[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,005
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
2 bác ấy không nằm trong phạm vi thớt nàu cụ ơi.
Vậy cụ có chỗ nào hay tài liệu cho em xin hoặc diện kiến để học hỏi thêm được không ạ. Thế hệ cận đại cháu rất quan tâm tới và muốn được mở mang kiến thức về 2 con người này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sẽ là thiếu-sót nếu không viết về việc Pháp -Tây Ban Nha đánh Nam-kỳ ra sao từ sau khi sa-lầy ở Đà-nẵng, và những cuộc chiến ác liệt ở đây từ 1859-1870.

Đôi nét về Sài Gòn trước khi Pháp-Tây xâm chiếm.


NĂm 1789, ông Nguyễn Ánh chiếm được vùng Sài gòn- Gia định.

Năm 1790, ông bắt đầu nhờ các kỹ sư Pháp thiết kế và xây thành Gia Định, giám mục Bá Đa Lộc đã cử 1 sỹ quan Pháp trong đội quân tình nguyện của mìn là đại tá Olivier de Puymanel ( sau lấy tên Việt là Nguyễn Văn Tín) thiết kế, kiến trúc sư Theodore Lebrun vẽ bản vẽ theo yêu cầu của Nguyễn Ánh là thiết kế theo mẫu pháo đài CHâu Âu, kiểu Vauban.

Nguyễn Ánh huy động 30,000 người và rất nhiều tiền của để xây thành. Nhân dân mệt vì chiến tranh, lại phải thuế cao xây thành, lại phải đi phu nên thỉnh thoảng cũng bật lại, nhưng Nguyễn Ánh dẹp yên được.

Thành xây theo hình Bát Quái mới ác, nghĩa là chắc cũng tham khảo phong-thủy?


 

Greenstock

Xe tải
Biển số
OF-71877
Ngày cấp bằng
30/8/10
Số km
404
Động cơ
430,402 Mã lực
Tư liệu hay quá, em đánh dấu lúc nào coi kỹ. Tks cụ chủ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thành Gia-định ( Sài Gòn) này đã cứu Nguyễn Ánh khỏi các cuộc tấn công của Tây Sơn.

Các công trình chợ búa, cảng, cửa hàng. kho hàng, các khối ngành nghề thủ công… xung quanh thành Bát Quái phát triển theo, xoá đi những điểm chợ búa và thương mại cũ. NgUyễn Ánh cũng thực thi chính sách thuế mềm dẻo, khuyến khích nông nghiệp, xây hệ thống đường xá kết nối Gia Định và Chợ Lớn ngày càng gần nhau. Cảng Bến Nghé phát triển mạnh, đi kèm là các hệ thống kho gạo, kho lương thực phát triển nằm dọc từ ngã ba kênh Bến Nghé và sông Sài Gòn, chạy về phía quận 4 hiện giờ. Những kho này tiếp nhận lượng thực từ miền Tây Nam Bộ qua hướng kênh Tàu H

Nguyễn Ánh cho phép người Pháp gồm các doanh nhân, giáo sĩ… khai thác tài nguyên thiên nhiên để thưởng công lao.

Sau này, khi lên làm vua, ông còn tạo mọi ưu đãi về chính sách kinh tế, cho phép các thuyền buôn nước ngoài sử dụng cảng Bến Nghé, và làm nơi sửa chữa tàu.


Tình hình chiến sự, cướp bóc ác liệt giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh khiến dân chúng chạy về Sài Gòn ngày càng nhiều, rồi có thêm người TQ không chịu ở với nhà Thanh.


Số dân hồi đó có lẽ khoảng 190.000 người bản xứ và 12.000 người Hoa ( gọi là người Minh Hương)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi vua Gia Long qua đời, những chính sách tương đối mềm dẻo và tân- tiến của ông bị vua kế vị Minh Mạng dẹp bỏ hết.

Trong số các Đại công-thần của vua Gia Long, có ông Lê văn Duyệt cực kỳ tài năng về chỉ huy chiến trận, đã giúp vua Gia Long lên ngôi và được biệt đãi như:

nhập triều bất bái ( vào triều không phải quỳ) đủ biết công của ông to lớn ra sao.

