Ngôn ngữ có tính lịch sử cụ ạ. Theo thời gian, một số từ cũ mất đi, và thay thế vào những từ mới. Những từ mới này thường là từ mượn từ các ngôn ngữ khác, một số từ mới được sáng tạo ra trên cơ sở của ngôn ngữ đó (rất ít).Mấy cụ bán cá. Cá mè cũng khá to rồi. Loại nhỏ hơn gọi là mè ranh.
Trẻ con ngày xưa cũng hay được gọi là thằng ranh con.
Hôm qua ăn tối em nói chuyện với mụ vợ và bọn trẻ con là dần dần có 1 số từ ngữ cũng biến mất vì hiện nay có rất nhiều từ ngữ cánh thanh niên không hiểu được.
Ông con nói: Bố thử nói xem những từ nào nào. Em kể ra 1 loạt từ và đúng là các ông trẻ không hiểu that.
Đấy, mới có 3-4 chục năm đã thay đổi nhiều. Thế nên giờ có quay lại vài thế kỷ chắc nói chuyện với các cụ tiền nhân cũng chả hiểu được nhau.
Xưa cá mè là nguồn cung cấp protein quan trọng cho các cụ và ngay cả em vì cá nuôi dễ, đẻ nhiều, lớn nhanh. Giống như cá rô phi.
Nhưng con này tanh ghê gớm nên giờ ít người chuộng. Duy chỉ có làm món cá thính (vùng Lập Thạch-Vĩnh Phúc) là còn dễ ăn. Vùng Thái Bình, Nam Định các cụ hay ăn gỏi cá mè, khen ngon lắm không tanh tí nào nhưng em khuyên các cụ nên trì hoãn cái khoái khẩu này.
Không phải em dở hơi phủ nhận truyền thống dân dã nhưng trong nghề em biết. Nhiều cụ bị sán lá gan từ các thói quen ăn gỏi này lắm. Cứ đặt đầu dò siêu âm thấy hang hốc lỗ chỗ ở gan hỏi ra phần đông là khoái khẩu tiết canh, gỏi gém hoặc rau sống.
Trong vốn từ của tiếng Việt thường dùng, trước đây có khoảng 70% là từ mượn (Hán, Pháp, Anh...), 30% là từ thuần Việt. Còn hôm nay thì tình hình đã khác, chưa có số liệu thống kê nhưng em dám khẳng định với cụ rằng số % từ mượn từ tiếng Anh ngày càng nhiều lên do xu hướng hội nhập của VN.