[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp 3 vị quan nhà Nguyễn tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khoảng tháng 9 năm 1915.
Người ngồi ghế, mặc Mãng Bào, cầm Hốt, đội mũ Phốc Đầu là cụ Nguyễn Hữu Toản 阮友纘, Tổng đốc đầu tiên của tỉnh Hà Đông mới do triều đình Huế thành lâp vào năm 1896.
Cụ Nguyễn Hữu Toản vốn là Binh bộ Thượng thư 兵部尚書, hiệu là Tây Đình 西庭 .
Nhìn trang phục của cụ Nguyễn Hữu Toàn, ta thấy cụ mặc Mãng Bào màu quan lục [xanh lục], đội Mão sức vàng, chứng tỏ cụ thuộc ban Văn, hàm Tòng Nhị phẩm.
Cụ đứng bên trái mặc Đại Triều phục ban văn, đội mão sức vàng bạc, mặc Giao Bào màu quan lục [xanh lục], chứng tỏ cụ là Thị giảng Học sĩ [và các chức tương đương],hàm Tứ phẩm.
Cụ đứng bên phải mặc Đại Triều phục, đội mão sức vàng, mặc Mãng Bào màu ngọc lam, chứng tỏ cụ hàm Tam phẩm, giữ chức cao ở Hàn Lâm viện.
Cụ Nguyễn Hữu Toàn có nguồn gốc thuộc dòng họ Nguyễn Hữu [nguyên là Nguyễn Hựu 阮褎 thời vua Gia Long] là một nhánh cổ của Hoàng gia Nguyễn ở Huế. Đây là hậu duệ các con cháu của Chúa Nguyễn Hoàng ở lại Bắc Hà để làm tin với nhà Lê, Trịnh ngày xưa.
Sau khi người Pháp đã chiếm thành Hà Nội năm 1883, phần đất còn lại phía Tây của tỉnh Hà Nội cũ được gọi là tỉnh Hà An 河安省 trong một thời gian ngắn.
Cụ Thượng thư Nguyễn Hữu Toản được triều đình cử làm tổng đốc tỉnh mới, cho đến năm năm 1888, vì tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được còn gọi là tỉnh Cầu Đơ.
Năm 1896 triều đình Huế đổi tên tỉnh này thành Hà Đông 河東省 , và cụ là tổng đốc đầu tiên của tỉnh mới này.
Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông.
Mãi đến năm 1905 người Pháp mới công nhận hành chính tỉnh Hà Đông.