Ông Duyệt vừa có tài quân sự, lại có tài kinh-tế, Sài Gòn là do ông củng cố và mở rộng thêm, cũng như cai- quản làm nó phồn -thịnh đến năm 1835.

Ông Duyệt rất có thiện- cảm với các nhà truyền-giáo, nhà buôn phương Tây, ông cũng yêu -quý giáo- dân.

Trước khi vua Gia Long mất, đã nhiều lần hỏi ý -kiến ông Duyệt về việc nối -ngôi, ông Duyệt ủng hộ con trai hoàng -tử Cảnh. Ông bảo vua Gia Long là hoàng tử Đảm ( chỉ vua Minh Mạng) lúc nào cũng lấy Nghiêu-Thuấn là gương, việc đời toàn nói Hạ, Thương, Chu...chuyện mấy nghìn năm bây giờ không hợp, vả lại ta thắng Tây Sơn nhờ văn minh Tây Phương, hoàng tử có ý nghét Tây, cơ đồ không ổn.


Không hiểu sao vua Gia Long lại không nghe lời ông Duyệt, vẫn lập Minh Mạng.

Tấy nhiên vua Minh Mạng căm ông Duyệt lắm, ngày đêm ủ mưu trả thù.
 

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Sau khi vua Gia Long qua đời, những chính sách tương đối mềm dẻo và tân- tiến của ông bị vua kế vị Minh Mạng dẹp bỏ hết.

Trong số các Đại công-thần của vua Gia Long, có ông Lê văn Duyệt cực kỳ tài năng về chỉ huy chiến trận, đã giúp vua Gia Long lên ngôi và được biệt đãi như:

nhập triều bất bái ( vào triều không phải quỳ) đủ biết công của ông to lớn ra sao.

Ông Duyệt vừa có tài quân sự, lại có tài kinh-tế, Sài Gòn là do ông củng cố và mở rộng thêm, cũng như cai- quản làm nó phồn -thịnh đến năm 1835.

Ông Duyệt rất có thiện- cảm với các nhà truyền-giáo, nhà buôn phương Tây, ông cũng yêu -quý giáo- dân.

Trước khi vua Gia Long mất, đã nhiều lần hỏi ý -kiến ông Duyệt về việc nối -ngôi, ông Duyệt ủng hộ con trai hoàng -tử Cảnh. Ông bảo vua Gia Long là hoàng tử Đảm ( chỉ vua Minh Mạng) lúc nào cũng lấy Nghiêu-Thuấn là gương, việc đời toàn nói Hạ, Thương, Chu...chuyện mấy nghìn năm bây giờ không hợp, vả lại ta thắng Tây Sơn nhờ văn minh Tây Phương, hoàng tử có ý nghét Tây, cơ đồ không ổn.


Không hiểu sao vua Gia Long lại không nghe lời ông Duyệt, vẫn lập Minh Mạng.

Tấy nhiên vua Minh Mạng căm ông Duyệt lắm, ngày đêm ủ mưu trả thù.
Sài Gòn nhờ có Tả quân Lê Văn Duyệt nên cũng phát triển khá nhanh, thời vua Gia Long, xưởng đóng tàu Chu Sư kéo dài ven bờ sông Sài Gòn dài tới 3 dăm. Thật đáng tiếc là SG giờ không còn đường Lê Văn Duyệt, Trương Minh Giảng, Võ Di Nguy ...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tất nhiên dù ghét ông Duyệt, nhưng Minh Mạng cũng chưa dám xuống- tay, uy- quyền của ông quá lớn. Lúc đó ông lại làm tổng -trấn Gia -định, vùng đất giàu -mạnh bậc nhất đất nước. Nên vua cũng hãi.

Ông Duyệt từ sau vua Gia Long mất cũng chả tôn- trọng vua Minh Mạng tí nào, ông nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý triều đình ( vua), ông cũng ít học do xuất thân tướng võ, lại thuộc giới tính thứ 3 ( mà vua Minh Mạng lại rất đàn-ông), nhưng không vì giới tính mà ông ít nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường vặn vua thế này thế kia, vua giận tím mặt.

NĂm 1832, vua Minh Mạng gọi ông vào triều, được 1 thời gian thì ông Duyệt mất ( 28 tháng 8 năm 1832).

