Đứng từ góc độ cá nhân thì sinh hay không sinh con, sinh ít hay sinh nhiều con là quyết định của mỗi người và người phối ngẫu của họ. Ai chọn thế nào thì nhận kết quả thế ấy.
Tuy nhiên dân số không phải là chuyện cá nhân. Đó là chuyện phát triển kinh tế/ giống nòi.
Tóm lại, là chuyện lớn. Có thể nói nếu xếp nó là chuyện lớn thứ 2 của đất nước thì không tìm ra chuyện lớn nhất.
Vì sao:
1. Con người là vốn của xã hội. Không đẻ là mất vốn. Cụt vốn.
2. Về cạnh tranh sinh tồn, những người lười đẻ hóa ra thường lại có điều kiện sinh và dưỡng cho con cái hơn người đẻ nhiều con (không tính trường hợp cá biệt). Lý do bởi sướng quá thì tịt đẻ. Nói là ích kỷ thì không sai mấy. Vì sinh con, nuôi dạy con rất vất vả. Nếu cứ tiếp diễn thì những thế hệ tiếp theo sẽ ngày càng ít được sinh ra trong những gia đình có điều kiện tốt (hơn). Như vậy, những người có điều kiện mà chọn không sinh/sinh ít con lại tạo tiền đề làm giảm số lượng dân số chất lượng cao (được chăm sóc tốt) của thế hệ tiếp theo. Về tổng thể, giống nòi sẽ suy thoái.
3. Thay đổi cấu trúc xã hội. Xã hội sẽ đi từ lấy gia đình làm tế bào, chuyển sang lấy cá nhân làm tế bào của xã hội. Mà cá nhân ấy, khả năng nhân bản kém (nhân bản tức copy á). Điều này sẽ làm xơ cứng và tan rã từ tư các mối quan hệ xã hội. Chi tiết liên quan đến VDL là một minh chứng. Khi vào VDL có nghĩa là mô hình các mối quan hệ xã hội hiện nay không còn nữa. Người ta sẽ sống như Tây.
4. Lối sống kiểu Tây (cá nhân chủ nghĩa) liệu có phù hợp với văn hóa Á Đông, VN không?
Thứ nhất, xét về góc độ cá nhân, mỗi cá nhân người Việt sẽ yếu hơn đáng kể so với cá thể da trắng, trước hết xét về thể chất.
Sau đó xét về nền tảng kinh tế, nền kinh tế da trắng là nên kinh tế hướng đến cá nhân. Một cá nhân đến 18 tuổi đã muốn tách đàn và tách đàn thành công, ngoài khả năng bản thân, còn là thiết kế xã hội phù hợp nhu cầu tách đàn.
Nếu 1 người VN tách đàn sớm, khả năng cao là vất vả va ... thua Tây.
Thể chế, mô hình vận hành, văn hóa xã hội VN là dựa vào gia đình. Chi tiết ông bà chăm sóc cháu là vòng tròn ân tình, mà cũng là lợi thế cạnh tranh của 1 cặp đôi - gia đình trẻ VN so với 1 cặp đôi Tây.
Thấy người ta làm cho là hay, bắt chước mà không có so sánh đối chiếu thì thua thiệt. Do đó, muốn sống kiểu Tây cũng phải xem điều kiện của mình có Tây không? An sinh xã hội của mình như thế nào? Ở không bao nhiêu ngày không lo chết đói?
Nên cuối cùng thì xã hội VN vẫn dựa vào gia đình. Mà muốn có gia đình, thì phải lập gia đình. Và sinh con.
...
Đấy là nguồn gốc của các vấn đề về dân số.
...
Bởi vì đây là vấn đề chiến lược đối với một quốc gia, nên để giải quyết, cần có những quyết sách tầm quốc gia. Muốn nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, sinh con thứ hai trước 35 tuổi, thì quốc gia phải tạo những điều kiện "cần và đủ" để thực hiện cho được mục tiêu chiến lược này.
Muốn vậy, cần có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ được đưa vào luật, chẳng hạn miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, giải quyết vấn đề nhà ở cho các cặp vợ chồng lao động trẻ, và tạo công ăn việc làm với thu nhập đủ sống khi họ lập gia đình và sinh con thứ nhất, thứ hai...
Còn ngược lại, để giới hạn xu hướng giãn, hoãn, không sinh con, thì đánh thuế độc thân lên những ai đủ điều kiện mà chọn không sinh con.
Tâm lý xã hội vẫn có thể thay đổi, nếu quốc gia có những quyết sách cụ thể khuyến khích việc kết hôn và sinh con đúng tuổi, những quyết sách đồng bộ. Vì đây là chuyện phải làm, nếu không muốn dân số nhanh chóng già đi, vì thời kỳ "dân số vàng" sẽ qua rất nhanh.