Ảnh chụp 3 vị quan nhà Nguyễn tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khoảng tháng 9 năm 1915.
Người ngồi ghế, mặc Mãng Bào, cầm Hốt, đội mũ Phốc Đầu là cụ Nguyễn Hữu Toản 阮友纘, Tổng đốc đầu tiên của tỉnh Hà Đông mới do triều đình Huế thành lâp vào năm 1896.
Cụ Nguyễn Hữu Toản vốn là Binh bộ Thượng thư 兵部尚書, hiệu là Tây Đình 西庭 .
Nhìn trang phục của cụ Nguyễn Hữu Toàn, ta thấy cụ mặc Mãng Bào màu quan lục [xanh lục], đội Mão sức vàng, chứng tỏ cụ thuộc ban Văn, hàm Tòng Nhị phẩm.
Cụ đứng bên trái mặc Đại Triều phục ban văn, đội mão sức vàng bạc, mặc Giao Bào màu quan lục [xanh lục], chứng tỏ cụ là Thị giảng Học sĩ [và các chức tương đương],hàm Tứ phẩm.
Cụ đứng bên phải mặc Đại Triều phục, đội mão sức vàng, mặc Mãng Bào màu ngọc lam, chứng tỏ cụ hàm Tam phẩm, giữ chức cao ở Hàn Lâm viện.
Cụ Nguyễn Hữu Toàn có nguồn gốc thuộc dòng họ Nguyễn Hữu [nguyên là Nguyễn Hựu 阮褎 thời vua Gia Long] là một nhánh cổ của Hoàng gia Nguyễn ở Huế. Đây là hậu duệ các con cháu của Chúa Nguyễn Hoàng ở lại Bắc Hà để làm tin với nhà Lê, Trịnh ngày xưa.
Sau khi người Pháp đã chiếm thành Hà Nội năm 1883, phần đất còn lại phía Tây của tỉnh Hà Nội cũ được gọi là tỉnh Hà An 河安省 trong một thời gian ngắn.
Cụ Thượng thư Nguyễn Hữu Toản được triều đình cử làm tổng đốc tỉnh mới, cho đến năm năm 1888, vì tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được còn gọi là tỉnh Cầu Đơ.
Năm 1896 triều đình Huế đổi tên tỉnh này thành Hà Đông 河東省 , và cụ là tổng đốc đầu tiên của tỉnh mới này.
Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông.
Mãi đến năm 1905 người Pháp mới công nhận hành chính tỉnh Hà Đông.