[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Biệt thự trên đỉnh đồi gần Chùa Phủ Liễn đúng là nhà của Chủ tịch, bí thư khu tự trị Việt Bắc - Thượng tướng Chu Văn Tấn cụ ạ. Em học cấp 1, 2 ở ngay gần đấy nên thường xuyên leo ngang quả đồi này để đến trường. Hồi đấy mọi người hay gọi là đồi Chu (hoặc đồi Chu Văn Tấn). Em hay mò lên đấy chơi, thấy bảo có 2 đường hầm thoát hiểm xuống lưng đồi nhưng em mới chỉ chui vào nghịch 1 hầm, sau thì bị xây chặn cửa lại. Tòa biệt thự được xây theo phong cách cũng tương đối giống kiến trúc Đông Dương của Pháp. Lối chính đi lên gần cổng Chùa Phủ Liễn. Sau này Đài truyền hình Bắc Thái (Đài Truyền hình Thái Nguyên ngày nay) dựng cột phát sóng ngay sát tòa biệt thự và dùng luôn tòa biệt thự đó làm phòng làm việc. Từ đó trẻ con bọn em ko được vào đây chơi nữa, cứ ló mặt vào là bị bảo vệ đuổi. Giờ ngọn đồi này đã bị san khá nhiều để làm đường và khu dân cư nên chỉ còn bé xíu, hiện chỉ còn tháp truyền hình cũ và tòa nhà vận hành, ko biết tòa biệt thự cũ của ông Chu Văn Tấn có còn không. Do nguy cơ sạt lở nên chủ trương là sẽ san bằng ngọn đồi đó và xây 1 tòa cao ốc gần 40 tầng nên tháp truyền hình đã di chuyển ra chỗ đồi Chống Sét gần sông Cầu như cụ thấy.
Vầng. Cụ nhớ chính xác quá.
Đúng là: Bách niên thương hải tang điền. Mới gần 30 năm mà đã thay đổi quá nhiều. Giờ em mà đến chắc cũng chịu, không nhận ra.
Hồi đó em trọ ở đó mấy năm, gần ngay cổng sau của trường cấp 1 Đội Cấn. Em vẫn hay nhảy qua tường để đi tắt sang bến xe Đồng Quang.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Đường từ Đà Nẵng ra Huế. Làng của những người phu trên đèo Hải Vân nhìn về phía Đà Nẵng, 1898.
Xưa, để qua được đèo Hải Vân, nếu đi có hàng hóa, hay mệt mỏi, cần người cáng, thì sẽ có đội khuân vác gọi là Đểu-Cáng, họ sẽ giúp các cụ vượt qua đèo.
Họ sống theo làng trên đèo Hải Vân như trong ảnh.

1000007863-colorized.jpg
Cái từ Đểu-Cáng như cụ nói nó có liên quan gì đến câu chửi của các cụ ngày xưa không cụ nhỉ?
Quê em các cụ hay có những câu như: Quân đểu cáng, đểu giả, chó má...
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,413 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Vầng. Cụ nhớ chính xác quá.
Đúng là: Bách niên thương hải tang điền. Mới gần 30 năm mà đã thay đổi quá nhiều. Giờ em mà đến chắc cũng chịu, không nhận ra.
Hồi đó em trọ ở đó mấy năm, gần ngay cổng sau của trường cấp 1 Đội Cấn. Em vẫn hay nhảy qua tường để đi tắt sang bến xe Đồng Quang.
Cổng sau của Trường cấp 1 Đội Cấn thì chắc cụ ở gần Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc. Từ năm 2000 mà cụ chưa quay lại Thái Nguyên thì giò chắc ko thể tưởng tượng nổi nữa, tất cả đã thay đổi khủng khiếp. Trước đây quanh trường Đội Cấn, chân đồi Chu Văn Tấn vẫn toàn đồng ruộng, mồ mả, nhà lụp xụp thì giờ đã thành khu dân cư, biệt thự. Chùa Phủ Liễn thì đã trở thành một ngôi chùa lớn, bề thế, hoành tráng chứ ko phải là căn nhà cấp 4 như xưa, bến xe Đồng Quang đã chuyển đi nơi khác, giờ vị trí đó là Vincom.
Ở còm trước cụ có nhầm dinh thự của cụ Chu Văn Tấn với dinh tỉnh trưởng Thái Nguyên, ở Thái Nguyên em chưa thấy nói đến dinh tỉnh trưởng hay dinh tổng đốc bao giờ, chỉ thấy nói đến dinh công sứ Thái Nguyên, hiện tại nó ở vị trí nằm trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và chỉ còn nền móng cũ và hầm thoát hiểm, tòa nhà đã bị tàn phá vào năm 1947 khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Cụ có thể thấy thêm hình ảnh về Thái Nguyên thời Pháp trong thớt "Thái Nguyên xưa' của cụ Ngao.



