[Thảo luận] "Anh Csgt đối đáp rất chuẩn mực" nhưng ... Sai luật!

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đầu tiên là làm việc với xxx, xxx phải có cơ sở pháp lý để CM lx sai phạm (phải căn cứ vào luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn luật GTĐB, chưa được phép lôi NĐ 171/2013/NĐ-CP ra trước khi CM được lx đã sai phạm) thì xxx mới lập bb VPHC trong lĩnh vực GTĐB được; Trước hoặc sau khi có QĐ xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì người lx (hoặc người được lx ủy quyền) có thể khiếu nại ở mức cao hơn (lúc đấy còn có áp lực của dư luận, báo, đài..., khi clip được đưa ra mổ xẻ, và đơn từ gửi đi khắp nơi...); Sau khi có QĐ ử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì lx (hoặc người được lx ủy quyền) còn có thể đưa đơn ra Tòa để kiện lại đơn vị đã ra QĐ nếu thấy QĐ đó không đúng.. (Nói chung để ra đến Tòa là cả 1 chặng đường dài mà chẳng bên nào muốn cả..., mọi việc thường sẽ dừng trước khi phải đến Tòa để giải quyết...), mà xxx còn chưa CM được lx vi phạm luật GTĐB thì làm sao mà có bb, QĐ để kiện ra Tòa được...
Còn chỗ có vạch liền (vạch số 35) ở trên đường có tốc độ >60km/h, E khẳng định là xe đi dạng háng là vi phạm luật GTĐB, e cũng đã có còm CẢNH BÁO mọi người rồi đấy (ai đi vào sẽ có câu trả lời e đúng hay sai, có kiện đâu cũng thua hêt...)
Có cái phần tô đậm của cụ là yên tâm rồi, khỏi phải tranh luận.
 

Long đen

Xe buýt
Biển số
OF-301810
Ngày cấp bằng
15/12/13
Số km
567
Động cơ
311,952 Mã lực
Nhà cháu thấy tên mặc áo vàng nói ngọng ạ!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
....
- Thực tế trong GT, để tránh vật cản, xe đang/chờ rẽ trái, quay đầu.... thì các xe sau thường phải đánh lái sang phải để tránh mà đi tiếp, không ít thì nhiều đều có đoạn đi "dạng chân", đấy là điều không thể tránh được...
- Còn ở trong nội thành HN có rât nhiều con đường/phố một chiều có phân làn oto và xe máy riêng biệt (VD như: phố Huế, phố Hàng Bài, phố Bà Triệu, phố Kim Mã, đường Trần Nhật Duật...), nếu gặp phải oto, xe máy chắn đường để rẽ trái hoặc quay đầu thì oto khác phải tránh sang phải để đi "dạng chân", nếu nói như vậy là chuyển làn mà làn bên cạnh lại là làn xe máy, như vậy là ôto đi sai làn ah...?
- Đi "dạng chân" trên vạch kẻ đường chia làn phương tiện đi cùng chiều được gọi là "Chuyển làn", thế nếu đi "dạng chân" trên vạch kẻ đường chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều thì có gọi là đi ngược chiều được không...?

Dường như kụ đang có ý đánh đồng việc đè vạch, chuyển làn đều là hành vi "đi dạng chân" chăng?

Thực tế, 3 hành vi "đi dạng chân phía trên vạch kẻ đường", "đè vạch kẻ đường" và "chuyển làn đường" là 3 hành vi hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng, kụ à.
Từng hành vi đều có đặc điểm riêng để phân biệt với hành vi khác.

Vậy ta có cách nào để phân biệt từng hành vi nói trên?
Xin mời các kụ tham khảo lại các hình minh hoạ tại trang web của Ấn độ mà nhà cháu đã úp ở còm #96 phía trên nhé (nhà cháu xin quất lại ở dưới đây để các kụ khỏi mất công quay lại).



-----------------

Trang minh hoạ về Gtđb của Ấn độ do chính một vị Csgt có chức sắc của Ấn độ lập nên, giới thiệu rất chi tiết về các nội dung của Luật Gtđb, trong đó họ minh hoạ rất rõ ràng thế nào là "xe đi dạng chân", thế nào là "xe chuyển làn", thế nào là "xe đè vạch".

Các kụ xem trong Hình #8 và #9 dưới đây, mục Vạch kẻ đường, sẽ thấy 3 vị trí ô tô màu đỏ đang "đi dạng chân" (có đánh dấu ⊗ màu đỏ, là hành vi bị luật cấm) chứ không phải xe đỏ đang "đè vạch", thấy 5 vị trí ô tô màu xanh nước biển đang đè vạch hoặc chuyển làn, là hành vi không bị luật cấm.

Qua 2 hình minh hoạ này, chắc các kụ cũng thấy, cũng chẳng có gì khó khăn trong việc phân biệt giữa 3 hành vi "đi dạng chân trên vạch", "đè vạch" và "chuyển làn", đúng không các kụ?