Vua Minh Mạng ra tay ngay, sai Bạch Xuân Nguyên đến làm Bố -chính ở Phiên An ( tức Sài Gòn), vua đưa mật chỉ sai truy- xét việc riêng của ông Duyệt

Ông Nguyên tìm chứng cứ, chắc cũng khó, bèn nghĩ ra nghiệp vụ mà bây giờ đang thịnh, ấy là tra -tấn bắt khai, đồng thời trị- tội các tôi- tớ của ông Duyệt. Ông Nguyên là kẻ tham- lam tàn- độc, ông bịa ra một báo cáo dày nhiều tập trong đó lên danh sách những quan lại mà ông Duyệt hay nói chuyện, bảo là mưu phản.

Ông buộc ông Duyệt nhiều tội trong đó có các tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực ( như việc Lê Văn Duyệt mở rộng thành Bát Quái, đóng thêm tàu được xem là một bằng chứng xác đáng về tội ác chống triều đình của Lê Văn Duyệt).

Bạch Xuân Nguyên đem cả họ ông Duyệt ra chém tất, chỉ còn người con nuôi Lê Văn Khôi thoát, sau này đã khởi nghĩa báo thù. Dẫn đến Minh Mạng cho san phẳng thành Gia -định và làm cho Sài Gòn tiêu điều dần.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất ( 1832) , vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên .

Lại đặt các chức Tổng- đốc, Tuần phủ, bố -chính, Án Sát, Lãnh- binh như các tỉnh ở ngoài Bắc.


Lê VĂn Khôi là con- nuôi ông Duyệt, vốn là người Cao BẰng, họ Bế -Nguyễn ( có lẽ là con cháu họ MẠc). Lúc đầu khởi- binh chống triều đình, sau mến tài ông Duyệt đầu hàng và nhận con- nuôi. Ông Khôi giỏi võ nghệ, có tài.

Khi Bạch Xuân Nguyên tuyên bố phụng mật chỉ trị tội các thủ -hạ của Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi bị bắt -giam, vì là con nuôi nên may quá không bị chém.

Lúc này, Nam Kỳ có nhiều binh- lính miền Bắc hồi lương ( đây là những người phạm tội, bị xung lính, mãn hạn mới được tha), nên ông Khôi được một lính canh người đồng hương ( Bắc Kỳ) giúp trốn.

Ngày 5 tháng 7 năm 1833 ông cùng 27 lính hồi -lương nổi dậy, sau đó kéo thêm được nhiều người BẮc -kỳ khác.

Quân nổi dậy chiếm được thành Gia-định, tổ chức một lễ thắp -đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tại đây, Lê Văn Khôi tuyên bố bất phục triều -đình, ủng hộ An Hòa, con trai của hoàng tử Cảnh.

Giết chết BẠch Xuâ Nguyên để trả thù cha, Nguyễn Văn Quế, tổng trấn mới, đem quân đến cứu, cũng bị giết nốt.

Nhiều quan lại do triều đình bổ nhiệm đều bị giết- chết và hoặc chạy khỏi thành Gia Định.

Cuộc nổi dậy bất ngờ này đã không được triều đình dự phòng trước. Quân nổi dậy nhanh chóng tràn đi các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và đánh chiếm. Trong vòng 3 ngày lục tỉnh Nam Kỳ đã nằm trong tay lực lượng nổi dậy . Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An, nhiều tướng văn- võ của triều đình đầu- hàng. Ông đúc ấn tự xưng là đại nguyên soái.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nghe tin, vua Minh Mạng rụng- rời. Vội ra lệnh bắt hết họ hàng của ông Khôi ở Cao -BẰng nhằm gây áp- lực.


Vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy- bộ- binh- tượng vào đánh

Ngay trong tháng 8 năm 1833, quân triều đình đã phản- công và bắt đầu lấy lại các tỉnh Nam Bộ.

Ông Khôi ngày một thất thế, bèn kêu gọi liên- minh. Trước tiên là người Bắc lưu đày, người Hoa, Kh'me, ...và được hưởng ứng. Nhưng tầng lớp địa- chủ, người giàu gốc Nam -kỳ lại không tham gia, họ quay sang ủng- hộ triều đình.