 

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
764
Động cơ
168,188 Mã lực
Cái từ Đểu-Cáng như cụ nói nó có liên quan gì đến câu chửi của các cụ ngày xưa không cụ nhỉ?
Quê em các cụ hay có những câu như: Quân đểu cáng, đểu giả, chó má...
Đểu: Phu gánh
Cáng: Phu cáng
Vào thời điểm đó, phu đểu và phu cáng thường nhận gánh hàng hóa và cáng người đi đường. Lợi dụng những chỗ rừng núi heo hút, hiểm trở, bọn này thường hay đánh người, cướp hàng, thậm chí giết người, cướp của. Chính vì vậy, nhân dân ta mới dùng chính tên bọn này để chỉ những người hèn mạt, xấu xa. Quân đểu cáng, đểu giả...có sự tích là như thế cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái từ Đểu-Cáng như cụ nói nó có liên quan gì đến câu chửi của các cụ ngày xưa không cụ nhỉ?
Quê em các cụ hay có những câu như: Quân đểu cáng, đểu giả, chó má...
Đểu là người khiêng hàng, Cáng là người khiêng võng, xưa họ cũng hay tụ tập tại một chỗ chờ người đến thuê, người ta hay gọi:
- Cho....Đểu....Cáng [ ví dụ cho 2 đểu 2 cáng]
Đểu- Cáng thường ít học, hay cãi nhau, tranh giành khách, nên dần dần từ Đểu -Cáng mới mang nghĩa tiêu cực [ bọn Đểu Cáng, đồ Đểu Cáng]
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Cổng sau của Trường cấp 1 Đội Cấn thì chắc cụ ở gần Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc. Từ năm 2000 mà cụ chưa quay lại Thái Nguyên thì giò chắc ko thể tưởng tượng nổi nữa, tất cả đã thay đổi khủng khiếp. Trước đây quanh trường Đội Cấn, chân đồi Chu Văn Tấn vẫn toàn đồng ruộng, mồ mả, nhà lụp xụp thì giờ đã thành khu dân cư, biệt thự. Chùa Phủ Liễn thì đã trở thành một ngôi chùa lớn, bề thế, hoành tráng chứ ko phải là căn nhà cấp 4 như xưa, bến xe Đồng Quang đã chuyển đi nơi khác, giờ vị trí đó là Vincom.
Ở còm trước cụ có nhầm dinh thự của cụ Chu Văn Tấn với dinh tỉnh trưởng Thái Nguyên, ở Thái Nguyên em chưa thấy nói đến dinh tỉnh trưởng hay dinh tổng đốc bao giờ, chỉ thấy nói đến dinh công sứ Thái Nguyên, hiện tại nó ở vị trí nằm trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và chỉ còn nền móng cũ và hầm thoát hiểm, tòa nhà đã bị tàn phá vào năm 1947 khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Cụ có thể thấy thêm hình ảnh về Thái Nguyên thời Pháp trong thớt "Thái Nguyên xưa' của cụ Ngao.