Giao thông như Ấn độ mà còn có quy định "cấm đi dạng chân", có trang mạng giải thích cụ thể rõ ràng từng hành vi tham gia giao thông như vậy, thì VN mình có lý do gì để không làm được điều đó?



Sự khác nhau giữa hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" với các hành vi "đè vạch", "chuyển làn đường"


Minh hoạ về quy định "đi dạng chân là phạm luật" được quy định trong luật ở Úc, Ấn độ

Hình #6: Trong luật Gtđb của Úc ghi rõ "đi dạng chân trên vạch chia làn đường là lỗi vi phạm luật" (dòng chữ màu vàng ở cuối Hình #6)



[/img]Link: http://www.mylicence.sa.gov.au/road-rules/the-drivers-handbook/lanes


Hình #7: Luật của Ấn độ minh hoạ cụ thể thế nào là hành vi "đi dạng chân" bị luật cấm (xe màu đỏ), thế nào là "đè lên vạch" được luật cho phép (xe màu xanh)



[/img]Link: http://chandigarhtrafficpolice.org/markings.php
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Dường như kụ đang có ý đánh đồng việc đè vạch, chuyển làn đều là hành vi "đi dạng chân" chăng?

Thực tế, 3 hành vi "đi dạng chân phía trên vạch kẻ đường", "đè vạch kẻ đường" và "chuyển làn đường" là 3 hành vi hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng, kụ à.
Từng hành vi đều có đặc điểm riêng để phân biệt với hành vi khác.

Vậy ta có cách nào để phân biệt từng hành vi nói trên?
Xin mời các kụ tham khảo lại các hình minh hoạ tại trang web của Ấn độ mà nhà cháu đã úp ở còm #96 phía trên nhé (nhà cháu xin quất lại ở dưới đây để các kụ khỏi mất công quay lại).



-----------------

Trang minh hoạ về Gtđb của Ấn độ do chính một vị Csgt có chức sắc của Ấn độ lập nên, giới thiệu rất chi tiết về các nội dung của Luật Gtđb, trong đó họ minh hoạ rất rõ ràng thế nào là "xe đi dạng chân", thế nào là "xe chuyển làn", thế nào là "xe đè vạch".

Các kụ xem trong Hình #8 và #9 dưới đây, mục Vạch kẻ đường, sẽ thấy 4 vị trí ô tô màu đỏ đang "đi dạng chân" (có đánh dấu ⊗ màu đỏ, là hành vi bị luật cấm) chứ không phải xe đỏ đang "đè vạch", thấy 5 vị trí ô tô màu xanh nước biển đang đè vạch hoặc chuyển làn, là hành vi không bị luật cấm.

Qua 2 hình minh hoạ này, chắc các kụ cũng thấy, cũng chẳng có gì khó khăn trong việc phân biệt giữa 3 hành vi "đi dạng chân trên vạch", "đè vạch" và "chuyển làn", đúng không các kụ?

Giao thông như Ấn độ mà còn có quy định "cấm đi dạng chân", có trang mạng giải thích cụ thể rõ ràng từng hành vi tham gia giao thông như vậy, thì VN mình có lý do gì để không làm được điều đó?



Sự khác nhau giữa hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" với các hành vi "đè vạch", "chuyển làn đường"


Minh hoạ về quy định "đi dạng chân là phạm luật" được quy định trong luật ở Úc, Ấn độ

Hình #6: Trong luật Gtđb của Úc ghi rõ "đi dạng chân trên vạch chia làn đường là lỗi vi phạm luật" (dòng chữ màu vàng ở cuối Hình #6 này)



[/img]Link: http://www.mylicence.sa.gov.au/road-rules/the-drivers-handbook/lanes


Hình #7: Luật của Ấn độ minh hoạ cụ thể thế nào là hành vi "đi dạng chân" bị luật cấm (xe màu đỏ), thế nào là "đè lên vạch" được luật cho phép (xe màu xanh)



[/img]Link: http://chandigarhtrafficpolice.org/markings.php
Em thì ko bit tiếng Anh nên xin hỏi cụ sgb345 là nếu áp dụng luật Ấn như trên thì cụ chủ trong clip sẽ mắc lỗi gì, ứng với hình số mấy ạ ?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Em thì ko bit tiếng Anh nên xin hỏi cụ sgb345 là nếu áp dụng luật Ấn như trên thì cụ chủ trong clip sẽ mắc lỗi gì, ứng với hình số mấy ạ ?
Nhà em nghĩ có mấy trường hợp thôi:
- xe dạng háng giữa hai làn: ko phải là vượt/ chuyển làn khi đang chạy- ko kèm theo việc bật xi nhan tương ứng; đứng dạng háng ở đèn đỏ: lỗi ko tuân thủ biển báo/ vạch kẻ đường;
- dạng háng ở một thời điểm gắn với việc chuyển làn/ vượt kèm theo xi nhan (tất nhiên là ở những nơi được phép): không có lỗi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong 2 Hình #8 và #9 dưới đây có 8 hình nhỏ, đánh dấu từ số ① đến số ⑧ ở góc dưới bên trái, mô tả các truòng hợp tổng quát khi xe lưu thông tại nơi có vạch kẻ đường.

