[TT Hữu ích] Xin tư vấn về việc có nên đi định cư và làm việc ở Đức không ?

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,045 Mã lực
Cụ vui tính thật, cụ nói như đùa: Pors
Cụ vui tính nhưng đùa chẳng fun tẹo nào: cụ nói chạy Porsche ở bển mà trải nghiệm đó không bằng ở VN thì chắc cụ chưa ở Châu Âu rồi và chưa bao giờ cụ chạy trên autobahn ở Đức, chắc cụ so sánh với chạy 2 bánh, mui trần, điều hòa 4 chiều trên đường 5 cũ ở VN :))
Em đã lái xe khắp Châu Âu rồi. Đi càng nhanh thì càng phải tập trung.

Nó chỉ hợp đi chơi thôi :)))

Pos mui trần cả ở Vn và Châu Âu em đều có :P

Bây giờ sướng nhất là ngồi xe có lái chứ hùng hục vần vô lăng ko ăn thua rồi ;P
 

Bocubon2011

Xe đạp
Biển số
OF-803910
Ngày cấp bằng
11/2/22
Số km
41
Động cơ
8,748 Mã lực
Trước khi trình bày hoàn cảnh em xin giới thiệu qua về bản thân em
Em là nam , năm nay 32 tuổi . Nơi sống: Hà Nội. Nghề nghiệp kinh doanh buôn bán tự do . Đã có 1 vợ và con nhỏ 1 tuổi
Chả là trước đây em cũng kinh doanh buôn bán , thời điểm tốt thì cũng tích lũy được 1 số vốn nhưng cũng chưa đủ để mua được nhà ở HN. Vợ em thì làm nhân viên văn phòng thu nhập tháng 15tr. CCCM cũng biết tình hình kinh tế khó khăn, em thì càng ngày tình hình kinh doanh càng ế ẩm , đến 6 tháng nay không ra tiền chỉ đủ duy trì. Vừa rồi ông anh vợ em đang sống và làm việc tại Đức cũng lâu rồi và đang có vài cửa hàng ăn và tiệm nails bên đó có ngỏ ý muốn đưa vợ chồng em sang Đức làm việc và định cư lâu dài , chi phí thì dùng trước khoản vốn em đang có , thiếu bao nhiêu ổng bù sau. Thì thấy tình hình là khá gấp rút vì cơ hội không có nhiều , nếu giờ vợ chồng em đi thì sẽ kịp thời gian để đón con sang trước năm bé 3 tuổi để đi học được bên đó luôn . Thời gian không nhiều mà khó nghĩ quá. Em cũng mong các cụ các mợ nào đang sống và làm việc ở môi trường EU vào tư vấn thêm cho em ạ . Em xin cám ơn các cụ các mợ !
Khuyên cụ chủ là nên đi, nhà mình em út bên đó nhiều, cũng sang đó coi như con số 0, nhưng hiện nay sau 5 ổn định và có tích lũy để mở siêu thị mini và quán trà sữa. Cụ chủ sang có người nhà bên đó rồi là quá thuận lợi. Hơn nữa là sau này con cái được môi trường học hành tốt.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cũng chả báu bở gì chạy cao tốc cả.

Điều đó chứng tỏ ông đi làm xa =))
Cô em Việt Nam đối tác của em, 1 mình cô ấy phải quản lý người lao động ở 4 nhà máy ở khắp Séc (Plzen, Liberec, Praha, Hrádek Králové). Nên thỉnh thoảng có ngày cô ấy phải chạy tới hơn 1000 km, mà nếu đường xá giao thông không đảm bảo thì sẽ rất khó khăn. Cũng vì không muốn thuê người hỗ trợ nên cô ấy toàn tự mình làm. Họ chấp nhận chạy xe đường xa, đổi lại thì họ giảm được chi phí. Nhưng nếu là em thì em không chọn như vậy, hoặc nếu đang ở Vn mà muốn làm như vậy thì cũng chịu, không thể làm được với giao thông ở Vn ạ.
 

