[Funland] Ý tưởng xây dựng cầu Long Biên từng bị xem là điên rồ.

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Chửi nó bóc lột tàn bạo nhưng dù sao chúng cũng xây được cây cầu con đường
Chẳng biết nó bóc lột như thế nào, nhưng bọn Pháp toàn thuê người làm đấy chứ, những người làm thợ mỏ hay đồn điền cao su đều là người làm thuê, cũng giống như công nhân ta làm cho Samsung bây giờ vậy. Độ bóc lột còn thua các vua chúa phong kiến bóc lột trước đây.
Theo thống kê của chính phủ Pháp thì về tài chính vụ đầu tư của họ ở Đông dương là lỗ. Số tiền đầu tư nhiều mà số thuế thu lại được nhỏ hơn.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Nhưng nhiều người không hiểu rằng chính 20 trụ cầu, mỗi trụ cao 44 m, trong đó 30 m nằm dưới mực nước, sẽ đỡ cho cây cầu dài 1.682 m, cao 17 m so với mặt trụ và 61 m so với các móng. Cũng nhờ các trụ đó, cây cầu được nối thành khớp.
Đọc cái chi tiết kỹ thuật này thì em hiểu là móng sâu 30 mét tính từ mặt nước (chắc nước cạn). Như vậy thì vẫn chưa đứng được trên tầng đá cứng, thế mà không bị lún nhỉ?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Chẳng biết nó bóc lột như thế nào, nhưng bọn Pháp toàn thuê người làm đấy chứ, những người làm thợ mỏ hay đồn điền cao su đều là người làm thuê, cũng giống như công nhân ta làm cho Samsung bây giờ vậy. Độ bóc lột còn thua các vua chúa phong kiến bóc lột trước đây.
Theo thống kê của chính phủ Pháp thì về tài chính vụ đầu tư của họ ở Đông dương là lỗ. Số tiền đầu tư nhiều mà số thuế thu lại được nhỏ hơn.
Tiền lợi tức chảy vào túi giới tư bản mẫu quốc là chính nên tính riêng phần chính phủ thì bị thâm hụt cũng không quá khó hiểu. Hơn nữa, cán cân tài chính không phản ánh được bản chất của vấn đề trong quan hệ thực dân - thuộc địa. Lấy hình tượng thế này, một ông nông dân đang sống trên mảnh đất của mình, ông vốn nghèo nên cũng chẳng có tiền. Một ngày ông thực dân vào chiếm đất của ông nông dân, khai thác tài nguyên bán lấy tiền ăn chơi phè phỡn trên chính mảnh đất của ông nông dân, thi thoảng thuê ông nông dân bị mất đất kia làm cu li trả công vài hào. Khi ông thưc dân bị đuổi đi, ông nông dân có được ít tiền từ làm cu li, tính theo cán cân tài chính thì ông nông dân lãi còn ông thực dân lỗ. Như vậy là ông thực dân có công với nông dân à? Đấy là chưa kể bao nhiêu điều khoản bất công mà ông nông dân phải chịu trên chính mảnh đất của mình.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Thế những cái như cầu Long biên, nhà hát to Hà nội, Hải phòng, Sài gòn, đường sắt xuyên Việt là do người ... Trung Quốc làm chắc ???
Vãi :)) :)) :))
Ý cụ là làm sao ???
Người ta làm được cái gì thì thừa nhận.
Những kẻ ăn không ăn hỏng của người khác có tương lai không tử tế gì đâu nha !!!
Lão này đanh đá y lão Trym
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Tiền lợi tức chảy vào túi giới tư bản mẫu quốc là chính nên tính riêng phần chính phủ thì bị thâm hụt cũng không quá khó hiểu. Hơn nữa, cán cân tài chính không phản ánh được bản chất của vấn đề trong quan hệ thực dân - thuộc địa. Lấy hình tượng thế này, một ông nông dân đang sống trên mảnh đất của mình, ông vốn nghèo nên cũng chẳng có tiền. Một ngày ông thực dân vào chiếm đất của ông nông dân, khai thác tài nguyên bán lấy tiền ăn chơi phè phỡn trên chính mảnh đất của ông nông dân, thi thoảng thuê ông nông dân bị mất đất kia làm cu li trả công vài hào. Khi ông thưc dân bị đuổi đi, ông nông dân có được ít tiền từ làm cu li, tính theo cán cân tài chính thì ông nông dân lãi còn ông thực dân lỗ. Như vậy là ông thực dân có công với nông dân à? Đấy là chưa kể bao nhiêu điều khoản bất công mà ông nông dân phải chịu trên chính mảnh đất của mình.
Ngược lại cụ nhé, bọn tư bản mẫu quốc nó lại không cướp đất của nông dân, nó mua đàng hoàng. Chính bọn thực dân mới tôn trọng quyền sở hữu đất đai của người dân. Không có khái niệm sở hữu toàn dân như bây giờ.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Chẳng biết nó bóc lột như thế nào, nhưng bọn Pháp toàn thuê người làm đấy chứ, những người làm thợ mỏ hay đồn điền cao su đều là người làm thuê, cũng giống như công nhân ta làm cho Samsung bây giờ vậy. Độ bóc lột còn thua các vua chúa phong kiến bóc lột trước đây.
Theo thống kê của chính phủ Pháp thì về tài chính vụ đầu tư của họ ở Đông dương là lỗ. Số tiền đầu tư nhiều mà số thuế thu lại được nhỏ hơn.
cụ so sánh thế khập khiễng lắm, với ví dụ công nhân samsung bây giờ ,nếu giờ không có luật lđ, riêng việc nó ép làm thêm là cn đủ chết. nhìn ở ngoài thì vẫn nghĩ là ơ kìa, làm thêm nó trả lương gấp đôi tính theo giờ cơ mà, nhưng không hiểu đc 1 điều là nó bóc lột sức lao động đến kiệt quệ.
Như một thời gian báo vẫn thường đưa tin công nhân làm cho quả táo bên tung cẩu ấy. tự tử kha khá.
 

