[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
613
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Số 5 là đầu phố hay số 1 hả cụ, cụ xem số 1 ở đâu,nhân tiện số 5 trước là Bách hóa số 5 h là tòa nhà của TP bank, nhà vệ sinh cụ nói ở bên kia đường
Người dân nhiều khi nói một cách tương đối thôi cụ, đoạn từ Cửa Nam trở lên có thể coi là đầu phố ấy rồi.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực
Các mợ Hà Nội hay ở Yết Kiêu với Cấm Chỉ :)) :)):))
Yết Kiêu thì em còn sờ mò ở đó suốt, Cấm Chỉ thì ít được sờ mò lắm. =))
P/s: thời 200x, có điểm bảo dưỡng xe khá uy tín ở đầu YK, nên năm nào em cũng ra đó bảo dưỡng xe. :P
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,228
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Phố Hàng Cơm nay là phố Văn Miếu từ ngã ba phố Nguyễn Khuyến đến ngã ba phố Quốc Tử Giám, trước kia nghề gốc là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến... (wiki)

Em nghĩ là Hàng Bột - Hàng Cháo - Hàng Cơm - Hàng Bún nên là một nhóm =))
Hàng ngày xưa đặt theo nhóm mặt hàng Tiểu thủ Công nghiệp. Không phải tự nhiên đặt vậy.
 

huynhnv

Xe tải
Biển số
OF-389576
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
492
Động cơ
242,939 Mã lực
Tuổi
39
Hoặc không để ý, hoặc không được ai giải thích... có thể nhiều người không biết về ý nghĩa và "sự tích" của nhiều tên phố, địa danh ở Hà Nội. Bài báo sau giúp giải ngố ít nhiều. Các cụ/ mợ thông thái chia sẻ thêm hiểu biết về các tên phố, địa danh khác ở Hà Nội nhé :-bd

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Điển hình như phố Tố Tịch, tên này bị nhiều người gọi nhầm thành phố Tô Tịch, có lẽ do nghĩ thành Thăng Long xưa có ông Thành hoàng tên là Tô Lịch thì cũng có một ông Tô Tịch chăng. Thực ra chữ “tịch” trong tên phố này, chữ Hán nghĩa là chiếu, như trong chữ “chủ tịch” - vì các quan ngày xưa hay trải chiếu để ngồi làm việc, chứ không ngồi ghế như các nước phương Tây dẫn đến có chữ “chairman” nghĩa tương tự. Còn chữ “tố”, có nghĩa là trắng nõn. Hai chữ “Tố Tịch” chữ Hán nghĩa là chiếu trắng, chỉ rằng ở phố này, thời xưa là nơi bán chiếu trắng.

Theo sách Địa chí Hà Nội, phố này nằm trên đất của thôn Tô Tịch xưa, trước đây thôn này có nghề dệt và bán chiếu. Hiện nay phố nối từ Hàng Gai đến Hàng Quạt, gần hồ Hoàn Kiếm, trong khi một phố bán chiếu khác có tên thuần Việt là Hàng Chiếu nằm xa hơn về phía Bắc.

Tên ngõ Hài Tượng cũng khá “đánh đố” nhiều người trẻ. Để hiểu nghĩa thì phải luận kỹ nghĩa chữ Hán. “Hài” nghĩa là giày dép thì nhiều người đã biết, còn chữ “tượng” ở đây nghĩa là thợ, chứ không phải chữ “tượng” là con voi. Xưa trong kinh thành có bộ phận gọi là “tượng cục”, là nơi tập hợp thợ thuyền để xây dựng các công trình, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của triều đình.

Thôn Hài Tượng vốn là nơi trú ngụ của những người thợ làm giày da, dép da và hàng da nói chung, và trước đây ăn thông với phố Hàng Giầy. Hai phố này tập trung những người thợ giày quê ở vùng làng Chắm (nay thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương) lên Thăng Long hành nghề từ những thế kỷ XVII, XVIII.

Theo Từ điển đường phố Hà Nội, thì lúc đầu những người thợ giày dép quây quần ở đất Hài Tượng này, sau một số dời xuống trú ngụ ở đất thôn Tả Khánh nay là ngõ Hàng Hành. Cả hai nơi, họ đều lập đình thở tổ nghề da giày. Cho nên hiện nay ở ngõ Hài Tượng và ở ngõ Hàng Hành đều là đình thờ ba vị tổ nghề là Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân, Phạm Thuần Chính, những người này đã cải tiến kỹ thuật thuộc da và sáng chế những mẫu giày dép mới cho người Việt sử dụng.

Tên phố Hòe Nhai cũng vậy. Chữ “Hòe” thì nhiều người có thể đoán là cây hòe, nhưng chữ “nhai” thì phải tra từ điển mới biết, nghĩa là bờ, bến, hay con đường ven sông. “Hòe Nhai” nghĩa là con đường trồng hòe ở bến sông. Xưa kia, con đường này nối từ Hoàng thành ra bến Đông Bộ Đầu nổi tiếng. Nay Hòe Nhai là con đường dài khoảng 400m nối từ đê Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng, hướng về cửa Bắc thành cổ Hà Nội.

