[TT Hữu ích] Ảnh phục chế-xử lý màu về Việt Nam xưa [phần 2]

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,061
Động cơ
316,666 Mã lực
Cụ có thể vào Google search cũng có, để tí em tìm đường link cho cụ tham khảo.
Cụ cho em hỏi thêm 1 chút. Thượng thư + Cơ mật viện đại thần thời Tự Đức thì quan mấy phẩm ạ.
Theo em hiểu Thượng thư lục bộ là hàm Chánh nhị phẩm, Cơ mật viện đại thần thì từ tam phẩm trở lên. Cụ nhà em sau này mới được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ (hàm Tòng nhất phẩm), vậy có nghĩa là đương chức là hàm Chánh nhị phẩm đúng ko ạ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ cho em hỏi thêm 1 chút. Thượng thư + Cơ mật viện đại thần thời Tự Đức thì quan mấy phẩm ạ.
Theo em hiểu Thượng thư lục bộ là hàm Chánh nhị phẩm, Cơ mật viện đại thần thì từ tam phẩm trở lên. Cụ nhà em sau này mới được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ (hàm Tòng nhất phẩm), vậy có nghĩa là đương chức là hàm Chánh nhị phẩm đúng ko ạ?
Truy tặng thì cụ hoặc là Chánh Nhị Phẩm, hoặc Tòng Nhị Phẩm, cụ làm đến chức đó chắc chắn được ghi trong Đại Nam thực lục hoặc các văn bản chính thức của triều đình, cái này nếu có tên tuổi cụ thể dễ tìm thôi mà cụ.
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,061
Động cơ
316,666 Mã lực
Truy tặng thì cụ hoặc là Chánh Nhị Phẩm, hoặc Tòng Nhị Phẩm, cụ làm đến chức đó chắc chắn được ghi trong Đại Nam thực lục hoặc các văn bản chính thức của triều đình, cái này nếu có tên tuổi cụ thể dễ tìm thôi mà cụ.
Vâng, có trong Đại Nam thực lục nhưng trong đó chỉ ghi chức nhưng không ghi hàm. Em chỉ là hơi không rõ về phần chức : Cơ mật viện đại thần.
Theo em google thì nó như thế này:
- Trật Chánh Nhất Phẩm có hàm Cần Chánh Điện học sĩ, Văn Minh Điện Đại học sĩ, Võ Hiển điện Đại học sĩ, Đông Các Đại học sĩ thường được bổ chức là Cơ mật viện Đại thần ( do quy định cơ mật viện bởi bốn vị đại thần văn võ từ Tam Phẩm trở lên, mà chúng ta hay gọi là "Tứ trụ đại thần")

Nhưng sau đó là được truy tặng Hiệp tá Đại học sĩ nên em mới không rõ là khi đương chức có phải là Đại học sĩ hay không.

Em muốn tìm hiểu rõ để làm ảnh màu cho đúng thôi, nhưng có lẽ em sẽ làm theo hàm "Hiệp tá Đại học sĩ" vì theo em hiểu đấy là hàm cao nhất.
 

Mr. Bảnh

Xe tải
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
251
Động cơ
1,613,997 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Nghĩa Trụ - Văn Giang
Cụ search Quan chế Minh Mạng sẽ thấy bên Văn giai, chức Lục bộ Thượng thư là hàm Chánh Nhị Phẩm, ...

Cụ cho em hỏi thêm 1 chút. Thượng thư + Cơ mật viện đại thần thời Tự Đức thì quan mấy phẩm ạ.
Theo em hiểu Thượng thư lục bộ là hàm Chánh nhị phẩm, Cơ mật viện đại thần thì từ tam phẩm trở lên. Cụ nhà em sau này mới được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ (hàm Tòng nhất phẩm), vậy có nghĩa là đương chức là hàm Chánh nhị phẩm đúng ko ạ?
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,061
Động cơ
316,666 Mã lực
Cụ search Quan chế Minh Mạng sẽ thấy bên Văn giai, chức Lục bộ Thượng thư là hàm Chánh Nhị Phẩm, ...
Vâng, Lục bộ Thượng thư hàm Chánh Nhị Phẩm thì rõ rồi, em chỉ băn khoăn phần Cơ mật viện đại thần không biết có hàm gì không thôi cụ ạ.
 

Mr. Bảnh

Xe tải
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
251
Động cơ
1,613,997 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Nghĩa Trụ - Văn Giang
Nó là team mềm, chỉ yc có hàm trên Tứ phẩm là được xét vào, chứ ko phải vào thì sẽ được phong hàm, nên ai có hàm gì thì cứ giữ nguyên hàm đó

