[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
766
Động cơ
168,247 Mã lực
Mấy cụ bán cá. Cá mè cũng khá to rồi. Loại nhỏ hơn gọi là mè ranh.
Trẻ con ngày xưa cũng hay được gọi là thằng ranh con.
Hôm qua ăn tối em nói chuyện với mụ vợ và bọn trẻ con là dần dần có 1 số từ ngữ cũng biến mất vì hiện nay có rất nhiều từ ngữ cánh thanh niên không hiểu được.
Ông con nói: Bố thử nói xem những từ nào nào. Em kể ra 1 loạt từ và đúng là các ông trẻ không hiểu that.
Đấy, mới có 3-4 chục năm đã thay đổi nhiều. Thế nên giờ có quay lại vài thế kỷ chắc nói chuyện với các cụ tiền nhân cũng chả hiểu được nhau.

0a0b897a-2943-4aaa-9c61-5d89bf2adc33.jpeg


Xưa cá mè là nguồn cung cấp protein quan trọng cho các cụ và ngay cả em vì cá nuôi dễ, đẻ nhiều, lớn nhanh. Giống như cá rô phi.
Nhưng con này tanh ghê gớm nên giờ ít người chuộng. Duy chỉ có làm món cá thính (vùng Lập Thạch-Vĩnh Phúc) là còn dễ ăn. Vùng Thái Bình, Nam Định các cụ hay ăn gỏi cá mè, khen ngon lắm không tanh tí nào nhưng em khuyên các cụ nên trì hoãn cái khoái khẩu này.
Không phải em dở hơi phủ nhận truyền thống dân dã nhưng trong nghề em biết. Nhiều cụ bị sán lá gan từ các thói quen ăn gỏi này lắm. Cứ đặt đầu dò siêu âm thấy hang hốc lỗ chỗ ở gan hỏi ra phần đông là khoái khẩu tiết canh, gỏi gém hoặc rau sống.
Ngôn ngữ có tính lịch sử cụ ạ. Theo thời gian, một số từ cũ mất đi, và thay thế vào những từ mới. Những từ mới này thường là từ mượn từ các ngôn ngữ khác, một số từ mới được sáng tạo ra trên cơ sở của ngôn ngữ đó (rất ít).
Trong vốn từ của tiếng Việt thường dùng, trước đây có khoảng 70% là từ mượn (Hán, Pháp, Anh...), 30% là từ thuần Việt. Còn hôm nay thì tình hình đã khác, chưa có số liệu thống kê nhưng em dám khẳng định với cụ rằng số % từ mượn từ tiếng Anh ngày càng nhiều lên do xu hướng hội nhập của VN.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ thí sinh xem bảng vàng, kỳ thi Hương Nam Định, 1906.

1000007839-colorized.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
các cụ đi giày tây bóng quá. chắc nhà gia thế phải khủng lắm cụ nhể?
Em nghĩ chắc cũng phải con nhà Trùm Sò trở lên cụ ạ.

Cái món kiết lỵ đã giết chết rất nhiều người thời xưa,lúc nhỏ em cũng dính, cơ thể mất nước nhanh dẫn đến suy kiệt, mất tỉnh táo...
Đó là một bệnh dịch khủng khiếp ngày xưa đấy cụ.
Món Tả thăng thiên mới nhanh cụ. Miệng nôn, trôn tháo ra toàn nước. Dính vào chỉ đi trong nửa ngày đến 1 ngày vì mất quá nhiều nước.
Anh Kiết lị thì đau quặn, mót dặn. Chạy hộc tốc ra hố xí rồi có khi ra được tí. Đặc trưng là có máu và nhầy mũi.
Xưa còn có anh Thương hàn nữa là thành bộ 3 Lưu-Quan-Trương vô địch thiên hạ về chuyện làm giảm dân số.