maimaubinhyen

Xe buýt
Biển số
OF-815219
Ngày cấp bằng
3/7/22
Số km
557
Động cơ
21,044 Mã lực
Tuổi
40
Em đang ở đức đây và có 1 số điều em muốn chia sẻ với cụ
Thứ nhất đi nước ngoài bây giờ là thất sách vì mặt bằng đời sống và dịch vụ ở vn giờ cũng tốt rồi ko như ngày xưa nữa,cụ có gia đình con cái có thu nhập tầm đó thì đi làm gì,sang đây nó ko mầu hồng như mọi người nghĩ,nhất là đức cường độ ,áp lực công việc rất lớn so với các nước làm,làm và làm ko có thời gian để giao lưu bạn bè,cũng chả có chỗ để chơi vẫn biết ở đâu cũng phải làm vất vả nhưng ở đây nó gấp rất nhiều lần chưa kể cụ phải xa gia đình,xa vợ con những thứ đó vật chất không bù đắp dc đâu
Thứ 2 nếu cụ đi hợp pháp 1 mình cụ hoặc cả gia đình cụ sẽ phải bỏ số tiền rất lớn để làm giấy tờ mà cũng khá là lâu đấy với số tiền em nhẩm tính đi cả gia đình nhé cụ sẽ phải bỏ ra tầm 3tỷ tiền cứng chưa kể phụ phí với số đó cụ ở nhà làm vốn mần ăn là ổn rồi
Thứ 3 về thu nhập cứ bảo lương cao nhưng thuế má ,bảo hiểm ,tiền thuê nhà,tiền xe,tiền điện nước internet cũng mất nhiều lắm,ví dụ lương làm quán nếu cụ là đầu bếp nấu chính tầm 3k sau khi trừ hết các loại chi phí đi chắc cụ cầm dc tầm 1,8k.đó là lương nấu chính còn phụ bếp tầm 2,2k.Về thu nhập của thợ nails nếu là thợ giỏi ăn chia thì cũng tùy tầm 4k trung bình nhưng nail thì nó phụ thuộc vào năng khướu, tựu chung lương sau khi trừ hết chi phí các kiểu cũng ko cao hơn nhiều so với vn,thời gian làm việc dài,làm bếp từ 10 sáng đến 11h đêm mới mò về đến nhà đứng cả ngày luôn,làm nails thì ngồi gãy lưng,cũng từ 9h sáng đến 8h tối.bản thân em cũng là thằng chuyển từ đầu bếp sang làm nails đây
Thứ 4.cái này em dám chắc cụ đang suy nghĩ theo hướng sang vì con cái dc ăn học đàng hoàng môi trường tốt,em nói thật nhé trẻ con đi học ko mất tiền thật đấy nhưng tất cả chúng nó đã tính hết vào phần thuế của mình rồi,mà đức là 1 trong những nước có mức thu thuế cao trên thế giới nên miễn phí chỉ có ứt chim với nước mưa thôi,trẻ con sang đây đa số bị kém món tiếng tăm khó hòa nhập và ko có bạn nên thường là sẽ ko có hứng tới lớp,cố đến trường để phụ huynh đỡ bị phạt tiền thôi,sau khi đủ 18t là chúng nó cũng lại theo chân đi làm nails hay làm quán cả,thậm chí có đứa học đh xong ra vẫn theo 2 nghành này.tất nhiên cũng có những đứa làm cho đức nhưng ko nhiều.Cụ cho sang là đánh cắp tuổi thơ của chúng nó đấy,em lúc đầu cũng định đón nhưng nghĩ đi nghĩ lại học ở vn vẫn hơn nhiều
Về dịch vụ y tế thì cực kỳ tệ hại ốm đau muốn khám bác sỹ phải lấy termin cả tháng thậm chí 2 tháng luôn ko như nhà mình đâu
Trên đây em chỉ tóm tắt sơ qua chút thôi,cụ có thể tìm hiểu rất nhiều nguồn,đa số mấy người bên này về thì hào nhoáng lắm ông bà nào cũng tỏ vẻ sung sướng nhưng mấy cái đó chỉ là để cố diễn thôi.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ những mặt trái của ng đi làm lao động chân tay. Nếu ở VN cũng chỉ có thể lao động chân nay thì nên sang đó làm công dân hạng 2 và lao động chân tay. Như con/cháu bạn em, tốt nghiệp c3 sang đi dạng học nghề, kêu môi trường rất tốt, sẽ phấn đấu và ko muốn về, vì ở Vn như cháu làm công nhân khu công nghiệp chắc chỉ khổ hơn chứ ko thể như đi xkld đc.
Còn cụ chủ kéo cả gd đi cùng thì nên ít nhất đi 1 mình thăm dò xem sao, hẵng bốc cả gd sang
 

tuandaiwoo

Xe hơi
Biển số
OF-116352
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
119
Động cơ
380,441 Mã lực
Khổ thân thanh niên chắc cứ nghĩ chạy trên đường autobahn là cái gì to tát lắm :)
Chưa nói đến chuyện với giá cả h, ko nhiều dân Việt sang lao động mua được Porches đâu, nhất là làm thợ từ 6h sáng đến 11h đêm.
Chạy xe ngoài đường 1 lúc một chốc nó ko làm cuộc sống của mình đổi khác được, nhất là để nhận lấy rủi ro và bất định quá lớn, thanh niên ạ.
Hài thật, chạy Porsche mà cứ phải nghĩ tới giá cả, chạy Porsche mà lại thấy cuộc sống rủi ro bất định. Chạy Porsche mà chỉ chạy ngoài đường một lúc thì đủ biết là tầm nào rồi!
 

tuandaiwoo

Xe hơi
Biển số
OF-116352
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
119
Động cơ
380,441 Mã lực
Em đã lái xe khắp Châu Âu rồi. Đi càng nhanh thì càng phải tập trung.