Vâng, Lục bộ Thượng thư hàm Chánh Nhị Phẩm thì rõ rồi, em chỉ băn khoăn phần Cơ mật viện đại thần không biết có hàm gì không thôi cụ ạ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Cụ cho em hỏi thêm 1 chút. Thượng thư + Cơ mật viện đại thần thời Tự Đức thì quan mấy phẩm ạ.
Theo em hiểu Thượng thư lục bộ là hàm Chánh nhị phẩm, Cơ mật viện đại thần thì từ tam phẩm trở lên. Cụ nhà em sau này mới được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ (hàm Tòng nhất phẩm), vậy có nghĩa là đương chức là hàm Chánh nhị phẩm đúng ko ạ?
Từ thời cụ Phan Thanh Giản quản lý bộ Lại, trong Đại Nam thực lục thấy ghi các cụ sau đã từng là người đứng đầu bộ Lại (có thể là thượng thư/tham tri khi không có thượng thư hoặc thượng thư bộ khác kiêm quản):
Tôn Thất Thường, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Văn Phong, Vũ Trọng Bình, Bùi Thức Kiên, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tư Giản, Lê Bá Thận, Tôn Thất Tĩnh, Trần Bình, Nguyễn Tăng Doãn, Nguyễn Chính, Nguyễn Trọng Hợp, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật.
Không rõ cụ thượng thư nhà cụ là cụ nào trong số này. Tôi thấy có chép về cụ Tôn Thất Thường như sau:
Tháng 5/1852: ....Cho Hộ bộ Tả tham tri kiêm nhiếp Tôn nhân phủ Tả tôn khanh, sung quản lĩnh Thị vệ đại thần là Tôn Thất Thường thăng thự Lại bộ Thượng thư.
Tháng 8/1861: ... Thượng thư bộ Lại là Tôn Thất Thường chết. Gia tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ, theo hàm mới mà cấp tiền tuất. Gia ban cho gấm Trung Quốc 2 cây, the màu 3 tấm, vải, lụa màu điều 15 tấm, tiền 500 quan. Phủ thần Thừa Thiên khâm mệnh đến tế....
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Sài Gòn, ven sông khu Thị Nghè, 1866.
1000018815.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trường thi Hương Nam Định, kỳ thi năm Tân Mão [1891], các thí sinh đang lều chõng đi thi, một cụ làm bài xong ra ngoài ngồi, còn các cụ khác vẫn trong lều. Tác giả chú thích là "không được phép giao tiếp với bên ngoài" [ne doivent pas communiquer avec le dehors] nhưng có vẻ như lúc này giờ thi đã xong nên người đứng ngồi hơi lộn xộn, có cả mấy cụ trẻ con cũng đến xem?
Trường thi đặt tại ruộng, nhìn khá sơ sài.
Tiếng Pháp:
Tonquin, grands examens de Nam-Dinh, les candidats font leur composition littéraire sous une tente et ne doivent pas communiquer avec le dehors.
-------------------------------------
Kỳ thì này cụ Tú Xương cũng tham dự, cụ lại xịt, kỳ này cụ thậm chí còn không đỗ đạt gì, vì khoa sau [1894] cụ mới đỗ Tú Tài, cụ rất cay cú nên làm thơ:

"Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không?
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng!"

---------------------------------------
Ảnh của Pérot và Camille de Paris.

1000018806.png
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp sân và những kiến trúc trong vườn cau nhà cụ Lý trưởng làng Di Trạch, năm 1896.
----------------
Làng Di Trạch thuộc huyện Hoài Đức cách Trung tâm Thành phố Hà Nội 15 Km. Xã Di Trạch trước kia gọi là hệ Nhĩ Bản, Làng Di Ái hay còn gọi là kẻ Ải - Phủ Quốc Oai - Trấn Sơn Tây, là một ngôi làng cổ. Khi mới thành lập làng có hai xóm là Xóm Ải và Xóm Dền, sau mở rộng Làng có thêm xóm Đa, xóm Dậu và xóm Vực.
Thời nhà Nguyễn, nơi đây có tên là xã Di Trạch, thuộc Tổng Kim Thìa, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai.
-----------------
Ảnh của André Salles.
1000018942.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Đà Nẵng, 1890, Đà Nẵng thời đó vẫn rất nghèo khổ, sau cuộc chiến 1858-1861 ở đây, hầu hết dân Đà Nẵng đã theo quân Pháp vào định cư ở Sài Gòn [số liệu Pháp là 3.000 người]