21Bis

Xe tải
Biển số
OF-18167
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
436
Động cơ
507,146 Mã lực
Nơi ở
HN
Quy hoạch giao thông trên cầu là người đi bộ đi trên 2 cánh cầu, với chiều ngược lại chiều phương tiện cơ giới, thô sơ.
Như này em hiểu là người đi bộ phải ngược hướng chiều di chuyển của phương tiện cơ giới, thế thì ngày xưa Tây quy định nghiêm vãi, các cụ nhỉ? Mà thế giới chắc chưa nơi nào có quy định đi 1 chiều cho người đi bộ, em thấy tự hào cho Hanoi, Vietnam quá đi, kkk ...
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Ngược lại cụ nhé, bọn tư bản mẫu quốc nó lại không cướp đất của nông dân, nó mua đàng hoàng. Chính bọn thực dân mới tôn trọng quyền sở hữu đất đai của người dân. Không có khái niệm sở hữu toàn dân như bây giờ.
Cả nước nó còn dùng vũ lực chiếm thì nó tôn trọng sở hữu dân nước đó à? Cụ nói nghe buồn cười quá. À đúng là sau khi nó chiếm đất xong rồi thì nó ra luật bảo vệ quyền sở hữu, rất là nhân văn.

Đến người còn bị nó bắt đi phu công khai thì đất nó coi ra gì? Cụ xem cái này nhé https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_ám_sát_Bazin
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Các cụ cứ khen luật thực dân văn minh, nhân văn, nào là tự do, bình đẳng, bác ái, ... em đồng ý. Nhưng mà đấy là luật ở bên chính quốc, sang xứ thuộc địa thì cũng chỉ dân da trắng mẫu quốc là được "bình đẳng" trước pháp luật thôi.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Khi Paul Doumer đưa ra ý tưởng xây cầu vượt sông Hồng, nhiều người đã không ủng hộ. Họ cho đó là việc làm điên rồ. Kỹ sư trưởng ngành cầu đường cũng tỏ ra bi quan.
Tuần báo Đông Dương số 184 ngày 9/3/1944 đăng bài viết Cầu Doumer (nay là cầu Long Biên) của tác giả Paul Boudet (1888-1948), Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1917-1947). Bài viết cung cấp nhiều thông tin mà chúng ta còn ít biết về cây cầu nổi tiếng này.