Xe có hành vi phạm luật là xe màu đỏ. Xe có hành vi được luật cho phép là xe màu xanh nước biển.

Theo ý các kụ, trên từng hình nhỏ từ ① đến ⑧ thì:

1- Xe đỏ có những hành vi sai luật như thế nào?

2- Xe xanh có những hành vi được luật cho phép như thế nào?

3- Các xe nào ở hình nhỏ nào có một trong các hành vi "dạng chân trên vạch kẻ", "đè vạch", "chuyển làn"?

4- Dựa vào các Hình vẽ này, có thể đưa ra nhận xét sơ bộ gì về đặc điểm cơ bản phân biệt từng hành vi đối với 3 hành vi nêu trên?


----------------

Sự khác nhau giữa hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" và hành vi "đè vạch", "chuyển làn đường"

Hình #8:




Hình #9:




.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhnguyen7612

Xe hơi
Biển số
OF-351649
Ngày cấp bằng
20/1/15
Số km
167
Động cơ
267,883 Mã lực
Đường 5 có phân làn theo phương tiện mà, treo trên giá long môn ý: Xe con & xe khách đi làn ngoài cùng bên trái (sát giải phân cách), xe tải đi làn giữa, xe máy & xe thô sơ đi làn ngoài cùng bên phải.
Đấy là ở địa phận Hà Nội cụ à, còn từ Hưng Yên, Hải Dương, Hải phòng không phân làn như vậy cụ có thể đi trên cả 2 làn.
 

anhnguyen7612

Xe hơi
Biển số
OF-351649
Ngày cấp bằng
20/1/15
Số km
167
Động cơ
267,883 Mã lực
Theo em thì xe này chỉ vi phạm lỗi đè vạch liền, không đi sai làn đường. Chỉ khi nào cụ xi nhan hoặc không xi nhan nhưng xe của cụ đi cả 4 bánh sang làn bên kia thì mới gọi là đi sai làn. Còn đi theo kiểu dạng háng giữa hai làn thì chỉ là lỗi đè vạch liền thôi vì lúc đó xe của cụ đang đè lên vạch liền.
Quan trọng là lúc đó xxx đang giữ giấy tờ xe của cụ nên cứ đè cụ ra để lập biên bản cho dù lập luận của xxx không thuyết phục được người nghe.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Sau khi đọc rất nhiều còm của các cụ ở thớt khá là thú vị này, nhà cháu thấy rằng có 2 quan điểm chính ở vấn đề này, mà chủ yếu là xoáy vào điểm xe này ĐÃ chuyển làn hay CHƯA chuyển làn (ứng với việc ĐÃ có lỗi hay CHƯA có lỗi như xxx đã nêu).

ĐIỂM GIỐNG NHAU ở 2 quan điểm: chuyển làn là 1 quá trình. Tạm mô tả như sau: xe đang đi trong 1 làn thì chuyển hướng đi của mình sang đi trong 1 làn bên cạnh. Quá trình này có thể có tín hiệu hoặc ko và đương nhiên là phải đè vạch (liền hoặc đứt).

ĐIỂM KHÁC NHAU ở 2 quan điểm:

1. Đa số các cụ (trong đó có em) cho rằng xe chưa sang hẳn làn bên cạnh (tức ko còn đè vạch nữa) thì mới hoàn thành quá trình chuyển làn, lúc đó mới ĐÃ chuyển làn. Và lúc đó mới ko thể chối được rằng tôi ko hề có ý chuyển làn.

Thật ra đây là 1 lập luận hợp lý để bảo vệ cho trường hợp đúng là mình chỉ sơ xuất đè vạch, lấn làn chứ ko phải chuyển làn thật.

2. Xxx (trong này chắc có mỗi cụ pnew đồng tình với xxx) cho rằng chỉ cần đè vạch (bắt đầu quá trình) là ĐÃ chuyển làn. Do đó chỉ cần chụp ảnh thời điểm đè vạch là đã đủ chứng minh.

Sau khi ngẫm lại em thấy rằng quan điểm này cũng có lý lẽ của nó chứ ko phải áp đặt hay qui kết.

Lý lẽ của nó theo em là đánh vào lỗi hành vi, tức là chỉ cần có biểu hiện là cấu thành lỗi, thể hiện sự nghiêm khắc của luật. Tạm so sánh khập khiễng 1 chút là tôi có thể qui anh tội giết người mặc dù người bị anh giết chưa chết.

Do đó ko cần biết anh có ý định chuyển làn thật hay ko (ai biết anh nghĩ gì), đè vạch là dính lỗi rồi (căn cứ vào biểu hiện của anh).

Điểm yếu của lỗi này là chưa được giải thích đầy đủ hơn, chưa loại trừ được trường hợp xe "đi dạng chân" nên chưa thuyết phục hoàn toàn.

*********

Chốt lại vấn đề thì để các lỗi ko bị lẫn lộn, gây tranh cãi thì luật phải liên tục đuợc cập nhật, giải thích, mô tả chi tiết hơn, đi kèm hình ảnh minh hoạ thì càng hay.