Thời xưa, phố trồng nhiều hòe do tương truyền thời nhà Lý có lệ quy định các quan ở kinh đô mỗi người phải đem trồng một cây hòe trên con đường này, từ đó mà thành tên.

Một con đường khác không nằm trong khu phố cổ nhưng cũng mang tên tương tự phố Hòe Nhai, đó là phố Liễu Giai. Vẫn có chữ “liễu” mang tên một loài cây, còn chữ “giai” có nghĩa là con đường.

Trước đây, Liễu Giai là tên một làng trong Thập tam trại vùng ven phía Tây kinh thành Thăng Long. Đến năm 1994, con đường nối tiếp đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Kim Mã đến Đội Cấn mới được đặt tên là đường Liễu Giai.

Còn vì sao làng xưa có tên gọi Liễu Giai, thì một số tài liệu cho rằng làng này vào đời Lý, Trần có nhiều cung điện dinh thự của các ông hoàng bà chúa, ven đường đi có trồng các dãy liễu, nên mới thành tên “đường Liễu”.

Cả hòe và liễu là hai loại cây mà các nhà quyền quý xưa ở hay trồng trước cửa. Do đó, nghe những cái tên Hòe Nhai, Liễu Giai, mà “luận” được chữ và hiểu được nghĩa, ta như hình dung ra khung cảnh huy hoàng những cũng không kém phần thanh lịch và lãng mạn của kinh thành Thăng Long hàng trăm năm trước.

Phố Khâm Thiên nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.

Ở ngoại thành Hà Nội, bên huyện Đông Anh có con đường dài khoảng 2km có tên là đường Uy Nỗ. Giải nghĩa chữ Hán thì tên này có nghĩa là “Uy lực của chiếc nỏ”, nghe vậy chắc ai cũng đã nghĩ đến sự tích chiếc nỏ thần bắn một lúc hàng chục mũi tên mà tướng Cao Lỗ đã chế tạo để vua An Dương Vương đánh giặc. An Dương Vương đóng đô ở đất Cổ Loa, không xa làng Uy Nỗ, hay còn có tên là Oai Nỗ.

Trong khi đó, tên phố Hòa Mã, nhiều người cứ nghĩ có chữ Mã, chắc là chữ Hán chỉ ngựa, như Hà Nội có đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, liên quan đến tích ngựa trắng chỉ lối cho vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Tuy nhiên, thực ra, chữ “Mã” ở tên phố Hòa Mã lại là chữ Nôm cổ, mang nghĩa là “quần áo”.

Phố Hòa Mã, vốn nằm trên thôn Hòa Mã xưa, và trước kia, thôn có tên là Đổi Mã. Hai chữ này có nghĩa là “thay đổi áo xống”, và các sách sử cho biết, xưa ở làng này có cung Đổi Mã (chữ Hán gọi là Cung Canh Y), là nơi vua các triều Lý, Trần, Lê mỗi khi vua ra tế đàn Nam Giao thì dừng lại ở cung này để đổi xiêm áo thường, chuyển sang mặc lễ phục theo quy định khắt khe của lễ tế.

Các nghiên cứu lịch sử đều xác định đàn Nam Giao được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo cũ, gần cửa ô Cầu Dền và ở khoảng giữa các phố Mai Hắc Ðế, Thái Phiên, Ðoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu. Vị trí của cung Đối Mã cũ rất gần với khu vực này.

Mã là một từ tiếng Việt cổ, có nghĩa là vỏ, trang phục bề ngoài. Nay ừ này không được dùng nữa nhưng vẫn còn có thể nghe trong các câu ca dao, tục ngữ như: “Tốt mã giẻ cùi”, hay “Con gà tốt mã vì lông, răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”.

Thôn Đổi Mã được đổi tên thành Hòa Mã vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), theo kiến nghị của bộ Hộ về việc đổi tên một loạt địa danh cả nước. Tên phố Hòa Mã được nhân dân quen sử dụng từ thời thuộc Pháp, dù chính quyền thực dân đặt tên phố này là phố Đô đốc Sénés.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhung-ten-pho-ha-noi-phai-luan-chu-han-moi-hieu-nghia-585103.ldo
E đố cụ chủ biết khi nào gọi là đường (ví dụ là đường bà triệu) hay là phố (ví dụ phố huế, hàng bài)
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực

csan

Xe tải
Biển số
OF-70293
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
213
Động cơ
430,800 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hàng Vôi cắt Hàng Tre, em nghĩ nó nằm cùng một quần thể với phố Hàng trong phố cổ.
Hàng Bột - Hàng Cháo - Hàng Đẫy thì thuộc một nhóm.
Hàng Cỏ thì bó tay, vì một mình một góc.
Hàng Bún - Hàng Muối, em chưa định vị được nó có liên quan đến nhóm nào. Hàng Cơm thì chưa nghe tên. :P
Hàng Bún nối với hàng Than
 