received_344284394883369.jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Nguyễn Trọng Hiệp [Hợp], tại vọng cung Nam Định, trong kỳ thi Hương Nam Định, trường thi Nam-Hà [Nam Định -Hà Nội], ngày 28 tháng 12 năm 1897.
Lúc này, cụ là cựu Kinh lược sứ Bắc Kỳ, không giữ chức vụ gì nên không mặc triều phục.
Cụ tên thật là Nguyễn Văn Tuyên 阮文瑄, [1834 - 1902], tự Trọng Hiệp 仲合, hiệu Kim Giang 金江, biệt hiệu Quế Bình Tử 桂坪子, là một quan đại thần triều Nguyễn, trải bảy đời vua từ Tự Đức đến Thành Thái.
Quê quán: Kim Lũ xã, Khương Đình tổng, Thanh Trì huyện, Thường Tín phủ, Hà Nội tỉnh, Bắc Kỳ nội trấn [nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai].
Gia thế: Là con của cụ Nguyễn Văn Cư [1798-1852], đỗ Cử nhân năm Tân Mão [1831], làm quan đến chức Ngự sĩ, là cháu bốn đời của cụ Nguyễn Công Thái [1684-1758] đỗ tiến sĩ khoa 1715, làm quan đến chức Tể tướng thời Lê Trung hưng.
Khoa bảng : Tiến sĩ.
Phẩm hàm: Chánh Nhất phẩm.
Tước phẩm: Vĩnh Trung tử 永忠子.
Các chức vụ cụ đã đảm nhiệm:
1. Tri phủ Xuân Trường [Nam Định]
2. Phủ Doãn Thừa Thiên.
3. Tuần phủ Hà Nội.
4. Tổng đốc Định -Yên [Nam Định -Thái Bình -Hưng Yên], 1874.
5. Tham tri bộ Lại [1881]
6. Thượng thư bộ Lại.
7. Thương bạc đại thần.
8.Thanh Hóa sơn phòng phó sứ [ hạ chức, từ tháng 2 năm 1884- tháng 8 năm 1884]
9. Tổng đốc Sơn-Hưng [ Sơn Tây-Hưng Hóa, 1884-tháng 4 năm 1886].
10. Quyền Kinh lược sứ Bắc Kỳ.
11. Thượng thư bộ Lại, Tổng tài Quốc sử quán, Đại thần Cơ Mật viện, Văn Minh Đại học sĩ [1887]
12. Đệ nhị phụ chính đại thần [cho vua Thành Thái, Đệ nhất phụ chính là Tuy Lý Vương Miên Trinh, Đệ Tam phụ chính là Nguyễn Thân. Theo Paul Doumer, Đệ nhất phụ chính đã già và không có quyền hành, 2 vị đệ nhị và đệ tam mới là người đứng đầu triều đình]
Năm 1894 đi sứ sang Pháp.
Về hưu trí năm 1898.
Cụ Nguyễn Trọng Hiệp được đánh giá là một vị quan hiền lành, cuộc đời làm quan của cụ gắn liền với những biến động dữ dội của thời cuộc lúc ấy, cụ đã chứng kiến tất cả, thậm chí, đã tham gia vào gần hết các sự kiện lớn.
Điểm sáng của cụ là trong thời gian làm Tuần phủ Hà Nội và Tổng đốc Định-Yên, cụ đã có những chính sách như: giảm thuế cho dân quê, cấp đất cho binh lính được giải ngũ để về làm ruộng. Cụ phản đối việc giao cho các công ty độc quyền thâu thuế... Trong vài năm, cụ Nguyễn Trọng Hiệp liên tục dâng điều trần xin mở rộng thông thương buôn bán, học hỏi khoa học kỹ thuật của nước ngoài, gửi sứ bộ đến các nước ngoài và đặt lãnh sự trong Việt Nam. Tất nhiên, tất cả những điều trần của cụ đều bị triều đình Huế bác đi.
Tiếng Pháp:
Nam-Dinh, 28 Dec. 1897 - S. E. Nguyen-trong-Hiep, ancien régent, venant d'assister au laï à la Pagode royale, des lauréats du concours triennal.
Ảnh của André Salles.
2023-12-18-20-47-40-131.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Trần Sĩ Trác 陳士琢 [1843-?], giám khảo kỳ thi Hương Nam Định, trường thi Nam-Hà [ Nam Định-Hà Nội] tháng 12 năm 1897, trong đại triều Hoa Bào, cầm hốt, đội Mão Phốc đầu sức vàng bạc, theo quy chế triều đình Huế, cụ mặc Hoa Bào màu xanh lục, chứng tỏ cụ mang hàm Tứ phẩm, ban Văn, chức Thị Giảng học sĩ hoặc tương đương.
Năm sinh: theo Bia Văn miếu Huế thì cụ sinh năm Quý Mão, 1843.
Quê quán: xã Đan Trường, tổng Đan Hải, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh [nay thuộc xã Đan Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh].
Khoa bảng: Cử nhân Ân khoa năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc năm thứ 1 [1884]. Khi vào thi Hội, cụ đỗ thứ 10/12 Tiến sĩ, tức là Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái năm thứ 1 [1889], thi đỗ năm 47 tuổi.
Phẩm hàm: Tứ phẩm.
Các chức vụ kinh qua:
1. Tri phủ Thăng Bình.
2. Giám khảo trường Hương Hà Nam, nổi tiếng là một Giám khảo nghiêm khắc;
3.Toản tu trong Quốc sử quán, tham gia biên soạn bộ Đại Nam thực lục [Chính biên, Đệ ngũ kỷ].
Tiếng Pháp:
Nam-Dinh, Dec. 1897 - Concours triennal, un examinateur : M. Trân-si-Trac, giam-khao.
Ảnh của André Salles.
2023-12-18-16-56-13-163.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bến phà Chợ Bờ [Hòa Bình], năm 1936.
Đây là bến phà trên quốc lộ 6 [cũ] từ Hòa Bình - Sơn La.

