[Funland] bác Tuân bắn rơi phi công Mỹ nào!?

xmanvn

Xe buýt
Biển số
OF-17884
Ngày cấp bằng
25/6/08
Số km
650
Động cơ
510,924 Mã lực
Sang đất Thái phá, trái với quy tắc quốc tế thì sao mà cho lên sóng đc. Được danh AHLLVT cũng ngon rồi bác
Thái cho Mỹ sử dụng mấy sân bay đó đánh ta là đúng quy tắc, ta đánh lại là trái quy tắc???
Em nghe ngược ngược!
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Hồi xưa hay nghe đến từ " máy bay tăng tốc" . Chắc là từ quả tên lửa đẩy này
Máy bay tăng tốc nó khác bác à. Khi đó bơm nhiên liệu phun nhiên liệu vào sau buồng đốt để đốt thêm tăng lực đẩy lên gấp rưỡi. Khi đó đuôi máy bay sau động cơ có 1 luồng lửa dài và nhiên liệu sẽ tiêu thụ hơn hai lần so với bình thường.

 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,498
Động cơ
220,127 Mã lực
Nhắc đến Thái Lan.
Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Mỹ đặt căn cứ trên đất Thái, máy bay Mỹ bay từ Thái đi bắn phá miền Bắc rất nhiều.
Năm trước một đoàn công tác của anh bạn em sang Thái. Họp hành xong, lên tầng cao KS cà phê chuyện tếu, một ông Thái móc máy rằng saigon xưa là hòn ngọc Viễn Đông mà bay giờ thì ra sao, so sánh với Bang Kok thì thế nào? Anh bạn em mới thủng thẳng bảo. Mấy chục năm trước, người Mỹ trả tiền cho người Thái để ném bom xuống miền Bắc Việt Nam. Tiền đấy người Thái xây cao tốc, đại lộ, nhà cao tầng. Chả biết cái khách sạn chúng ta đang uống cà phê này có dính tý máu nào đồng bào tôi không? Chú Thái in bặt, sau đấy thôi móc máy luôn.
Chúng ta còn phải nhớ pháo binh Philipin, Úc nhợn, lính Hàn. Sự giàu có của chúng nó có dính máu đồng bào ta.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://nld.com.vn/thoi-su/45-nam-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-rang-danh-khong-quan-viet-nam-20171221211141003.htm

45 NĂM "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" (*): Rạng danh Không quân Việt Nam
22/12/2017 03:20

Với lòng quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, các phi công Sư đoàn Không quân 371 đã kiên cường đánh đuổi "pháo đài bay" B-52 để bảo vệ vùng trời Hà Nội

Nhắc đến phi công đầu tiên lái máy bay bắn hạ B-52 của Mỹ trong 12 ngày đêm rực lửa Hà Nội, không ai khác đó chính là phi công Phạm Tuân - Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Lái MiG-21 diệt "pháo đài bay"

Trong phòng khách rộng rãi tại tư gia ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, Tướng Phạm Tuân chỉ treo 2 tấm ảnh: một tấm chụp cùng nhà du hành vũ trụ Gorbatko trước khi bay vào vũ trụ và một tấm ông vào nhà tù Hỏa Lò nói chuyện với viên phi công Mỹ lái máy bay B-52 đã bị ông bắn hạ trên bầu trời Hà Nội vào ngày 27-12-1972.

Phạm Tuân sinh ngày 14-2-1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1965, học hết lớp 10, ông đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, trúng tuyển vào lực lượng không quân, được tuyển sang Liên Xô đào tạo làm thợ sửa chữa máy bay.

Lúc Phạm Tuân ở Liên Xô, số phi công Việt Nam sang đây học lái máy bay bị trượt quá nhiều. Phía Liên Xô bắt đầu tổ chức tuyển lại phi công từ số 300 thợ sửa chữa máy bay và Phạm Tuân là 1 trong 10 thợ máy được lựa chọn.

Sau khi tốt nghiệp phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967, Phạm Tuân trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ. Giữa năm 1972, ông là 1 trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái máy bay tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc đánh "pháo đài bay" B-52.

Anh hùng Phạm Tuân cho biết đến bây giờ ông vẫn không thể nào quên giây phút lái máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 5121 bắn hạ "pháo đài bay" B-52 ngay trên bầu trời Hà Nội vào đêm 27-12-1972.