Ông nhờ giáo sĩ phương Tây đi sang cầu viện Xiêm La. Xiêm đồng ý.


Ông Khôi còn mời một vị giáo sĩ người Pháp tên Marchand đến và ở trong thành. Việc mời vị giáo- sĩ này và việc ủng hộ con của hoàng tử Cảnh (đã cải đạo sang Cơ đốc giáo trước đó) là An Hòa là nhằm có được sự ủng- hộ của những người Công giáo địa phương .

Ông Khôi còn kêu gọi những người theo Công giáo vào thành và sống dưới sự bảo- trợ của ông.

Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh- đạo lực- lượng Công giáo địa- phương đánh lại quân triều- đình và liên lạc với bên ngoài khi thành bị vây -khốn
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1834, quân triều đình đánh- bại quân Xiêm, chiếm lại toàn -bộ các tỉnh miền- nam và chuyển sang vây quân nổi -dậy trong thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị bệnh mất ở trong thành Phiên An khi thành đang bị vây ngặt. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay.

Dù Lê Văn Khôi đã chết, quân nổi -dậy vẫn giữ được thành trước quân triều đình cho tới tháng 9 năm 1835.

Lúc bấy giờ, hiện trạng rất nguy- ngập: Thành bị bao vây, dịch tả hoành -hành, súng đạn hư hỏng vơi cạn dần, lương thực tuy nhiều nhưng bị ẩm- mốc, tinh thần và sức lực quân dân đều suy- kiệt và ly- tán...

Ngày 8 tháng 9 năm 1835

khi quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ- ạt vào thành. Quân nổi dậy chống -cự không nổi, bị thua-trận.

Quân nổi dậy cả thảy 1.831 người đều bị giết -chết và chôn chung một chỗ, sau này gọi là Mả- Ngụy hay Mả Biền -Tru.

Sáu người bị kết tội "chủ- mưu" bị đóng -cũi giải về Huế và nhận án lăng -trì, trong đó có con trai của Lê Văn Khôi mới 8 tuổi, một linh mục người Pháp là Marchand, một người Hoa là Mạch Tấn Giai.

Minh Mạng vốn nghét Đạo, ghét Tây, nay càng ghét hơn gấp- bội.

Vua ra lệnh san- phẳng thành Gia-định, cho xây các đồn nhỏ hơn.


Sài Gòn từ đó hoang- tàn, và đúng như Tạ Văn Phụng bày kế, Pháp đã đánh chiếm Nam Kỳ dễ -dàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Vậy cụ có chỗ nào hay tài liệu cho em xin hoặc diện kiến để học hỏi thêm được không ạ. Thế hệ cận đại cháu rất quan tâm tới và muốn được mở mang kiến thức về 2 con người này.
Về cụ Giáp cụ tìm đọc "Bên thắng cuộc" của bác Osin Huy Đức có nhiều thông tin về các cá nhân lãnh đạo miền Bắc
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Bổ xung thêm luồng thông tin liên quan Vua Minh Mạng mà cụ đốc 76 đang đưa. Thời vua Gia Long thì vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay vẫn được vua Gia Long cho phép là một vương quốc Chăm có quyền tự trị tương đối, không trực tiếp lệ thuộc Triều đình ở Huế mà lại trực tiếp lệ thuộc vào Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt. Điều đó có nghĩa là các cống nạp thì người Chăm nộp về Gia Định, rồi Gia Định có nộp về Huế thế nào là việc của Gia Đinh. Sau này khi cụ Lê Văn Duyệt mất và vua Minh Mang tận diệt gia đình cụ Lê Văn Duyệt thì cũng đồng thời xóa bỏ chế độ tự trị của người Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận. Nhiều người Chăm chống lại bị thảm sát rất tàn bạo. Sau khi bình định thì vua Minh Mang thiết lập bộ máy cai trị trực tiếp ở vung đất này. Hiện tại người Chăm cũng chỉ còn là thiểu số trên quê hương của họ trước đây.