Chẳng hạn như cụ chủ trong clip, xxx chỉ cần đưa cái hình minh hoạ tương ứng với ảnh chụp tình huống của cụ, bên cạnh có dòng giải thích: đây là lỗi "chuyển làn ở nơi ko cho phép". Thế là xong.

Còn như tình hình hiện tại thì ai cũng "liệu cơm gắp mắm" thôi phải ko các cụ? Mà có tranh cãi mới xôm chớ ko thì chán vưỡn ra :))

Chúc các cụ lái xe an lành.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,382
Động cơ
414,066 Mã lực
Sau khi đọc rất nhiều còm của các cụ ở thớt khá là thú vị này, nhà cháu thấy rằng có 2 quan điểm chính ở vấn đề này, mà chủ yếu là xoáy vào điểm xe này ĐÃ chuyển làn hay CHƯA chuyển làn (ứng với việc ĐÃ có lỗi hay CHƯA có lỗi như xxx đã nêu).

ĐIỂM GIỐNG NHAU ở 2 quan điểm: chuyển làn là 1 quá trình. Tạm mô tả như sau: xe đang đi trong 1 làn thì chuyển hướng đi của mình sang đi trong 1 làn bên cạnh. Quá trình này có thể có tín hiệu hoặc ko và đương nhiên là phải đè vạch (liền hoặc đứt).

ĐIỂM KHÁC NHAU ở 2 quan điểm:

1. Đa số các cụ (trong đó có em) cho rằng xe chưa sang hẳn làn bên cạnh (tức ko còn đè vạch nữa) thì mới hoàn thành quá trình chuyển làn, lúc đó mới ĐÃ chuyển làn. Và lúc đó mới ko thể chối được rằng tôi ko hề có ý chuyển làn.

Thật ra đây là 1 lập luận hợp lý để bảo vệ cho trường hợp đúng là mình chỉ sơ xuất đè vạch, lấn làn chứ ko phải chuyển làn thật.

2. Xxx (trong này chắc có mỗi cụ pnew đồng tình với xxx) cho rằng chỉ cần đè vạch (bắt đầu quá trình) là ĐÃ chuyển làn. Do đó chỉ cần chụp ảnh thời điểm đè vạch là đã đủ chứng minh.

Sau khi ngẫm lại em thấy rằng quan điểm này cũng có lý lẽ của nó chứ ko phải áp đặt hay qui kết.

Lý lẽ của nó theo em là đánh vào lỗi hành vi, tức là chỉ cần có biểu hiện là cấu thành lỗi, thể hiện sự nghiêm khắc của luật. Tạm so sánh khập khiễng 1 chút là tôi có thể qui anh tội giết người mặc dù người bị anh giết chưa chết.

Do đó ko cần biết anh có ý định chuyển làn thật hay ko (ai biết anh nghĩ gì), đè vạch là dính lỗi rồi (căn cứ vào biểu hiện của anh).

Điểm yếu của lỗi này là chưa được giải thích đầy đủ hơn, chưa loại trừ được trường hợp xe "đi dạng chân" nên chưa thuyết phục hoàn toàn.

*********

Chốt lại vấn đề thì để các lỗi ko bị lẫn lộn, gây tranh cãi thì luật phải liên tục đuợc cập nhật, giải thích, mô tả chi tiết hơn, đi kèm hình ảnh minh hoạ thì càng hay.

Chẳng hạn như cụ chủ trong clip, xxx chỉ cần đưa cái hình minh hoạ tương ứng với ảnh chụp tình huống của cụ, bên cạnh có dòng giải thích: đây là lỗi "chuyển làn ở nơi ko cho phép". Thế là xong.

Còn như tình hình hiện tại thì ai cũng "liệu cơm gắp mắm" thôi phải ko các cụ? Mà có tranh cãi mới xôm chớ ko thì chán vưỡn ra :))

Chúc các cụ lái xe an lành.
Thế các cụ từ hôm nọ đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lỗi của lx ah? Lỗi vi phạm vạch số 37 không phải, lỗ đè vạch không phải, lỗi chuyển làn đường nơi không cho phép cũng không phải, vậy lỗi của lx là gỉ?
E nói luôn để các cụ cùng chém nhé... (nếu thấy đúng thì các cụ lưu ý với vạch kẻ số 35 này nhé)
Lỗi của lx là: "CHIẾM LÀN XE KHÁC", mặc dù tên của vạch số 35 này là: "Vạch cấm thay đổi làn xe" nhưng ý nghĩa tác dụng của nó là: "cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe"; Biển này không cấm đè vạch nhưng nếu xe đè vạch mà phần bánh xe/thân xe sang làn đường bên kia (không cần phải là đi dạng chân) thì là đã vi phạm luật, nói chung là mặc dù không cấm đè vạch nhưng đa phần xe mà đã đi đè vạch thường là có 1 phần xe vượt qua làn bên cạnh, vậy tốt nhất là không đè vạch là an toàn nhất (đã có 1 còm e nói là vạch tuy không cấm đè nhưng lx mà đè là vi phạm luật đấy, chính là vì như thế)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Sau khi đọc rất nhiều còm của các cụ ở thớt khá là thú vị này, nhà cháu thấy rằng có 2 quan điểm chính ở vấn đề này, mà chủ yếu là xoáy vào điểm xe này ĐÃ chuyển làn hay CHƯA chuyển làn (ứng với việc ĐÃ có lỗi hay CHƯA có lỗi như xxx đã nêu).