Đó là khoảng 17 giờ ngày 27-12, Phạm Tuân điều khiển máy bay tiêm kích MiG-21 hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Lúc 22 giờ 16 phút, ông được lệnh xuất kích, từ sân bay dã chiến Yên Bái. Sau khi cách phi đội địch 8-9 km, Phạm Tuân ném thùng dầu phụ cho máy bay nhẹ hơn, rồi kéo cao, tăng tốc 1.400-1.500 km/giờ để bay vọt qua 2 tốp máy bay F-4 hộ tống của địch, tiếp cận 2 chiếc B-52. Do "pháo đài bay" B-52 trang bị nhiều mồi nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa nên ông đã cố gắng áp sát ở cự ly 2-3 km rồi mới bấm nút phóng 2 quả tên lửa tầm nhiệt K-13. Chiếc B-52 ngay phía trước nổ tung giữa bầu trời.

Phạm Tuân tham gia đánh B-52 ngay từ đêm đầu tiên vào bầu trời Hà Nội. Suốt 9 ngày trời ròng rã, lực lượng không quân vẫn chưa thể bắn hạ B-52. "Lúc bấy giờ, toàn quân chủng hàng vạn người nhìn vào đội ngũ phi công và chờ đợi; rồi bao nhiêu kỳ vọng của lãnh đạo, nhân dân. Cho nên giây phút tiêu diệt được chiếc B-52 tôi hạnh phúc và sung sướng đến tột cùng. Không phải vì thành tích cá nhân mà vì Không quân Việt Nam đã bắn rơi B-52 của địch" - ông chia sẻ.

Với chiến công làm rạng danh Không quân Việt Nam, ngày 3-9-1973, Phạm Tuân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Khi ấy, ông mới 26 tuổi, mang quân hàm thượng úy, là trung đội trưởng Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371.

Phi công cảm tử

Phi công Vũ Xuân Thiều, sinh năm 1945, là con thứ 7 trong một gia đình có 10 người con, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên ở phố Đặng Dung, Hà Nội. Tháng 6-1965, khi đang học năm thứ 3 Trường ĐH Bách khoa, ông trúng tuyển phi công. Năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở Liên Xô, ông về nước và được biên chế về Phân đội Bay đêm thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 Không quân.

Trung tướng Trần Hanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lúc đó là Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 371, chỉ huy trực tiếp trong 2 đêm Phạm Tuân (27-12) và Vũ Xuân Thiều (28-12) đánh "pháo đài bay" B-52. Trung tướng Trần Hanh nhớ lại ngày 27-12, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay vào sân bay Cẩm Thủy (Thanh Hóa) để sẵn sàng đánh địch. Hơn 20 giờ ngày 28-12, phát hiện máy bay B-52 của Mỹ xuất kích từ Lào mang bom hạng nặng đánh phá Hà Nội. 41 phút sau, Sư đoàn phó Trần Hanh lệnh cho Vũ Xuân Thiều cất cánh chiếc MiG-21 theo kế hoạch để chặn đánh tốp máy bay B-52.

Chiếc MiG-21 gầm lên và vút lên không trung. Năm phút sau, Vũ Xuân Thiều được dẫn bay hướng về vùng trời Yên Châu (Sơn La). Khi xuất hiện toàn bộ đội hình B-52 ở cự ly cách máy bay của Thiều 30 km, Sở chỉ huy đã thông báo cho Thiều và đến 20 km thì phi công Vũ Xuân Thiều phát hiện được mục tiêu.

Trung tướng Trần Hanh kể tiếp khi còn cách máy bay địch 3 km, sở chỉ huy nhắc Thiều: "Mây đen 3 km... 2,5 km, uống cả 2 chai... thoát ly về phía Đông Nam".

Ngay sau đó, quả tên lửa thứ nhất, rồi quả tên lửa thứ hai phóng về chiếc B-52. Chiếc B-52 bị thương lạng đi nhưng vẫn cố lao về phía mục tiêu thực hiện ý đồ trút bom xuống Hà Nội. Không một giây chần chừ, Vũ Xuân Thiều liền tăng tốc, lao thẳng chiếc MiG-21 vào chiếc B-52 còn đầy bom chưa kịp trút xuống. Một tiếng nổ long trời lở đất, hai quầng lửa bùng lên sáng rực bầu trời rồi rơi xuống biên giới Việt - Lào.

