[Funland] Ý nghĩ thực tế của mớ lý thuyết ta học, mời các cụ làm sáng tỏ

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
14,678
Động cơ
346,299 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Để em xem những cái cụ chủ nêu trong thực tế em hay dùng làm gì nào?
Số PI ngoài việc tính chu vi, diện tích hình tròn em còn dùng chuyển đổi giữa chu kỳ và tần số dao động.
Đạo hàm, tích phân: xem nào, giả sử em đo rung động của 1 cái máy hay kết cấu bằng gia tốc kế, muốn biết vận tốc, chuyển vị của nó em lại phải tích phân tín hiệu lên 1 lớp, 2 lớp (thực tế thì nó sai số nhiều) còn nếu em đo bằng đầu đo chuyển vị mà muốn biết vận tốc, gia tốc của nó em lại phải dùng đạo hàm bâc 1, bậc 2 đấy ạ. À thêm cái nữa liên quan đến ô tô. Tính năng cruise control mà khi cụ đặt ở một tốc độ mong muốn mà đường gập ghềnh, lúc lên dốc, lúc xuống đèo mà không dùng bộ điều khiển PID(tỷ lệ, tích phân, vi phân) thì cái xe nó giật khùng khục khiến cụ quay về điều khiển bằng cơm ngay đấy ạ.
Ma trận? Xem nào, trước có khách nhờ em làm cho cái tay gắp 2 bậc tự do dịch chuyển vật liên tọi từ điểm A đến B(A, B) tùy ý đặt. Để xác định cái motor 1 và 2 cần xoay 1 góc bao nhiêu để đầu gắp chạy từ A về B lẫn ngược lại cũng phải dùng đến ma trận rồi ợ.
Tóm lại học cũng chả thừa tẹo nào. Thậm chí nhiều kiến thức em còn chả hiểu bản chất của nó là gì nhưng vẫn phải dùng.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Không học toán thì cũng không chết được đâu, nhưng để phát triển logic thì cần đến toán.
Thế nên đừng hỏi tại sao phải học cái này cái nọ.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,333
Động cơ
331,467 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Mấy cháu mõm vuông nó cứ tuyên truyền láo cái gì mà toán mới rèn tư duy , thế lý hóa sinh ko rèn tư duy à . Giỏi Toán cùng lắm tạo ra các thọ cạo giấy chứ giỏi lý hóa sinh là tạo ra sản phẩm có ích cho Xh ngay vs luôn
 
Chỉnh sửa cuối:

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,277
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ đã biết, tất cả những cái chúng ta học đều xuất pháp từ nhu cầu thực tế. Nhưng giờ nghịch lí là ta học mà không biết cái này nó ứng dụng ở đâu trong thực tế? Nên học xong không biết làm gì!
Mời các cụ tháo gỡ ý nghĩa thực tế của những công cụ toán học cũng như vật lý này nhé. Các cụ cố gắng đưa ra ví dụ thực tế dễ hiểu nhất, để ai cũng có thể hình dung được nhé.
1. Ứng dụng của số pi (3.14…)
2. Ứng dụng của căn bậc 2, bậc 3
3. Ứng dụng của tích phân 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
4. Ứng dụng của ma trận
5. Ứng dụng của trị riêng, véc tơ riêng
6. Ứng dụng của đạo hàm
7. Ứng dụng của phương trình vi phân
8. Ứng dụng của số phức
9. ….
Có thể nghe hơi khó tin, nhưng 1 trong 8 đề mục cụ nêu em đã ứng dụng thành công để kiếm tiền tỷ mỗi năm. Mặc dù ko phải là nhiều nhưng nó giúp em từ một thằng khố rách áo ôm giờ cũng có cuộc sống tươm tất. Đời người có lẽ cũng chỉ cần một vài lần như thế. Em nghĩ lý thuyết ai cũng dc học nhưng vận dụng đến đâu thì mỗi người một khác.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,204
Động cơ
224,212 Mã lực
Mấy cháu mõm vuông nó cứ tuyên truyền láo cái gì mà toán mới rèn tư duy , thế lý hóa sinh ko rèn tư duy à
Thực tế, mọi môn học đều rèn tư duy, kể cả thơ.
Toán học, nói chính xác là nền móng cho mọi môn học cho nên cần học nó để làm cơ sở học các môn khác nên coi nó là nền móng để phát triển tư duy cũng đúng thôi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,462 Mã lực
Một hiện tượng rất đơn giản ldây điện bắc giữa cột điện tại sao lại có hình dạng võng xuống như vậy?