Nó chỉ hợp đi chơi thôi :)))

Pos mui trần cả ở Vn và Châu Âu em đều có :P

Bây giờ sướng nhất là ngồi xe có lái chứ hùng hục vần vô lăng ko ăn thua rồi ;P
Ý em chỉ nói là trải nghiệm chạy xe thôi, chạy những dòng xe đó ở bên kia thực sự là khác và ở VN không thể có được những trải nghiệm đó. Chỉ thuần túy cảm giác lái và con đường thôi. Nên lấy chuyện chạy xe để nói VN hay Châu Âu hơn thì em nghĩ là quá hài.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,571
Động cơ
77,703 Mã lực
Có thể với cụ là không đáng đánh đổi, vì cụ ở điều kiện trong nhóm không thuộc số đông ở Việt Nam. Nhưng ngay như anh bạn em mới bị trục xuất về Vn, thì cả nhà anh ấy lại nghĩ khác. Giờ hai con lớn đang học đại học, 1 cháu đang học cấp 3, cả hai vợ chồng đi làm nhà máy được 15 triệu VND, may mà nhà cửa đã xây xong, không mất tiền ở, thức ăn thì một số thứ tự cung tự cấp được nên cũng đỡ. Nhưng cũng không đủ để lo trang trải cho gia đình, phải lấy tiền gửi tiết kiệm ra để tiêu.

Giờ anh ấy lại đang tìm mọi cách để qua đây, mặc dù em không đồng ý với việc anh ấy đi chui và sống trái phép ở Séc. Nhưng với mức lương làm xây dựng ở bên này là cao so với nhu cầu của gia đình anh ấy, nên anh ấy chấp nhận đánh đổi. Nếu như anh ấy không bị bắt và bị trục xuất về, thì với mức lương bao ăn ở của thợ xây có tay nghề bên này trung bình tầm 80 triệu VND, lại chẳng mất thuế phí gì cả, vì có phải nộp đồng nào đâu. Thì làm sao mà anh ấy không ham, vì nếu bị bắt tiếp thì cùng lắm là lại bị trục xuất về. Nên nhiều người vì đồng tiền vẫn sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ, thậm trí là mạo hiểm.

Thế nên không ai giống ai cả, mỗi người có lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình. Và thường khi đánh giá thì chúng ta nên nhìn vào số đông để có cái nhìn khách quan hơn. Và em vẫn ủng hộ những người có khả năng đi đường hoàng, dù phải bỏ sức lao động để kiếm tiền. Dù sao thì Việt Nam mình còn cần nhiều thời gian thì người lao động mới có điều kiện để hưởng thụ đúng mức cơ bản của tháp nhu cầu ạ. Nên nếu có cơ hội kiếm tiền ở nước ngoài để giúp mình, giúp nhà thì tại sao lại không nên ạ.
Mình đang nói về bạn mở thớt này thôi cụ. Lương vợ ổn định 15tr,ck làm tự do thu nhập bằng hoặc hơn. Mới khó khăn nửa năm. Sang kia đánh đổi những gì?! Có đáng không?! Bức tranh nào cũng có màu hồng, màu xám.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,521
Động cơ
433,178 Mã lực
Em về 2 năm rưỡi rồi.

Em gần như tự tin cho rằng lớp người đi tầm 2010 sang Âu Châu là đợt cuối cho định cư và làm ăn ngon lành.

Chứ còn tầm này mà đi thì bết lắm...
Vâng , giờ giống cảnh chợ chiều . Tuy nhiên chợ chiều không còn đồ ngon thì vẫn có người phải tìm đến vì lỡ .
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em về 2 năm rưỡi rồi.

Em gần như tự tin cho rằng lớp người đi tầm 2010 sang Âu Châu là đợt cuối cho định cư và làm ăn ngon lành.

Chứ còn tầm này mà đi thì bết lắm...
Cụ vẫn dựa trên quan điểm và điều kiện của cụ để đánh giá. Đúng là giờ EU càng ngày càng xiết chặt điều kiện cư trú, nhất là đối với người sống bất hợp pháp. Nhưng ngược lại điều kiện xin quốc tịch cũng như thủ tục xin đoàn tụ gia đình cũng thuận tiện hơn. Ngay như mức tuổi đón con sang đoàn tụ từ dưới 18 tuổi, nới lên thành 21 tuổi cũng tạo điều kiện cho rất nhiều gia đình mà bố mẹ ở bên này muốn đón con qua. Các cháu đó sang đây tất nhiên khó có thể theo con đường học vấn, nhưng đi làm để có thu nhập ổn định thì lại tiện hơn thời gian trước, khi đã số tranh thủ buôn bán chớp giật thời cơ để làm giàu. Giờ các thanh niên trẻ có làm việc ổn định, tích cóp tiết kiệm để mua nhà cửa ở bên này hay ở Vn thì cũng là một hướng đúng đắn.