Phi công Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hy sinh khi mới 27 tuổi. Với lòng quả cảm, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Vũ Xuân Thiều đã được Đảng và nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Một con đường, một trường tiểu học ở quận Long Biên, Hà Nội đã lấy tên anh để đặt tên đường, tên trường.

Không quân Việt Nam luôn nhớ tới chiến công quả cảm của người phi công anh hùng Vũ Xuân Thiều, trong trận đánh đêm 28-12, khi anh cùng chiếc MiG-21 của mình đã biến thành quả tên lửa thứ 3 lao thẳng vào chiếc B-52 của Mỹ.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Chỗ này em xin phép trao đổi cùng cụ, đầu nổ k13 là tầm nhiệt, kích nổ bởi nhiệt từ động cơ nên chỉ bắn đuổi. Với tiêm kích, cường kích 1 - 2 động cơ, luồng nhiệt đủ
kích nổ ở cự ly sát thương máy bay. Tuy nhiên với B52, 08 động cơ, chưa kể công suất 1 động cơ đã lớn hơn động cơ của A, F rất nhiều. Do đó, đầu nổ K13 khó có thể nổ ở cự ly sát thương cho B52, chúng em đã minh chứng bằng các tính toán dựa trên các thông số kỹ thuật, xin phép không trình bày ở đây, cụ thông cảm em nhá.
Cụ thực sự làm hổ danh Dân Kỹ thuật.
Tên lửa K13 hay AA-2 Atoll là hàng copy của Sidewinder AIM-9.
Nó dẫn bắn thụ động bằng hồng ngoại thật song kích nổ không bằng hồng ngoại nhá nhá.
Cụ đừng lôi công suất động cơ vào đây làm cái gì. Công suất càng lớn thì nguồn nhiệt phát ra càng lớn khiến tên lửa được dẫn càng tốt hơn mà thôi :D
:D :D :D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cụ thực sự làm hổ danh Dân Kỹ thuật.
Tên lửa K13 hay AA-2 Atoll là hàng copy của Sidewinder AIM-9.
Nó dẫn bắn thụ động bằng hồng ngoại thật song kích nổ không bằng hồng ngoại nhá nhá.
Cụ đừng lôi công suất động cơ vào đây làm cái gì. Công suất càng lớn thì nguồn nhiệt phát ra càng lớn khiến tên lửa được dẫn càng tốt hơn mà thôi :D
:D :D :D
Có dịp xin hầu chuyện cụ ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vương.
Em cũng hy vọng được hầu chuyện cụ như từng hầu đám các ông Soát, Ngân, Tuân ợ :D :D :D
Bác Ngân, bác Tuân em có vinh hạnh gặp rồi, bác Soát thì chưa ạ. Hẹn gặp cụ ạ.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/trung-tuong-pham-tuan-tap-bay-dem-voi-mig-17-da-nghi-den-danh-thang-b-52-20171222073658379rf20171222073658379.htm

Trung tướng Phạm Tuân: Tập bay đêm với MiG-17 đã nghĩ đến đánh thắng B-52
Phạm Thu Hương | 22/12/2017 08:09 AM

Là phi công đầu tiên bắn rơi máy bay B-52, Trung tướng Phạm Tuân không thể quên những tháng ngày Hà Nội chìm trong khói lửa. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trò chuyện cùng Trung tướng Phạm Tuân - một nhân chứng lịch sử.

- PV: Mỗi khi nhắc về sự kiện lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm, ông sẽ nhớ đến điều gì đầu tiên?

- Trung tướng Phạm Tuân: Tôi luôn nhớ về cái nhíu mày của viên phi công Mỹ bị bắn rơi máy bay cách đây 45 năm. Ông ta bảo: “Vũ khí của các ông chúng tôi đã biết hết. Nhưng chúng tôi không lý giải được tại sao Mỹ lại thua trong trận chiến không cân sức này”.

Người Mỹ dù đã chuẩn bị mọi phương án đánh vào Hà Nội bằng máy bay B-52, cũng không thể lường hết được những khó khăn sẽ đối mặt, khi vấp phải sự phản kháng rất mạnh mẽ của quân và dân Thủ đô.