Hai chiếc xe nhìn như Mercedez Benz W02 nhìn xịn xò quá. Đại gia nào mà ghê vậy ta

IMG_0829.jpeg
Pháp nó cũng làm xe khá sớm. Tầm những năm 1920s là các hãng của Pháp cũng lớn mạnh rồi nên em nghĩ nó chả dùng xe Đức đâu. Em nghĩ đấy có thể là 1 chiếc Citroen C4 hoặc C6. Cũng có thể là một chiếc Renault
Lúc này Đức còn đang bị o bế sau WW1. Anh Le còn đang nếm mật nằm gai nên hàng hóa Đức chưa phổ biến lắm.
Nói về xế hộp thì thiết kế xe những năm 20-40 em thấy quá chất. Đúng là cái hộp bóng lộn nhìn rất quý tộc. Đằng sau lại buộc thêm quả vali gỗ hoặc da khuy đồng hoặc crome bóng loáng nữa thì đúng bài. Lái xe đầu đội mũ kepi, tay đi găng mở cửa xe cho boss.
Về độ oai phong thì không ai bằng anh Le đứng trên con Mẹc 2 hoạc 3 cầu mui trần. Hình ảnh quá kinh điển.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Mấy cụ bán cá. Cá mè cũng khá to rồi. Loại nhỏ hơn gọi là mè ranh.
Trẻ con ngày xưa cũng hay được gọi là thằng ranh con.
Hôm qua ăn tối em nói chuyện với mụ vợ và bọn trẻ con là dần dần có 1 số từ ngữ cũng biến mất vì hiện nay có rất nhiều từ ngữ cánh thanh niên không hiểu được.....
Có 4 chữ Nôm (伶, 𬎸, 𩲵, 𩳊) đọc là "ranh" mang nghĩa tai quái, tinh quái, yêu quái hoặc nhỏ bé. Chữ thứ nhất thuộc bộ nhân (人: người đứng), chữ thứ hai thuộc bộ nhân (儿: người đi), hai chữ sau cùng thuộc bộ quỷ (鬼).

Từ điển Việt - Bồ - La (1651) ghi chữ ranh với các nghĩa (tiếng Bồ Đào Nha và Latinh) như: sảy thai, tiểu quỷ giết hại trẻ con, lời nguyền rủa đứa trẻ.
Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) và Đại Nam quấc âm tự vị (1895-1896) dùng 伶 (U+4F36) kèm theo chữ ranh.
NVDHTV có các từ ranh (sảy thai, tiểu quỷ giết hại trẻ con), ranh rấp (= ranh), con ranh (trẻ sơ sinh chết), ranh sát (lời nguyền rủa trẻ con).
ĐNQATV có ranh (sinh đẻ không nên, nhỏ bé), ranh rấp (= ranh), con ranh con lộn (con đẻ ra liên tục chết theo nhau), ranh con (đẻ con không nuôi được), ranh sát (hồn trẻ nít chết trước hóa ra yêu quỷ mà quấy mà bắt các trẻ sinh sau), cá mòi ranh (cá mòi nhỏ bé).
Việt Nam tự điển (1931) không kèm chữ Nôm mà giải nghĩa như sau:
* Ranh: Đứa con sinh ra không nuôi được, lại lộn vào làm con: Con ranh. Nghĩa rộng: Tinh quái, yêu ác: Thằng bé ấy ranh lắm. Mẹ ranh. Ranh con. Ranh mãnh. Tai quái: Con người ranh mãnh.
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
498
Động cơ
65,145 Mã lực
Báo Quốc Hội, số 3 ngày 19/12/1945 chỉ đăng dòng tin ngắn ngủi này.
View attachment 8163705
Con cháu sau này có thể cụ doctor76 cũng biết. Và có thể nhiều cụ trên này cũng đã gặp nhưng không biết.
Đó là TS Hán học Cung Khắc Lược, một người được phong là Tứ trụ thư pháp của Việt Nam. Chính là ông đồ vẫn ngồi viết chữ ở Văn Miếu trước đây. Năm nay chẵn 100 tuổi (không rõ ông còn hay đã mất). Nghe nói ông cũng lận đận. Ngoài giảng dậy Hán văn, viết thư pháp ông còn coi bói.
Cung Khắc Lược tiên sinh:



Một bài viết về Cung Khắc Lược:


(Ông này hình như sinh năm 1937 (Đinh Sửu), năm nay chưa tới 90... Là con trai của CĐV, nhưng chưa rõ tại sao thời xưa vẫn đc cho đi học Đại học rồi làm ở viện Hán Nôm..., ko bị "đì" như nhiều con cháu quan lại, tiểu tư sản khác...)
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Cung Khắc Lược tiên sinh:



Một bài viết về Cung Khắc Lược:


(Ông này hình như sinh năm 1937 (Đinh Sửu), năm nay chưa tới 90... Là con trai của CĐV, nhưng chưa rõ tại sao thời xưa vẫn đc cho đi học Đại học rồi làm ở viện Hán Nôm..., ko bị "đì" như nhiều con cháu quan lại, tiểu tư sản khác...)
Gần 30 năm trước nhà em ở trọ nhìn qua cánh đồng về phía chùa Phủ Liễn. Mấy lần em còn lội qua ruộng lên chùa đọc những bức tranh có nội dung viết về lịch sử của Đạo Phật. Phía trái của chùa là đài truyền hình Thái Nguyên. Em nhớ là ai đó nói tòa nhà đó trước đây là nhà của tỉnh trưởng TN. Không biết đúng hay sai.
Từ năm 2000 đến nay không quay trở lại khu đó. Hôm nay tra lại trên map thấy nghi ngờ trí nhớ của mình vì đài truyền hình TN lại ở chỗ khác và khu cánh đồng trũng giữa nhà trọ em ở mấy năm với chùa Phủ Liễn thì biến thành khu dân cư đông đúc, không thấy dấu vết gì của ngọn đồi nhỏ, trên đỉnh đồi có tòa nhà của đài TH.

Cụ nào ở Thái Nguyên giúp em xác nhận lại trí nhớ với.
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,237
Động cơ
528,909 Mã lực
Cung Khắc Lược tiên sinh:



Một bài viết về Cung Khắc Lược:


(Ông này hình như sinh năm 1937 (Đinh Sửu), năm nay chưa tới 90... Là con trai của CĐV, nhưng chưa rõ tại sao thời xưa vẫn đc cho đi học Đại học rồi làm ở viện Hán Nôm..., ko bị "đì" như nhiều con cháu quan lại, tiểu tư sản khác...)
Thời kỳ đầu cách mạng, những người đã từng cộng tác với Pháp dễ bị coi là *********, thỉnh thoảng bị xử để lấy chỉ tiêu. Đôi khi có người được mời cộng tác với chế độ mới mà không tham gia cũng gặp rắc rối.
Với các trường hợp đã bị xử, sau xét lại nếu thấy nhầm, thì con cái vẫn được đi học hành, làm cán bộ. Các con cụ Phạm Quỳnh là ví dụ.
Đúng ********* bị xử thì con cái căn bản là đi quét lá đa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,502
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Gần 30 năm trước nhà em ở trọ nhìn qua cánh đồng về phía chùa Phủ Liễn. Mấy lần em còn lội qua ruộng lên chùa đọc những bức tranh có nội dung viết về lịch sử của Đạo Phật. Phía trái của chùa là đài truyền hình Thái Nguyên. Em nhớ là ai đó nói tòa nhà đó trước đây là nhà của tỉnh trưởng TN. Không biết đúng hay sai.
Từ năm 2000 đến nay không quay trở lại khu đó. Hôm nay tra lại trên map thấy nghi ngờ trí nhớ của mình vì đài truyền hình TN lại ở chỗ khác và khu cánh đồng trũng giữa nhà trọ em ở mấy năm với chùa Phủ Liễn thì biến thành khu dân cư đông đúc, không thấy dấu vết gì của ngọn đồi nhỏ, trên đỉnh đồi có tòa nhà của đài TH.