ĐIỂM GIỐNG NHAU ở 2 quan điểm: chuyển làn là 1 quá trình. Tạm mô tả như sau: xe đang đi trong 1 làn thì chuyển hướng đi của mình sang đi trong 1 làn bên cạnh. Quá trình này có thể có tín hiệu hoặc ko và đương nhiên là phải đè vạch (liền hoặc đứt).

ĐIỂM KHÁC NHAU ở 2 quan điểm:

1. Đa số các cụ (trong đó có em) cho rằng xe chưa sang hẳn làn bên cạnh (tức ko còn đè vạch nữa) thì mới hoàn thành quá trình chuyển làn, lúc đó mới ĐÃ chuyển làn. Và lúc đó mới ko thể chối được rằng tôi ko hề có ý chuyển làn.

Thật ra đây là 1 lập luận hợp lý để bảo vệ cho trường hợp đúng là mình chỉ sơ xuất đè vạch, lấn làn chứ ko phải chuyển làn thật.

2. Xxx (trong này chắc có mỗi cụ pnew đồng tình với xxx) cho rằng chỉ cần đè vạch (bắt đầu quá trình) là ĐÃ chuyển làn. Do đó chỉ cần chụp ảnh thời điểm đè vạch là đã đủ chứng minh.

Sau khi ngẫm lại em thấy rằng quan điểm này cũng có lý lẽ của nó chứ ko phải áp đặt hay qui kết.

Lý lẽ của nó theo em là đánh vào lỗi hành vi, tức là chỉ cần có biểu hiện là cấu thành lỗi, thể hiện sự nghiêm khắc của luật. Tạm so sánh khập khiễng 1 chút là tôi có thể qui anh tội giết người mặc dù người bị anh giết chưa chết.

Do đó ko cần biết anh có ý định chuyển làn thật hay ko (ai biết anh nghĩ gì), đè vạch là dính lỗi rồi (căn cứ vào biểu hiện của anh).

Điểm yếu của lỗi này là chưa được giải thích đầy đủ hơn, chưa loại trừ được trường hợp xe "đi dạng chân" nên chưa thuyết phục hoàn toàn.

*********

Chốt lại vấn đề thì để các lỗi ko bị lẫn lộn, gây tranh cãi thì luật phải liên tục đuợc cập nhật, giải thích, mô tả chi tiết hơn, đi kèm hình ảnh minh hoạ thì càng hay.

Chẳng hạn như cụ chủ trong clip, xxx chỉ cần đưa cái hình minh hoạ tương ứng với ảnh chụp tình huống của cụ, bên cạnh có dòng giải thích: đây là lỗi "chuyển làn ở nơi ko cho phép". Thế là xong.

Còn như tình hình hiện tại thì ai cũng "liệu cơm gắp mắm" thôi phải ko các cụ? Mà có tranh cãi mới xôm chớ ko thì chán vưỡn ra :))

Chúc các cụ lái xe an lành.
Theo quan điểm thứ 2, nếu xe đang đi trên một làn, đánh lái sang bên để đi dạng háng một đoạn, rồi lại chạy về làn cũ, thì có hành vi chuyển làn hay không?
Đương nhiên là không rồi.

Vì vậy, quan đểm thứ 2 là không hợp lý.

Các kụ có câu nói "nhìn vậy, mà không phải vậy" là để khuyên nhủ mọi người nên suy xét sự việc cho kín kẽ, tránh nhìn gà hoá cuốc (thấy con gà có 2 chân, màu nâu, giống con cuốc, là chụp mũ ngay nó là con cuốc), mà chẳng càn biết thế giới người ta đã gọi con đó là con gà.

Về thực chất, quan điểm thứ 2 thuộc về trường phái của những người "khoong cho chúng nó thoát, quyết tâm bắt lỗi lái xe cho bằng được", dù theo luật hiện hành thì họ chẳng phạm lỗi gì.


.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Theo quan điểm thứ 2, nếu xe đang đi trên một làn, đánh lái sang bên để đi dạng háng một đoạn, rồi lại chạy về làn cũ, thì có hành vi chuyển làn hay không?
Đương nhiên là không rồi.

Vì vậy, quan đểm thứ 2 là không hợp lý.

Các kụ có câu nói "nhìn vậy, mà không phải vậy" là để khuyên nhủ mọi người nên suy xét sự việc cho kín kẽ, tránh nhìn gà hoá cuốc (thấy con gà có 2 chân, màu nâu, giống con cuốc, là chụp mũ ngay nó là con cuốc), mà chẳng càn biết thế giới người ta đã gọi con đó là con gà.