Dù được đánh giá thấp hơn và gần như cầm chắc phần thua nhưng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ ấy, người Việt Nam lại phát huy được sức mạnh tổng hợp của tinh thần đoàn kết và ý chí tự cường. Nhờ đó, chúng ta đã thắng một trận lừng lẫy, Mỹ phải tâm phục khẩu phục ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.

- Người Việt Nam đã phát huy sức mạnh tổng hợp ấy như thế nào, thưa ông?

- Đó là thế trận nhân dân với sự yểm trợ của phòng không - không quân. Bay tầm thấp có súng của dân phòng. Bay tầm trung và tầm cao có pháo của bộ đội tên lửa, có máy bay của không quân. Đấy là tôi còn biết thế trận của ta mà còn thấy “ngán”, huống hồ phi công Mỹ. Tôi nghĩ đó là lưới lửa tác động đến tâm lý của phi công Mỹ.

B-52 muốn thả bom, phải ổn định độ cao, còn bay sang phải sang trái thì không trúng mục tiêu. Thế nên, việc bảo vệ mục tiêu cũng không kém phần quan trọng như việc bắn rơi máy bay Mỹ.

- Nếu như không có thế trận phòng không nhân dân ấy, ông nghĩ Hà Nội liệu có đứng vững?

- Nếu như, không có thế trận phòng không nhân dân ấy, Hà Nội có lẽ đã bị san phẳng. Thủ đô ta khi ấy đã được bảo vệ bởi những người con sẵn sàng hy sinh thân mình, đó còn là sức mạnh tổng hợp được hun đúc từ tinh thần yêu nước. Bộ đội phòng không không quân là nòng cốt cùng với nhân dân Hà Nội thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Ông có cho rằng, cách đánh B-52 của bộ đội Việt Nam là rất đặc biệt?

- Sau thất bại trong trận chiến “Hà Nội 12 ngày đêm”, không quân Mỹ đánh giá rất cao không quân Việt Nam. Bởi họ biết hết tần số của tên lửa, của ra-đa, nhưng vẫn thua. Lý do còn là bởi, không có ra-đa nhưng trên mỗi máy bay của Việt Nam còn có phi công ngồi ở đó.

Họ có thể dùng mắt thường đánh được. Hay cụ thể, phi công Việt Nam rất dũng cảm, sẵn sàng lao vào chiến đấu tới cùng, trong khi đó, không phải phi công nước nào cũng dám làm vậy. Nói là vậy, nhưng thời gian đầu đánh B-52, ta cũng gặp nhiều khó khăn.

B-52 đã “bịt mắt” không quân Việt Nam, “bịt mắt” bộ đội tên lửa bởi đi tới đâu, chúng rải nhiễu tới đó, được che chắn và yểm trợ rất cẩn thận. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, bộ đội ta lại tìm ra cách đánh hiệu quả, phù hợp với lực lượng của ta.

- Ông có thể tiết lộ cách đánh B-52 này?

- Sân bay trong khu vực Hà Nội bị đánh bom liên tục. Nếu B-52 tấn công vào ban ngày, không quân của ta có thể dẫn máy bay vào trận địa phòng không, vào khu vực ra-đa bắt sóng được, nhưng ban đêm không thể làm như thế, bởi chúng ta bị “bịt mắt”.

Vậy nên, Bộ Tư lệnh đã quyết định sẽ chuyển máy bay tới khu vực bên ngoài, không còn ở ngoại thành Hà Nội. Đồng thời dùng các sở chỉ huy ở xa như Mộc Châu, Yên Bái… nằm ngoài phạm vi của nhiễu để dẫn đường cho máy bay. Bộ Tư lệnh cho phép phi công chủ động độ cao, khi có cơ hội là đánh.

Tôi là phi công đầu tiên bắn rơi B-52. Hầu như máy bay Mỹ không biết máy bay của ta đã ở Sân bay Yên Bái. 10h đêm, tôi cất cánh theo phương án chiến đấu và hạ gục một chiếc B-52. Bài học kinh nghiệm nào cũng phải trả giá của nó. Chúng ta đã tích lũy kinh nghiệm, đã thay đổi cách đánh và thành công.

