Trường phái ẩm thực Chiết Giang
Một số món ăn nổi tiếng:
1. Cá chua ngọt Tây Hồ (西湖醋鱼 - xīhú cù yú)
2. Thịt Đông Pha (东坡肉 - dōng pō ròu)
3. Canh rong lá ngò Tây Hồ (西湖莼菜汤 - xīhú chúncài tāng)
4. Tôm long tỉnh (龙井虾仁 - lóngjǐng xiārén)
5. Ba ba đường phèn (冰糖甲鱼 - bīngtáng jiǎyú)
6. Gà ăn mày (叫化雞 - jiàohuā jī)
Gà ăn mày rất phổ biến ở Trung Quốc; nhiều vùng tuyên bố rằng đây là loại đồ ăn truyền thống của nơi đó. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng món ăn có nguồn gốc từ Hàng Châu. Phương pháp nấu chậm bọc đất sét đã có từ hàng ngàn năm về trước.
Nhiều truyền thuyết khác nhau xoay quanh nguồn gốc của gà ăn mày. Trong một lần nọ, một người ăn xin trộm một con gà từ một trang trại nhưng không có nồi hoặc dụng cụ nấu, nên anh ta đã bọc gà trong lá sen và gói đất sét cùng bùn xung quanh nó, sau đó đặt vào một cái hố được đốt lửa rồi chôn nó. Khi đào con gà lên và mở đất sét ra, anh thấy thịt gà mềm và thơm phức.
Trong các dị bản khác, người ăn xin đã đánh cắp gà từ tay hoàng đế và sử dụng phương pháp nướng hố bùn để làm cho khói không bay lên, tránh thu hút sự chú ý của cận vệ hoàng cung. Cuối cùng, hoàng đế dừng lại dùng bữa với người ăn xin và rất thích món ăn này, đến nỗi ông đã thêm nó vào trong thực đơn của hoàng cung, còn người ăn xin thì trở nên phát đạt nhờ bán món gà này cho người dân địa phương.
Theo một truyền thuyết khác, gà ăn mày này là món khoái khẩu thời thơ ấu của Hoàng đế Hán Cao Tổ đời nhà Hán, người xuất thân là một nông dân. Khi ông lên ngôi hoàng đế, công thức này đã trở thành đặc sản của hoàng cung.
Ngày nay, gà ăn mày được biến tấu với nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau, tạo nên sự lạ miệng. Muốn món ăn này ngon cần chọn một con gà nặng hơn một kg, là giống gà thả trong vườn, thịt săn chắc, vài lá sen khô, đất sét và dầu mè
Thịt gà sau khi làm sạch được ướp với rượu, nước tương, hoa hồi, dầu đinh hương, hạt tiêu, quế, muối, đường và chút bột nêm cho đậm đà. Để nhồi, người ta cho thêm thịt lợn, tôm, măng, gừng, hành củ… xào qua rồi nhét trong bụng gà, khâu kín. Ướp gà trong vài giờ để các loại gia vị ngấm sâu vào thớ thịt. Bọc bằng lá sen trước khi bọc đất để làm sạch lớp gà và thịt phảng phất hương vị của lá sen. Việc bọc đất cũng đòi hỏi phải rất tỉ mỉ để sao cho không chỗ nào bị mỏng quá hay dày quá khiến gà bị cháy xém hoặc không chín. Người ta cho gà lên bếp nướng, đến khi phần đất sét nứt ra, mùi thịt thơm cùng các loại gia vị lan tỏa, lúc đó gà đã chín, có thể thưởng thức. Gà ăn mày chỉ ăn nóng mới cảm nhận hết vị ngon, ngọt. Bạn có thể cảm nhận được vị lá sen thoang thoảng, nấm hương, mùi thơm của tiêu, cay của ớt và miếng gà ăn không bị ngán.
Các cụ đã thẩm thì thấy nó khác gì gà không lối thoát của VN không