Về thực chất, quan điểm thứ 2 thuộc về trường phái của những người "khoong cho chúng nó thoát, quyết tâm bắt lỗi lái xe cho bằng được", dù theo luật hiện hành thì họ chẳng phạm lỗi gì.


.
He he. Vì cụ theo quan điểm 1 nên mới nhìn nhận như vậy. Có thể ví von đó là quan điểm "1 nửa sự thật thì chưa phải là sự thật". Như em đã nêu, việc cụ đánh lái sang bên và đè qua vạch là đã bắt đau hành vi chuyển làn rồi (chỉ chưa kết thúc thôi).

Tuy nhiên như em nhận định ở quan điểm 2, ý chí của luật muốn đặt nặng yếu tố mất an toàn khi chuyển làn các chỗ như vậy nên dù chỉ lấn làn ("1 nửa" của việc chuyển làn) cũng đã là vi phạm.

1 kẻ vung dao đâm vào người cụ, may mà cụ tránh được, cụ có cho rằng hắn chưa có hành vi "giết người" ko?

Như ví dụ của cụ thì sẽ để lọt hành vi "chuyển làn ko được phép" nhưng vì thấy công an nên quay lại và thế là thoát.

Cái chính là em thấy luật chỉ dùng câu từ mà ko có hình ảnh đi kèm là 1 hạn chế, gây tranh cãi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
He he. Vì cụ theo quan điểm 1 nên mới nhìn nhận như vậy.
...
A- Đối với cá nhân nhà cháu, bất kỳ quan điểm nào, nếu chỉ dựa vào suy diễn cảm tính, không đi kèm các dẫn chứng luật, minh hoạ và giải thích cụ thể (nhất là khi các lý luận đó đi ngược lại những phân tích có dẫn chứng luật cụ thể của nhà cháu nêu ra) đều khó nằm trong danh mục các quan điểm hợp lý.

Việc đưa ra các phản bác quan điểm người khác bằng các lý luận suy diễn cảm tính, không cần mất thời gian tham khảo tài liệu, không mất thời gian suy nghĩ phân tích, ráp nối các chi tiết với nhau để đưa ra một bức tranh tổng thể có tính thuyết phục... là một việc làm quá đơn giản. Học sinh trung học nào cũng từng học qua bài này rồi.
Đó không phải là cách nhà cháu trao đổi trên OF.
Nhà cháu xin lỗi trước nếu lời nói thẳng (không nhằm vào một người cụ thể nào) như thế này có thể làm một vài kụ nào đó có thể phật lòng.


B- Nay xin đi vào phân tích cụ thể:

Như các kụ đã thống nhất, "xe chuyển làn đường" là một quá trình, thì "xe đi dạng chân" cũng là một quá trình, "xe đè vạch" cũng vậy.

1- Một quá trình có thể bao gồm một số giai đoạn, trong đó có những giai đoạn cơ bản.
Nhiều quá trình có thể có một vài giai đoạn giống nhau, và một vài giai đoạn khác nhau.

Khi xem xét các giai đoạn cơ bản của từng quá trình, sự khác biệt giữa chúng, chúng ta có thể xác định rõ mỗi quá trình đó được gọi tên là gì.

2- Lấy việc "nấu gạo" của gấu nhà từng kụ làm ví dụ.
Có thể nói "nấu gạo" là một quá trình.
Có thể chia "Quá trình nấu gạo" này thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: vo gạo; giai đoạn 2: đổ nước; giai đoạn 3: bật bếp đun.

Trong giai đoạn 2: tuỳ thuộc vào việc đổ nước vào gạo thế nào (nhiều hay ít), trong giai đoạn 3: đun lâu hay nhanh, mà chúng ta sẽ có gọi "quá trình nấu gạo đó là gì". Ví dụ:
a- 1: Vo gạo, 2: Nước vừa đủ, 3- Đun không lâu, đun cạn nước ⇨ Nấu cơm
b- 1: Vo gạo, 2: Nước nhiều, 3- Đun lâu, không cạn nước ⇨ Nấu cháo
c- 1- Vo gạo, 2- Nước nhiều, 3- Đun lâu, đun cạn nước ⇨ Nấu bánh đúc.

Không thể chỉ cần căn cứ vào 2 giai đoạn đầu tiên, bỏ qua kết quả, để kết luận quá trình đó là gì.
Ví dụ: không thể thấy người ta vo gạo cho vào nồi rồi đổ nước vào là vội vàng kết luận đó là "nấu cơm" (họ có thể nấu cháo, nấu bánh đúc lắm chứ),

3- Tương tự như vậy, cũng không thể chỉ căn cứ vào việc ①- xe đang chạy trên làn đường A, ②- đánh lái chạy đè lên vạch, rồi vội vàng đưa ra kết luận hành vi đó là "chuyển làn đường".
Lý do vì nếu sau khi đè lên vạch, xe lại quay về làn cũ, là làn A, thì đó chỉ là hành vi đè lên vạch, chứ không thể tuỳ tiện suy diễn thành hành vi "chuyển làn đường".