Đơn giản là một thanh niên mới vào đời, đi làm sau 5 năm thì có thể mua được nhà, xe và có được cuộc sống an bình thì có được coi là bết bát như quan điểm của cụ không ạ? Tất nhiên đây cũng chỉ là một góc nhìn của em đối với một bộ phận người Việt bình thường trong xã hội hiện nay.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,521
Động cơ
433,178 Mã lực
Nh người tương lai của mình mà vẫn mơ hồ và tin người kể cả người thân.
Đi theo kiểu lách luật, tiếng không biết, không phải chính thống lao động có tay nghề thì khoai lắm.
Thằng bạn em ở nhà nó làm công nhân cũng chưa có vợ con gì nên gần 30 tuổi nó mới lọ mọ học tiếng Đức rồi đi du học nghề. Với nó thì công việc điều giưỡng hiện tại vẫn tốt hơn làm công nhân ở VN vì dù sao thì làm công nhân cũng vất vả nó cũng quen rồi. Bên này cũng vất vả nhưng những gì nó có thì làm công nhân ở VN cũng khó mà đạt được.
Nhiều ng cũng hiểu đi là vất vả nhưng cũng chỉ gói gọn trong hai chữ đó chứ không hiểu vất vả là như nào :)
Chứ đang làm văn phòng chân đút gầm bàn chỉ chỏ sang đấy làm tay chân sao mà chịu nổi.
Việt nam cũng có nhiều cái hay , nếu không muốn nói là có cái hơn . . Em ví dụ nếu như ông bạn của cụ mà đống bảo hiểm y tế ở Việt nam bằng 10-15 % thu nhập như ở Đức thì có sương hơn không , đóng 2tr một tháng ở VN vào bệnh viện sướng như tiên . Thuế lương bậc 1 của bạn cụ bị trừ gần 30 % , rồi nói là con cái học hành miễn phí . Ờ kìa , suy cho cùng thì cũng là từ tiền đó mà ra chứ đâu miễn phí . Dạng giống ở khách sạn có bao ăn sáng và không bao ăn sáng thôi , tiền thuê không thể như nhau được thì không được cho là ăn sáng miễn phí
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,045 Mã lực
Cụ vẫn dựa trên quan điểm và điều kiện của cụ để đánh giá. Đúng là giờ EU càng ngày càng xiết chặt điều kiện cư trú, nhất là đối với người sống bất hợp pháp. Nhưng ngược lại điều kiện xin quốc tịch cũng như thủ tục xin đoàn tụ gia đình cũng thuận tiện hơn. Ngay như mức tuổi đón con sang đoàn tụ từ dưới 18 tuổi, nới lên thành 21 tuổi cũng tạo điều kiện cho rất nhiều gia đình mà bố mẹ ở bên này muốn đón con qua. Các cháu đó sang đây tất nhiên khó có thể theo con đường học vấn, nhưng đi làm để có thu nhập ổn định thì lại tiện hơn thời gian trước, khi đã số tranh thủ buôn bán chớp giật thời cơ để làm giàu. Giờ các thanh niên trẻ có làm việc ổn định, tích cóp tiết kiệm để mua nhà cửa ở bên này hay ở Vn thì cũng là một hướng đúng đắn.

Đơn giản là một thanh niên mới vào đời, đi làm sau 5 năm thì có thể mua được nhà, xe và có được cuộc sống an bình thì có được coi là bết bát như quan điểm của cụ không ạ? Tất nhiên đây cũng chỉ là một góc nhìn của em đối với một bộ phận người Việt bình thường trong xã hội hiện nay.
Quốc tịch với đoàn tụ mà làm gì?

Đời này chỉ quan trọng thu nhập, công ăn việc làm ổn định chứ cái Visa nó chỉ là điều kiện cần :))

Thanh niên nào từ Vn sang Séc mà 5 năm tới mua được nhà và xe thế cụ?! 5 năm tiếng còn chưa thõi :))

Cụ ở quá lâu, quốc tịch, quan hệ, nhà xe công việc cái gì cũng có và thấy cái gì nó cũng dễ.

Chứ giờ Reset cho cụ sang lại từ đầu, tiếng không, visa không, quan hệ không thì khéo quay xe đầu tiên :))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Quốc tịch với đoàn tụ mà làm gì?

Đời này chỉ quan trọng thu nhập, công ăn việc làm ổn định chứ cái Visa nó chỉ là điều kiện cần :))

Thanh niên nào từ Vn sang Séc mà 5 năm tới mua được nhà và xe thế cụ?! 5 năm tiếng còn chưa thõi :))

Cụ ở quá lâu, quốc tịch, quan hệ, nhà xe công việc cái gì cũng có và thấy cái gì nó cũng dễ.

Chứ giờ Reset cho cụ sang lại từ đầu, tiếng không, visa không, quan hệ không thì khéo quay xe đầu tiên :))
Vâng, em có chia sẻ trong thread riêng của em về một bác ở bên này, có đón con trai sang khi cháu nó đã 20 tuổi. Lúc cháu nó qua là vừa bắt đầu dịch COVID-19. Hai bố con vào nhà máy làm cùng thời điểm em cũng bắt đầu vào nhà máy đó làm ở vùng Moravska Trebova. Cháu nó sang không biết tiếng, nhưng do nhanh nhẹn nên làm cùng chuyền với người Séc, nên cũng chỉ sau nửa năm là bập bẹ nói chuyện được với Tây. Cháu nó tranh thủ làm đêm trong nhà máy, ban ngày thì ra tiệm nails của người quen để học nghề.

Cuối năm 2021 em chuyển lên công tác ở vùng Plzen này, thì bố con cháu ấy có mua lại cái tiệm nails đó với giá tương đương khoảng 200 triệu VND. Tiệm đó diện tích nhỏ, có 2 bàn làm tay, 1 bàn làm chân, tiền thuê là 8 triệu VND mỗi tháng. Một mình cháu làm tuy hơi vất vả nhưng cả TP 10 ngàn dân có mỗi mình tiệm của cháu. Nên cứ túc tắc làm không hết việc. Giờ cháu nó đã trả hết tiền mượn của bố, còn hỗ trợ bố kinh phí để đón được cả em và mẹ qua. Cũng mới trả góp mua cái chung cư hơn 2 triệu (khoảng 2 tỷ VND).

