Thành Quảng Nam, ảnh chụp năm 1892.
Mặc đồ Tây chắc là những cụ Tây học hoặc làm cho Tây.Thập niên 1920 mà đã trông như trên thì chắc phải thuộc tầng lớp tinh hoa của các loại tinh hoa rồi.
Có ngon hơn thuốc đóng bao bây giờ không cụ ?Quê em Tam Đảo chuyên trồng thuốc lá đấy cụ, em rất rành phơi lá thuốc, thái, tẩm hương liệu, cuốn, hút....hehehe
Em nhìn ảnh này cảm giác cụ Vi có vóc người nhỏ . Chắc cụ ấy chỉ tầm 1m55 .Ảnh chụp ông Vi Văn Định đang cưỡi ngựa và một cậu bé người hầu, năm 1896.
---------------------
Ông Vi Văn Định [chữ Hán 韋文琔, 27 tháng 8 năm 1878 - 1975] là một quan lại triều Nguyễn. Với thanh danh, quyền thế và tiền bạc của dòng họ mình ở miền biên ải, một thời ông Vi Văn Định đã nổi tiếng là một Thổ ty trong vùng Lạng Sơn - Cao Bằng.
Ông sinh ngày 27-8-1878 tại Bản Chu, làng Khuất Xá, châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn [nay là xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn], xuất thân trong một gia đình quý tộc dân tộc Tày, là con trai Hiệp biện đại học sĩ Tràng Phái nam Tổng đốc Vi Văn Lý (1830-1905).
Các chức vụ đã kinh qua:
1.Tri châu Lộc Bình (1901).
2.Năm 1909, tri phủ Tràng Khanh.
3. Năm 1913, Thương tá tỉnh Lạng Sơn.
4.Năm 1913-1918, Án sát tỉnh Cao Bằng.
5.Từ năm 1921 – 1922, Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929).
6.Năm 1929, thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937).
7.Năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941).
8. Tháng 8-1941, ông được phong tước An Phước Nam (Nam tước), hàm Thái tử Thiếu Bảo.
9.Năm 1942 do mâu thuẫn với quan chức người Pháp, ông viết đơn xin về hưu. Ông tham gia Hội Khai trí Tiến đức với chức danh trưởng ban vận động hội viên tán trợ.
------------------------
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình ông tản cư ra Hà Đông, sau đó lên chiến khu Việt Bắc. Ông tham gia hội nghị thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt nam (1955).
-------------------------
Gia đình ông đến nay vẫn là một gia đình danh giá ở Việt Nam, đặc biệt là các con gái, con rể:
1. Vợ: bà Hà Thị Bạch (何氏铂), quê làng Khòn Khẻ, tổng Dã Nham, châu Điềm He, nay là thôn Khòn Khẻ, xã Xuân Mai huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cha bà là cụ Hà Văn Tề, hậu duệ của Đề đốc Ninh xuyên Quận công Hà Hạc.
2. Con trai: ông Vi Văn Kỳ [nhân viên Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH].
3. Trưởng nữ: bà Vi Kim Thành [vợ ông Dương Thiệu Chinh, cháu nội Hiệp tá Đại học sĩ Dương Lâm].
4. Con gái: bà Vi Kim Ngọc [vợ tiến sĩ Văn Khoa Nguyễn Văn Huyên: 1905 -1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục].
5. Con gái: bà Vi Kim Phú [vợ Giáo sư Thạc sĩ y khoa Hồ Đắc Di: 1900-1984, Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội].
6. Cháu nội [con gái ông Vi Văn Diệm, con trai cả của cụ Định] là bà Vi Thị Nguyệt Hồ [vợ Giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng (1912- 1982)].
--------------------------
Ảnh của André Salles, thanh tra Đông Dương kiêm nhiếp ảnh gia.
Ngon hơn sao đc cụ, hút thuốc rất ngái và nặng, thuốc cao cấp bây giờ họ có thêm hương liệu và xử lí vị thơm.Có ngon hơn thuốc đóng bao bây giờ không cụ ?
Lúc chụp ảnh cụ ấy mới 17 tuổi thôi cụ,nên còn chưa cao hết....Em nhìn ảnh này cảm giác cụ Vi có vóc người nhỏ . Chắc cụ ấy chỉ tầm 1m55 .
Em cứ nghĩ nguyên chất nó sẽ ngon chuấn hơn pha chế.Ngon hơn sao đc cụ, hút thuốc rất ngái và nặng, thuốc cao cấp bây giờ họ có thêm hương liệu và xử lí vị thơm.
Nền tảng mở đất của vua Nguyễn e xét từ thời chúa Nguyễn hơn là vua Nguyễn. Các vua chỉ tiếp bước thôi chứ công đánh dẹp e ko cho là có quân khỏe mà thành. Chính quân Nguyễn của các đời chúa mới thiện chiếnTùy góc nhìn cụ à
Nhưng rõ ràng nhà Nguyễn có công mở cõi được nhiều nhất, có công thống nhất đất nước về 1 mối...
Chả có đội quân của triều đại nào trước đó mở đất được nhiều như nhà Nguyễn. Vậy nên mạnh yếu phải nhìn vào kết quả, không xem sách nói tào lao bác ợ