1000018770.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây cầu có mái che gần Sơn Tây, ảnh chụp năm 1890, một cậu bé dắt trâu đứng trước cây cầu.
Tiếng Pháp:
Pont couvert près Sontay.
--------------------------------
Cầu có mái che lợp ngói là kiến trúc khá phổ biến ở nước ta thời xưa, có thể thấy ảnh chụp những cây cầu như thế này ở Phát Diệm, Cao Bằng, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa.....
Trong ảnh cụ bé tầm 9-10 tuổi, dắt con trâu trắng trước cầu.
------------------------------
Ảnh của phòng đo đạc bản đồ Pháp.
1000018802.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đường từ Lạng Sơn về Hà Nội, ảnh chụp 2 người ăn xin ở Bắc Ninh, ngày 20 tháng 3 năm 1896.
Tiếng Pháp:
Tonkin. De Langson à Hanoi. Mendiants du côté de Bac-[ninh].
-------------------------
2 cụ ăn xin khoác tấm cói rách, một cụ cầm cây gậy "đả cẩu bổng" đội nón rách, cụ kia để đầu trần, tóc cắt ngắn.......
-------------------------
Ảnh của André Salles.
5b1954e2-ec2b-4219-9700-9927a6248b84-1_all_17127.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phủ Nho Quan xưa, những người dân đánh cá trên sông gần làng chài Chân Mỹ, ảnh chụp ngày 13 tháng 1 năm 1898.
Tiếng Pháp:
Tonkin. Phu-nho-quan. Case flottante près Chan-my.
----------------------------
Làng Chân Mỹ hay còn gọi là giáo xứ Kênh Gà vốn là phường chài lưới. Theo Đồng Khánh dư địa chí [soạn năm 1887 đến đầu thời Thành Thái], làng Kênh Gà - phường Chân Mỹ khi đó theo đạo Thiên chúa, thuộc tổng Liên Đăng, huyện Gia Viễn, phủ Yên Khánh.
Đây là tuyến đường giao thông thủy quan trọng thời xưa, luc đó, Nho Quan là trung tâm của một số tuyến đường từ đồng bằng đi vào vùng Mường [qua Lạc Thủy và Hòa Bình] hoặc vùng núi Thanh Hóa. Từ Nho Quan, có thể đi thuyền đến các vùng, thậm chí còn là tuyến đường thủy vào Huế.
Ảnh của André Salles, thanh tra Đông Dương kiêm nhiếp ảnh gia, Salles có nhiều tiền, nên chất lượng ảnh của ông chụp bằng phương pháp kính ảnh có chất lượng rất cao, lên đến 2K, Salles đã đi dọc theo Việt Nam từ Lạng Sơn đến tận Sài Gòn, chủ yếu theo đường thủy để chụp ảnh.

1000018804.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp lối vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám, góc chụp từ bên trong ra, năm 1895.
Tiếng Pháp:
Tonkin. Hanoï. Entrée de la pagode de Giam, dite des Corbeaux, vue prise de l'intérieur.
-------------------
Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong các chú thích tiếng Pháp thường gọi là chùa Quạ [pagode de Corbeaux] do nơi đây thời gian loạn lạc hoang tàn, có nhiều cây to lên quạ về làm tổ nhiều.
------------------
Ảnh của André Salles.
1000018781.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp Tháp Hòa Phong bên bờ hồ Hoàn Kiếm, năm 1885, lúc này, tháp nằm trên đường đất xung quanh là nước....
Tiếng Pháp:
Pagoda du Lac, à Hanoi.
---------------
Tháp Hòa Phong, công trình nằm trong khu chùa Báo Ân, 10 năm sau ngày Emile Gsell chụp bức ảnh đầu tiên năm 1875, chùa đã hoang phế và đến bức ảnh này, chỉ còn lại tháp.
---------------
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C.E. Hocquard.
1000018723.png
 

between legs

Xe tải
Biển số
OF-865309
Ngày cấp bằng
6/8/24
Số km
341
Động cơ
6,150 Mã lực
Nơi ở
NT
Em k đánh giá cao quân đội nhà Nguyễn bởi mấy điều
+Vũ khí phụ thuộc
+Tinh thần do ép buộc, k có tinh thần yêu nước được tiếp nối
+Quân đội ko chống ngoại xâm mà tạo thành, mà do tiền bạc của Pháp mua được.
Trong chiều dài lịch sử dân tộc ta, cứ quân đội kinh qua kháng chiến đều sĩ khí tốt hơn hẳn.
Tùy góc nhìn cụ à
Nhưng rõ ràng nhà Nguyễn có công mở cõi được nhiều nhất, có công thống nhất đất nước về 1 mối...
Chả có đội quân của triều đại nào trước đó mở đất được nhiều như nhà Nguyễn. Vậy nên mạnh yếu phải nhìn vào kết quả, không xem sách nói tào lao bác ợ
 

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,393
Động cơ
215,990 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
Cây cầu có mái che gần Sơn Tây, ảnh chụp năm 1890, một cậu bé dắt trâu đứng trước cây cầu.
Tiếng Pháp:
Pont couvert près Sontay.
--------------------------------
Cầu có mái che lợp ngói là kiến trúc khá phổ biến ở nước ta thời xưa, có thể thấy ảnh chụp những cây cầu như thế này ở Phát Diệm, Cao Bằng, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa.....
Trong ảnh cụ bé tầm 9-10 tuổi, dắt con trâu trắng trước cầu.
------------------------------
Ảnh của phòng đo đạc bản đồ Pháp.
1000018802.png
Cây cầu chắc đã hỏng hoặc thay bằng kiến trúc hiện đại hơn cụ nhỉ, nhìn đẹp quá, làm e liên tưởng đến Chùa Cầu
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cây cầu chắc đã hỏng hoặc thay bằng kiến trúc hiện đại hơn cụ nhỉ, nhìn đẹp quá, làm e liên tưởng đến Chùa Cầu
Kiến trúc cầu có mái che rất phổ biến ở nước ta thời xưa, có thể thấy ở Phát Diệm [nay vẫn còn], Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa, ....
Sau này những kiến trúc này dần biến mất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top