Tất nhiên ví dụ em đưa không tiêu biểu cho số đông ở bên này, nhưng việc đi làm nhà máy mà chịu khó làm thêm thì tháng bỏ ra 30 tới 40 triệu là bình thường. Sau 5 là tiết kiệm được đủ tiền trả đợt đầu (khoảng 30% căn hộ) rồi mỗi tháng trả tầm hơn chục triệu. Nếu trả góp cho cả xe nữa thì tầm 20 triệu VND mỗi tháng cho hai khoản này là ổn ạ.

Như mấy bác hơn 60 tuổi đang làm cùng em, mỗi tháng trừ thuế bảo hiểm đi rồi, các bác cầm về gần 30 triệu VND (làm ngày 8 tiếng, tuần 5 buổi). Còn bác nào làm thêm cuối tuần còn được hơn nữa. Bác nào mua nhà rồi (đa số là mua đất ở VN có lãi thì bán đi mua tiếp ở VN và mua nhà ở bên này), phải trả góp hàng tháng, thì cũng chỉ khoảng chục triệu mỗi tháng. Thanh niên thì em thấy thu nhập cao hơn, vì làm việc ở vị trí đòi hỏi yêu cầu công việc phức tạp hơn, và thanh niên cũng làm thêm nhiều hơn.

Nếu tính tỷ lệ công nhân làm nhà máy ở khu vực Plzen này, thì số mua nhà riêng khá cao, bởi công việc ở vùng này khá ổn định và giá nhà hợp lý (chung cư 4+1 diện tích 86m2 tầm hơn 4 tỷ VND một chút tuỳ hiện trạng nhà). Nhất là khi vài người đã thực hiện được thì mọi người sẽ nhìn vào đó để phấn đấu, tạo thành một phong trào từ chục năm đổ lại đây ở vùng này.

P/S: em để ý thì gia đình nào sang đây lâu rồi thì cố gắng hướng các con học hành, tạo hết điều kiện để con cái học đại học. Nếu các con không theo được nữa thì đành chịu. Còn các cháu mới ở VN qua, ở vùng Plzen em thấy chủ yếu là người dân các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,… thì đa phần đều xin vào nhà máy làm việc thời gian đầu, sau đó tranh thủ học thêm nghề hàn, nấu ăn, làm nails, để có điều kiện thì ra ngoài làm với thu nhập tốt hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,881
Động cơ
493,477 Mã lực
Lão về VN lâu chưa , bên E nhà cụ có còn người thân đợt rồi quanh vùng Valencia không
Em dò dẫm từng trang ngẫm thế nào cũng có ông nói giống suy nghĩ của mình . Bố khỉ , bọn mở lớp dạy học tiếng Đức mới cả bọn môi giới học nghề chúng nó đẩy quảng cáo trên FB tiktok ca ngợi nước Đức như thiên đường hạ giới , em xem mà thấy chối tỷ . Không thấy chúng nó nói gì về tuần vừa rồi 3 nhà máy xe Volkswagen tuyên bố đóng cửa , còn tương lai Bosch , BMW , Mercedes ntn thì chưa rõ
Em thì không dám khuyên gì nhưng vì ngày xưa nước Đức cũng khác bây giờ và Việt nam bây giờ cũng khác ngày xưa . Đi ra nước ngoài định cư cách đây 10 năm là việc hoan hỷ ai nghe thấy cũng đồng ý nhưng bây giờ nó là mưu cầu cá nhân của gia đình cụ chủ nên em không khuyên đi hay ở .
Không hiểu sao ông anh rể cụ ấy chắc nịch là đưa được gia đình sang được cả bên Đức , chẳng có điều luật nào làm được điều đó . Ngay cả đường hôn thê giả cũng phải 60-80k/ người ( bay 2 tỏi vnd ) mà khó tìm được đối tác .
Đi vì nền giáo dục nước Đức tốt , không biết bây giờ đếm học sinh trong lớp có còn được một nửa là người Đức gốc không . Giờ đầy lớp các cháu người Đức ở thành phố lớn là tiểu số rồi , nhập cư đông quá
Nhiều cụ khuyên cứ đi đi nếu không thành công thì quay về vì cụ ấy vẫn còn trẻ , nhưng mà để gọi là tạm hội nhập được thì lúc đó cụ chủ đã 40t . À mà rất nhiều Việt kiều khi về không mua nổi căn nhà mình đã bán đi .
Cụ nào muốn tìm hiểu về nước Đức vào trang FB Karen Phùng , cụ ấy đánh giá đúng đấy
Cụ viết đúng đấy, thông tin rất chuẩn và Update, như nhà máy Đức đóng cửa, học sinh người Đức là thiểu số, con số tiền để hợp thức hóa giấy tờ mà chưa chắc đã được chấp nhận. Nhưng việc mở lớp tiếng Đức để cho các cháu học và đi học đại học, hoặc đi học nghề là tốt mà cụ. Bên cháu cho các cháu đi học nghề rồi ở lại làm, các cháu hài lòng hết, chứ không phải như cụ viết và chi phí hợp lý. Giấy tờ đẹp, không phải lòng vòng lươn lẹo. Việc nước Đức bết bát là đúng và một phần lớp chính trị gia của họ tự tạo nữa, thông tin này trên mạng có nhiều Clip cụ ạ. Còn ai cứ tố tiền lên thì không có, đang đi học thì tiền đâu mà nhiều, trang trải cuộc sống, tích lũy được chút ít. Còn hơn đi học ở nhà bố mẹ phải nuôi hết. Được cái y tế cũng luôn đảm bảo. Mà ai đã học điều dưỡng xong sang làm luôn là thu nhập cao hơn ở VN nhiều. Cháu có thể xin cho vào bệnh viện làm. Không phải làm ở viện dưỡng lão
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,045 Mã lực
Vâng, em có chia sẻ trong thread riêng của em về một bác ở bên này, có đón con trai sang khi cháu nó đã 20 tuổi. Lúc cháu nó qua là vừa bắt đầu dịch COVID-19. Hai bố con vào nhà máy làm cùng thời điểm em cũng bắt đầu vào nhà máy đó làm ở vùng Moravska Trebova. Cháu nó sang không biết tiếng, nhưng do nhanh nhẹn nên làm cùng chuyền với người Séc, nên cũng chỉ sau nửa năm là bập bẹ nói chuyện được với Tây. Cháu nó tranh thủ làm đêm trong nhà máy, ban ngày thì ra tiệm nails của người quen để học nghề.

