Cái này đâu có gì mới, trong vận hành điều độ hệ thống điện quốc gia (lưới và trạm 500kV/220kV), các nguồn phát điện lớn cỡ trăm MW đều phải chịu sự điều động tăng/giảm công suất của điêu động viên tại HN (còn gọi là A0), đó là bình thường vận hành hệ thống có kế hoạch. Trong trường hợp có sự cố đột ngột trên lưới hệ thống quốc gia 500kV/220kV, việc giảm công suất nguồn phát như cụ nêu tức thì nằm trong bài toán đã có ươc tính toán trước mức sự cố giảm tải nguồn, và có kế hoạch sa tải phụ tải tương ứng, đồng thời phản ứng của hệ thống là điều động vận hành nguồn dự phòng, tính toán mức độ ngắt mạch cho các rơ le (reley) bảo vệ trên đường dây hệ thống lưới toàn quốc, đóng/ngắt các máy cắt chính cho từng tuyến. Tóm lại là trong khoảng thời gian cho phép, điều động phát điện lên lưới được ngay vài chục và vài trăm MW nguồn dự phòng, các nhà máy điện tua bin khí có đa phần là từ các tổ máy tua bin khí công suất lớn (có đặc tính chệ độ vận hành khơi động nhanh từ 0MW lên cả trăm MW trong vài phút, mức nhảy nâng tải theo bước quãng 50MW một lần). Còn với nhà máy nhiệt điện truyền thống họ vận hành non tải, sau đó tăng mức tải lên dần, còn nhiệt điện mà khởi động từ đầu đên đầy tải thì khá lâu quãng cả ngày.
P/s: công suất mang tải của máy biến áp hay trạm biến áp, đo bằng MVA. Các máy phát dùng đơn vị công suất là MW. Còn tăng hay giảm phụ tải phải là MW.