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Ở HN khá ấn tượng với cách đặt tên nhiều hàm ý, VD: PHỐ Lê Duẩn (có nhà WC công cộng ở đầu....phố) và ĐƯỜNG Trường Chinh cong mềm mại... Ngoài ra, sau sát nhập Hà Tây thì HN có nhiều đường phố trùng tên (ở các quận mới-cũ) cũng là đặc thù của Thủ Đô.... và hy vọng sau tiền lệ đề xuất thành lập thành phố Thủ Đức trong lòng Tp. HCM thì HN cũng sẽ tái lập thành phố Hà Đông, Sơn Tây...?!:-?
P/S: Không biết đã có địa phương nào đặt tên phố Lê Văn Tám (nhân vật hư cấu) chưa nhỉ? ;)
Phù đổng thiên vương cũng hư cấu mà. Còn nhiều. Còn chuyện trùng tên thì với SG là thường
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Người dân nhiều khi nói một cách tương đối thôi cụ, đoạn từ Cửa Nam trở lên có thể coi là đầu phố ấy rồi.
Cụ có đọc còm của cụ ý để biết tại sao em phải trả lời vậy k
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực
Hàng Bún nối với hàng Than
À vâng, nhóm Hàng này thì ở dốc Hàng Than, quanh quanh đó là ra đến Trúc Bạch, cũng là Tây Long xưa kia, vậy có nghề cổ là đúng rồi.
 

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Gớm

Những cái tên riêng, kể cả tên người, tên động vật, tên thực vật; tên địa danh..... thì mỗi cái có ý nghĩa riêng. Cái thì đọc phát hiểu ngay theo nghĩa phổ thông; cái thì theo truyền thuyết; cái thì theo ngữ/nghĩa cổ; cái thì phiên âm tiếng nọ tiếng kia.... và có cả những cái chả có một ý nghĩa gì hết.

Sao phải đặt ra vấn đề phải thế nọ phải thế kia như kiểu bài báo nhỉ.

Mà ngay cả cái tên Hà Nội thì cũng phải "luận từ chữ Hán" mới "hiểu" ý nghĩa. Nhưng ngày xưa thì nó đúng, giờ nó không còn đúng nữa thì sao.

Giờ những người không hiểu chữ Hán thì không biết Hà Nội ở đâu, là gì à ?
Hà Nội
Ai ăn khoai đều biết hà là gì. Nội thì dễ đoán hơn.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực

Alohavn911

Xe buýt
Biển số
OF-712083
Ngày cấp bằng
2/1/20
Số km
659
Động cơ
61,306 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Cát Linh và Hào nam có liên quan gì đến nhau ko cụ nhỉ?
 

Hoa Viên

Xe máy
Biển số
OF-596419
Ngày cấp bằng
28/10/18
Số km
53
Động cơ
125,210 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi bé ông anh đố "phố Phình Tàu Ấm" mãi mà không biết là phố cổ nào.
Là Trương Hán Siêu à cụ.
Hồi đi học. Bọn em cũng toàn đố nhau như thế.
Nhiều từ phiến âm Hán Việt nghe buồn cười lắm luôn ạ
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Đầu phố Lê Duẩn (số 5) hiện vẫn còn nhà vệ sinh công cộng mà Kụ:
Phố Lê Duẩn bắt đầu từ đoạn giao với Điện Biên Phủ.
Em hiểu là cụ định tổ lái cái tên tử bí thông với cái nhà vệ sinh. Nhưng chẳng ra đâu vào đâu.
Số nhà đánh từ số 1 chứ không phải số 5.
Trước khi được đổi thành Lê Duẩn thì tên phố đấy là đường Nam Bộ. Lúc đấy cái nhà vệ sinh nó đã có rồi.
Trước đó nữa thì nó là phố Hàng Lọng. Chạy ngang qua trước ga thì lại là phố Hàng Cỏ.

HN ngày xưa nhiều ao dầm, ruộng. Các phường hay làng nghề nằm cách nhau những khoảng ao dầm như vậy nên có lẽ vì thế mà khi thành tên phố Hàng thì không liền nhau được. Nhưng tính ra thì Hàng Đẫy là trục nối cụm Hàng Cháo, Hàng Lọng... vào Hàng Bông, hay vào khu vực tập trung nhiều phố hàng.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Cái chỗ nhà vệ sinh công cộng đầu Cửa Nam đấy ngày trước còn có tắm nước nóng và tẩm quất. Chiều hè là cứ thấy mấy cái chiếu rải sẵn. Mà hồi đấy chiều mát, ít ngày oi bức cả chiều tối.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top