2023-12-18-07-35-29-183.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bến phà Suốt Rút [Hòa Bình] năm 1936.
Chợ Bờ- Suối Rút là những địa danh quen thuộc trên quốc lộ 6 cũ từ Hòa Bình đi Sơn La - Điện Biên xưa.

FB_IMG_1702986968583-colorized.jpg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,518
Động cơ
1,005,073 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở phố nhà cháu, hồi những năm 197x có nhà làm nghề ảnh, trong đó có dịch vụ chuyển ảnh đen trắng sang ảnh màu. Nhà cháu nhớ thường là những tấm ảnh phục chế sau đó chuyển sang ảnh màu. Để chuyển sang ảnh màu, người thợ hoàn toàn làm thủ công. Màu là những tấm giấy màu cố định sẵn như kiểu giấy quỳ, người thợ dùng bút lông mềm, đầu nhọn nhúng nước rồi quệt vào góc giấy màu để màu thấm sang bút lông, sau đó chấm vào đĩa sứ trắng và pha màu theo lựa chọn, tập giấy màu này cũng chỉ độ 10-12 màu cơ bản.
Hôm vừa rồi lọ mọ trên mạng thấy có app thử, nhà cháu làm theo nhưng không lên được mấy, ảnh nguyên bản màu đen trắng, sau khi qua app cải thành ảnh màu thì chỉ ra ảnh màu nâu. :))
Đây là tấm ảnh ông ngoại nhà cháu chụp với các đồng nghiệp ở Hải Phòng năm 1932:
IMG_3215.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Ở phố nhà cháu, hồi những năm 197x có nhà làm nghề ảnh, trong đó có dịch vụ chuyển ảnh đen trắng sang ảnh màu. Nhà cháu nhớ thường là những tấm ảnh phục chế sau đó chuyển sang ảnh màu. Để chuyển sang ảnh màu, người thợ hoàn toàn làm thủ công. Màu là những tấm giấy màu cố định sẵn như kiểu giấy quỳ, người thợ dùng bút lông mềm, đầu nhọn nhúng nước rồi quệt vào góc giấy màu để màu thấm sang bút lông, sau đó chấm vào đĩa sứ trắng và pha màu theo lựa chọn, tập giấy màu này cũng chỉ độ 10-12 màu cơ bản.
Hôm vừa rồi lọ mọ trên mạng thấy có app thử, nhà cháu làm theo nhưng không lên được mấy, ảnh nguyên bản màu đen trắng, sau khi qua app cải thành ảnh màu thì chỉ ra ảnh màu nâu. :))
Đây là tấm ảnh ông ngoại nhà cháu chụp với các đồng nghiệp ở Hải Phòng năm 1932:
IMG_3215.jpeg
Có thể ảnh gốc độ phân giải thấp cụ ạ. Những ảnh trên mạng trong thớt này đều được quét hoặc chụp lại bằng các máy chuyên nghiệp nên độ phân giải khá cao.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
3 cụ thiểu số ở Nghệ An. Có thể là người Lào. Các cụ có bo-đì nhìn phát thèm.
Cụ phía trái có cái nỏ rất to. Giương được dây nỏ này lên không phải dễ, đòi hỏi sức khỏe ghê gớm.

download (1).jpg
Giờ cho 3 cụ này tham gia giải cuộc sống nơi hoang dã thì ăn giải chắc cụ nhể :)) Nhìn rất phong trần, cụ giữa nhìn hơi trầm tư, chắc là đại ca :)
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Vấn đề này là chủ đề rất lớn mà em thấy nhiều học giả đang cãi nhau rất ác liệt đấy cụ ạ. Mà nhiều luận điểm cũng chỉ cãi nhau ở chỗ kin kín thôi chứ không công khai rộng rãi.

Có quan điểm cho rằng:

1. Người Việt Cổ sống chủ yếu tập trung tại những vực đồi núi mà hiện nay còn lưu lại các di chỉ khảo cổ như Thanh Hóa, Hòa Bình...

2. Trong lịch sử có 1 trận đại chiến ít được nhắc đến giữa Nam Chiếu (Man) và Đại Đường (860-866) đã bắt giết 1 lượng lớn người Giao Châu khi đó Nhà Đường đô hộ (khoảng 15 vạn người). Chiếm 1 tỉ lệ khá lớn dân cư Giao Châu. Nên người Giao Châu còn lại là thưa thớt.

