[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phố Hàng Bạc, ảnh chụp khoảng 1883-1886.
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs [phố của những người đổi tiền]. Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc.
Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê [hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương] ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn [ở số nhà 42] thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông [thế kỷ 15], có vị quan thượng thư bộ Lại là Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén [đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá] ở kinh thành Thăng Long.
Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp
Ngày nay tại phố Hàng Bạc vẫn còn những ngôi nhà ghi dấu tổ nghề của người làng Châu Khê. Như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Đình Thượng và số 42 là Đình Hạ thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm. Di tích thờ tự có đình Dũng Hãn [số nhà 42] có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đình thờ Linh Lang Vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đây cũng là ngôi đình rộng nhất ở phố cổ Hà Nội.
Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C.E. Hocquard.
FB_IMG_1703770200685.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người thợ đúc bạc [có lẽ ở phố Hàng Bạc], ảnh chụp khoảng 1883-1885.
Tiếng Pháp:
Fondeurs de barres d'agent.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C. E. Hocquard.

FB_IMG_1703770294975.jpg
 

TaiNon1974

Xe buýt
Biển số
OF-340720
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
873
Động cơ
289,160 Mã lực
Nơi ở
Tp HCM

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Bắc Hà, Lào Cai, thập niên 1920s, ảnh chụp gần khu chợ Bắc Hà, sát góc phải ảnh là một ngôi chùa của người Kinh.
Cái tên Bắc Hà xuất phát từ cụm từ tiếng Tày "Pạc ha" nghĩa là "trăm bó gianh". Thời thuộc Pháp, người Pháp ghi lại âm Pạc ha bằng chữ cái latinh thành Pakha. Người Việt đọc trại thành Bắc Hà rồi trở thành tên gọi chính thức của vùng đất này.
46552395844_3af5639baa_o-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tỉnh Vĩnh Yên xưa,tổng Miêu Duệ, huyện Tam Dương, những người nông dân đang đập lúa trong một cái sân rộng, cạnh một ngôi nhà 2 tầng rất khang trang, thập niên 1920s.
Tiếng Pháp:
Le battage des gerbes de riz à la main.
Ngôi nhà này sau 1954 bị phá tan tành, chỉ còn lại cái sân đem làm sân kho hợp tác xã, nơi đây gắn bó bao nhiêu là kỷ niệm tuổi thơ, từ những buổi chiếu phim, xem văn công, tập thiếu nhi, sinh hoạt đội....
Khu vườn nhà địa chủ này rộng, trồng đủ loại cây ăn quả, có thời gian còn đem làm nhà trẻ, rồi trạm y tế xã...
Ngày nay toàn bộ khu đất này biến thành trường học, không còn dấu tích gì.
52449552262_dce3810a1d_o-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp Đồng Mồ Mả, năm 1867.
Mả ngụy hay Mả biền tru là một mồ chôn tập thể những người tham gia hoặc liên quan cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi [1833-1835] ở thành Phiên An , còn gọi là thành Gia Định, thành Sài Gòn.
Ngày nay là khu vực gần Ngã Sáu Công trường Dân Chủ, đường Cách mạng Tháng Tám và đầu đường 3 tháng 2.
Tổng cộng có 1.831 người bị triều đình Huế chém chết, kể cả già trẻ lớn bé, trong khu vực thành và vài dặm ngoài thành, theo luật nhà Nguyễn gọi là Biền Tru [ tức là cao hơn chu di cửu tộc, thập tộc].
Thời phong kiến, hình phạt tàn khốc nhất là lăng trì, chu di tam tộc, cửu tộc, thập tộc [ rất hiếm], nhưng đến thời Nguyễn, Minh Mạng còn nâng lên đến mức Biền Tru, tức là giết sạch sẽ không phân biệt họ hàng, hàng xóm, những người sống gần cách khoảng vài dặm, nếu phạm tội nổi loạn khởi nghĩa là chém ngay không cần xét xử.
14790903235_095956825d_o-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh cụ Phạm Phú Thứ, chụp năm 1863,khi cụ chuẩn bị đi sứ sang Pháp, lúc này cụ làm phó sứ cho cụ Phan Thanh Giản.
52982868246_7129027b5a_o-colorized_restored.jpeg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,519
Động cơ
1,005,525 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phố Hàng Bạc, ảnh chụp khoảng 1883-1886.
