[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Đến "Thanh Quan" ở TP. Vinh. Chú thích tiếng Pháp là vậy. Bây giờ là Đền Hồng Sơn
Chỉ cái cổng thôi cũng cho thấy từ xưa đây là ngôi đền cực lớn. Kiến trúc và đường nét rất tinh xảo, qui mô.
ngheanh.jpg.png


49744399776_8371a21005_o (1) (1).jpg


50029484943_f92295e76a_o (1).jpg


Hình ảnh đền bây giờ. Cơ bản vẫn giữ được nhưng trang trí, màu sắc thấy không còn bề thế.
R.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Tiền môn Thành Vinh thập niên 1920
Thành Nghệ An được xây dựng bằng đất từ năm 1804, 2 năm sau khi Vua Gia Long lên ngôi. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), thành được xây lại bằng đất đá với mặt bằng hình lục giác, có 3 cửa ra vào là cửa Tiền, cửa Tả và cửa Hữu với các cánh cổng kiên cố. Thành là nơi đặt bộ máy của chính quyền Nam triều giai đoạn 1804-1945.

Congthanhngheanthapky1920.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Một ngôi chùa tàu ở Vinh. Không rõ bây giờ là chùa nào.
À, mà em tra cứu ra rồi. Đây là Võ Miếu hay Thánh Quan (người Việt ở Vinh gọi là Đền Nhà Ông, nay là Đến Hồng Sơn như ảnh em có biên bên trên).

6693897799_a62a03171d_o (1).jpg


Một đền/chùa tàu nữa ở Vinh. Nhìn kiến trúc thì khá giống chùa trên nhưng tiểu tiết hoa văn hơi khác. Chùa này trong chú thích in trên ảnh thì là Trấn Định Quán nhưng khi tra cứu thêm thì thấy nói đây là Thiên Hậu Phủ (thờ bà Thiên Hậu, người Việt ở Vinh gọi là Đền Nhà Bà). Vị trí đền nằm ở đường Nguyễn Công Trứ ngày nay (trước đây đường này trước đây cùng với phố Cao Thắng là nơi tập trung người Hoa ở nên còn gọi là phố Khách), đối diện Đền Võ Miếu ở trên (cũng của người Hoa thờ Quan Công).

Bên trong Thiên hậu phủ có cả Hội quán Hoa Kiều và trường học giành cho người Hoa. Thiên Hậu Phủ này sau năm 54 thì trở thành phòng lương thực của TP. Vinh. Đến bây giờ thì ngôi đền này không còn dấu vết.
13887555245_299de7b732_o.jpg.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Một cầu có mái ngói che ở Vinh. Địa danh Xa-Lam không rõ là nơi nào bây giờ. Chiếc cầu rất to và kiên cố. Hiện ở Nghệ An có 2 xã là Xuân Lâm và Xuân Lam. Không biết có cái nào trùng không?
Ảnh chụp trong khoảng 1902-1925.

52255105953_d6849e6c39_o (2).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Tòa Công sứ Vinh
xpugo7rcw4clhc5u3ouiq5gzzi.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,740 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh bà Công chúa Mỹ Lương 美良公主 tức Bà Chúa Nhất [1872-1964], mặc áo Nhật Bình màu cam đỏ, cùng hai nữ hầu chụp năm 1930.
Bà là một công chúa con vua Dục Đức, tên khi sinh là Nguyễn Phúc Tốn Tùy 阮福巽隨, sinh năm Tự Đức thứ 25 [1872], không rõ mẹ là ai. Bà là chị của vua Thành Thái. Khi vua Dục Đức bị phế, các con của ông phải theo mẹ về quê. Đến khi vua Thành Thái lên ngôi mới cho đón mẹ là bà Phan Thị Điều và các anh chị em vào cung.
Năm Thành Thái thứ 9 [1897], vua phong cho bà Tốn Tùy làm Mỹ Lương Trưởng công chúa 美良長公主).
Công chúa đã lập ra và huấn luyện đội ca vũ tuồng cung đình Huế ngay trong phủ của mình, và cho trình diễn trong hoàng cung từ cuối triều vua Thành Thái, qua các triều vua: Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.
Bà Mỹ Lương cũng là một trong những người sáng lập chính của hội Lạc Thiện, một hội lập ra để cứu tế, giúp đỡ các cô nhi lão phụ và các nạn nhân thiên tai ở Bắc và Trung Kỳ.
Bà có hai đời chồng. Người chồng thứ nhất không rõ tên, có với bà Mỹ Lương một người con gái. Người con gái này lấy ông Thượng thư Nguyễn [là con trai của Phụ chính đại thần Nguyễn Thân], sinh ra nữ ca sĩ Minh Trang [ còn gọi là Ngọc Trâm] nổi tiếng vào thập niên 1950. Ca sĩ Minh Trang lấy Công tôn Ưng Quả [cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh], thầy của Thái tử Bảo Long, sinh được người con gái tên là Đoan Trang. Người con gái này cũng theo nghề ca hát như mẹ, chính là nữ ca sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 1960 - 1970.
Người chồng thứ hai của bà là ông Thượng thư Nguyễn Kế. Ông Nguyễn Kế lại là anh của Nguyễn Hy, và đều là con trai của Nguyễn Thân, tức là bà Mỹ Lương đã tái giá với anh của con rể mình làm chồng. Phò mã Nguyễn Kế và công chúa Mỹ Lương sinh được một người con gái tên là Cẩm Hà, thường được gọi với cái tên bình dân là Mệ Bông.
Ảnh của W. Robert Moore chụp cho tạp chí National Geographic Society.

