Vậy cụ có chỗ nào hay tài liệu cho em xin hoặc diện kiến để học hỏi thêm được không ạ. Thế hệ cận đại cháu rất quan tâm tới và muốn được mở mang kiến thức về 2 con người này.2 bác ấy không nằm trong phạm vi thớt nàu cụ ơi.
Vậy cụ có chỗ nào hay tài liệu cho em xin hoặc diện kiến để học hỏi thêm được không ạ. Thế hệ cận đại cháu rất quan tâm tới và muốn được mở mang kiến thức về 2 con người này.2 bác ấy không nằm trong phạm vi thớt nàu cụ ơi.
Sài Gòn nhờ có Tả quân Lê Văn Duyệt nên cũng phát triển khá nhanh, thời vua Gia Long, xưởng đóng tàu Chu Sư kéo dài ven bờ sông Sài Gòn dài tới 3 dăm. Thật đáng tiếc là SG giờ không còn đường Lê Văn Duyệt, Trương Minh Giảng, Võ Di Nguy ...Sau khi vua Gia Long qua đời, những chính sách tương đối mềm dẻo và tân- tiến của ông bị vua kế vị Minh Mạng dẹp bỏ hết.
Trong số các Đại công-thần của vua Gia Long, có ông Lê văn Duyệt cực kỳ tài năng về chỉ huy chiến trận, đã giúp vua Gia Long lên ngôi và được biệt đãi như:
nhập triều bất bái ( vào triều không phải quỳ) đủ biết công của ông to lớn ra sao.
Ông Duyệt vừa có tài quân sự, lại có tài kinh-tế, Sài Gòn là do ông củng cố và mở rộng thêm, cũng như cai- quản làm nó phồn -thịnh đến năm 1835.
Ông Duyệt rất có thiện- cảm với các nhà truyền-giáo, nhà buôn phương Tây, ông cũng yêu -quý giáo- dân.
Trước khi vua Gia Long mất, đã nhiều lần hỏi ý -kiến ông Duyệt về việc nối -ngôi, ông Duyệt ủng hộ con trai hoàng -tử Cảnh. Ông bảo vua Gia Long là hoàng tử Đảm ( chỉ vua Minh Mạng) lúc nào cũng lấy Nghiêu-Thuấn là gương, việc đời toàn nói Hạ, Thương, Chu...chuyện mấy nghìn năm bây giờ không hợp, vả lại ta thắng Tây Sơn nhờ văn minh Tây Phương, hoàng tử có ý nghét Tây, cơ đồ không ổn.
Không hiểu sao vua Gia Long lại không nghe lời ông Duyệt, vẫn lập Minh Mạng.
Tấy nhiên vua Minh Mạng căm ông Duyệt lắm, ngày đêm ủ mưu trả thù.
Về cụ Giáp cụ tìm đọc "Bên thắng cuộc" của bác Osin Huy Đức có nhiều thông tin về các cá nhân lãnh đạo miền BắcVậy cụ có chỗ nào hay tài liệu cho em xin hoặc diện kiến để học hỏi thêm được không ạ. Thế hệ cận đại cháu rất quan tâm tới và muốn được mở mang kiến thức về 2 con người này.
Em cũng chỉ là đưa ra ý kiến chủ quan mà nhiều cụ trên này em thấy mới đang chứng tỏ mình là nhà sử học Yêu ai ghét ai là quyền của mỗi người còn lịch sử chỉ có một. Riêng cá nhân em dù Nguyễn Ánh có thâm thù với nhà Tây Sơn sâu đến thế nào thì việc năm lần bảy lượt cầu viện Thái Lan lẫn Trung Quốc qua đánh Việt Nam thì thực sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến việc trả thù cho gia đình mà không quan tâm đến đất nước. Chẳng phải tự dưng câu "Cõng rắn cắn gà nhà" nghe thôi cũng biết là nhắc về Gia Long. Sao các cụ không nói luôn cái nguồn gốc tên nước Việt Nam bây giờ là sau khi giành được vương quyền Gia Long cho người đi sứ sang Trung Quốc xin thần phục và vua nhà Thanh bấy giờ là Càn Long đòi đổi tên nước thành Việt Nam? Thời Quang Trung thì bị đánh cho như chó chạy về nước đến đời nhà Nguyễn thì lại quay sang thần phục chúng nó. Chưa kể đến việc trước khi giết vua Cảnh Thịnh con Nguyễn Huệ thì bắt ông phải nhìn binh lính giã xương cốt cha và bác mình (Nguyễn Nhạc) sau đó *** lên, cuối cùng mới xử lăng trì. Thật sự là quá man rợ.Cụ là nhà sử học à? Em thì đọc được nhiều sách sử viết không theo sử của cụ. Em đã đọc một số sách sử khác với SGK thì đúc rút từ đó một số nhận xét sau:
Về cá nhân thì vua Gia Long rất giỏi, khi vua Quang Trung mất năm 40 tuổi thì chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) mới 25 tuổi. Sau vài năm sau khi vua quang Trung mất thì đã giành lại được nước từ nhà Tây Sơn, khi đó ông mới tầm 30. Trước đó thì vua Quang Trung cũng đã nhiều lần vào Gia Định truy đuổi chúa Nguyễn Ánh mà không diệt được. Mỗi lần vua Quang Trung rút về thì mấy ông được giao ở lại giữ thành Gia Định là lại bị chúa Nguyễn Ánh quay lại đánh cho bỏ thành mà chạy, toàn ông to đầu đông tuổi kinh nghiệm trận mạng cả đấy. Chính vì vậy mà vua Quang Trung rất lo lắng hao tâm tổn trí ở Huế chuẩn bị rèn quân tới 30 vạn để định đánh một trận cuối trừ hậu họa, nhưng chưa kip thực hiện thì đổ bệnh. Trước khi chết vua Quang Trung cũng dự cảm đám ở lại không phải đối thủ, goi tướng Trần Quang Diệu về dặn dò phải cố gắng chuẩn bị để dời đô về Nghệ An cho thật nhanh để dễ bề phỏng thủ, nói với Trần Quang Diệu là "chúng bay không làm nhanh lên thì đến khi Nguyễn Ánh đánh ra thì không có đất mà chôn đâu". Điều đó cho thấy vua Quang Trung rất tài giỏi trí lược nhưng cũng dám đánh giá thấp chàng trai 25 tuổi. Chúa Nguyễn Ánh dù trẻ tuổi nhưng biết dùng người tài, rất nhiều người theo bao gồm cả ở Bắc Hà và Nam Hà (Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Trịnh Hoài Đức (?),....).
