Đa phần các cụ nhìn lịch sử theo con mắt đúng-sai, công-tội...nhìn thế là sai mịe nó rồi.
Lịch sử thật sự là những sự kiện đã diễn ra, thế thôi...quốc gia, dân tộc, vương triều, ân, oán, chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quyền...v.v chỉ là các bộ công cụ của con người đặt ra trong từng lúc nhằm đạt được những mục đích chính trị, xã hội, tâm lý...thôi
Ví dụ: trong cuốn Lịch sử Ba Lan của một tác giả Anh, tay này nói "một dân tộc luôn tìm cách chứng minh mình là người chủ đầu tiên của vùng đất họ ở, nhưng sự thật họ chỉ là chủ nhân cuối cùng" - điều này hoàn toàn chính xác khi nói về sử học, khi lịch sử bị gắn với dân tộc, quốc gia thì đã bị sai lệch rồi, chưa nói gắn với một triều đại, một quan niệm chính trị.
Cho nên các cụ cãi nhau hay-dở, đúng-sai, chính thống-phi chính thống...đều như thày bói xem voi thôi, tranh luận chả đi đến đâu, mỗi góc nhìn lại cho ra một kết luận-đều phiến diện cả
Khi Tây Sơn ra bắc diệt chúa Trịnh, vua Lê gọi Tây Sơn là "quý quốc"- tức là coi như nước khác, ngay đến đầu tk20 thì Tây Nguyên cũng có rất ít người "Kinh" ở, vào thời điểm mấy trăm năm trước mà ngày nay ta nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của mình thì lúc đó Sài Gòn lại chưa là của mình....và "mình" lúc đó lại chưa chắc đã phải là "mình" như ta quan niệm...v.v.....cho nên càng cố phân biệt trắng-đen, có khi lại càng rối rắm.