2023-12-11-23-32-56-119.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,740 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - thường gọi là Mệ Bông, con gái của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương)
Ảnh của W. Robert Moore chụp cho tạp chí nổi tiếng National Geographic Society.
Mệ Bông ]1911-2001] là con gái của Công chúa Mỹ Lương với người chồng sau của bà là Phò mã Nguyễn Kế, con trai ông Nguyễn Thân. Như vậy Mệ Bông là cháu nội của ông Nguyễn Thân.
Vào cuối Xuân năm 1930, nhà báo Mỹ W. Robert Moore đã có mặt tại kinh đô Huế để mục kích lễ đón tiếp Vua và Hoàng Hậu Thái Lan của triều đình Huế.Vì vua Bảo Đại lúc bấy giờ còn đang du học tại Pháp, nên hai vị Thái hoàng Thái hậu phải đảm nhiệm việc tiếp khách. Những nghi lễ và sự hoành tráng của các buổi tiếp tân, yến tiệc đã khiến ông Moore hồi tưởng lại các dịp lễ tương tự ông đã chứng kiến ở đế đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trước Cách Mạng Tân Hợi 1911.
Nhưng kỷ niệm thú vị nhất của nhà báo Mỹ này khi ở Huế là việc ông được một vị trưởng công chúa triều Nguyễn tiếp kiến tại phủ riêng của bà. Ông Moore kể lại rằng: “Vị ái nữ xinh đẹp của Bà Chúa đã rộng lượng cho chúng tôi được thưởng thức tài nghệ đàn tranh của cô. Sau đó cô cùng vị lão gia sư khiếm thị [ông là Thầy Cò,một nhạc sĩ nổi tiếng của cung đình] và nhóm nhạc sỹ đàn dây trong phủ hợp tấu, để đệm cho các ca công trẻ hát những bài ca Huế.”
Huế.”
Nàng thiếu nữ xinh đẹp ấy được mọi người biết đến với một cái tên rất Huế là Mệ Bông.
Theo tục lệ cổ của triều Nguyễn, tất cả các thành viên của hoàng tộc đều được gọi là Mệ, và kèm theo là một cái tên nghe thật bình dân. Các hoàng tử, công tử càng được chiếu cố kỹ với lệ này, vì người Huế ngày xưa tin rằng quỷ thần hay thích bắt đi các trẻ trai. Tiếng Mệ dần dà đã trở thành một âm thanh biểu tượng rất dễ thương của Huế.
Cuộc đời Mệ Bông đã chứng kiến biết bao nhiêu là sự kiện của hoàng gia và đất nước, sau 1975, bà sông trong lặng lẽ, bà cũng mới mất gần đây mà thôi.
2023-12-11-23-27-36-918.jpg
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
những năm 196x hình như mỹ nó oanh tạc rất ghê. toà nhà này nhẽ cũng bay rồi.
Năm 46-47, em nghe nói Vinh là một trong những thị xã triệt để... tiêu thổ kháng chiến. :(

(Theo Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh: Qua 5 tháng đã huy động 45.700 ngày công, phá 1335 ngôi nhà, trong đó có 301 nhà cao tầng; 300 toa xe lửa; 12 đầu máy xe lửa, có 7 đầu máy được cho xuống sông Lam (cầu Yên Xuân); 9 cán bộ và người dân bị thương; 2 chiến sĩ vệ quốc quân hy sinh.)