Trong vật lý thì lý tưởng hóa chỉ có một lực là trọng lực tác động tại trọng tâm của dây và lực căng dây tại 2 đầu cột.

Trong toán học thì mọi phần, mọi đoạn của dây đều có khối lượng, nên đều có trọng lực tác động. Mặt khác, đoạn dây điện gồm có vô số đoạn nhỏ có khối lượng. Do đó, có vô số trọng lực tác động lên dây điện. Giải bài toán tối ưu vô hạn chiều với hàm mục tiêu là cực tiểu lực tác động lên hai đầu cột điện thu được một bộ nghiệm. Vẽ đồ thị bộ nghiệm thì thấy đồ thị có hình dạng như giống như trạng thái của dây điện.

Tóm lại, mấy thứ chủ thớt hỏi bé như con muỗi. 2 chiều hay 3 chiều hay n chiều chưa đủ với bài toán nhỏ là tìm lực tác động của dây điện lên hai đầu cột điện.
Em dân Lý mà giờ mới biết Vật lí thì lí tưởng hoá, Toán mới giải bài toán thực 😆
 

Eng_HN

Xe tải
Biển số
OF-677818
Ngày cấp bằng
26/6/19
Số km
434
Động cơ
109,550 Mã lực
Em dân Lý mà giờ mới biết Vật lí thì lí tưởng hoá, Toán mới giải bài toán thực 😆
Khi làm vật lý, Niuton thiếu công cụ tính toán, ông phải xây dựng các công thức về toán. Do vậy, trong toán có rất nhiều công thức mang tên Niuton
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,057
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Không có mấy kiến thức này thì người ta viết ra Cad với Solid bằng niềm tin à cụ. Không kinh qua các môn hình học thì liệu cụ có đủ kiến thức để học và sử dụng Cad và Solid ko?
Đây ta đang nói về việc áp dụng chúng vào với tình hình bối cảnh của nước ta chứ có phải cho nhân loại đâu cụ.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,333
Động cơ
331,467 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Thực tế, mọi môn học đều rèn tư duy, kể cả thơ.
Toán học, nói chính xác là nền móng cho mọi môn học cho nên cần học nó để làm cơ sở học các môn khác nên coi nó là nền móng để phát triển tư duy cũng đúng thôi.
nếu Toán là nền móng cho các môn kia thì cụ nên có chứng minh dẫn chứng cụ thể chứ hô khẩu hiệu suông nền móng thế e rằng ko có gì để thuyết phục. Mỗi môn học có nền móng riêng của nó , Vật lý có rất nhiều các nền móng trong đó phải kể đến các phát biểu của Newton . Hóa học thì nền móng là bảng tuần hoàn , cấu trúc các hạt ...., Sinh Học thì là cấu trúc tế bào vs dưới tế bào rồi thì vận hóa các thứ các cái ..... Toán trong các môn đó có chăng chỉ khiêm tốn đóng vai trò phụ trợ..
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,386
Động cơ
485,469 Mã lực
Mấy cháu mõm vuông nó cứ tuyên truyền láo cái gì mà toán mới rèn tư duy , thế lý hóa sinh ko rèn tư duy à . Giỏi Toán cùng lắm tạo ra các thọ cạo giấy chứ giỏi lý hóa sinh là tạo ra sản phẩm có ích cho Xh ngay vs luôn
Hoá sinh thì em ko rõ chứ muốn giỏi vật lý thì toán phải giỏi.
Tuy nhiên, toán nó tư duy kiểu khác. Em lấy ví dụ như sin cos có từ cái đời nào nhưng điện thì mới có hơn trăm năm nhưng ứng dụng hàm sin vào thì người ta có thể tưởng tượng ra dòng điện nó dao động thế nào.
Các nhà toán học chủ yếu để thủ dâm tinh thần khi họ tìm ra những con số, những quy luật mà có thể chẳng biết để làm gì, có khi cả trăm năm sau mới lại hữu ích.
Giỏi toán thì chưa chắc đã giỏi các môn tự nhiên khác nhưng để giỏi các môn tự nhiên thì phải giỏi toán.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,263
Động cơ
204,420 Mã lực
đó là những cái đơn giản, còn cái cao hơn một chút, cụ giải thích giúp, ví dụ bài toán nào thực tế nào đã dẫn đến đề nghị số phức.
Cụ hiểu được cái đó thì việc ứng dụng số phức cực chuẩn luôn.
Google không mất tiền mà cụ:

Những ai làm đồ họa 3D chuyển động sẽ cần phải biết số phức. Nó sẽ giúp quay (rotate) vật thể 3D dễ dàng hơn nhiều.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,462 Mã lực
Chắc ko hẳn vậy cụ ạ.
Hồi đó các cụ ý nghiên cứu mọi thứ. Có cái cụ Mai cơn Ăn con lô còn vừa toán, vừa lý, vừa hoá, vừa sinh, vừa nhạc, vừa hoạ, vừa triết; vừa kinh tế chính trị ko biết hai môn LSĐ và CNXHKH thế lào
Khi làm vật lý, Niuton thiếu công cụ tính toán, ông phải xây dựng các công thức về toán. Do vậy, trong toán có rất nhiều công thức mang tên Niuton
Chức vụ của Newton là GS Toán-Lý tại Cambridge. Toán cần với người này nhưng có thể không cần với người kia nên không thể có câu trả lời chung được. Em dân Lý nên dùng nó như một công cụ để giải quyết bài toán Vật lý, cũng như dùng tiếng Anh để trao đổi với mọi người trên thế giới, dùng ngôn ngữ lập trình để điều khiển máy.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,462 Mã lực
Có thể nghe hơi khó tin, nhưng 1 trong 8 đề mục cụ nêu em đã ứng dụng thành công để kiếm tiền tỷ mỗi năm. Mặc dù ko phải là nhiều nhưng nó giúp em từ một thằng khố rách áo ôm giờ cũng có cuộc sống tươm tất. Đời người có lẽ cũng chỉ cần một vài lần như thế. Em nghĩ lý thuyết ai cũng dc học nhưng vận dụng đến đâu thì mỗi người một khác.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
Em thì học hết các mục trên và có lẽ hơn nhưng mới triển khai đến mục 2 mà đã có "cơm ăn, áo mặc" rồi cụ ạ. Em mà triển tiếp mục nữa thì khéo có bia uống.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,980
Động cơ
995,968 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu chủ yếu dùng toán cấp tiểu học thôi, thậm chí môn chia cũng ít dùng vì làm ăn toàn 1 mình, ko phải chia chác với ai nên ít sử dụng. :D
 
Biển số
OF-782454
Ngày cấp bằng
3/7/21
Số km
333
Động cơ
34,573 Mã lực
Các cụ đã biết, tất cả những cái chúng ta học đều xuất pháp từ nhu cầu thực tế. Nhưng giờ nghịch lí là ta học mà không biết cái này nó ứng dụng ở đâu trong thực tế? Nên học xong không biết làm gì!
Mời các cụ tháo gỡ ý nghĩa thực tế của những công cụ toán học cũng như vật lý này nhé. Các cụ cố gắng đưa ra ví dụ thực tế dễ hiểu nhất, để ai cũng có thể hình dung được nhé.
1. Ứng dụng của số pi (3.14…)
2. Ứng dụng của căn bậc 2, bậc 3
3. Ứng dụng của tích phân 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
4. Ứng dụng của ma trận
5. Ứng dụng của trị riêng, véc tơ riêng
6. Ứng dụng của đạo hàm
7. Ứng dụng của phương trình vi phân
8. Ứng dụng của số phức
9. ….
Có môn giáo dục giới tính, tác dụng cụ thể từng bộ phận là thấy hữu ích, ứng dụng triệt để :))
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Mấy cháu mõm vuông nó cứ tuyên truyền láo cái gì mà toán mới rèn tư duy , thế lý hóa sinh ko rèn tư duy à . Giỏi Toán cùng lắm tạo ra các thọ cạo giấy chứ giỏi lý hóa sinh là tạo ra sản phẩm có ích cho Xh ngay vs luôn
Vậy Cụ tính tốc độ sinh sản của tế bào bằng công thức gì?
 