Về việc trả thù thì vua Quang Trung trước đây để ép chúa Nguyễn uất ức không lẩn trốn phải ra đánh cũng đã làm những điều như đào mồ đào mả các chúa Nguyễn. Sau này chúa Nguyễn cũng trả thù lại thì cũng khó trách.
Vua Quang Trung là thiên tài quân sự, người ta theo vì sợ chứ không phải theo là vì nhân đức. Vua Quang Trung tiến hành các chiến dịch quân sự liên miên, đi đến đâu là huy động bắt lính, lấy lương thực ở đó. Ngay như chi tiết tiến quân ra bắc đánh nhà Thanh, khi qua Nghệ An vua Quang Trung tuyển quân mỗi nhà chỉ được có một trai đinh đựợc miễn để giữ hương hỏa còn lại thanh niên trai tráng phải xung lính. Chính vì vậy nhà Tây Sơn không được lòng dân trừ một số vùng đất thang mộc vùng Quy Nhơn. Khi nhà lãnh đạo tài ba không còn để lèo lái thì nhà Tây Sơn chưa có lòng dân đã nhanh chóng bị tiêu diệt.
Nói vua Quang Trung là giai cấp bần cùng vùng lên đòi quyền sống là không có cơ sở, ông Nguyễn Nhạc trước khi khởi nghĩa đi buôn trầu giữa miền thượng và hạ vùng An Khê rất giàu có thuộc dạng máu mặt trong vùng chứ không phải bần cố nông. Ông Nhạc có tiền sống phóng khoáng thu hút được nhiều nhân tài trong vùng, giao du rất tốt với các bộ tộc người Thượng ở cao nguyên và ban đầu khởi nghĩa thì đây là một bộ phận quan trọng ủng hộ, đồng thời có thể là căn cứ địa để rút lên khi bất lợi.
Có rất nhiều nguồn sách sử để bác có thể tham khảo thêm, tuy nhiên phải bỏ đựoc định kiến đã ăn sâu thì mới có thể tiếp nhận các thông tin mới.
Có vay có trả nhưng trả bằng cách 5 lần 7 lượt cầu viện quân Thanh lẫn quân Xiêm qua đánh Việt NamTrả lời mấy cái chỗ in đậm cho cụ thông: lúc họ Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, vua Gia Long mới 12 tuổi đã phải bỏ chạy theo quân chúa Nguyễn, lúc 15 tuổi thì chú, anh bị Tây Sơn giết, gia tộc chúa Nguyễn bị tận diệt hết, mỗi mình vua Gia Long lúc đó 15 tuổi trốn thoát. 16 tuổi ông thu thập tàn quân để chống nhau với quân Tây Sơn, đó là năm 1778, thời điểm Tây Sơn đang hưng thịnh. Sao cụ không trách nhà Tây Sơn tận diệt họ Nguyễn mấy trăm người, truy sát một cậu bé mười mấy tuổi, tàn sát mười mấy ngàn dân Minh Hương chỉ vì giúp Nguyễn Ánh năm 1782? 16 tuổi cầm quân chống nhau với địch, 24 năm sau lên ngôi vua, ở nước Nam này được mấy ai như Nguyễn Ánh?
Vụ trả thù Tây Sơn thì cũng là có vay có trả thôi, Tây Sơn còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông mà.
Vua Quang Trung không đại diện cho tầng lớp bần cùng vùng lên đòi quyền sống đâu cụ nhé, lực lượng Tây Sơn có sự góp mặt của cướp biển Tàu ô đấy.
Chiến tranh mà, luôn tàn nhẫn. Về một khía cạnh nào đó Hitle cũng được coi là Anh Hùng thời chiếnĐọc lại mới thấy lão Tôn thất Thuyết cũng chả xứng đáng được tôn thờ gì cả, giết vua, chuyên quyền, tàn bạo và nhất là chỉ mưu toan dựa vào nhà Thanh chống Pháp, thế có khác gì rước hổ dữ về? May mà nhà Thanh nó yếu, chứ ko thì lại có 100 năm Bắc thuộc mới, thay vì 80 năm Pháp đô hộ và ai cũng biết là thế nào thì tốt hơn?