À, nhà cháu hiểu ý kụ nói rồi.
Ở đây, chúng ta băn khoăn liên quan đến cái vạch kẻ dọc, là chỉ nên xác định có lỗi khi đi dạng chân trên vạch liền thôi hay khi đi dạng chân trên cả vạch liền và vạch đứt.
Nếu quy định lỗi vi phạm áp dụng cho cả 2 loại vạch liền và đứt thì:
- vạch nét đứt không cấm đè lên, nếu xe vì lý do nào đó phải tránh chướng ngại vật hoặc vật cản mà phương tiện phải đè lên vạch đứt một đoạn thì dễ bị suy diễn thành lỗi "đi dạng chân", bị phạt vô lý.
Nếu quy định lỗi vi phạm chỉ áp dụng cho vạch liền, không áp dụng cho vạch đứt thì:
- quy định như vậy khác với tinh thần công ước Viên, dẫn đến các điều luật của VN không được coi là thống nhất và đúng với quy định tại Công ước Viên.
- sự không thống nhất về luật lệ như vậy dẫn đến hệ luỵ người Vn ra nước ngoài lái ô tô sẽ vô tư đi dạng chân trên vạch đứt, vừa gây nguy hiểm cho giao thông, vừa phạm luật nước sở tại, bị phạt mà không biết mình phạm lỗi gì.
- giao thông trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi trên thực tế khi các hàng xe lịch sự xếp hàng nhích từng tí một để đi, thì vẫn có nhiều bác tài "khôn lỏi" chen vào giữa hai hàng xe, dạng chân đè lên vạch đứt để len lỏi chen lên. Do không thể phạt họ lỗi "đi dạng chân trên vạch đứt được" nên không thể ngăn chặn kiểu lưu thông như này ở VN.
Nhà cháu đề xuất phương án lỗi vi phạm áp dụng cho cả 2 loại vạch liền và vạch đứt, kèm theo ngoại lệ, như "trừ trường hợp vì lý do an toàn giao thông mà phương tiện buộc phải đè qua vạch đứt, ví dụ a, b, c, d... thì không bị coi là lỗi đi dạng chân..."
Hơn nữa, điều kiện để áp dụng lỗi "đi dạng chân" chỉ là "khi các phương tiện đang di chuyển theo hàng dọc, khi các làn đường được phân định bằng vạch kẻ dọc...", kụ à.
.
Nhà em dùng từ “
vội quy định” là để ám chỉ việc áp dụng phải có lộ trình với điều kiện mô tả được bản chất hành vi, nên thí điểm quy định lỗi này với vạch liền trước
Gặp chướng ngại vật hoặc vật cản giữa làn chỉ là khúc gỗ, cục đá... thì bất kỳ vạch nào cũng được phép đè qua không riêng gì vạch đứt, đây là tình huống
do sự kiện bất khả kháng và không bị xử phạt theo Luật xử lý VPHC.
Ý em là trường hợp gặp chướng ngại vật nhưng chưa đến mức độ gây ra
sự kiện bất khả kháng, làn đường vẫn đủ chỗ cho xe đi lọt qua nhưng do phải đề phòng mối nguy hiểm có thể xảy ra: Ví dụ như có 1 học sinh đang đạp xe đạp; Một con bò bên lề đường; Nơi có mối nguy hiểm tiềm ẩn mà chỉ lái xe mới linh cảm được như khu vực dễ lở đất đá, qua một bên là chợ, cửa hàng, cổng trường học... Trong khi làn bên cạnh cùng chiều hoặc ngược chiều trống trải không có phương tiện nào thì phải đi kiểu dạng chân để an toàn.
Cố lái xe đi trong làn có mối nguy hiểm mà bất chợt xảy ra tai nạn thì hậu quả có thể sẽ nặng hơn nếu đi dạng chân. Đây là phản ứng đề phòng gọi là đi rộng ra khỏi mối nguy hiểm rất tự nhiên mà em cũng hay đi như vậy.
Vạch đứt không cấm đè, xe hoàn toàn có thể đi dạng chân trong các trường hợp nêu trên mà không bị xử phạt theo Luật xử lý VPHC vì đều
trong tình thế cấp thiết khi muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa quyền, lợi ích chính đáng của mình mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Cho nên ngoài bằng chứng về hành vi còn phải căn cứ vào nguyên nhân, động cơ của vi phạm, nếu bỏ qua bước xác định này thì dễ bị lạm dụng dẫn đến oan sai và tiêu cực. Nhưng việc xác định đúng lại cực kỳ khó khi diễn giải nguyên nhân và động cơ vi phạm, đều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện và người thi hành công vụ.
Cố ý đi dạng chân trên vạch đứt trong khi vẫn bật xi nhan, vạch đứt không cấm chuyển làn thì người ta sẽ thanh minh tôi đang trong quá trình chuyển làn, đây là giai đoạn giữa của quá trình đó và tôi đang thực hiện thao tác đúng. Bắt lỗi như thế nào?