Cụ nào ở Thái Nguyên giúp em xác nhận lại trí nhớ với.
Cụ ở gần chùa Phủ Liễn thì có biết nhà ông Chu Văn Tấn không?
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Cụ ở gần chùa Phủ Liễn thì có biết nhà ông Chu Văn Tấn không?
Em không nhớ thông tin này cụ à.
Gọi là gần chùa nhưng kiểu gần nhà xa ngõ vì nhà em trọ với chùa cách nhau 1 cánh đồng lầy lội. Muốn đến chùa phải đi vòng khá xa.
Ngày đó khu em ở mặc dù là trục chính đi từ đường tròn Đồng Quang ra đường tròn đồng hồ trung tâm nhưng đất ven đường vừa phân lô xong, chỉ có vài nhà mới xây.
Cụ ở trên đó cho em hỏi có đúng là ngày đó đài TH Thái Nguyên nằm gần chùa Phủ Liễn phải không? Nếu đúng thì em nhớ có người nói chuyện là tòa nhà đó trước CMT8 là của tỉnh trưởng (chắp nối thông tin thì là nhà của Cung Tỉnh trưởng)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,502
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không nhớ thông tin này cụ à.
Gọi là gần chùa nhưng kiểu gần nhà xa ngõ vì nhà em trọ với chùa cách nhau 1 cánh đồng lầy lội. Muốn đến chùa phải đi vòng khá xa.
Ngày đó khu em ở mặc dù là trục chính đi từ đường tròn Đồng Quang ra đường tròn đồng hồ trung tâm nhưng đất ven đường vừa phân lô xong, chỉ có vài nhà mới xây.
Cụ ở trên đó cho em hỏi có đúng là ngày đó đài TH Thái Nguyên nằm gần chùa Phủ Liễn phải không? Nếu đúng thì em nhớ có người nói chuyện là tòa nhà đó trước CMT8 là của tỉnh trưởng (chắp nối thông tin thì là nhà của Cung Tỉnh trưởng)
Thế thì đúng đấy cụ ạ. Tòa nhà đó có thời là nhà cụ Chu Văn Tấn chủ tịch Khu tự trị Việt bắc. Sau là đài TH Thái nguyên vì nó cao, nằm trên đồi.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Thế thì đúng đấy cụ ạ. Tòa nhà đó có thời là nhà cụ Chu Văn Tấn chủ tịch Khu tự trị Việt bắc. Sau là đài TH Thái nguyên vì nó cao, nằm trên đồi.
Cám ơn cụ. Thế thì trí nhớ của em vẫn tốt dù gần già :D :D :D
Em phân vân là vì ngày đó chỉ có mình tòa biệt thự nổi lên trên đỉnh quả đồi. Hôm nay search ảnh vệ tinh của map thấy chả giống trong trí nhớ chút nào. Nhà cửa san sát mà ko thấy biểu hiện của quả đồi đâu. Tra địa chỉ đài TH thì lại mãi ngoài gần sông Cầu.
Hóa ra có thời cụ Chu Văn Tấn sống ở đó.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em nghĩ chắc cũng phải con nhà Trùm Sò trở lên cụ ạ.


Món Tả thăng thiên mới nhanh cụ. Miệng nôn, trôn tháo ra toàn nước. Dính vào chỉ đi trong nửa ngày đến 1 ngày vì mất quá nhiều nước.
Anh Kiết lị thì đau quặn, mót dặn. Chạy hộc tốc ra hố xí rồi có khi ra được tí. Đặc trưng là có máu và nhầy mũi.
Xưa còn có anh Thương hàn nữa là thành bộ 3 Lưu-Quan-Trương vô địch thiên hạ về chuyện làm giảm dân số.



Pháp nó cũng làm xe khá sớm. Tầm những năm 1920s là các hãng của Pháp cũng lớn mạnh rồi nên em nghĩ nó chả dùng xe Đức đâu. Em nghĩ đấy có thể là 1 chiếc Citroen C4 hoặc C6. Cũng có thể là một chiếc Renault
Lúc này Đức còn đang bị o bế sau WW1. Anh Le còn đang nếm mật nằm gai nên hàng hóa Đức chưa phổ biến lắm.
Nói về xế hộp thì thiết kế xe những năm 20-40 em thấy quá chất. Đúng là cái hộp bóng lộn nhìn rất quý tộc. Đằng sau lại buộc thêm quả vali gỗ hoặc da khuy đồng hoặc crome bóng loáng nữa thì đúng bài. Lái xe đầu đội mũ kepi, tay đi găng mở cửa xe cho boss.
Về độ oai phong thì không ai bằng anh Le đứng trên con Mẹc 2 hoạc 3 cầu mui trần. Hình ảnh quá kinh điển.
Xe Ô tô Pháp thời xưa hay đến bây giờ vẫn đẹp mà các cụ, thiết kế đậm nét Châu Âu, sang trọng, lịch lãm.
Thập niên 1920s, 1930s, 1940s, các xê ô tô nhìn có nét đẹp mê hồn.
Riêng anh Le, nói không quá, ngoài gây chiến ra, xét về mặt làm kinh tế, anh ấy cũng không kém ai.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đường cái quan năm 1898, phía Nam Phú Yên.
Thời Nguyễn, đường Nam-Bắc là đường đất, trèo đèo lội núi mà đi, qua suối, hổ báo, cướp bóc như rươi....
Sau năm 1898 này, việc khảo sát, xây dựng, làm đường quốc lộ số 1 mới bắt đầu.
Xưa, để đi từ Bắc vào Trung hay Nam, các cụ đi đường thủy, chủ yếu là đường biển.
1000007849-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Annam. Sur la route mandarine - Gué de Hoa-son, au nord du Deo-Ca.
Trung Kỳ. Trên đường cái quan. Vũng Hảo Sơn phía bắc Đèo Cả, năm 1898.
Loạt ảnh của André Salles, thanh tra thuộc địa kiêm nhiếp ảnh gia.