Không khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sôi sục: tháo dỡ sơ tán các máy móc, phá đầu tàu hỏa, các toa xe được kéo ra khỏi thị xã đến đoạn đường Cầu Đô Yên để phá hủy. Bánh xe đẩy xuống vực bên đường, vỏ toa lật nghiêng trơ khung sắt. Ở nhà ga, tháo dỡ đường ray, bóc tà vẹt để dựng lô cốt ở các ngã tư. Đào cắt ngang các đường phố để chống xe cơ giới. Kế hoạch tiêu thổ kháng chiến chia theo các đợt: đợt một phá các công sở. Phá nhà băng khó nhất vì quá kiên cố, phải dùng bộc phá. Lúc này có người lầm nghĩ chỉ phá các công sở. Nhưng tiêp theo có lệnh phá nhà Pháp kiều, Hoa kiêu, Ấn kiếu. Có người vẫn nghĩ không phá nhà mình vì chỉ một tầng. Các nhà bị phá có thông báo trước một buổi. Chỉ một buổi làm sao có thể thu xếp đồ đạc của một đời tích lũy. Có nhiều người bị quẫn. không biết phải bắt đầu từ đâu. Đồ đạc mang theo chỉ ít quần áo, chăn màn, đồ nữ trang, còn để lại toàn bộ. Hết hạn thu dọn, một đội quân chuyên trách của thị xã độ trăm người làm nhiệm vụ phá nhà và mấy trăm người ở đâu xông đến. Người đặc đen tứ phía. Họ nhanh chóng " dọn" hết đồ đạc, thu dọn những cánh cửa lim. Nhiều người trèo lên nóc nhà tầng hai tháo giây buộc ngói ném xuống, người thì cạy cầu phong xà gồ lao xuống, một thanh lao thẳng vào bể cá nước bắn tung tóe. Người ở dưới đất dày đặc, chẳng chút sợ hãi, xông vào nhặt ngói, nhặt gỗ. Xong phần mái, một nhóm đục chân tường, dựng xà gồ làm nạng chữ A, làm đà lao các bức tường. Tường dày ba mươi phân cũng đổ từng mảng lớn. Một ngôi biệt thự hai tầng, diện tích sàn độ ba trăm mét vuông, vật liệu của Pháp, bị phá hủy trong một ngày, chỉ còn lại đống gạch vỡ. Ngoài vườn, những cây dừa cao, cây chua me lâu năm và nhiều cây khác không để lại dấu vết.
Mọi nhà khác cũng vậy, dân không thể tự phá những ngôi nhà chắc chắn trong chốc lát. Người dân Vinh gạt nước mắt dũng cảm ra đi và tự an ủi còn người còn của, hy vọng được bình an để sớm trở về với Vinh thân yêu.