Vầng. Em cũng láng máng vậy. Thank cụ đã chi tiết thêm.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Đểu: Phu gánh
Cáng: Phu cáng
Vào thời điểm đó, phu đểu và phu cáng thường nhận gánh hàng hóa và cáng người đi đường. Lợi dụng những chỗ rừng núi heo hút, hiểm trở, bọn này thường hay đánh người, cướp hàng, thậm chí giết người, cướp của. Chính vì vậy, nhân dân ta mới dùng chính tên bọn này để chỉ những người hèn mạt, xấu xa. Quân đểu cáng, đểu giả...có sự tích là như thế cụ ạ.
Đểu là người khiêng hàng, Cáng là người khiêng võng, xưa họ cũng hay tụ tập tại một chỗ chờ người đến thuê, người ta hay gọi:
- Cho....Đểu....Cáng [ ví dụ cho 2 đểu 2 cáng]
Đểu- Cáng thường ít học, hay cãi nhau, tranh giành khách, nên dần dần từ Đểu -Cáng mới mang nghĩa tiêu cực [ bọn Đểu Cáng, đồ Đểu Cáng]
Hay quá. Cám ơn 2 cụ đã cắt nghĩa. Bây giờ em mới biết cái này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ trên đỉnh Hải Vân Quan nhìn về phía Bắc.
Hải Vân Quan, các cụ đọc lại bài của Thái Đình Lan em đã post trong thớt này về hành trình về TQ của ông ta.
Hải Vân Quan thời Minh Mạng, được canh phòng nghiêm ngặt, rừng cây rậm rạp, chim chóc muông thú đầy rẫy, vậy mà chỉ mấy chục năm, đã trọc như đầu sư vậy.

1000007865-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cổng nhìn về Huế trên Hải Vân Quan.
Xây dựng năm 1826 [năm thứ 7 Minh Mạng] trên đỉnh đèo Hải Vân, nơi đây được canh phòng nghiêm ngặt.
Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức, do thiếu ngân khố, nên triều đình bỏ mặc, nhiều đồn canh hoang phế.
Thiệu Trị, Tự Đức cũng bỏ mặc miền Bắc cho bọn thổ phỉ, quân cướp Trung Quốc.

1000007874-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đèo Hải Vân, cổng Đà Nẵng, 1890.
Cổng Đà Nẵng là một phần của lũy phòng thủ đèo Hải Vân được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân vào năm thứ 7 đời Mình Mạng [1826] để kiểm soát việc qua lại trên đường cái quan đoạn giữa Đà Nẵng và Huế.
Những bậc đá lên xuống này đã được tả trong bài của Thái Đình Lan.
Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức, do thiếu tiền, nên triều đình bỏ hoang các đồn này.

1000007876-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chợ Kỳ Lừa năm 1898.

1000007878-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chợ ở Sài Gòn, ngày 18 tháng 1 năm.1896.
Giữa hình có lẽ là nhà vệ sinh của chợ.
Hàng cây phía xa và nhà hai tầng là trên đường Adran [chức vụ của Bá Đa Lộc, đường lúc đó lấy tên giám mục Bá Đa Lộc, sau đổi thành đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu].

1000007880-colorized.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Cổng nhìn về Huế trên Hải Vân Quan.
Xây dựng năm 1826 [năm thứ 7 Minh Mạng] trên đỉnh đèo Hải Vân, nơi đây được canh phòng nghiêm ngặt.
Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức, do thiếu ngân khố, nên triều đình bỏ mặc, nhiều đồn canh hoang phế.
Thiệu Trị, Tự Đức cũng bỏ mặc miền Bắc cho bọn thổ phỉ, quân cướp Trung Quốc.

1000007874-colorized.jpg
Trên đèo Hải Vân, cổng Đà Nẵng, 1890.
Cổng Đà Nẵng là một phần của lũy phòng thủ đèo Hải Vân được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân vào năm thứ 7 đời Mình Mạng [1826] để kiểm soát việc qua lại trên đường cái quan đoạn giữa Đà Nẵng và Huế.
Những bậc đá lên xuống này đã được tả trong bài của Thái Đình Lan.
Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức, do thiếu tiền, nên triều đình bỏ hoang các đồn này.