Pigeon2006

Xe tải
Biển số
OF-786866
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
201
Động cơ
32,912 Mã lực
Có một thực tế là chúng ta học toán, giải toán một cách thụ động tức là đã có sẵn một bài toán với cụ thể là biến gì?!, tham số ra làm sao đều đã rõ ràng và học sinh của Việt Nam ta được dạy cách giải nó!.
Trong khi Tây lông hay các nền giáo dục tiên tiến thì họ dạy cho học sinh cách đặt vấn đề và xây dựng lên bài toán đó!. Việc giải nó thì bây giờ đơn giản hơn rất nhiều do đã có máy tính với các phần mềm như Matlab hay các chương trình giải toán ứng dụng!.
Vậy để thấy rằng việc hiểu một sự vật hiện tượng và biết cách xây dựng một mô hình và miêu tả nó bằng các hàm toán với các phương trình hay hệ phương trình dạng tuyến tính hay phi tuyến hay dạng đại số hay vi phân với các điều kiện biên cụ thể là việc vô cùng quan trọng và đó là ý nghĩa của toán học!. Việc cứ nói học toán rèn tư duy nọ kia nó rất mơ hồ và nghe nó hơi xáo rỗng, a dua hùa theo đám đông nói mà chẳng hiểu gì cả!. Toán học là công cụ cho các môn khoa học khác từ vật lý, hoá học, cho đến các vấn đề xã hội!. Các kiểu về số từ số thực, số ảo(số phức), các dạng phương trình hàm toán vi tích phân … đều ra đời từ các nhu cầu thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong đời sống khí người ta cố gắng diễn tả và mô hình nó bằng toán học sau đó tìm cách giải!.
Học sinh Việt Nam mình cực yếu món này!, giải toán rất giỏi nhưng ra được một đề toán lại rất kém!. Kể cả các ông thầy được gọi là thầy dậy giỏi!, các ông cố gắng nghĩ ra những bài toàn khù khoằm đánh lừa với nhiều ngõ ngách, nhiều điều kiện biên tào lao để ra được một cái đề bài mà các ông gọi là khó mà nó chẳng xuất phát từ một thực tế nào cả!. Sau rồi quăng ra cho các cháu mắt cận lòi ra đây tri thức!, giải xong được thế là vỗ đùi đen đét với nhau là ta giải ra rồi!, ta giỏi quá!… mà cuối cùng cái bài ấy không có thực trong đời sống, chẳng ứng dụng được vào đâu!. Vậy nên giải được vài bài xong là chán dù nó khó như họ đã cố tình tạo độ khó cho nó theo cách họ muốn chứ không phải nó khó vì khách quan nó vậy, vì thế bắt đầu thấy chán, thấy học xong chẳng ứng dụng gì, và bắt đầu quay ra chửi, quay ra dè bỉu toán học, quay ra nói học quá tải, học xong chẳng để làm gì… bla…bla….
Các cụ hãy xem các bài toán trong chương trình giáo dục của Tây lông hay các nước tiên tiến!, họ đều đặt vấn đề bằng câu mở đầu:” To solve a problem: ….”. Tức là họ đặt một vấn đề sau đó học sinh tự nghĩ ra phương trình toán để giải ra nó chứ không như ta: “ giải phương trình: ….”.
Chính vì giải quyết các vấn đề bằng khoa học nên mọi vấn đề họ đều cố gắng mô tả nó bằng toán từ kinh tế cho đến cả vấn đề xã hội!, họ cố gắng miêu tả nó sát nhất bằng nhiều phương trình với nhiều ẩn số, với nhiều điều kiện biên hay các tham số thậm chí các tham số cũng biến thiên đúng như thực tế chúng ta gặp trong đời sống vì vậy họ có thể vẽ ra được các đường cong đặc tuyến diễn tả được quá trình hay dự báo được sự biến động của các sự vật hiện tượng này!. Đó là ứng dụng của toán học!.
Quay trở lại chủ đề:
1. Số Pi: ở trên nói nhiều rồi!, tính toán về các hình có yếu tố tròn. Tính thể tích,, diện tích, chiều dài đường cong….
2. Vi tích phân: cái này ứng dụng cực lớn trong vật lý!. Nhất là tích phân 2 lớp, tích phân đường và tích phân mặt dùng để mô tả các trường (field) như trường nhiệt độ, trường điện từ, mô tả chuyển động trong không gian quán tính…
3. Số phức (số ảo): cái này giúp việc miêu tả các hàm dao động đơn giản đi rất nhiều!. Tính toán với các đại lượng phức giúp giải các bài toán về mạch điện đơn giản đi số với giải bằng các hàm số Sin và Cos (các đảo động đều được mô tả bằng hàm Sin hay Cos).
4. … nhiều và dài quá!
Tóm lại, toán học là môn không thể thiếu trong đời sống, nó sinh ra cũng từ nhu cầu thực tiễn đời sống từ phép tính đơn giản +/-/x/: để tính tiền mua mớ rau con cá, cho đến đo vẽ đơn giản trong xây dựng, cho đến cao hơn là các quá trình vật lý hay hoá học, kinh tế hay xã hội…
Vấn đề là ta học nó chưa đến nơi và cũng “bị” dạy nó một cách nửa vời nên không thấy được cái sức mạnh của nó nên nghĩ nó thừa, nó tào lao hay nó gì gì đó như nhiều người ơi đây vẫn chửi nó!.
 

