- Biển số
- OF-558891
- Ngày cấp bằng
- 16/3/18
- Số km
- 1,836
- Động cơ
- 169,163 Mã lực
vâng, cái tim như sách nói dưới đây:Dạ cụ, em rất quan tâm nhưng đang bị rối cụ ạ. Cụ có thêm gợi ý gì không ạ?
1/ Tâm chủ thần minh:
“Thần minh” là hoạt động của tinh thần, ý thức tư duy, “tâm chủ thần minh” là nói tâm làm chủ đề hoạt động ý thức, tư duy.
Cho nên trên lâm sàng thấy những bệnh có liên quan tới “thần kinh” như: hồi hộp, phiền nóng trong tim hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê, cười không nghĩ vv… phần nhiều quy vào phạm vi bệnh của tâm, hoặc cho là có quan hệ với tâm.
Ngũ tạng lục phủ dưới sự chủ đề của “thần” tiến hành hoạt động sinh lý nhịp nhàng thống nhất với nhau.
Nếu tâm có bệnh, thần không tự chủ được thì hoạt động của tạng phủ sẽ mất nhịp nhàng cân đối, làm cho sinh lý bị rối loạn, mà sinh ra bệnh. Chính vì tâm chủ thần minh, làm chủ của ngũ tạng lục phủ nên mỗi khi bị tà khí xâm phạm thì uy hiếp rất lớn đến sinh mệnh.
Cho nên thiên linh đan bí điểm luận sách Tô Vấn nói: “Tâm giữ chức vụ quân chủ, thần minh từ đó mà ra…Cho nên chủ không sáng suốt thì 12 tạng đều nguy”.
2. Tâm chủ huyết mạch, tinh hoa của tâm phô ra ở mặt:
Huyết là do tâm làm chủ, mạch là do đường ống của huyết lưu hành, tâm với huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Trong việc thúc đẩy sự vận hành tuần hoàn của huyết dịch, tuy tâm với mạch có sự hợp tác với nhau, nhưng làm nên tác dụng chủ động vẫn là tâm. Vì thế huyết tuy có công năng dinh dưỡng vẫn phải nhờ vào sự hoạt động của tâm mạch.
Màu sắc tươi tốt của 3 thứ tâm huyết mạch phản ánh ra ở mặt, cho nên theo sự biến đổi màu sắc ở mặt, có thể biết được sự thịnh, suy, hư thực của 3 thứ tâm, huyết mạch điều này giúp phần nào cho việc chẩn đoán lâm sàng.
Nếu người có công năng của tâm thần được kiện toàn huyết mạch được thịnh vượng thì sắc mặt hồng nhuận sáng bóng có thần, trái lại thì nhợt nhạt, không tươi. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, huyết dịch bị ngừng trệ thì sắc mặt hay thấy xám đen, nếu huyết ngừng đọng không lưu thông, mất dinh dưỡng thì chẳng những sắc mặt bị sạm đen mà còn khô như củi nữa.
Tâm chủ thần minh, lại như huyết mạch, thần nhờ huyết khí mà tươi sáng, huyết khí mà bất hoà thì thần minh thường cũng mất bình thường. Cho nên tâm khí hư thì thần sút kém mà buồn bã.
Tâm khí thịnh thì thần mạnh khoẻ mà cười luôn.
Hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến huyết mạch, nếu lo buồn tư lự quá độ thì tổn thương tâm khí. Sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ, lại cần nhờ vào sự nuôi dưỡng của khí huyết. Vì thế hoạt động của thần minh, huyết mạch, tạng phủ có liên hệ chặt chẽ với nhau; từ đó mà đã nói rõ được tâm là chủ thể sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể là chủ toàn diện.
Phụ thêm: tâm bào lạc và đản trung
Tâm bào lạc là cái màng ở ngoài bọc lấy tim, lạc bám vào màng là đường của khí huyết thông hành, gọi chung là tâm bào lạc. Tâm bào lạc (là tổ chức phần ngoài của tạng tâm) có tác dụng bảo vệ tâm – tà khí xâm phạm vào cơ thể nói chung đều từ ngoài vào trong, từ biểu vào lý cho nên tà khí phạm tâm trước tiên là phạm vào tâm bào lạc – Tà ở tâm bào đã có thể ảnh hưởng đến công năng mà xuất hiện ra chứng tạng của tâm, cho nên bệnh tâm thường được gọi là như vậy, phần nhiều chỉ vào tà khí ở bào lạc của tâm mà không phải thật đúng là bệnh của tâm.
Đản trung ở chỗ giữa hai vú trên ngực là chỗ tụ tập của tôn khí gọi là “khí hải”. Tôn khí là động lực của huyết mạch vận hành và hô hấp, ngôn ngữ.
Tâm chủ huyết mạch, phế chủ khí, coi về thanh âm cho nên bệnh của đản trung phần nhiều có liên quan tới tâm, phế khí hải không đủ, thì thiếu khí không đủ để nói, khí hải dồi dào thì khí đầy ở lồng ngực ảnh hưởng đến phế thì sinh bệnh khó thở, ảnh hưởng tới tâm thì thấy chứng mặt đỏ.
https://ehealth.gov.vn/CIMSI.aspx?action=Detail&MenuChildID=239&Id=256