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs [phố của những người đổi tiền]. Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc.
Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê [hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương] ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn [ở số nhà 42] thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông [thế kỷ 15], có vị quan thượng thư bộ Lại là Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén [đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá] ở kinh thành Thăng Long.
Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp
Ngày nay tại phố Hàng Bạc vẫn còn những ngôi nhà ghi dấu tổ nghề của người làng Châu Khê. Như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Đình Thượng và số 42 là Đình Hạ thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm. Di tích thờ tự có đình Dũng Hãn [số nhà 42] có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đình thờ Linh Lang Vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đây cũng là ngôi đình rộng nhất ở phố cổ Hà Nội.
Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C.E. Hocquard.
FB_IMG_1703770200685.jpg
Hiện nay ở phố Hàng Bạc vẫn còn duy nhất ngôi nhà như trong ảnh. Nét kiến trúc đặc trưng của nhưng ngôi nhà cổ này là ngói ta, 2 tầng, mái của tầng 1 kiểu 1 mái, cửa ra vào thường bố trí 2 bên là cửa gỗ xếp lùa cao lên cos sàn 30-40 phân, cửa đi lại là cửa nhỏ chính giữa. Cửa 2 bên chỉ khi nào bán hàng mới mở ra. Các thanh ván gỗ lùa vào mỗi khi đóng cửa đều được ghi số thứ tự để xếp vào chính xác đúng vị trí.
Mới đây, ngôi nhà cổ này bị 1 con bé, đi 4b tông vào ban đêm làm sập cả tường. Chưa rõ bên bảo tồn phố cổ đã tiến hành phục chế lại chưa?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hiện nay ở phố Hàng Bạc vẫn còn duy nhất ngôi nhà như trong ảnh. Nét kiến trúc đặc trưng của nhưng ngôi nhà cổ này là ngói ta, 2 tầng, mái của tầng 1 kiểu 1 mái, cửa ra vào thường bố trí 2 bên là cửa gỗ xếp lùa cao lên cos sàn 30-40 phân, cửa đi lại là cửa nhỏ chính giữa. Cửa 2 bên chỉ khi nào bán hàng mới mở ra. Các thanh ván gỗ lùa vào mỗi khi đóng cửa đều được ghi số thứ tự để xếp vào chính xác đúng vị trí.
Mới đây, ngôi nhà cổ này bị 1 con bé, đi 4b tông vào ban đêm làm sập cả tường. Chưa rõ bên bảo tồn phố cổ đã tiến hành phục chế lại chưa?
À, thì ra là ngôi nhà đó à cụ...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình ảnh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, năm 1884.
Lúc này nhìn cầu xuống cấp rất nhiều, không có lan can, mặt cầu chỉ là những tấm ván gỗ lát trên, vẫn có vài cụ bé đang chơi trên cầu.
Ảnh của C.E. Hocquard.
2023-12-28-21-20-31-602.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một góc chợ Nha Trang, năm 1896.
Nhìn cảnh chợ, ăn mặc...không khác nhiều so với những vùng quê miền Bắc, trừ sự xuất hiện của viên Mã Tà .
Ảnh của André Firmin Salles, thanh tra Đông Dương kiêm nhiếp ảnh gia.
Vị trí chụp ảnh hiện nay gần lầu ông Năm [tức là nhà bác sĩ Yersin].
50592459863_53966ee5d7_o-colorized.jpg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,519
Động cơ
1,005,525 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hình ảnh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, năm 1884.
Lúc này nhìn cầu xuống cấp rất nhiều, không có lan can, mặt cầu chỉ là những tấm ván gỗ lát trên, vẫn có vài cụ bé đang chơi trên cầu.
Ảnh của C.E. Hocquard.
2023-12-28-21-20-31-602.jpg
Công nhận trình thi công của ta thời trước quá sơ sài nếu không nói là kém, ẩu, tạm bợ. Đấy là những công trình cấp quốc gia ỏ trung tâm xứ kinh kỳ mà còn như vậy, chứ ở các vùng nông thôn, tỉnh nghèo thì còn lạc hậu nữa.
Nhìn cái cổng Đắc nguyệt lâu quá xấu, tỉ lệ lệch lạc, trình thợ làm đúng dạng thợ vườn.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Một cụ mẹ người Mường ở Nghệ An tay bế tay bồng và mấy cụ con. Cụ con đứng phía phải chắc chỉ tầm khoảng 12-13 tuổi. Không rõ ở bụng có cái gì mà lùm lùm to tướng. Hay lại có bầu.
Nhìn mặt cụ mẹ và các cụ con thấy dinh dưỡng rất ổn. Không thấy có vẻ ăn uống kém.