Về cụ Lê Văn Duyệt thì cụ là một dũng tướng, đóng góp vai trò quyết định vào chiến thắng của chúa Nguyễn trong trận thủy chiến tại Đầm Thị Nại, Quy Nhơn. Đây là trận thủy chiến có thể nói là lớn nhất trong lịch sử thủy chiến Việt Nam, tạo ra bước ngoặt mang tính chiến lược trong cuộc chiến của chúa Nguyễn với triều đình Tây Sơn thời hậu vua Quang Trung.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Thị_Nại_(1801)

http://reds.vn/index.php/lich-su/vinh-quang-dai-viet/416-bien-lua-thi-nai
 

vanbau

Xe tải
Biển số
OF-350167
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
396
Động cơ
271,220 Mã lực
Cụ là nhà sử học à? Em thì đọc được nhiều sách sử viết không theo sử của cụ. Em đã đọc một số sách sử khác với SGK thì đúc rút từ đó một số nhận xét sau:

Về cá nhân thì vua Gia Long rất giỏi, khi vua Quang Trung mất năm 40 tuổi thì chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) mới 25 tuổi. Sau vài năm sau khi vua quang Trung mất thì đã giành lại được nước từ nhà Tây Sơn, khi đó ông mới tầm 30. Trước đó thì vua Quang Trung cũng đã nhiều lần vào Gia Định truy đuổi chúa Nguyễn Ánh mà không diệt được. Mỗi lần vua Quang Trung rút về thì mấy ông được giao ở lại giữ thành Gia Định là lại bị chúa Nguyễn Ánh quay lại đánh cho bỏ thành mà chạy, toàn ông to đầu đông tuổi kinh nghiệm trận mạng cả đấy. Chính vì vậy mà vua Quang Trung rất lo lắng hao tâm tổn trí ở Huế chuẩn bị rèn quân tới 30 vạn để định đánh một trận cuối trừ hậu họa, nhưng chưa kip thực hiện thì đổ bệnh. Trước khi chết vua Quang Trung cũng dự cảm đám ở lại không phải đối thủ, goi tướng Trần Quang Diệu về dặn dò phải cố gắng chuẩn bị để dời đô về Nghệ An cho thật nhanh để dễ bề phỏng thủ, nói với Trần Quang Diệu là "chúng bay không làm nhanh lên thì đến khi Nguyễn Ánh đánh ra thì không có đất mà chôn đâu". Điều đó cho thấy vua Quang Trung rất tài giỏi trí lược nhưng cũng dám đánh giá thấp chàng trai 25 tuổi. Chúa Nguyễn Ánh dù trẻ tuổi nhưng biết dùng người tài, rất nhiều người theo bao gồm cả ở Bắc Hà và Nam Hà (Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Trịnh Hoài Đức (?),....).

Về việc trả thù thì vua Quang Trung trước đây để ép chúa Nguyễn uất ức không lẩn trốn phải ra đánh cũng đã làm những điều như đào mồ đào mả các chúa Nguyễn. Sau này chúa Nguyễn cũng trả thù lại thì cũng khó trách.

Vua Quang Trung là thiên tài quân sự, người ta theo vì sợ chứ không phải theo là vì nhân đức. Vua Quang Trung tiến hành các chiến dịch quân sự liên miên, đi đến đâu là huy động bắt lính, lấy lương thực ở đó. Ngay như chi tiết tiến quân ra bắc đánh nhà Thanh, khi qua Nghệ An vua Quang Trung tuyển quân mỗi nhà chỉ được có một trai đinh đựợc miễn để giữ hương hỏa còn lại thanh niên trai tráng phải xung lính. Chính vì vậy nhà Tây Sơn không được lòng dân trừ một số vùng đất thang mộc vùng Quy Nhơn. Khi nhà lãnh đạo tài ba không còn để lèo lái thì nhà Tây Sơn chưa có lòng dân đã nhanh chóng bị tiêu diệt.

Nói vua Quang Trung là giai cấp bần cùng vùng lên đòi quyền sống là không có cơ sở, ông Nguyễn Nhạc trước khi khởi nghĩa đi buôn trầu giữa miền thượng và hạ vùng An Khê rất giàu có thuộc dạng máu mặt trong vùng chứ không phải bần cố nông. Ông Nhạc có tiền sống phóng khoáng thu hút được nhiều nhân tài trong vùng, giao du rất tốt với các bộ tộc người Thượng ở cao nguyên và ban đầu khởi nghĩa thì đây là một bộ phận quan trọng ủng hộ, đồng thời có thể là căn cứ địa để rút lên khi bất lợi.