Tuần báo Đông Dương là báo tiếng Pháp của của Hội Alexxandre de Rhodes. Báo ra từ đầu năm 1940, tới cuối năm 1944 thì đình bản. Các bài của tuần báo được đánh giá có chất lượng rất cao, do những thành phần trí thức ưu tú của Pháp và Việt Nam lúc đó viết.



Ý tưởng điên rồ
Theo tác giả Paul Boudet, ngay sau khi nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer đã đưa ra ý tưởng xây dựng cây cầu bắc qua sông Hồng, dài 1.600 m.

Ý tưởng này vấp phải nhiều phản ứng. Có ý kiến cho rằng ý tưởng này là điên rồ và không thể thực hiện được: “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.

Họ phân tích sông Hồng rộng như một eo biển, sâu hơn 20 m và dâng thêm 8 m vào mùa lũ. Lòng sông luôn thay đổi, khi bồi chỗ này, lúc lở chỗ kia. Một con sông không thể chế ngự bằng một cây cầu đặt trụ trong lòng sông đầy sóng dữ và không gì chống đỡ nổi.

Đến ngay cả những vị quan An Nam có tư tưởng phóng khoáng nhất cũng tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây là quyết định liều lĩnh. Song trong thâm tâm mình, các quan An Nam nghĩ rằng con sông sẽ làm thất bại những toan tính của con người và khiến mọi nỗ lực của họ trở nên vô ích.

Họ nói: “Sông quá rộng, không cây cầu nào có thể chịu được... Các ông không sợ thất bại sẽ khiến người dân mất lòng tin à?”.

Một điều lạ lùng hơn là đến ngay cả người Pháp cũng tỏ ra hoài nghi và không mặn mà với ý tưởng này. Những người thân cận với Toàn quyền, kể cả kỹ sư trưởng cầu đường, cũng tỏ ra quan ngại.

Paul Boudet cho biết tờ Le Courrier d’Haiphong còn mỉa mai: “Khi xây một cây cầu, người ta phải biết nó có dùng được hay không, có thể nào bắc qua một con sông hay không. Thế nhưng, Doumer không nghĩ tới điều đó, không mường tượng ra sự thay đổi liên tục của con sông. Ông ta không hề nghĩ tới việc con sông tính khí thất thường này thay đổi lòng sông cực kỳ dễ dàng. Hơn thế, ông ta cần phải biết việc Tòa Công sứ Hưng Yên từng bị nó nuốt chửng….”.


Cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) lúc đang được thi công. Ảnh tư liệu.

Quá trình xây dựng
Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, bất chấp dư luận và khuyến cáo của các quan chức, Doumer vẫn quyết tâm xây cầu.

Ngày 12/9/1898, viên đá đầu tiên chính thức được đặt với nghi lễ vô cùng long trọng. Hôm đó, Paul Doumer dùng chiếc bay bằng bạc gắn tấm biển đá hoa cương đen khắc dòng chữ 12/9/1898 lên đầu cầu và tuyên bố công việc xây cầu bắt đầu.

Đội quân thợ đá, thợ mộc, thợ xây, thợ sắt… hơn 2.000 người, có lúc lên tới 3.000 người, làm việc dưới sự hướng dẫn của khoảng 40 quản đốc, kỹ sư, đốc công người Pháp. Nhờ việc giám sát chặt chẽ, không tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, dù công việc rất nặng nhọc.

Ban đêm, công trình sáng rực dưới ánh đèn của các bóng điện công suất lớn. Số đèn này, cũng như các máy công cụ và các máy nén khí, hoạt động nhờ xưởng phát điện 350 mã lực.

Paul Boudet cho biết công ty trúng thầu thiết kế là Daydé et Pillé. Công ty này đưa ra thiết kế kiểu dầm chìa đỡ hai bên, các thanh đỡ hình răng cưa, đỉnh cao nhất là 17 m tính từ trụ cầu.

Paul Doumer chọn thiết kế dầm chìa có lẽ do nó đã được ứng dụng để xây cầu đường sắt tuyến Paris - Orléans. Khi họ giới thiệu đường nét kiêu hãnh và duyên dáng của cây cầu trong hình vẽ toàn cảnh, nhiều người lo ngại khối sắt hình răng cưa nhẹ tới mấy cũng không bao giờ có thể thành hiện thực.

