thụt được. Còn cụ thể và chi tiết thì dài lắm và nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên ta chém phất phơ vậy thôi.

P/s: Cụ chắc có liên quan đến KQ phỏng ạ?
Vâng. Chút ít cụ ạ. Nhà em tan hàng rã ngũ:D:D:D 3 người năm 92 trong đó có em. E Cát Bi về. 2 người thì Đà Nẵng về. Cụ chắc cũng liên quan;););)
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Xin lỗi trong số các cụ tham gia vào thớt này có được bao nhiêu biết tự chạy xuống hầm trú ẩn vào năm 1972, bao nhiêu phải bế và bao nhiêu chưa ra đời.

Năm đó nếu không có sự gan dạ, kiên cường, thông minh của quân đội ta thì thử hỏi các cụ có cơ hội ngồi đây phán xét lịch sử không
Ai đã từng sống ở Hà nội năm 1972 thì mới thấy chiến thắng quý giá thế nào
Đi học vỡ lòng phải đội mũ rơm thời có bít tụt hầm hôn ah cụ ???
:D :D :D

Sáng ngày 20/12/1972, em mới rời Hà nội :D
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,195
Động cơ
221,013 Mã lực
Vâng. Chút ít cụ ạ. Nhà em tan hàng rã ngũ:D:D:D 3 người năm 92 trong đó có em. E Cát Bi về. 2 người thì Đà Nẵng về. Cụ chắc cũng liên quan;););)
Vầng! Gần 20 năm trước em quét rác ở Trường Chinh ( chỗ bây giờ là Viện YHHK) nên có biết ti ti. Lúc đó em ở Hệ chứ không phải d
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,899
Động cơ
247,725 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Ngoài lề tí: Có Cụ nào đã từng dùng nồi niêu xoong chảo, vành xe đạp đúc từ mảnh vỡ của Mig chưa nhể?
Dồi cụ ạ. Tiếc là 2009 làm nhà bị xin và thất lạc hết. Nhà em đủ cả option từ bơm tay, chân xe đạp. Xoong nồi từ 2 đến 10; chậu giặt; đĩa khay; bể cá, kính đeo mắt làm từ các loại vật liệu máy bay. Lọ hoa làm từ catut pháo 37; 57; bình đựng nước thải cattut pháo 100. Giờ còn một chậu và 2 hòm đựng phần dẫn đường của tên lửa K13 chứa thư tình của hai ông bà suốt từ thời học bên Nga cho đến 92.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Đi học vỡ lòng phải đội mũ rơm thời có bít tụt hầm hôn ah cụ ???
:D :D :D

Sáng ngày 20/12/1972, em mới rời Hà nội :D
Thi thoảng nhà cháo được choén ếch nấu chuối xanh, rắn bằm chiênn dòn bắt từ hầm tăng xê ngoài bụi tre
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Tụi em thích mảnh F111 và mảnh tên lửa!
Chúng nhiều ma nhê nên dòn dễ đập vỡ, đặt lên thanh củi cho vào bếp thẩy có chỗ sủi trắng là tung lên trời như pháo sáng!
Còn từ lớp vỡ lòng em đã tham gia đào hầm.
Cơ quan tống hết tụi trẻ con lên Dốc Kẽm (Hoà Bình), chẳng biết có đào được mét hầm nào không, nhưng cũng cầm cuốc, xẻng đào với người lớn. Hồi đó chỗ ấy toàn rừng cấm, cây cối um tùm rậm rạp, có cả hổ, chó sói,... chứ chẳng như bây giờ.
Thỉnh thoảng lại thấy tự vệ nông trường đi tìm bê bị chó sói ăn thịt (chúng chỉ moi ruột, còn để lại nguyên con bê)!
 
Chỉnh sửa cuối:

QNX

Xe buýt
Biển số
OF-500418
Ngày cấp bằng
25/3/17
Số km
593
Động cơ
690,520 Mã lực
Nơi ở
Icarus
Làng em còn 1 cái kẻng đám ma bằng tuốcbin động cơ cơ máy bay các cụ ạ
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Thi thoảng nhà cháo được choén ếch nấu chuối xanh, rắn bằm chiênn dòn bắt từ hầm tăng xê ngoài bụi tre
Em kinh nhất là món Rắn ngủ trong hầm chữ A (dân ta còn gọi là hầm Quảng bình) :P :P :P
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Làng em còn 1 cái kẻng đám ma bằng tuốcbin động cơ cơ máy bay các cụ ạ
Về kẻng thời em thấy người ta dùng vỏ bom là nhều. Gõ vang.
Còn cái bộ cánh tua bin kia gõ em e nó lèng phèng :D
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Xin lỗi trong số các cụ tham gia vào thớt này có được bao nhiêu biết tự chạy xuống hầm trú ẩn vào năm 1972, bao nhiêu phải bế và bao nhiêu chưa ra đời.
Năm đó nếu không có sự gan dạ, kiên cường, thông minh của quân đội ta thì thử hỏi các cụ có cơ hội ngồi đây phán xét lịch sử không
Ai đã từng sống ở Hà nội năm 1972 thì mới thấy chiến thắng quý giá thế nào
Thông minh nhất là không để xảy ra đánh nhau thím ạ.
Thông minh nhì là đừng cái gì cũng gán gép là phán xét lịch sử, nên phân tích để tìm hiểu rõ hơn đúng hơn, có như thế cái đầu nó mới k bị u u mê mê.
Đỡ thông minh hơn nhưng chưa đến lỗi ngu là phải hiểu cha mẹ ta cho ta cuộc sống chứ éo phải ông nào hoặc những ông nào cho ta cuộc sống, thím trong hầm trú ẩn mà sống sót k có nghĩa là tất cả đều trong hầm trú ẩn.
EM sinh ra trc khi B52 dội bom Hn nhưng em éo cho rằng bàn về nó làa đặccquyềnn của những thằngg già như em đổ đi, bọn trử kém em vài chục tuổi thậm chí sau này vài trăm năm chúng nó cũng có quyền tìm hiểu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top