Có rất nhiều nguồn sách sử để bác có thể tham khảo thêm, tuy nhiên phải bỏ đựoc định kiến đã ăn sâu thì mới có thể tiếp nhận các thông tin mới.
Em cũng chỉ là đưa ra ý kiến chủ quan mà nhiều cụ trên này em thấy mới đang chứng tỏ mình là nhà sử học :)) Yêu ai ghét ai là quyền của mỗi người còn lịch sử chỉ có một. Riêng cá nhân em dù Nguyễn Ánh có thâm thù với nhà Tây Sơn sâu đến thế nào thì việc năm lần bảy lượt cầu viện Thái Lan lẫn Trung Quốc qua đánh Việt Nam thì thực sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến việc trả thù cho gia đình mà không quan tâm đến đất nước. Chẳng phải tự dưng câu "Cõng rắn cắn gà nhà" nghe thôi cũng biết là nhắc về Gia Long. Sao các cụ không nói luôn cái nguồn gốc tên nước Việt Nam bây giờ là sau khi giành được vương quyền Gia Long cho người đi sứ sang Trung Quốc xin thần phục và vua nhà Thanh bấy giờ là Càn Long đòi đổi tên nước thành Việt Nam? Thời Quang Trung thì bị đánh cho như chó chạy về nước đến đời nhà Nguyễn thì lại quay sang thần phục chúng nó. Chưa kể đến việc trước khi giết vua Cảnh Thịnh con Nguyễn Huệ thì bắt ông phải nhìn binh lính giã xương cốt cha và bác mình (Nguyễn Nhạc) sau đó *** lên, cuối cùng mới xử lăng trì. Thật sự là quá man rợ.
 

vanbau

Xe tải
Biển số
OF-350167
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
396
Động cơ
271,220 Mã lực
Trả lời mấy cái chỗ in đậm cho cụ thông: lúc họ Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, vua Gia Long mới 12 tuổi đã phải bỏ chạy theo quân chúa Nguyễn, lúc 15 tuổi thì chú, anh bị Tây Sơn giết, gia tộc chúa Nguyễn bị tận diệt hết, mỗi mình vua Gia Long lúc đó 15 tuổi trốn thoát. 16 tuổi ông thu thập tàn quân để chống nhau với quân Tây Sơn, đó là năm 1778, thời điểm Tây Sơn đang hưng thịnh. Sao cụ không trách nhà Tây Sơn tận diệt họ Nguyễn mấy trăm người, truy sát một cậu bé mười mấy tuổi, tàn sát mười mấy ngàn dân Minh Hương chỉ vì giúp Nguyễn Ánh năm 1782? 16 tuổi cầm quân chống nhau với địch, 24 năm sau lên ngôi vua, ở nước Nam này được mấy ai như Nguyễn Ánh?

Vụ trả thù Tây Sơn thì cũng là có vay có trả thôi, Tây Sơn còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông mà.

Vua Quang Trung không đại diện cho tầng lớp bần cùng vùng lên đòi quyền sống đâu cụ nhé, lực lượng Tây Sơn có sự góp mặt của cướp biển Tàu ô đấy.
Có vay có trả nhưng trả bằng cách 5 lần 7 lượt cầu viện quân Thanh lẫn quân Xiêm qua đánh Việt Nam ;)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sa lầy ở Đà -nẵng vì quân ta và vì thời -tiết, bệnh dịch, tướng Charles Rigault de Genouilly chỉ huy liên quân Pháp-Tây chán quá, có đề nghị triều đình nghị- hòa với những điều kiện đơn -giản để rút quân cho đỡ xấu- hổ.

Nhưng triều đình mới nghe thấy thông-thương, tự -do giảng đạo đã kinh-hồn, bác đi hết. Thương -thuyết thất- bại. Thật là đáng tiếc.

