Sài Gòn, 1867, 3 ông cháu đứng trên một cây cầu gỗ khá chắc chắn và đẹp.
Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng có một đoạn đường tầm 2km đi trái về phải. Đó chính là cầu Long Biên các cụ ạ. Có điều đi nhiều thành quen nên ta không để ý thôi.Ga Yên Bái và ga Việt Trì khoảng 1920s
Cầu Việt Trì.
Cầu này được xây dựng năm 1901. Cây cầu đã bị đánh sập ngày 9/4/1942. Hoà bình lập lại, năm 1956, cầu Việt Trì được xây dựng lại, về cơ bản giữ kiểu kiến trúc cũ. Em nhớ cầu này ngày đó đi chung đường xe lửa và đường bộ. Đường bộ chỉ cho xe đi 1 chiều. Bên này đi thì bên kia dừng nên luôn phải có 2 đội điều phối 2 đầu.
Đến năm 1992 thì cầu được xây dựng lại. Cầu này giao thông đi ngược.Thì theo chiều từ HN-Việt Trì lại đi làn bên Trái, còn đi về Hà Nội lại đi làn bên phải.
Ây-ai của cụ có xiền nó khôn hẳn nhỉ? Em chơi phờ-ri nó bẩu luôn chất lượng chỉ đạt 50%Bức ảnh của John Thomson, nhà địa lý học, nhà thám hiểm người Scotland, đến Sài Gòn năm 1866, ảnh này em mất công làm đi làm lại cho đẹp.
Ảnh chụp năm 1867, ở một vùng nào đó ở Sài Gòn, một cụ gái đang đứng ở cổng, nhìn Sài Gòn cây cối rậm rịt ác liệt.
Em góp ý cụ tý xíu:
Cụ "lực điền" này chắc cao dưới 1m60, tuổi thì chắc dưới 30... Nhìn thì cũng khỏe mạnh, nhưng cơ bắp thế này thì em thấy cũng rất bình thuờng thôi, ko phải quá lực lưỡng...Cụ lực điền này cơ bắp cũng quá ngon. Xưa có đồn đại người Việt chuẩn là phải ngón chân cái choãi ra nên Tàu nó gọi là giao chỉ. Lời đồn thổi này bậy bạ hết.
Các cụ nhìn xem những cụ nông dân thuần túy như ảnh đây có cụ nào ngón chân choãi đâu nhỉ.
n
Cũng ngon cơm đấy chứ cụ. Tất nhiên là không theo kiểu cơ bắp cuồn cuộn như tập gym. Em cũng chỉ mong bọn trẻ con nhà em nó có cơ như thế này. Thanh niên giờ nhiều cậu tầm ngoài 21-22 là bụng, cằm nổi múi mỡ ngồn ngộn.Cụ "lực điền" này chắc cao dưới 1m60, tuổi thì chắc dưới 30... Nhìn thì cũng khỏe mạnh, nhưng cơ bắp thế này thì em thấy cũng rất bình thuờng thôi, ko phải quá lực lưỡng...
Phải đọc truyện "tư cách mõ" của Nam Cao mới thấm được cái xã hội nó tác động đến phẩm giá con người ta như thế nào. Không biết các cụ nghĩ sao chứ em là thích đọc truyện ngắn của Nam Cao lắm, văn của cụ đúng là đậm chất hiện thực nhân văn! Em lan man một týMột cụ Mõ.
Chắc chắn nhiều cụ giờ không hiểu lắm hoặc có khi cũng không biết về Mõ. Nhất là các cụ Gen Z.
Nếu chưa hiểu rõ lắm, mời các cụ xem vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Hoăc nếu các cụ không thích xem chèo cổ thì có hài kịch cũng dựa trên tích Thị Màu-Thị Kính do nhóm nghệ sĩ hải ngoại diễn. Trên youtube có sẵn.
Thân phận người làm Mõ trong thời xưa thì đúng là dưới cùng của xã hội.
Có phải Mõ là tham ăn hay không, mõ là ít có liêm sỉ hay không? Em nghĩ là không phải. Họ cũng như chúng ta thôi, đều có lòng tự trọng. Chỉ vì cuộc sống của họ kém may mắn nên không vươn lên được mà phải chịu thân phận làm Mõ.
Xã hội Việt Nam mình cũng là cởi mở và thay đổi rất nhanh đấy chứ nhỉ? Chỉ sau tầm mấy chục năm là sự phân biệt giai cấp, tầng lớp của xã hội cũ đã gần như không còn. Giờ chỉ có 2 tầng lớp là người có nhiều tiền và người chưa nhiều tiền thôi.
Trước làng em cũng có mấy nhà các cụ có tuổi kể: nhà ấy trước làm mõ. Nhưng đã lâu rồi dù có thể đối với người có tuổi vẫn nhớ điều này nhưng không có khoảng cách hay kỳ thị gì cả.
Vua Lê Thánh Tông còn có thơ khen ngợi anh Mõ cơ mà cụ.Phải đọc truyện "tư cách mõ" của Nam Cao mới thấm được cái xã hội nó tác động đến phẩm giá con người ta như thế nào. Không biết các cụ nghĩ sao chứ em là thích đọc truyện ngắn của Nam Cao lắm, văn của cụ đúng là đậm chất hiện thực nhân văn! Em lan man một tý
Có xiền thì ảnh đẹp ác liệt cụ ạ, em vẫn phải chỉnh tay một số ảnh chứ không thể tự động 100%, nên ảnh ngày càng đẹp hơn, hehehe.Ây-ai của cụ có xiền nó khôn hẳn nhỉ? Em chơi phờ-ri nó bẩu luôn chất lượng chỉ đạt 50%