Vinh tiêu thổ kháng chiến
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Ảnh cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - thường gọi là Mệ Bông, con gái của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương)
Ảnh của W. Robert Moore chụp cho tạp chí nổi tiếng National Geographic Society.
Mệ Bông ]1911-2001] là con gái của Công chúa Mỹ Lương với người chồng sau của bà là Phò mã Nguyễn Kế, con trai ông Nguyễn Thân. Như vậy Mệ Bông là cháu nội của ông Nguyễn Thân.
Vào cuối Xuân năm 1930, nhà báo Mỹ W. Robert Moore đã có mặt tại kinh đô Huế để mục kích lễ đón tiếp Vua và Hoàng Hậu Thái Lan của triều đình Huế.Vì vua Bảo Đại lúc bấy giờ còn đang du học tại Pháp, nên hai vị Thái hoàng Thái hậu phải đảm nhiệm việc tiếp khách. Những nghi lễ và sự hoành tráng của các buổi tiếp tân, yến tiệc đã khiến ông Moore hồi tưởng lại các dịp lễ tương tự ông đã chứng kiến ở đế đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trước Cách Mạng Tân Hợi 1911.
Nhưng kỷ niệm thú vị nhất của nhà báo Mỹ này khi ở Huế là việc ông được một vị trưởng công chúa triều Nguyễn tiếp kiến tại phủ riêng của bà. Ông Moore kể lại rằng: “Vị ái nữ xinh đẹp của Bà Chúa đã rộng lượng cho chúng tôi được thưởng thức tài nghệ đàn tranh của cô. Sau đó cô cùng vị lão gia sư khiếm thị [ông là Thầy Cò,một nhạc sĩ nổi tiếng của cung đình] và nhóm nhạc sỹ đàn dây trong phủ hợp tấu, để đệm cho các ca công trẻ hát những bài ca Huế.”
Huế.”
Nàng thiếu nữ xinh đẹp ấy được mọi người biết đến với một cái tên rất Huế là Mệ Bông.
Theo tục lệ cổ của triều Nguyễn, tất cả các thành viên của hoàng tộc đều được gọi là Mệ, và kèm theo là một cái tên nghe thật bình dân. Các hoàng tử, công tử càng được chiếu cố kỹ với lệ này, vì người Huế ngày xưa tin rằng quỷ thần hay thích bắt đi các trẻ trai. Tiếng Mệ dần dà đã trở thành một âm thanh biểu tượng rất dễ thương của Huế.
Cuộc đời Mệ Bông đã chứng kiến biết bao nhiêu là sự kiện của hoàng gia và đất nước, sau 1975, bà sông trong lặng lẽ, bà cũng mới mất gần đây mà thôi.
2023-12-11-23-27-36-918.jpg
Nét căng như mới chụp hôm qua. Chắc cụ Doc phải mất nhiều công hỗ trợ thằng AI để màu hóa tấm này lắm nhể.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Bệnh viện Vinh-Bến Thủy
366b81c7-f0b0-4d97-97ca-7ccf9cfd61ef.jpeg


Tòa công sứ Vinh.
dec786c8-a470-4f0e-bfed-9086e4c3f76a.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Các quan lại bản xứ ở Vinh. Nhìn mũ áo của các cụ chắc cũng toàn cấp to. Xem suốt các ảnh của thớt này thấy hình như các cụ quan to mới dám để râu dài, còn các cụ quan bé chỉ thấy râu ngắn.

c2fb639d-ff9e-4bde-9ea9-787e59503b1e.jpeg


Địa phương quân (lính khố lục) bên cạnh một ông chức sắc trẻ (ảnh được tô màu sẵn)
Linh kho luc.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Một tòa nhà có kiến trúc hiện đại (thời đó) ở Vinh. Không rõ công năng. Kiểu như thế này thường là các tòa nhà có chức năng kỹ thuật.

13887543063_8c1e65b40b_o.jpg.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Chùa Xa_Lam ở Vinh
33559797588_cbb2b38144_o.jpg (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Nhà máy xe lửa Trường Thi những năm 1920
1.11 DTV.jpg.jpg


Bến Thủy những năm 1920
1.12 DTV.jpg.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,610
Động cơ
130,374 Mã lực
Phố Tàu (Rue des Chinois), nay là đường Cao Thắng. Dân gian ngày đó bà con gọi là phố Khách.

Trước khi Vinh trở thành tỉnh lỵ, người Hoa chủ yếu sinh sống và buôn bán ở Lam Thành- Phù Thạch. Năm 1804, khi Vua Gia Long xuống chiếu chuyển lị sở Nghệ An về Vinh, hàng trăm hộ gia đình Hoa kiều cũng nhanh chóng chuyển về đây. Họ cư trú khu vực xung quanh Chợ Vinh để sản xuất, kinh doanh và buôn bán.
1.7 DTV.jpg.png


Một chợ nhỏ bán đồ gỗ họp gần bến sông ở Vinh. Hình ảnh những chiếc bệ thờ bằng gỗ
32860527252_81066d00da_o.jpg.png
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,740 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nét căng như mới chụp hôm qua. Chắc cụ Doc phải mất nhiều công hỗ trợ thằng AI để màu hóa tấm này lắm nhể.
Tấm này em đầu tư nhiều mà cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,772
Động cơ
696,740 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh vua Khải Định, chụp năm 1919.
Vua trong trang phục đại triều, cầm hốt, ngồi trên ngai.
Cho đến ngày nay, vẫn còn có những đánh giá khá tiêu cực về ông.

2023-12-11-23-30-35-556.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top