1000007876-colorized.jpg
Tầm này chắc khu di tích cũng đã được trùng tu xong rồi. Về hình dạng và kiến trúc thấy vẫn tôn trọng nguyên gốc thời Nguyễn.

1691947447_984_Toan-canh-cum-thanh-luy-phong-thu-Hai-Van-quan.jpg


b44c574aee648fc9ba80aa40d5334a60.jpg


1691947447_708_Toan-canh-cum-thanh-luy-phong-thu-Hai-Van-quan.jpg
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,929
Động cơ
395,507 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Xe Ô tô Pháp thời xưa hay đến bây giờ vẫn đẹp mà các cụ, thiết kế đậm nét Châu Âu, sang trọng, lịch lãm.
Thập niên 1920s, 1930s, 1940s, các xê ô tô nhìn có nét đẹp mê hồn.
Riêng anh Le, nói không quá, ngoài gây chiến ra, xét về mặt làm kinh tế, anh ấy cũng không kém ai.
phú đĩ rèn hàng nóng cũng đều tự lực nhiều đấy . trong khối thì bọn này độc lập nhất
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,113
Động cơ
25,736 Mã lực
Không dấu gì cụ môn này em cũng kinh qua đôi ba lần khi còn trẻ con. Đúng là khi đi phản lực, khi về trực thăng. Chỉ còn dựa lưng vào tường mà thở.
Ngày đó có thuôc gì đâu. Phổ biến nhất là Cờ-lo-rô-xít.
Em nhớ tầm năm 8 mấy gì đó, ông cụ nhà em được ai đó mách cho bài thuốc rất đơn giản. Đó là cây này. Rửa sạch, ăn sống cùng chút muối.

View attachment 8164487
Chuẩn bài cụ ạ!? Quê em gọi là cây lá hôi cầm kiết lỵ rất tốt.
 

Selfie

Xe hơi
Biển số
OF-810290
Ngày cấp bằng
6/4/22
Số km
177
Động cơ
6,389 Mã lực
Em nghĩ chắc cũng phải con nhà Trùm Sò trở lên cụ ạ.


Món Tả thăng thiên mới nhanh cụ. Miệng nôn, trôn tháo ra toàn nước. Dính vào chỉ đi trong nửa ngày đến 1 ngày vì mất quá nhiều nước.
Anh Kiết lị thì đau quặn, mót dặn. Chạy hộc tốc ra hố xí rồi có khi ra được tí. Đặc trưng là có máu và nhầy mũi.
Xưa còn có anh Thương hàn nữa là thành bộ 3 Lưu-Quan-Trương vô địch thiên hạ về chuyện làm giảm dân số.



Pháp nó cũng làm xe khá sớm. Tầm những năm 1920s là các hãng của Pháp cũng lớn mạnh rồi nên em nghĩ nó chả dùng xe Đức đâu. Em nghĩ đấy có thể là 1 chiếc Citroen C4 hoặc C6. Cũng có thể là một chiếc Renault
Lúc này Đức còn đang bị o bế sau WW1. Anh Le còn đang nếm mật nằm gai nên hàng hóa Đức chưa phổ biến lắm.
Nói về xế hộp thì thiết kế xe những năm 20-40 em thấy quá chất. Đúng là cái hộp bóng lộn nhìn rất quý tộc. Đằng sau lại buộc thêm quả vali gỗ hoặc da khuy đồng hoặc crome bóng loáng nữa thì đúng bài. Lái xe đầu đội mũ kepi, tay đi găng mở cửa xe cho boss.
Về độ oai phong thì không ai bằng anh Le đứng trên con Mẹc 2 hoạc 3 cầu mui trần. Hình ảnh quá kinh điển.
Con xe trên ảnh có biểu tượng ngôi sao 3 cánh của Mercedes mà cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top