Thế là phải bổ sung một loạt mô tả kèm theo: thế nào là thao tác chuyển làn đúng, sai, chuyển làn phải trong bao lâu, quãng đường tối đa được thực hiện thao tác, góc chuyển làn phải bao nhiêu độ... Hơi phức tạp rồi phải không? Mô tả bằng hình vẽ của không gian là chưa đủ, phải mô tả cả đơn vị thời gian.
Xe máy vẫn đang là phương tiện thiết yếu và sẽ còn giữ vai trò đó trong tương lai, đây là đặc thù so với giao thông nước ngoài. Trong đô thị nhiều khi không phải do lái xe cố ý đi dạng chân để len lỏi mà do các xe phía trước không thẳng hàng, xe máy ken kín chỗ trống nên không nhìn thấy vạch.
Đặc thù lớn nhất có lẽ là tình trạng báo hiệu không đúng luật, quy định độ rộng tối đa của 1 làn đường là 3,75m nhưng thực tế luôn có những làn đường siêu rộng đủ cho 2, 3… xe xếp dàn hàng ngang. Chẳng khác nào tấm chăn cho 3, 4 người, người bên này kéo thì kẻ bên kia hở và ngược lại. Ngược lại, nhiều đường chỉ đủ 2 làn xe ô tô ngược chiều nhưng các loại phương tiện khác cũng được lưu thông: xe máy, xe thô sơ... Sơ đồ giao thông hình vẽ dưới đây khá phổ biến và các cụ không lạ gì tình huống này:
Lỗi đi dạng chân trên vạch đứt chỉ nên dừng ở việc nhắc nhở mang tính chất giới thiệu để mọi người tự ý thức. Nếu vẫn cần phải áp dụng đồng thời với vạch liền cho phù hợp quốc tế thì phải chứng minh vi phạm bằng video. Kể cả bật xi nhan, trong khu đông dân cư tính từ 30 giây trở lên bắt đầu từ lúc một bên hàng bánh xe vượt qua vạch quá 0,25m, ngoài khu dân cư tính từ 15 giây trở lên. Nếu lái xe chứng minh được do bất khả kháng hoặc cấp thiết thì không được xử phạt.
Nhân đây em cũng giải thích một số từ mà nhiều cụ vẫn nhầm lẫn:
“
Đè” tức là hướng tác động từ trên xuống và phải có sự
tiếp xúc, nó tương tự như
đội từ dưới lên,
đâm,
va từ hướng ngang tới.
Đè vạch nghĩa là
bánh xe đè vạch, không phải là bất kỳ bộ phận nào khác của chiếc xe. Trước vạch dừng xe nơi đường giao nhau thì tính từ điểm tiếp xúc mặt đường của bánh xe, không tính từ phần cản ốp trên mũi xe đâu ạ. Em xem đua xe cũng nhiều và thấy về đích là bánh xe phải chạm vạch. Nếu đứng trước vạch kiểm tra an ninh ở sân bay thì tính từ mũi dày chạm đất, chưa ai bị tính từ mép bụng bia hơi to hoặc chị em bụng bầu.
Các cụ có chống tay và chân 2 bên nhưng chưa có sự tiếp xúc thì chưa được coi là
đè vợ được, vì chưa xâm phạm tới bất kỳ bộ phận nào. Hành vi đó mới chỉ là
khống chế,
uy hiếp đối tượng thôi ạ
Người ở trong nhà, mái nhà bên trên và không gọi là mái
đè, phải gọi là mái
che. Nếu vì lý do nào đó như động đất chẳng hạn, sụp xuống và có sự tiếp xúc trực tiếp mới gọi là mái
đè.
Chuyển có nghĩa là di chuyển, chuyển động, vận chuyển, chuyển tải… một quá trình sẽ, đang, hoặc đã diễn ra. Đối tượng chuyển
cái gì? Chuyển
phương tiện sang làn đường khác. NĐ 171 không quy định cụ thể quá trình diễn ra ở giai đoạn nào, vì vậy hiểu theo nghĩa rộng “
chuyển làn đường” là cả quá trình diễn ra từ điểm bắt đầu ở làn bên này đến điểm kết thúc ở làn bên kia. Hoàn thành cả quá trình bao gồm nhiều hành vi nhỏ (chuyển hướng xe, đè vạch, một bánh xe vượt qua vạch, vượt qua hết một hàng bánh xe, tới vị trí vạch nằm giữa gầm dọc thân xe, vượt qua cả 2 hàng bánh xe) được mô tả tóm tắt là hành vi “
thay đổi làn xe”.
Đề xuất thêm lỗi đi dạng chân thực ra là chia nhỏ quá trình
chuyển làn đường (xe) để phân biệt với lỗi
đè vạch và
thay đổi làn xe (đường). Việc này có cần thiết không? Có lẽ là cần thiết để Luật ngày càng minh bạch, xã hội ngày càng văn minh. Tuy nhiên nhà em vẫn bảo lưu quan điểm phải áp dụng hết sức thận trọng đối với vạch đứt trong trường hợp cụ thể ở nước ta.