3. Người vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ lớn là người từ các khu vực Mân-Quảng di cư đến qua nhiều thế kỷ tạo nên văn hóa Đại La (có quan điểm cho rằng có sự giao thoa với dân bản địa tại đây là văn hóa Kinh Lộ, là cốt lõi hình thành văn hóa Kinh ngày nay). Sự di dân này diễn ra trong 1 khoảng thời gian rất dài.

4. Bên cạnh đó, sau khi dựng nước, Đại Việt cũng đã một số lần bắt hàng vạn tù binh, nô lệ của Chiêm Thành về Thăng Long. Những người này sau hòa nhập với dân sở tại (hay gọi là Kinh hóa. Trong thớt này cụ chủ thớt và các cụ cũng đã đưa nhiều tư liệu về người Chăm Pa ở Thăng Long rồi đó).

Vậy nên nhiều quan điểm cho rằng ông Kinh tộc hiện nay nếu đem xét nghiệm ADN có khi có tí Việt Cổ, một tí Man, một tí Mân Quảng và 1 chút Chiêm.

Tất nhiên đây chỉ là quan điểm em đọc được từ những người có tên tuổi chứ không có dám kết luận gì nhé. Vì lịch sử đều là phỏng đoán chứ chúng ta có được chứng kiến những gì diễn ra cả nghìn năm trước đâu.
Bọn tây lông nó xét ngiệm ADN xong nó so sánh với các mẫu cổ để kết luận đấy cụ, nhưng vấn đề này dù có kết luận đc hay ko thì cũng mất tiền và chẳng đc gì nên chắc bên mình ko ai làm

Em thì nghĩ đơn giản là người Kinh đã bị lai rất nhiều rồi, còn người đồng bào sẽ bị lai ít hơn vì họ sống riêng, ít bị ảnh hưởng từ bên ngoài
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Bọn tây lông nó xét ngiệm ADN xong nó so sánh với các mẫu cổ để kết luận đấy cụ, nhưng vấn đề này dù có kết luận đc hay ko thì cũng mất tiền và chẳng đc gì nên chắc bên mình ko ai làm

Em thì nghĩ đơn giản là người Kinh đã bị lai rất nhiều rồi, còn người đồng bào sẽ bị lai ít hơn vì họ sống riêng, ít bị ảnh hưởng từ bên ngoài
Mình có làm 1 nghiên cứu gen Vingroup tài trợ thực hiện nhưng để mà có được kết luận về nguồn gốc thì còn xa lắm. Những nghiên cứu kiểu này mang ý nghĩa chính trị là nhiều.
Xác định nguồn gốc 1 quần thể người lớn như thế này cần xác định nhiều yếu tố: khảo cổ, lịch sử, văn hóa, di truyền... chứ không phải chỉ dựa vào 1 thứ. Nhưng cũng chỉ mang tính giả thuyết tương đối.
Nên cũng có nhiều quan điểm đưa ra là không cần thiết phải tìm hiểu sâu.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đập nước Bara-Đô Lương trước năm 1950.
Đập nước này được xây dựng từ năm 1933 -1937. Hoàng thân Xuphanuvông của Lào lúc đó là kỹ sư đã tham gia thiết kế và chỉ đạo thi công công trình. Đập dài 345m và hệ thống kênh tưới dài hàng trăm Km (gọi Sông Đào ), cung cấp nguồn nước tưới cho 4 huyện phía bắc tỉnh Nghệ An gồm: Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
Ảnh chụp tầm những năm 40s.

Ribbetai-transformed (1).jpeg


Sau hơn 80 năm, sáng ngày 07/6/2020, đập bị vỡ một số khoang do bê tông lâu ngày lão hóa. Vụ vỡ đập không gây thiệt hại về người nhưng gây thiếu hụt nước sinh hoạt và tưới tiêu nghiêm trọng cho nhân dân trong vùng một thời gian.
Hình ảnh vỡ đập năm 2020.
img_1242_jevr.jpg


anh_mfjf.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Công trình thủy lợi ở Bến Thủy. Ảnh chụp 1937.
Có vẻ như sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thì địa phương này được Pháp ưu ái đầu tư xây dựng các công trình công cộng để làm giảm sự chống đối của người dân (đấy là ý kiến cá nhân của em thế).
snapedit_1703037911375.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Thành Vinh. Cột cờ cũng đã bị phá hủy từ lâu.
snapedit_1703040274383.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Em kiếm một chút ảnh về THANH HÓA.
Trong thớt cụ Doc cũng đã biên nhiều ảnh về nơi này. Em sẽ cố gắng tránh biên lại.