- Cách đánh này đã được bộ đội Việt Nam tìm ra, sau khoảng thời gian dài chuẩn bị lực lượng, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Đảng ta đã phán đoán chính xác. Mỹ sẽ đánh Hà Nội bằng B-52 nên ngay từ những năm 1967, không quân Việt Nam đã tổ chức bay đêm.

Lúc đó, tôi vừa tốt nghiệp trường bay của không quân Liên Xô, là học sinh mới cũng được chỉ đạo, cứ ở bên đó tập bay đêm chờ chỉ đạo. Nghĩa là lúc đó, tôi mới tập bay đêm với MiG-17 mà đã nghĩ đến đánh thắng B-52 sau này.

Năm 1968, ta thành lập đại đội bay đêm và duy trì cho tới hết chiến tranh. Những học sinh như chúng tôi mới ra trường, nôn nóng muốn đi đánh B-52 lắm bởi không quân mà không bắn rơi máy bay Mỹ thì rất xoàng. Nhưng cấp trên chỉ đạo: “Các đồng chí cứ yên tâm, chỉ lo đến lúc có nhiệm vụ, các đồng chí không hoàn thành”.

- Như vậy, để bắn rơi máy bay B-52 không chỉ dựa vào ý chí mà còn cần tới trí tuệ, tìm ra cách đánh hiệu quả...

- Chính xác! Nếu chỉ xông lên trời thì chưa đủ mà chúng ta phải có trí tuệ, tìm ra cách đánh. Mỗi người phi công khi đó chỉ nghĩ đến bắn rơi máy bay B-52, không nghĩ đến sống chết.

Không quân chúng tôi xác định, nếu bắn 2 quả tên lửa không rơi, sẵn sàng làm quả tên lửa thứ 3. Và sau này, anh Vũ Xuân Thiều đã làm như thế. Máy bay của anh Vũ Xuân Thiều đã đâm thẳng vào máy bay B-52.

Bộ đội Việt Nam đã chuẩn bị các phương án, lực lượng rất kỹ càng trước khi đối mặt với “pháo đài bay” B-52 và chiến thắng này là tất yếu, làm rung chuyển thế giới.

Hà Nội không bị đánh bại bởi “pháo đài bay” B-52 là nhờ vào sự phán đoán chính xác của Đảng đã giúp chúng ta không bị động trước đợt không kích của không quân Mỹ, dựa vào tinh thần đoàn kết hiệp đồng của quân dân Thủ đô, của cách đánh thông minh.

- Xin cảm ơn Trung tướng Phạm Tuân và chúc ông mạnh khỏe!

http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/trung-tuong-pham-tuan-tap-bay-dem-voi-mig17-da-nghi-den-danh-thang-b52/752213.antd

theo An ninh Thủ Đô
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Thái cho Mỹ sử dụng mấy sân bay đó đánh ta là đúng quy tắc, ta đánh lại là trái quy tắc???
Em nghe ngược ngược!
Về lý thuyết thì đúng là vậy, để danh chính ngôn thuận thì ta phải tuyên chiến với Thái sau đó mới đem quân sang. Đấy là theo quy ước. Thực tế thì đứa nào phang ta thì ta cứ phang lại thôi, nó ở đâu không quan trọng.

Thằng Mỹ thì tuân thủ cái quy tắc đó đúng hơn ta. Ví dụ ta sang đất Cam, Lào để mở đường mòn HCM, tập trung quân bên đó rồi tung vào nam đánh, đánh xong lại rút sang Cam mà nó không làm gì được.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
...Công suất càng lớn thì nguồn nhiệt phát ra càng lớn khiến tên lửa được dẫn càng tốt hơn mà thôi :D
:D :D :D
Thực ra công suất lớn với nhiệt độ dòng khí chưa chắc đã phụ thuộc nhau!
Em viết về tăng lực của động cơ Jet có afterburner cho dòng khí nóng dài hơn mấy cái máy bay dùng động cơ turbofan rất nhiều!
Nếu tính toán để Atoll bị dòng khí nóng kích nổ thì mấy cái F sẽ tránh Atoll dễ dàng bằng cách tăng lực. Mà như mấy ông phi công hồi ấy kể lại là cứ bị Mig đuổi thì do bản năng phi công F bật tăng lực để chạy->chẳng bao giờ Atoll vồ được mục tiêu!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top