Cách nghĩ của cụ thấu đáo đấy, dân kỹ thuật nên thế.
Nhưng cụ cũng nên biết, khi thiết kế sân phân phối hay trạm biến áp mới, bao giờ cũng phải tính toán khả năng mở rộng, ví như lắp MBA dung lượng 125MVA, thì phần đế móng MBA và khu vực tường chống lửa phải đảm bảo khả năng sẵn sàng để khi thay vào đó MBA 250MVA vẫn lắp tốt.
Còn MBA 22kV nhỏ dung lượng vài chục MVA tự dùng kia, dùng cả 50 năm không hư hỏng đâu phải lo thay.
Hồi còn làm Dự án Phú Mỹ 1, với cái trạm cứu hỏa có 2 bộ máy bơm cứu hỏa công suất lớn (1 chạy nguồn điện, 1 chạy nguồn diesel để dự phòng) luôn bị soi xét từng chi tiết rất kỹ nguồn gốc thiết bị Nhật/Mỹ, như máy diesel là đồ Mỹ soi đến chứng nhận nguồn gốc CO/CI Mỹ và test xuất xưởng Mỹ, còn bơm là đồ Nhật có nghi ngờ đến mức phải tháo bơm coi cánh bơm mới hay cũ, kết quả là thân bơm và cánh bơm đồng vẫn còn nguyên "ba via" và dấu vết căn chỉnh động, nghĩa là mới tinh. Rồi xét đến bơm giữ áp (joker pump) trên đường ống... Thậm chí soi kỹ đến MBA công suất nhỏ cấp điện cho bơm (22kV/6kV), vì dây quấn lõi biến áp là nhôm nên từ chối ký nhận, cuối cùng nhà thầu phải thay bằng MBA với lõi quấn dây đồng.