Chả biết làm gì, ông giáo sĩ Pellerin khuyên nên đem quân ra chiếm Bắc Kỳ, vì ở đó có giáo sĩ và giáo dân, và những người tôn- phù nhà Lê nổi lên góp sức, nhưng Genouilly mắng cho một trận ra trò vì ông này trước đó bảo cứ oánh Đà-nẵng đi là giáo-dân sẽ nổi lên, mà chả có cuộc nổi dậy nào. giáo sĩ Pellerin vừa xấu-hổ vừa tức, bỏ đi.

Bất ngờ Tạ Văn Phụng khuyên vào oánh Sài-gòn, theo đó, đây là một địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội, bởi ở đây có một hệ thống sông- rạch chằng -chịt, nhiều sản -vật, nhiều của- cải và nhiều lúa- gạo nhất Đại Nam, có thể "vừa lập nghiệp, vừa phòng thủ", "vừa hành binh, vừa lưu thông thương mại dễ dàng". Ngoài việc cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho Huế sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ làm chủ lưu vực sông Mê Kông, và xa hơn nữa là phía Bắc.


Ngày 2 tháng 2 năm 1859, tướng De Genouilly đem khoảng 2000 lính Pháp và Tây Ban Nha cùng tàu- chiến, tiến vào Nam.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 2, liên quân Pháp-Tây đánh Vũng Tàu, chủ yếu dùng pháo binh, khoảng 1 giờ nã pháo thì quân ta chạy hết. Liên quân lưu lại 5 ngày để chuẩn bị lương thực, thuốc men, hậu cần.

Ngày 11 tháng 2, đoàn tàu chiến Pháp vào sông Cần Giờ

Trước đó, quân ta đã bố trí phòng thủ bằng cách đặt những chướng ngại vật trên sông và lập thêm 12 đồn trại ở hai bên bờ, quân Pháp -Tây sai lính Mã-tà, Ma-ní của Tây BAn Nha thạo sông rạch xuống gỡ hết chướng ngại vật, đồng thời dùng pháo yểm trợ, bắn tan 12 đồn này.


Chiều 15 tháng 2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình.

Quân ta dùng thuyền nhỏ chở đầy rơm và thuốc súng, định đêm ấy dùng kế hỏa -công như trận Xích-Bích, lao vào thuyền Pháp-Tây cho nổ banh xác, nhưng tình báo Pháp biết được, đã cho quân đốt hết những thuyền này.

Quân ta lập tức bắn pháo, uy lực tuy ít nhưng có lẽ pháo ta nhiều, liên quân cũng sợ tối nên chỉ bắn phản-pháo, đợi trời sáng.

Sáng sớm hôm sau (16 tháng 2) bảy tàu chiến Pháp -Tây dàn trận rồi ra sức nã pháo cho đến khi quân ta phải bỏ chạy và quân Pháp xông lên chiếm được pháo đài.
 

khoathaihoa

Xe hơi
Biển số
OF-352385
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
107
Động cơ
266,670 Mã lực
Nơi ở
259 Phố Huế - HBT - HN
Website
www.khoathaihoa.com
Đọc lại mới thấy lão Tôn thất Thuyết cũng chả xứng đáng được tôn thờ gì cả, giết vua, chuyên quyền, tàn bạo và nhất là chỉ mưu toan dựa vào nhà Thanh chống Pháp, thế có khác gì rước hổ dữ về? May mà nhà Thanh nó yếu, chứ ko thì lại có 100 năm Bắc thuộc mới, thay vì 80 năm Pháp đô hộ và ai cũng biết là thế nào thì tốt hơn?
Chiến tranh mà, luôn tàn nhẫn. Về một khía cạnh nào đó Hitle cũng được coi là Anh Hùng thời chiến
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhờ cho hai tàu nhỏ vào rạch Thị Nghè thám -thính, cộng thêm sự chỉ -dẫn của giáo sĩ Lefèbvre, nên các sĩ quan Pháp đã hiểu khá rõ lực lượng và cách bố- phòng của thành Gia Định.


Bản đồ thành Gia-định






Sáng sớm ngày 17 tháng 2.

Tướng De Genouilly cho đại bác trên tất cả các tàu chiến bắn yểm hộ rồi cho một cánh quân đổ bộ, dùng móc sắt ném lên thành, đồng thời dùng thang để trèo lên. Quân ta dùng súng bắn xuống, mấy línih Pháp và Tây Ban Nha leo được lên đều bị giáo đâm hoặc bắn rơi xuống.