Vậy sự khác biệt giữa 3 hành vi "đè vạch", "đi dạng chân" và "chuyển làn đường" nằm ở chỗ nào?
Xin thưa, giống như ví dụ về việc "nấu gạo", sự khác biệt giữa 3 hành vi nói trên nằm ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình.


(Xin xem minh hoạ cụ thể ở phần Tiếp 5).

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 5...)


Nếu chia các quá trình "đè vạch", "đi dạng chân" và "chuyển làn đường" thành 3 giai đoạn, ta có sơ đồ như sau:

Giai đoạn ①: xe đang lưu thông thẳng trên làn đường A;
Giai đoạn ②: xe đè lên vạch kẻ đường, kẻ giữa 2 làn xe cùng chiều
Giai đoạn ③: xe đi tiếp.

Tuỳ thuộc hành vi cụ thể tại giai đoạn ② và ③ mà ta có thể xác định xe đó đã thực hiện quá trình gì trong số 3 quá trình nêu trên.

Cụ thể: (ghi chú: ①, ②, ③ là ký hiệu của từng giai đoạn cụ thể)

Hành vi a:

① Xe đi thẳng trong làn , rồi cắt chéo sang hướng làn B, để đè lên vạch kẻ đường;
② Xe đi đè lên vạch kẻ đường;
③ Xe trở về làn cũ, là là A, và đi thẳng trong làn đó.
Kết luận: xe đè vạch (xin xem Hình #10 bên dưới)

Hành vi b:
① Xe đi thẳng trong làn A, rồi cắt chéo sang hướng làn B, để đè lên vạch kẻ đường (giống như ở giai đoạn ① của hành vi a ở trên);
② Xe đi thẳng, song song với vạch kẻ đường, xe đè lên vạch kẻ đường;
③ Xe vẫn đi thẳng, song song với vạch kẻ đường, xe vẫn đè lên vạch kẻ đường, mà không chịu đi vào trong một làn đường cụ thể nào;
Kết luận: xe đi dạng chân trên vạch kẻ đường (xem hình #11 bên dưới)

Hành vi c:
① Xe đi thẳng trong làn A, rồi cắt chéo sang hướng làn B, để đè lên vạch kẻ đường (cũng giống như ở giai đoạn ① của hành gi a, b ở trên);
② Xe cắt chéo qua vạch kẻ đường;
③ Xe đi thẳng trong làn B;
Kết luận: xe chuyển làn đường (Xin xem Hình #12 bên dưới).

----------------

Hình minh hoạ

(3 hình này được vẽ theo cảm hứng từ một hình vẽ trên trang mạng của Canada, giải thích thế nào là "chuyển làn đường". Xin xem hình gốc và link tại Tiếp 6...)

Hình #10: ............. ............................... ................... Hình #11: ............... ................. ......................... Hình #12:




.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
(Tiếp 6...)

Trang mạng của Canada minh hoạ thế nào là "chuyển làn đường" và các giai đoạn cơ bản cấu thành hành vi "chuyển làn đường".

Mời các kụ nào quan tâm ghé tham khảo nhé.

Link: http://www.mto.gov.on.ca/english/dandv/driver/handbook/section2.7.1.shtml

.
Lý lẽ của cụ rất thuyết phục. Nhưng đó lại ko phải...Luật GTĐB ở VN. Dù VN là thành viên của Công ước QT nhưng tính pháp lý của nó thế nào hả cụ? Xxx khi phạt chỉ đề cập đến Luật và NĐ của VN thôi mà.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Lý lẽ của cụ rất thuyết phục. Nhưng đó lại ko phải...Luật GTĐB ở VN. Dù VN là thành viên của Công ước QT nhưng tính pháp lý của nó thế nào hả cụ? Xxx khi phạt chỉ đề cập đến Luật và NĐ của VN thôi mà.

Nhà cháu không biết có thể thuyết phục được cá nhân kụ cùng đồng ý với nhà cháu ở 4 điểm sau hay chưa:

1- Ba hành vi "chuyển làn đường", "đi dạng chân" và "đè vạch" là 3 hành vi khác nhau, không thể áp lẫn lộn lỗi này cho hành vi kia.

2- có thể phân biệt rõ ràng từng hành vi, để áp lỗi vi phạm cho chính xác (thông qua việc ghi nhận hành động của xe tại giai đoạn ② và ③).

3- Trong luật hiện hành của Vn mới chỉ có quy định lỗi "đè vạch" và lỗi "chuyển làn đường", chưa có quy định về lỗi "đi dạng chân". Bộ Gtvt nên khẩn trương bổ sung lỗi " đi dạng chân", giúp cho giao thông nước nhà gọn gàng hơn.

4- Trong khoảng thời gian luật nước nhà chưa có quy định lỗi "đi dạng chân", thì Csgt chưa có cơ sở pháp lý để xử phạt lỗi này. Lái xe có thể vô tư "dạng chân" trước mặt Csgt mà không lo bị phạt. Điều này không có lợi cho nền giao thông chung.