Cuối năm 2021 em chuyển lên công tác ở vùng Plzen này, thì bố con cháu ấy có mua lại cái tiệm nails đó với giá tương đương khoảng 200 triệu VND. Tiệm đó diện tích nhỏ, có 2 bàn làm tay, 1 bàn làm chân, tiền thuê là 8 triệu VND mỗi tháng. Một mình cháu làm tuy hơi vất vả nhưng cả TP 10 ngàn dân có mỗi mình tiệm của cháu. Nên cứ túc tắc làm không hết việc. Giờ cháu nó đã trả hết tiền mượn của bố, còn hỗ trợ bố kinh phí để đón được cả em và mẹ qua. Cũng mới trả góp mua cái chung cư hơn 2 triệu (khoảng 2 tỷ VND).

Tất nhiên ví dụ em đưa không tiêu biểu cho số đông ở bên này, nhưng việc đi làm nhà máy mà chịu khó làm thêm thì tháng bỏ ra 30 tới 40 triệu là bình thường. Sau 5 là tiết kiệm được đủ tiền trả đợt đầu (khoảng 30% căn hộ) rồi mỗi tháng trả tầm hơn chục triệu. Nếu trả góp cho cả xe nữa thì tầm 20 triệu VND mỗi tháng cho hai khoản này là ổn ạ.

Như mấy bác hơn 60 tuổi đang làm cùng em, mỗi tháng trừ thuế bảo hiểm đi rồi, các bác cầm về gần 30 triệu VND (làm ngày 8 tiếng, tuần 5 buổi). Còn bác nào làm thêm cuối tuần còn được hơn nữa. Bác nào mua nhà rồi (đa số là mua đất ở VN có lãi thì bán đi mua tiếp ở VN và mua nhà ở bên này), phải trả góp hàng tháng, thì cũng chỉ khoảng chục triệu mỗi tháng. Thanh niên thì em thấy thu nhập cao hơn, vì làm việc ở vị trí đòi hỏi yêu cầu công việc phức tạp hơn, và thanh niên cũng làm thêm nhiều hơn.

Nếu tính tỷ lệ công nhân làm nhà máy ở khu vực Plzen này, thì số mua nhà riêng khá cao, bởi công việc ở vùng này khá ổn định và giá nhà hợp lý (chung cư 4+1 diện tích 86m2 tầm hơn 4 tỷ VND một chút tuỳ hiện trạng nhà). Nhất là khi vài người đã thực hiện được thì mọi người sẽ nhìn vào đó để phấn đấu, tạo thành một phong trào từ chục năm đổ lại đây ở vùng này.

P/S: em để ý thì gia đình nào sang đây lâu rồi thì cố gắng hướng các con học hành, tạo hết điều kiện để con cái học đại học. Nếu các con không theo được nữa thì đành chịu. Còn các cháu mới ở VN qua, ở vùng Plzen em thấy chủ yếu là người dân các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,… thì đa phần đều xin vào nhà máy làm việc thời gian đầu, sau đó tranh thủ học thêm nghề hàn, nấu ăn, làm nails, để có điều kiện thì ra ngoài làm với thu nhập tốt hơn.
Không phải con cụ thì có nhanh được như thế không?!
 

km18 yenson

Xe tăng
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
1,317
Động cơ
248,872 Mã lực
Tuổi
44
Khuyên cụ chủ là nên đi, nhà mình em út bên đó nhiều, cũng sang đó coi như con số 0, nhưng hiện nay sau 5 ổn định và có tích lũy để mở siêu thị mini và quán trà sữa. Cụ chủ sang có người nhà bên đó rồi là quá thuận lợi. Hơn nữa là sau này con cái được môi trường học hành tốt.
Cụ lại bị mùi nước hoa với hào nhoáng nó át đi rồi,toàn đủ ăn thôi,bên này chủ hay người làm thì cũng ohair cày như ai và đóng thuế giống nhau,thậm chí chủ còn nợ hơn người làm ấy,em thật
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Đúng là giờ trường quốc tế, trường tư thục ở Việt Nam có chất lượng tốt. Nhưng như cụ nói nếu có điều kiện cho các con theo học thì OK, nhưng không phải ai cũng có điều kiện và không phải lúc nào cũng có điều kiện, bởi có thể thu nhập không được đảm bảo và ổn định. Lúc đó cho con vẫn theo trường quốc tế hay không theo cũng là một vấn đề phải cân nhắc không đơn giản.