Eng_HN

Xe tải
Biển số
OF-677818
Ngày cấp bằng
26/6/19
Số km
434
Động cơ
109,550 Mã lực
Có một thực tế là chúng ta học toán, giải toán một cách thụ động tức là đã có sẵn một bài toán với cụ thể là biến gì?!, tham số ra làm sao đều đã rõ ràng và học sinh của Việt Nam ta được dạy cách giải nó!.
Trong khi Tây lông hay các nền giáo dục tiên tiến thì họ dạy cho học sinh cách đặt vấn đề và xây dựng lên bài toán đó!. Việc giải nó thì bây giờ đơn giản hơn rất nhiều do đã có máy tính với các phần mềm như Matlab hay các chương trình giải toán ứng dụng!.
Vậy để thấy rằng việc hiểu một sự vật hiện tượng và biết cách xây dựng một mô hình và miêu tả nó bằng các hàm toán với các phương trình hay hệ phương trình dạng tuyến tính hay phi tuyến hay dạng đại số hay vi phân với các điều kiện biên cụ thể là việc vô cùng quan trọng và đó là ý nghĩa của toán học!. Việc cứ nói học toán rèn tư duy nọ kia nó rất mơ hồ và nghe nó hơi xáo rỗng, a dua hùa theo đám đông nói mà chẳng hiểu gì cả!. Toán học là công cụ cho các môn khoa học khác từ vật lý, hoá học, cho đến các vấn đề xã hội!. Các kiểu về số từ số thực, số ảo(số phức), các dạng phương trình hàm toán vi tích phân … đều ra đời từ các nhu cầu thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong đời sống khí người ta cố gắng diễn tả và mô hình nó bằng toán học sau đó tìm cách giải!.
Học sinh Việt Nam mình cực yếu món này!, giải toán rất giỏi nhưng ra được một đề toán lại rất kém!. Kể cả các ông thầy được gọi là thầy dậy giỏi!, các ông cố gắng nghĩ ra những bài toàn khù khoằm đánh lừa với nhiều ngõ ngách, nhiều điều kiện biên tào lao để ra được một cái đề bài mà các ông gọi là khó mà nó chẳng xuất phát từ một thực tế nào cả!. Sau rồi quăng ra cho các cháu mắt cận lòi ra đây tri thức!, giải xong được thế là vỗ đùi đen đét với nhau là ta giải ra rồi!, ta giỏi quá!… mà cuối cùng cái bài ấy không có thực trong đời sống, chẳng ứng dụng được vào đâu!. Vậy nên giải được vài bài xong là chán dù nó khó như họ đã cố tình tạo độ khó cho nó theo cách họ muốn chứ không phải nó khó vì khách quan nó vậy, vì thế bắt đầu thấy chán, thấy học xong chẳng ứng dụng gì, và bắt đầu quay ra chửi, quay ra dè bỉu toán học, quay ra nói học quá tải, học xong chẳng để làm gì… bla…bla….