.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Nhà cháu không biết có thể thuyết phục được cá nhân kụ cùng đồng ý với nhà cháu ở 4 điểm sau hay chưa:

1- Ba hành vi "chuyển làn đường", "đi dạng chân" và "đè vạch" là 3 hành vi khác nhau, không thể áp lẫn lộn lỗi này cho hành vi kia.

2- có thể phân biệt rõ ràng từng hành vi, để áp lỗi vi phạm cho chính xác (thông qua việc ghi nhận hành động của xe tại giai đoạn ② và ③).

3- Trong luật hiện hành của Vn mới chỉ có quy định lỗi "đè vạch" và lỗi "chuyển làn đường", chưa có quy định về lỗi "đi dạng chân". Bộ Gtvt nên khẩn trương bổ sung lỗi " đi dạng chân", giúp cho giao thông nước nhà gọn gàng hơn.

4- Trong khoảng thời gian luật nước nhà chưa có quy định lỗi "đi dạng chân", thì Csgt chưa có cơ sở pháp lý để xử phạt lỗi này. Lái xe có thể vô tư "dạng chân" trước mặt Csgt mà không lo bị phạt. Điều này không có lợi cho nền giao thông chung.

.
Điểm 1,2 - Đồng ý với cụ. Cần phải rạch ròi 3 hành vi đó. Vấn đề là em thấy luật mình chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đó, nên ai ko đủ trình biện luận về mặt câu chữ sẽ thiệt thòi.

Điểm 3,4 - "Đi dạng chân" có ứng với lỗi "không đi trong 1 làn" (đã có trong luật) ko cụ ? Theo cụ chứng minh lỗi vi phạm này ntn?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,537 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Điểm 1,2 - Đồng ý với cụ. Cần phải rạch ròi 3 hành vi đó. Vấn đề là em thấy luật mình chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đó, nên ai ko đủ trình biện luận về mặt câu chữ sẽ thiệt thòi.

Điểm 3,4 - "Đi dạng chân" có ứng với lỗi "không đi trong 1 làn" (đã có trong luật) ko cụ ? Theo cụ chứng minh lỗi vi phạm này ntn?
Điểm 3, 4: nhà cháu nghĩ đó là cùng một nội dung.
Tuy vậy,

Luật chỉ mới ghi ra các "quy định", luật không xác định "lỗi vi phạm".

Trong Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb hiện hành có quy định "phải cho xe đi trong một làn đường", nhưng trong NĐ171 lại không quy định cụ thể lỗi vi phạm đó cũng như không quy định mức xử phạt. Do vậy, Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt.

Trong luật Gtđb cũng quy định nhiều điều khác nữa, nhưng trong NĐ171 không quy định lỗi cụ thể kèm mức phạt tương ứng, nên cũng chẳng thể phạt các hành vi không tuân thủ luật đó.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Thế các cụ từ hôm nọ đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lỗi của lx ah? Lỗi vi phạm vạch số 37 không phải, lỗ đè vạch không phải, lỗi chuyển làn đường nơi không cho phép cũng không phải, vậy lỗi của lx là gỉ?
E nói luôn để các cụ cùng chém nhé... (nếu thấy đúng thì các cụ lưu ý với vạch kẻ số 35 này nhé)
Lỗi của lx là: "CHIẾM LÀN XE KHÁC", mặc dù tên của vạch số 35 này là: "Vạch cấm thay đổi làn xe" nhưng ý nghĩa tác dụng của nó là: "cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe"; Biển này không cấm đè vạch nhưng nếu xe đè vạch mà phần bánh xe/thân xe sang làn đường bên kia (không cần phải là đi dạng chân) thì là đã vi phạm luật, nói chung là mặc dù không cấm đè vạch nhưng đa phần xe mà đã đi đè vạch thường là có 1 phần xe vượt qua làn bên cạnh, vậy tốt nhất là không đè vạch là an toàn nhất (đã có 1 còm e nói là vạch tuy không cấm đè nhưng lx mà đè là vi phạm luật đấy, chính là vì như thế)
Thật ra vì luật chỉ có câu chữ chứ ko đi kèm hình ảnh minh hoạ nên cách hiểu có thể nói là 50/50 (Ác vãi).

Em thấy quan điểm vạch này chỉ cấm chuyển làn mà ko cấm đè có phần hơi máy móc.

Bởi vì nếu hiểu đúng thì quá trình chuyển làn phải bao gồm việc đè vạch rồi (ai có phép chuyển làn mà ko cần đè vạch ko ạ). Nên cấm cả quá trình thì cũng cấm cả đè vạch.

Nhưng vì chưa có bằng chứng cho thấy xe đã hoàn thành quá trình nên chưa đủ khép vào lỗi đó.

Tuy nhiên ở đây chỉ đè vạch mà qui vào "ko tuân thủ vạch kẻ" có lẽ cũng ko hoàn toàn đúng. Mong rằng luật sẽ sớm rạch ròi được các trường hợp này ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top