download_image_1702974918019.png


Các cụ thiếu nữ người Mường. Các cụ có khuôn mặt bầu bĩnh.
Có người nói (nghiêm túc ấy). Nếu nói con cháu chuẩn nhất của người Việt cổ là người Mường. Còn ông kinh tộc thì cũng pha tạp lung tung xòe rồi.

download_image_1702975446792.png


Ba cụ gái người Mường ở Nghệ An tạo giáng cho nhiếp ảnh gia chụp.
download_image_1702975741271.png
1703830888113.png

Bức ảnh này các cụ đêu có khuôn mặt tròn xoe.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Trồng cây sơn ta ở Phú Thọ, thập niên 1920s.
Người Pháp quy hoạch các vùng cây chuyên canh ở Phú Thọ bao gồm cây sơn ta, chè, cây trẩu, thầu dầu...
Tiếng Pháp:
Jeune laquier.
FB_IMG_1703770118071.jpg
Cụ Doc còn nhớ mùi dầu trẩu không? Em thì không quên được.
Đúng là chưa quên chuyện trẻ con mà đã già. Thời gian trôi nhanh quá.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Năm 2012 tôi có việc ở Đài phát hình đó một hôm, lúc đó là của VTC, biệt thự vẫn còn, bây giờ thì không biết thế nào.
Cám ơn cụ. Thế thì trí nhớ của em vẫn tốt dù gần già :D :D :D
Em phân vân là vì ngày đó chỉ có mình tòa biệt thự nổi lên trên đỉnh quả đồi. Hôm nay search ảnh vệ tinh của map thấy chả giống trong trí nhớ chút nào. Nhà cửa san sát mà ko thấy biểu hiện của quả đồi đâu. Tra địa chỉ đài TH thì lại mãi ngoài gần sông Cầu.
Hóa ra có thời cụ Chu Văn Tấn sống ở đó.
FB_IMG_1703772566500.jpg

Hôm nay em thấy hình ảnh trên Facebook về dinh thự của ông Tấn ngày trước đang được tháo dỡ. Chắc đây là hình ảnh cuối cùng về tòa nhà này. Cột truyền hình bên cạnh đó đã được tháo rời và chuyển đi :)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Doc còn nhớ mùi dầu trẩu không? Em thì không quên được.
Đúng là chưa quên chuyện trẻ con mà đã già. Thời gian trôi nhanh quá.
Có chứ cụ, quê em cũng nhiều trẩu, ....mới vậy mà đã quên, cảm ơn cụ nhắc lại.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một viên đao phủ đang đứng cạnh x.ác của một tử tội vừa bị hành q.uyết, ảnh chụp khoảng 1883-1885.
Tiếng Pháp:
Une décapitation.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp Charles-Édouard Hocquard [1853-1911]. Cùng với Emile Gsell, thì bác sĩ Hocquard là người thứ 2 chụp những bức ảnh sớm nhất về miền Bắc và miền Trung giai đoạn 1883-1886.

2023-12-29-11-08-33-459.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngôi chùa trên núi Hồi Hạc, Ninh Bình, ảnh chụp khoảng 1883-1885.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C.E. Hocquard.
[Tại đây vào tháng 5 năm 1951, trung úy Bernard de Tassigny, con trai của tướng Pháp Tassigny, tử trận, điều này khiến viên tướng này buồn rầu và xin về Pháp, không tham chiến ở Việt Nam nữa].
2023-12-29-20-25-38-581.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lối vào một pháo đài trên núi đá ở Lạng Sơn, giáp biên giới với Trung Quốc, khoảng 1883-1885.
Ảnh của C.E. Hocquard.

2023-12-29-20-46-19-311.jpg
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
197
Động cơ
479,141 Mã lực
Mặc dù rất cố gắng nhưng em chịu, không thể thấy thịt gà đâu. Hay các cụ xơi thịt trước, cơm sau?
Cách cầm đũa của các cụ cũng khá lạ, có lẽ cầm thế này sẽ... tăng tốc độ ăn chăng? =))
Đây là cách dùng đũa 2 đầu trong quân đội trước 1975 , một đầu dùng gắp thức ăn một đầu dùng để và cơm (đũa dài hơn bình thường 29_30cm)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top