Ảnh một cụ ngư dân ở Sầm Sơn tầm những năm 20s. Bo-đì cụ quá ngon. Chiếc nón cũng còn lành lặn.
Ribbetai (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Chùa Chuông đá ở Sầm Sơn. Chiếc chuông đá rất rõ ở góc phải.
9e13cdc3-1eb5-4600-af29-c0c605e028a3.jpg


Một cụ trẻ đang oánh chuông đá.
Ribbetai (2).jpg


Công đền Chuông (khánh) đá nhìn từ khuôn viên chùa. Chiếc khánh đã còn lành lặn.
Ribbetai (2).jpg


Ribbetai (2).jpg


Ngày nay chùa này gọi là chùa Khải Minh ở Sầm Sơn. Chiếc khánh đá vẫn còn nhưng nền chùa tôn cao hơn nên gần như chạm đến khánh đá.
Các cụ còn kê viên gạch để giảm tải cho thanh treo thế kia thì gõ khánh mất hết tiếng.

Chua-Khai-Minh-Sam-Son-Thanh-Hoa-4.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Biệt thự của Công sứ Pháp tại Sầm Sơn. Biệt thự này bị phá hủy năm 1947 trong kháng chiến chống Pháp. View triệu đô. Bây giờ mà còn làm nhà hàng cà phê thì quá đỉnh.

Ribbetai (1).jpg


Ribbetai (3).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,098
Động cơ
423,565 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Biệt thự của Công sứ Pháp tại Sầm Sơn. Biệt thự này bị phá hủy năm 1947 trong kháng chiến chống Pháp. View triệu đô. Bây giờ mà còn làm nhà hàng cà phê thì quá đỉnh.

Ribbetai (1).jpg


Ribbetai (3).jpg
cái này nếu không bị đập giờ làm phim trường kiểu phim 007 hết nhẽ. công cuộc tiêu thổ kháng chiến + war đã tàn phá cảnh quan thật khủng khiếp.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Chú thích là Đền "Cua Nhap". Vị trí và địa thể của ngôi đền rất đẹp. Nhìn ngôi đền nhìn đơn giản nhưng kiên cố, khang trang.
Em nhưng tra cứu mãi không ra được tung tích. Hóa ra bây giờ gọi là Đền Quan Thánh nằm ở Núi Nhồi, TP. Thanh Hóa.
Nhìn những ảnh chụp hiện trạng bây giờ mà thấy đền lem nhem. Những hiện vật, công trình cổ bị tô vẽ như trẻ con tô tượng thấy chán nản.

Ribbetai (6).jpg


Ribbetai (4).jpg


Ribbetai (3).jpg
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,853
Động cơ
352,531 Mã lực
Chùa Chuông đá ở Sầm Sơn. Chiếc chuông đá rất rõ ở góc phải.
9e13cdc3-1eb5-4600-af29-c0c605e028a3.jpg


Một cụ trẻ đang oánh chuông đá.
Ribbetai (2).jpg
Mặc dù không thành hình cái khánh nhưng em nghĩ cái này là cái khánh chứ không phải chuông.
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
666
Động cơ
29,948 Mã lực
Tuổi
36
Các cụ cho em hỏi giày của các quan như trên ảnh ngày xưa thì được làm bằng chất liệu gì nhỉ?
Với lại cái bài ngà mà các quan hay cầm trên tay, em thấy mặt bên ngoài thì để trống, bên trong thì không biết có ghi gì không? Nhưng cách cầm như thế kia thì người đối diện nhìn vào cũng chịu chẳng phân biệt được phẩm cấp như nào cả.
Ngoài ra em thấy để phân biệt phẩm cấp các quan thì còn có thẻ bài rồi nhiều thứ linh tinh khác nữa, thế này thì ví dụ quân lính canh gác ở các các địa phương xa xôi thì làm sao họ phân biệt được thật giả và chức vụ nhỉ? Thời đó đâu phải ai cũng biết chữ. Chắc phải có mẫu gì đó rồi bắt toàn bộ binh lính nhìn và học thuộc chứ nhỉ các cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top