Còn học ở Đức nói riêng hay ở EU nói chung có những ưu điểm gì thì có khá nhiều cụ mợ đã chia sẻ trên đây, nhưng em cũng điểm lại 1 số ý theo quan điểm chủ quan của em:

- các con được nhà nước tạo mọi điều kiện để được chăm sóc thể chất, được đi học và tham gia các hoạt động xã hội.

- các con được giáo dục để nâng cao ý thức, tính tự giác, khả năng tự lập, được học bơi, học các khóa tự phòng vệ trước các nguy cơ,... Những điều này thì các trường chất lượng cao ở Việt Nam cũng dậy dỗ, nhưng đa phần chỉ những gia đình có tài chính mạnh thì mới có điều kiện tiếp cận được.

- các con luôn có cơ hội được phát hiện năng khiếu, đam mê về tất cả các lĩnh vực từ văn hóa, nghệ thuật, thể thao,... đồng thời cũng được nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển năng khiếu, nuôi dưỡng đam mê cho tới khi các con đạt được thành quả.

- các con luôn được cả xã hội quan tâm, bảo vệ, nhưng cũng không phải là bao bọc một cách thái quá, mà luôn để cho các con hiểu được quyền và trách nhiệm của các con qua từng thời kỳ phát triển.

- các con luôn được đảm bảo để có được điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất có thể, được tập luyện và đào tạo chuyên sâu với đám mê, mà cũng không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình.

- khi các con đủ 18 tuổi, các con đã được trang bị một lượng hành trang khá cơ bản về kiến thức, kỹ năng, hay tay nghề,... để có thể đưa ra nhiều lựa chọn phù hợp khi bước vào đời. Có người đi làm luôn, có người học tiếp lên đại học, có người theo đuổi tiếp những đam mê, năng khiếu,... nhưng gần như không ai bị xã hội bỏ quên. Thậm trí có những người lười biếng, chỉ thích ăn, không thích làm, thì xã hội cũng sẽ lo cho những thành phần đó để không gây gánh nặng cho gia đình và làm bất ổn cho xã hội.

Tất cả những điều trên và rất nhiều, rất nhiều những điều nữa, thì giáo dục ở bất kỳ xã hội nào cũng đều cố gắng để thực hiện, để nuôi dạy thật tốt đối với thế hệ sau. Nhưng không phải xã hội nào cũng có điều kiện để đảm bảo phổ cập và áp dụng cho toàn bộ trẻ em mà bất kể gia đình giàu hay nghèo, sống ở nơi heo hút hay ở thành phố phát triển.

Em chia sẻ như trên để thấy rằng trong công cuộc nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ trẻ em, các gia đình ở bên này được hỗ trợ rất nhiều từ chính quyền, ban ngành, hội nhóm, nhằm giúp đỡ giảm áp lực cho bố mẹ. Tất nhiên trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và bảo vệ các con là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, nên luật pháp cũng rất nghiêm minh đối với quyền lợi và nghĩa vụ của những người giám hộ.

Điều này cũng luôn được giảng dạy và khuyến cáo với các con, để các con cũng luôn thấy rằng bản thân cũng phải luôn có trách nhiệm với gia đình, người thân trên phương diện tình cảm, nhưng cũng đồng thời phải có trách nhiệm để không gây ảnh hưởng cho những người giám hộ của mình trước pháp luật.