Pháo của ta nã vào tàu chiến, nhưng toàn trượt, vả lại đạn gang, rơi xuống tàu bọc sắt nên ít gây thiệt hại.

Pháp yêu cầu Tây Ban Nha nã pháo yểm trợ toán quân Philipin oánh vào của Đông, TBN nã pháo dồn dập, 1 trung đội lính TBN đem theo thang trèo vào thành, quân ta dùng súng và giáo mác chống trả, nhưng súng điểu-thương nòng- trơn bắn không chính- xác, lính TBN trèo vào được trong, rút kiếm đánh giáp lá -cà, đôi bên chết la -liệt.

Khoảng 10 giờ trưa, Hộ- đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng- trách trấn thủ thành, ra lệnh lui -quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc- gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè.

Chạy đến thôn Phước Lý (thuộc tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình ) Hộ đốc Võ Duy Ninh và Án sát Lê Từ rút gươm đâm cổ tự -vẫn, còn Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực, Lãnh binh Tôn Thất Năng, nhờ sự yểm trợ của đạo quân ứng nghĩa do Lê Huy và Trần Thiệu Chính chỉ huy, nên mang quân chạy về được ụ Tây Thới.

Quân ta thất bại nặng, gần 400 binh lính chết, phía liên quân chết 30 người.


Thành Gia-định được triều đình cung cấp hậu cần tối-đa, vậy mà vẫn thua thảm.

- 2000 quân chính -quy
- 25.000 cây súng tay đủ cỡ và vô số binh khí, giáo mác…
- 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000 kg thuốc súng
- Một số lúa dự trữ trong kho đủ sức nuôi từ 6000 đến 8000 nhân khẩu trong 1 năm.

- Tiền điếu ( loại tiền kẽm giá trị thấp hơn tiền đồng) để trong kho ước định trị giá bằng 130.000 Franc Pháp thời đó.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiếm được thành, đúng hơn là hệ thống nhiều đồn nhỏ được xây lại trên nền thành cũ đã bị vua Minh Mạng phá, liên quân cũng chả thấy giáo dân đến hỗ-trợ gì, quân ít, không đủ sức giữ thành.

Thóc lúa trong thành nhiều quá, theo ước tính trị giá lên đến 3000.000 Franc , một nhóm Hoa kiều trong Chợ Lớn đề nghị xin mua lại với giá 8.000.000 Franc, nhưng Rigault de Genouilly bảo chúng mày mua xong lại bán cho quân Vn oánh bọn tao à? bèn đuổi hết đi.

Số tiền tuy nhiều, nhưng cả Pháp và TBN thấy đây là tiền kẽm, ít giá trị, nên đem cất vào kho ở Sa Đéc.


Ngày 8 tháng 3 năm 1859.

Tướng De Genouilly cho đặt 32 khối thuốc -nổ phá tung nhiều đoạn trường thành, đốt dinh thự kho tàng bên trong, đốt cả thóc lúa. Lúa cháy đến 2 năm chưa hết.

Nhiều sỹ-quan Tây Ban Nha tỏ ra tiếc, TBN liên- quân với Pháp không vì mục đích chiếm đất, chỉ vì tự do tôn- giáo và thông- thương, có phàn nàn về nước, TBN gửi văn bản sang Pháp, cũng có nhiều chính khách Pháp tiếc của.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc bấy giờ, Pháp và Anh lại liên quân oánh nhà Thanh, chiến sự bên TQ ác liệt quá, nên chính -phủ Pháp chỉ đạo rút gần hết quân ở Nam -kỳ và Đà -Nẵng sang TQ,

Đại tá hải quân Jauréguibery và 1 số sỹ quan, lính Pháp và TBN ở lại giữ Sài-gòn, số lính lúc này còn khoảng 400 quân.


Triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng, phái thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 15.000 quân vào đóng ở Biên Hòa.

Quân ta đông thế nhưng vẫn chỉ đào hào, phòng thủ. Giá lúc ấy 15.000 quân ào đến oánh, chắc liên quân Pháp-Tây chết chắc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top