Nhưng nhiều người không hiểu rằng chính 20 trụ cầu, mỗi trụ cao 44 m, trong đó 30 m nằm dưới mực nước, sẽ đỡ cho cây cầu dài 1.682 m, cao 17 m so với mặt trụ và 61 m so với các móng. Cũng nhờ các trụ đó, cây cầu được nối thành khớp.

Việc thi công được tiến hành khẩn trương và tháng 11/1901, cầu đặt được khối sắt vào bờ trái. Chiếc cầu cạn bằng đá, nối cầu với ga bị phá hẳn.

Ngày 3/2/1902, hai bờ được nối với nhau; chỉ còn phải san lấp khoảng vài trăm mét, công việc chỉ cần vài ngày. Việc xây dựng cầu cần 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Chi phí lên tới 6.200.000 fr, xấp xỉ bằng dự toán.


Cầu Long Biên chụp từ trên cao, năm 1950. Ảnh tư liệu.

8h30 sáng 28/2/1902, đoàn tàu hỏa rời ga mới của Hà Nội, đưa vua Thành Thái, Toàn quyền và đoàn tùy tùng lên tàu.

Tại lối lên cầu, các quan khách an tọa trên một khán đài có trang trí hoa và cờ để nghe diễn văn của Thống sứ Bắc Kỳ, của Chủ tịch phòng Thương mại Hà Nội, Giám đốc Nha Công chính…

Theo lời của quan nhiếp chính Nguyễn Trọng Hiệp, chất trữ tình bao trùm lên cả cây cầu: “Vươn dài như một con rồng xanh nổi lên trên mặt nước hay như một cây cầu vồng tuyệt đẹp sừng sững giữa khoảng không bao la”.
Đội Hải phòng ngày xưa rắn mặt phết nhở, dám mỉa mai ý tưởng lớn của ngài Toàn quyền. Giờ thì đố dám ngo ngoe lấy 1 câu.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,539
Động cơ
647,879 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Việc xây dựng cầu cần 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Chi phí lên tới 6.200.000 fr, xấp xỉ bằng dự toán.
Từ ý tưởng, đến thiết kế, đến dự toán, rồi mời thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, an toàn lao động, ... Với một công trình gần như chưa có tiền lệ và thuộc hàng khủng về quy mô và cực khó khăn về địa chất thủy văn mà các cụ ấy tiên liệu như thần, quá là bái phục luôn.
Em nói không ngoa chứ tầm này mà làm công trình tương tự thì không thể có câu trả lời về tiến độ cũng như quyết toán một các đúng đắn được.
 

tienh1k52

Xe tải
Biển số
OF-706899
Ngày cấp bằng
7/11/19
Số km
221
Động cơ
92,184 Mã lực
Tiền lợi tức chảy vào túi giới tư bản mẫu quốc là chính nên tính riêng phần chính phủ thì bị thâm hụt cũng không quá khó hiểu. Hơn nữa, cán cân tài chính không phản ánh được bản chất của vấn đề trong quan hệ thực dân - thuộc địa. Lấy hình tượng thế này, một ông nông dân đang sống trên mảnh đất của mình, ông vốn nghèo nên cũng chẳng có tiền. Một ngày ông thực dân vào chiếm đất của ông nông dân, khai thác tài nguyên bán lấy tiền ăn chơi phè phỡn trên chính mảnh đất của ông nông dân, thi thoảng thuê ông nông dân bị mất đất kia làm cu li trả công vài hào. Khi ông thưc dân bị đuổi đi, ông nông dân có được ít tiền từ làm cu li, tính theo cán cân tài chính thì ông nông dân lãi còn ông thực dân lỗ. Như vậy là ông thực dân có công với nông dân à? Đấy là chưa kể bao nhiêu điều khoản bất công mà ông nông dân phải chịu trên chính mảnh đất của mình.
Tư duy tuyệt vời đấy cụ. Cho em hỏi nếu cụ là người nông dân thì cụ chọn option 1 (mãi nghèo không có tiền) hay option 2 (có thằng giàu nó khai phá đất đai tạo công ăn việc làm trả lương và dạy cho khoa học kỹ thuật) ạ?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Tư duy tuyệt vời đấy cụ. Cho em hỏi nếu cụ là người nông dân thì cụ chọn option 1 (mãi nghèo không có tiền) hay option 2 (có thằng giàu nó khai phá đất đai tạo công ăn việc làm trả lương và dạy cho khoa học kỹ thuật) ạ?
Tốt hay không thì cứ phải để em tự nguyện đã nhé, nhảy vào ép bằng súng là không được đâu.
 