1000007851-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ruộng muối ở Ruồng, gần Phan Rí, năm 1898.
Nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

1000007853-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trung Kỳ. Trên đường Cái Quan. Trên bến Duong [ Duồng] , gần Phan Rí, ngày 6 tháng 5 năm 1898.
Trang phục của người dân xưa là khá giống nhau từ Nam ra Bắc.

1000007855-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đường cái quan, tại Đèo Cả, ngày 23 tháng 4 năm 1898.

1000007857-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đường Cái quan. Trạm Hòa Sơn ở chân đèo phía bắc Đèo Cả, năm 1898.
Trạm là một nơi dừng chân của khách qua đường, phu trạm, những người đi công cán đường xa.

1000007860-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đường từ Đà Nẵng ra Huế. Làng của những người phu trên đèo Hải Vân nhìn về phía Đà Nẵng, 1898.
Xưa, để qua được đèo Hải Vân, nếu đi có hàng hóa, hay mệt mỏi, cần người cáng, thì sẽ có đội khuân vác gọi là Đểu-Cáng, họ sẽ giúp các cụ vượt qua đèo.
Họ sống theo làng trên đèo Hải Vân như trong ảnh.

1000007863-colorized.jpg
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Cám ơn cụ. Thế thì trí nhớ của em vẫn tốt dù gần già :D :D :D
Em phân vân là vì ngày đó chỉ có mình tòa biệt thự nổi lên trên đỉnh quả đồi. Hôm nay search ảnh vệ tinh của map thấy chả giống trong trí nhớ chút nào. Nhà cửa san sát mà ko thấy biểu hiện của quả đồi đâu. Tra địa chỉ đài TH thì lại mãi ngoài gần sông Cầu.
Hóa ra có thời cụ Chu Văn Tấn sống ở đó.
Biệt thự trên đỉnh đồi gần Chùa Phủ Liễn đúng là nhà của Chủ tịch, bí thư khu tự trị Việt Bắc - Thượng tướng Chu Văn Tấn cụ ạ. Em học cấp 1, 2 ở ngay gần đấy nên thường xuyên leo ngang quả đồi này để đến trường. Hồi đấy mọi người hay gọi là đồi Chu (hoặc đồi Chu Văn Tấn). Em hay mò lên đấy chơi, thấy bảo có 2 đường hầm thoát hiểm xuống lưng đồi nhưng em mới chỉ chui vào nghịch 1 hầm, sau thì bị xây chặn cửa lại. Tòa biệt thự được xây theo phong cách cũng tương đối giống kiến trúc Đông Dương của Pháp. Lối chính đi lên gần cổng Chùa Phủ Liễn. Sau này Đài truyền hình Bắc Thái (Đài Truyền hình Thái Nguyên ngày nay) dựng cột phát sóng ngay sát tòa biệt thự và dùng luôn tòa biệt thự đó làm phòng làm việc. Từ đó trẻ con bọn em ko được vào đây chơi nữa, cứ ló mặt vào là bị bảo vệ đuổi. Giờ ngọn đồi này đã bị san khá nhiều để làm đường và khu dân cư nên chỉ còn bé xíu, hiện chỉ còn tháp truyền hình cũ và tòa nhà vận hành, ko biết tòa biệt thự cũ của ông Chu Văn Tấn có còn không. Do nguy cơ sạt lở nên chủ trương là sẽ san bằng ngọn đồi đó và xây 1 tòa cao ốc gần 40 tầng nên tháp truyền hình đã di chuyển ra chỗ đồi Chống Sét gần sông Cầu như cụ thấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top