[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,578
Động cơ
352,233 Mã lực

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Bên trong 1 miếu thờ.
Các hình ảnh cho thấy các công trình, đồ đạc thờ cúng cũng đã xuống cấp. Có thể kinh phí duy trì, duy tu không được dồi dào.

Ribbetai (6).jpg


Ribbetai (5).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Bà Tiên Cung, mẹ ruột vua Khải Định, bà nội vua Bảo Đại, trong chuyến hành hương về khu lăng miếu tổ tiên tại Thanh Hóa ngày 17-3-1935

Ribbetai (2).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Thành Thọ Hạc (thuộc làng Thọ Hạc, Đông Sơn. Nay thuộc phường Điện Biên và Tân Sơn, TP. Thanh Hóa) do vua Gia Long cho xây đến đời Minh Mạng thì hoàn thành. Thành được xây do vua Gia Long quyết định dời lị sở của trấn Thanh Hoá từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa đến làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn. Thành là nơi ăn ở, trị vì của các quan đầu tỉnh.
Ribbetai (2).jpg
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Trên đường Cái quan. Cây cầu giữa Tuy Hòa và Đèo Cả
Xưa, dường đi khó khăn, muốn đi từ tỉnh nọ đến tỉnh kia thường mất rất nhiều ngày, người ta thường chọn đi theo đường sông, hoặc đường biển, nếu đi theo đường bộ, những người giàu có hay thuê những phu khiêng kiệu, gọi là Cáng, nếu có nhiều đồ đạc, thì thuê thêm người gánh, gọi là Đểu.
Đểu và Cáng thường hoạt động ở những vùng cố định, họ vận chuyển đồ đạc, khiêng võng, kiệu đến một dịch trạm [trạm dừng nghỉ trên đường cái quan] rồi dừng ở đó, khách sẽ thanh toán tiền công.
Annam. Sur la route mandarine. Pont entre Thuy-hoa et Deo-ca.
Ảnh của André F. Salles.

received_382188420999613-colorized.jpg
Bức ảnh này nên đưa vào bảo tàng ngành giao thông Việt Nam :)
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,195
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Em nghĩ lý do "chiến tranh" cho thêm vào để giảm nhẹ thôi, nguyên nhân chính vẫn là "quan điểm hẹp hòi và bệnh ấu trỉ thời bao cấp" :)
trước khi cm tháng 8 thì cũng xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh, phản kháng.
slogan là Phản đế Bài phong.
sau đó. pháp nó bắt tuốt. nhốt chung với các cụ cs.
sau khi ra khỏi nhà tù đế quốc thì các cụ nhóm kia cũng trở thành cs.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,558
Động cơ
881,687 Mã lực
Quy Nhơn, 2 phu khiêng kiệu, 1898.
Kiệu khiêng thường là một người nằm, nhưng ở cự ly gần, để tiết kiệm chi phí, đôi khi là 2 người nằm chung nếu không quá nặng.
1000010050-colorized.jpg
Dân thưa mà đồi vẫn tróc lốc cụ nhie.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Dân thưa mà đồi vẫn tróc lốc cụ nhie.
Khí hậu ven biển Nam Trung Bộ khô cằn nên rừng cũng không được rậm rạp lắm cụ ạ. Bây giờ cũng cố gắng bào vệ rừng ven biển nhưng cây cối vẫn lưa thưa lắm.
Bên cạnh đó các cụ chặt cây làm củi ác chiến nên cũng khó còn rừng rậm.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Phong cảnh Sầm Sơn.
download_image_1703214266466.png


Ribbetai (4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Một ngôi nhà sàn của người Thái ở Thường Xuân.
Ribbetai.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Một cụ gái bán bánh đa thì phải.
Ảnh chụp tại 1 chợ thuộc Đông Sơn, Thanh Hóa.
Ribbetai (5).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Các cụ ở Thanh Hóa đi dủi (hay giủi??? em cũng không biết viết từ này sao cho đúng) tép. Dụng cụ này quê em cũng có. Cấu tạo y chang luôn.