tienh1k52

Xe tải
Biển số
OF-706899
Ngày cấp bằng
7/11/19
Số km
221
Động cơ
92,184 Mã lực
Cả nước nó còn dùng vũ lực chiếm thì nó tôn trọng sở hữu dân nước đó à? Cụ nói nghe buồn cười quá. À đúng là sau khi nó chiếm đất xong rồi thì nó ra luật bảo vệ quyền sở hữu, rất là nhân văn.

Đến người còn bị nó bắt đi phu công khai thì đất nó coi ra gì? Cụ xem cái này nhé https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_ám_sát_Bazin
mời cụ search thông tin về đồn điền cao su của Michelin tai việt nam thời thuộc địa, em nghĩ điều kiện sống còn hơn khối người nông dân bây giờ đấy.
Ngược lại cụ nhé, bọn tư bản mẫu quốc nó lại không cướp đất của nông dân, nó mua đàng hoàng. Chính bọn thực dân mới tôn trọng quyền sở hữu đất đai của người dân. Không có khái niệm sở hữu toàn dân như bây giờ.
Cụ Xsim chắc thấm nhuần tư tưởng XHCN =)))
 

tienh1k52

Xe tải
Biển số
OF-706899
Ngày cấp bằng
7/11/19
Số km
221
Động cơ
92,184 Mã lực
Tốt hay không thì cứ phải để em tự nguyện đã nhé, nhảy vào ép bằng súng là không được đâu.
Hình như ngày nào cũng nghe trên báo đài mời gọi bọn giẫy chết đến mình cướp đất của dân cày mở xưởng mở nhà máy hay sao ý =)))
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,013
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Mấy cái thằng dân đen phản đối xây tượng đài làm sao hiểu được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
mời cụ search thông tin về đồn điền cao su của Michelin tai việt nam thời thuộc địa, em nghĩ điều kiện sống còn hơn khối người nông dân bây giờ đấy.
Em thì chả biết cái đồn điền của cụ nó thế nào, chỉ biết sử ghi lại thế thôi, thậm chí đã thành ca dao rồi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Hình như ngày nào cũng nghe trên báo đài mời gọi bọn giẫy chết đến mình cướp đất của dân cày mở xưởng mở nhà máy hay sao ý =)))
Vâng có cái khác cơ bản em đã nói rồi mà cụ không nhận ra được, là mình vẫn là chủ mảnh đất đấy và mình mời nó, tự nguyện chứ không phải vì bị dí súng vào đầu. Cụ không chịu hiểu điều đó thì em cũng thôi :)
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Một ngày ông thực dân vào chiếm đất của ông nông dân, khai thác tài nguyên bán lấy tiền ăn chơi phè phỡn trên chính mảnh đất của ông nông dân, thi thoảng thuê ông nông dân bị mất đất kia làm cu li trả công vài hào. Khi ông thưc dân bị đuổi đi, ông nông dân có được ít tiền từ làm cu li, tính theo cán cân tài chính thì ông nông dân lãi còn ông thực dân lỗ. Như vậy là ông thực dân có công với nông dân à? Đấy là chưa kể bao nhiêu điều khoản bất công mà ông nông dân phải chịu trên chính mảnh đất của mình.
Thế cụ không tính công thằng thực dân nó biến túp lều của ông nông dân thành nhà cấp 4 ạ.
Ông nông dân vẫn đi ị ngoài đồng, thằng thực dân nó lấy tiền cày cấy của ông nông dân rồi nó xây cái nhà xí trong nhà ông nông dân, chẳng tốt hơn ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top