Một nghệ nhân thêu ở Biên Hòa, thập niên 1920s.
Mợ ý đẹp thật. Rất Huế. Đúng là vua chúa lấy vợ xinh nên con cái cũng xinh. Như anh Đại cũng thuộc diện cao to đẹp giai.Tấm này em đầu tư nhiều mà cụ.
Câu này phải dịch tương đương câu “Lao động là vinh quang” chứ cụ!Bắc Kạn, thập niên 1920s.
Ảnh chụp một lớp học khá khang trang.
Trên tường treo các bản đồ Đông Dương và thế giới, hình ảnh các loài chim, thú, hình Chùa Một Cột, bảng quy đổi đơn vị toán học , các bức tường còn treo các địa danh tương đương các phương hướng, ví dụ phía Đông [ETS] là Côn Minh và Lạng Sơn, phía Bắc [Nord] là Phủ Thông và Chợ Rã...
Cả lớp toàn nam sinh, chỉ có một nữ sinh vậy.
Câu khẩu hiệu tiếng Pháp trên tường là:
Le travail est un tresor - Une ame saine dans un corps sain.
sinh:
Công việc là kho báu - Một tâm hồn khỏe mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh.
Tiếng Pháp:
Le cours supérieur des garçons.
[Như vậy các cụ học trò này đã học xong sơ cấp Tiểu Học, đang học Tiểu Học năm thứ ba, lớp Nhất, sau lớp này các cụ sẽ thi lấy bằng Tiểu Học, tức là các cụ đã học được tầm 9 năm rồi].
Hay, hehehe, em vẫn hãi khẩu hiệu lắm rồi.Câu này phải dịch tương đương câu “Lao động là vinh quang” chứ cụ!
Em đoán mò là 2 cụ đi bắt cua hoặc cá. Một cụ đeo rỏ đựng, cụ kia cầm bó như kiểu nan tre để lùa, chặn?Ảnh này hơi khó hiểu là không rõ các cụ đang trồng cây gì, hay làm gì? nếu theo đúng chú thích của tác giả Léon Busy:
Tonkin, Indochine -Le repiquage du riz pour la récolte de Novembre.
Bắc Kỳ, Đông Dương- Cấy lúa cho vụ thu hoạch tháng 11.
Nhưng xem ra cũng không phải cấy lúa????
Ảnh được chụp năm 1915, ảnh màu nguyên bản của Léon Busy, ảnh được scan từ phim màu nguyên bản nên có chất lượng rất cao.
khồngEm đoán mò là 2 cụ đi bắt cua hoặc cá. Một cụ đeo rỏ đựng, cụ kia cầm bó như kiểu nan tre để lùa, chặn?
Trên Facebook em đăng mọi người bình luận sôi nổi, đa số cho là đi bắt cua cá, nhưng cũng có ý kiến cho là đi trồng lúa bắp, một loại cây thực phẩm xưa có nhiều, bây giờ còn rất ít.Em đoán mò là 2 cụ đi bắt cua hoặc cá. Một cụ đeo rỏ đựng, cụ kia cầm bó như kiểu nan tre để lùa, chặn?
Cụ bên trái đeo cái giỏ nên có thể đi bắt cua cụ ạ.Ảnh này hơi khó hiểu là không rõ các cụ đang trồng cây gì, hay làm gì? nếu theo đúng chú thích của tác giả Léon Busy:
Tonkin, Indochine -Le repiquage du riz pour la récolte de Novembre.
Bắc Kỳ, Đông Dương- Cấy lúa cho vụ thu hoạch tháng 11.
Nhưng xem ra cũng không phải cấy lúa????
Ảnh được chụp năm 1915, ảnh màu nguyên bản của Léon Busy, ảnh được scan từ phim màu nguyên bản nên có chất lượng rất cao.
Người ae Lào đang khó khăn, đc Đại Việt giúp đỡ. Để ghi nhớ. Bí thơ Laos cắt 2 tỉnh trả cho ĐV. Em fun tý!Những người dân H'Mông [hoặc gọi là dân tộc Mèo] ở Trấn Ninh, năm 1930.
Hommes, femmes et enfants Hmong (peuple anciennement connu sous le nom de Meo) à Tran Ninh.
Cái tên Trấn Ninh 鎮寧 [ hoặc Bồn Man] nghe hơi lạ, nhưng thực ra lãnh thổ của nó hiện nay là 2 tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng của Lào, với diện tích khoảng 50.000km2, là một vùng đất của Đại Việt xưa từ tháng 7 năm 1448 Bồn Man cầu xin phụ thuộc về nhà Lê [thời vua Lê Nhân Tông]. Triều đình nhà Lê đem đất của Bồn Man đặt làm châu Quy Hợp [Nghệ An] và cử quan quân sang, nhưng vẫn cho họ Lư Cầm đời đời làm Phụ đạo.
Năm 1478, Cầm Công [hay Lư Cầm Công thủ lĩnh của Bồn Man] liên kết với Lan Xang đem binh quấy nhiễu châu Quy Hợp. Vua Lê Thánh Tông sai các tướng Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lệ... đánh quân Bồn Man và Lão Qua. Quân Đại Việt đi chia làm 5 đạo từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Hóa và đã đánh bại đồng thời đánh đuổi tới lưu vực sông Mê Kông giáp với Miến Điện ngày nay.
Sau khi Cầm Công bị giết, vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập lãnh thổ Bồn Man vào Đại Việt, đặt tên là Phủ Trấn Ninh và giao cho một người họ hàng của Cầm Công là [Lư] Cầm Đông làm Tuyên úy Đại sứ và đặt các quan cai trị như trước. Vùng đất này đặt thành phủ Trấn Ninh, gồm 7 huyện.
Nguyễn Ánh sai khi đánh bại Tây Sơn, ngay sau khi lên ngôi, nhớ ơn quân Vạn Tượng [Lào] đã đem quân và voi giúp, bèn khoái trá đem đất Trấn Ninh cắt về cho vương quốc Vạn Tượng của vua Lào lúc ấy là Anouvong [tiếng Việt gọi là A Nỗ]
Đại Nam thực lục chép:
“Trước kia vua [ Nguyễn Ánh] từ thành Gia Định ra đánh miền Bắc, quốc trưởng nước Vạn Tượng là Chiêu Ấn nhiều lần cho binh theo quan quân ở miền thượng đạo đi đánh giặc. Khi Bắc Hà đã định, vua lấy đất Trấn Ninh ban cho"
Tính đến nay thì đây là vùng lãnh thổ lớn nhất mà Việt Nam bị mất, và đặc biệt hơn nữa là vùng này bị mất không phải do bị xâm chiếm mà là do vua Việt Nam tự ý cắt cho nước ngoài.