Tầm những năm đầu 2.000 khi làng em còn đầm trũng vẫn có 1 vài người đi dủi tép. Tất nhiên khi đó là do họ vẫn còn giữ lại cái đồ này nên đi chơi chơi về ăn thôi chứ không còn phải đi để kiếm tiền như xưa.

Mẹ em vẫn dặn họ nếu có nhiều để lại cho 1 ít làm món mắm tôm mặn. Bữa nay trời rét lại nhớ món đó của mẹ. Chưng lên với tóp mỡ, hành lá thơm khắp xóm. Màu mắm tôm trở nên đỏ au. Ăn trong ngày rét này thì rất chi là tốn cơm.

Ribbetai (7).jpg


Ribbetai (6).jpg
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,201 Mã lực
Các cụ ở Thanh Hóa đi dủi (hay giủi??? em cũng không biết viết từ này sao cho đúng) tép. Dụng cụ này quê em cũng có. Cấu tạo y chang luôn.

Tầm những năm đầu 2.000 khi làng em còn đầm trũng vẫn có 1 vài người đi dủi tép. Tất nhiên khi đó là do họ vẫn còn giữ lại cái đồ này nên đi chơi chơi về ăn thôi chứ không còn phải đi để kiếm tiền như xưa.

Mẹ em vẫn dặn họ nếu có nhiều để lại cho 1 ít làm món mắm tôm mặn. Bữa nay trời rét lại nhớ món đó của mẹ. Chưng lên với tóp mỡ, hành lá thơm khắp xóm. Màu mắm tôm trở nên đỏ au. Ăn trong ngày rét này thì rất chi là tốn cơm.

Ribbetai (7).jpg


Ribbetai (6).jpg
Quê em thì gọi là đủn tép.
Tép sông, tép ao trộn với muối, thính (gạo nếp rang vàng xay nhỏ) nếu được nắng thì rất thơm và màu vàng đậm.
Chấm thịt luộc rất ngon.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảnh sau khi tử tù bị hành quyết, một người có nhiệm vụ nhặt cái đầu cho vào cái bồ, đao phủ vẫn cầm cây đao đứng nhìn, ảnh chụp khoảng 1883-1885.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C. E.Hocquard, trong loạt 3 hình chụp vụ hành quyết.

FB_IMG_1703769817770.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp phía trước đình Hương Canh, thập niên 1920s.
FB_IMG_1703748132090.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đồn điền trồng chè ở Phú Thọ, năm 1930.
Chè Phú Thọ, cũng như Vĩnh Phúc, hay Yên Bái...không nổi tiếng như chè Thái Nguyên hay Tà Xùa, Suối Giàng...nhưng ở quy mô công nghiệp thì có thể cho số lượng lớn do địa hình nhiều đồi thấp, đặc trưng cho vùng trung du.
Tiếng Pháp:
Plantation de théiers.
50325833988_b1eb517f9f_o-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trồng cây sơn ta ở Phú Thọ, thập niên 1920s.
Người Pháp quy hoạch các vùng cây chuyên canh ở Phú Thọ bao gồm cây sơn ta, chè, cây trẩu, thầu dầu...
Tiếng Pháp:
Jeune laquier.
FB_IMG_1703770118071.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phố Hàng Bạc, ảnh chụp khoảng 1883-1886.
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs [phố của những người đổi tiền]. Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc.
Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê [hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương] ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn [ở số nhà 42] thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông [thế kỷ 15], có vị quan thượng thư bộ Lại là Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén [đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá] ở kinh thành Thăng Long.
Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp
Ngày nay tại phố Hàng Bạc vẫn còn những ngôi nhà ghi dấu tổ nghề của người làng Châu Khê. Như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Đình Thượng và số 42 là Đình Hạ thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm. Di tích thờ tự có đình Dũng Hãn [số nhà 42] có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đình thờ Linh Lang Vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đây cũng là ngôi đình rộng nhất ở phố cổ Hà Nội.
Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc.
Ảnh của bác sĩ quân y Pháp C.E. Hocquard.
FB_IMG_1703770200685.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top