Các cụ hãy xem các bài toán trong chương trình giáo dục của Tây lông hay các nước tiên tiến!, họ đều đặt vấn đề bằng câu mở đầu:” To solve a problem: ….”. Tức là họ đặt một vấn đề sau đó học sinh tự nghĩ ra phương trình toán để giải ra nó chứ không như ta: “ giải phương trình: ….”.
Chính vì giải quyết các vấn đề bằng khoa học nên mọi vấn đề họ đều cố gắng mô tả nó bằng toán từ kinh tế cho đến cả vấn đề xã hội!, họ cố gắng miêu tả nó sát nhất bằng nhiều phương trình với nhiều ẩn số, với nhiều điều kiện biên hay các tham số thậm chí các tham số cũng biến thiên đúng như thực tế chúng ta gặp trong đời sống vì vậy họ có thể vẽ ra được các đường cong đặc tuyến diễn tả được quá trình hay dự báo được sự biến động của các sự vật hiện tượng này!. Đó là ứng dụng của toán học!.
Quay trở lại chủ đề:
1. Số Pi: ở trên nói nhiều rồi!, tính toán về các hình có yếu tố tròn. Tính thể tích,, diện tích, chiều dài đường cong….
2. Vi tích phân: cái này ứng dụng cực lớn trong vật lý!. Nhất là tích phân 2 lớp, tích phân đường và tích phân mặt dùng để mô tả các trường (field) như trường nhiệt độ, trường điện từ, mô tả chuyển động trong không gian quán tính…
3. Số phức (số ảo): cái này giúp việc miêu tả các hàm dao động đơn giản đi rất nhiều!. Tính toán với các đại lượng phức giúp giải các bài toán về mạch điện đơn giản đi số với giải bằng các hàm số Sin và Cos (các đảo động đều được mô tả bằng hàm Sin hay Cos).
4. … nhiều và dài quá!
Tóm lại, toán học là môn không thể thiếu trong đời sống, nó sinh ra cũng từ nhu cầu thực tiễn đời sống từ phép tính đơn giản +/-/x/: để tính tiền mua mớ rau con cá, cho đến đo vẽ đơn giản trong xây dựng, cho đến cao hơn là các quá trình vật lý hay hoá học, kinh tế hay xã hội…
Vấn đề là ta học nó chưa đến nơi và cũng “bị” dạy nó một cách nửa vời nên không thấy được cái sức mạnh của nó nên nghĩ nó thừa, nó tào lao hay nó gì gì đó như nhiều người ơi đây vẫn chửi nó!.
Chuẩn cụ, giờ giải một phương trình vi phân không quá khó, nhưng từ một hệ thống thực tế mà thiết lập được phương trình vi phân mới khó.
Đây, toàn dạy cách giải, không dạy kỹ cách thiết lập phương trình vi phân, cái này quan trọng hơn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top