Một điểm lợi nữa là Đức mới bước vào nhóm những nước công nhận song tịch, khiến thế hệ trẻ em nước ngoài sống tại Đức sẽ thuận tiện hơn. Các con được xã hội Đức đón nhận là thành viên của nước Đức, nhưng vẫn tạo điều kiện để các con không phải từ bỏ, cũng như không quên về nguồn gốc, Quê hương của mình.
Này là điều kiện môi trường khách quan thôi chứ có phải cứ học bên đó là ổn đâu. Quan trọng nhất là chủ quan ở bản thân đứa trẻ nữa. Thấy nhiều cụ cứ khăng khăng sang là vì tương lai con em làm như cứ được học bên đó là đương nhiên thành đạt không bằng. Em đây có ông anh hồi bao cấp đi xklđ Tiệp, sự cố Đông Âu sụp vượt tường sang Đức định cư. Có lần e sang công tác đến chơi thấy mấy ae cùng thời xklđ tụ lại làm ăn với nhau, một người làm chủ quán còn những ae khác làm thuê cho ông này. Con cái mấy gđ này e thấy có 1, 2 đứa là học có thành tựu, còn lại chẳng đâu vào đâu dù có quốc tịch hết cả rồi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,617
Động cơ
904,965 Mã lực
Này là điều kiện môi trường khách quan thôi chứ có phải cứ học bên đó là ổn đâu. Quan trọng nhất là chủ quan ở bản thân đứa trẻ nữa. Thấy nhiều cụ cứ khăng khăng sang là vì tương lai con em làm như cứ được học bên đó là đương nhiên thành đạt không bằng. Em đây có ông anh hồi bao cấp đi xklđ Tiệp, sự cố Đông Âu sụp vượt tường sang Đức định cư. Có lần e sang công tác đến chơi thấy mấy ae cùng thời xklđ tụ lại làm ăn với nhau, một người làm chủ quán còn những ae khác làm thuê cho ông này. Con cái mấy gđ này e thấy có 1, 2 đứa là học có thành tựu, còn lại chẳng đâu vào đâu dù có quốc tịch hết cả rồi.
Học sinh phổ thông bình thường ở Đức ngay khi hết cấp II sẽ được phân chia, nếu học lực tốt, có khả năng học ĐH sẽ học tiếp Pre để lên ĐH hay cao đẳng (tỷ lệ không cao), còn lại sẽ được phân đi các trường học nghề. Trong khi học nghề vẫn có 1 số rất nhỏ (cỡ 5%) đạt thành tích học tập rất tốt sẽ được chuyển lên cao đẳng hay ĐH, nhưng phải là lũ rất xuất sắc, trong quá trình phân loại lúc hết cấp II bị lọt lưới, đánh giá sai. Việc phân loại này thường chỉ được quyết định bằng thành tích học thật sự của tụi học sinh, rất ít có khả năng can thiệp (như kiểu ở VN).
Việc bác thấy tụi có "thành tựu" chắc là những đứa đã được chọn học Pre và tiếp lên ĐH, hội còn lại chắc bị phân đi học nghề, chắc nhiều nghề phụ huynh (hay cả chúng) không thích nên cũng có khả năng đã bỏ học giữa chừng.
Với người dân Đức bình thường họ không nghĩ chỉ học ĐH mới có "thành tựu", nhưng người Việt lại khác.
Nếu luôn lo nghĩ đến "thành tựu" của tụi F1 thì những đứa trẻ không được chọn để học lên cao đẳng và ĐH này mà học ở VN, phụ huynh có tiền vẫn can thiệp và có thể cho đi học ĐH hay cao đẳng ở Đức được (chúng tốt nghiệp được hay không là chuyện khác)!
Ngoài ra bên đó còn có nhóm người Việt sang chui, gọi là không giấy tờ cũng không đúng hoàn toàn, vì họ thường được hướng dẫn đến nhập vào các trại tỵ nạn. Quy chế tỵ nạn thì ở Đức cũng như mọi nước tây Âu khác là bị CQ trong nước đàn áp. Ai nhập vào cũng phải khai như vậy, nếu không sẽ bị đưa ra sân bay. Họ tạm chấp nhận lới khai và điều tra. Trong lúc điều tra chứng minh thực sự bị Nhà nước kia truy nã, họ cấp cho 1 cái thẻ và hàng tháng cấp cho 1 số tiền để ăn và được sống trong trại (thường là những cái nhà bằng công tê nơ). Người Việt sẽ không ở trong trại, mà trốn ra đi tìm người quen để làm chui. Những người này không có 1 thứ giấy tờ gì khác, nên có kéo theo gia đình (và cũng nhập trại rồi trốn ra) thì rất khó để xin học được cho tụi trẻ con!
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Học sinh phổ thông bình thường ở Đức ngay khi hết cấp II sẽ được phân chia, nếu học lực tốt, có khả năng học ĐH sẽ học tiếp Pre để lên ĐH hay cao đẳng (tỷ lệ không cao), còn lại sẽ được phân đi các trường học nghề. Trong khi học nghề vẫn có 1 số rất nhỏ (cỡ 5%) đạt thành tích học tập rất tốt sẽ được chuyển lên cao đẳng hay ĐH, nhưng phải là lũ rất xuất sắc, trong quá trình phân loại lúc hết cấp II bị lọt lưới, đánh giá sai. Việc phân loại này thường chỉ được quyết định bằng thành tích học thật sự của tụi học sinh, rất ít có khả năng can thiệp (như kiểu ở VN).
Việc bác thấy tụi có "thành tựu" chắc là những đứa đã được chọn học Pre và tiếp lên ĐH, hội còn lại chắc bị phân đi học nghề, chắc nhiều nghề phụ huynh (hay cả chúng) không thích nên cũng có khả năng đã bỏ học giữa chừng.
Với người dân Đức bình thường họ không nghĩ chỉ học ĐH mới có "thành tựu", nhưng người Việt lại khác.
Nếu luôn lo nghĩ đến "thành tựu" của tụi F1 thì những đứa trẻ không được chọn để học lên cao đẳng và ĐH này mà học ở VN, phụ huynh có tiền vẫn can thiệp và có thể cho đi học ĐH hay cao đẳng ở Đức được (chúng tốt nghiệp được hay không là chuyện khác)!
Ngoài ra bên đó còn có nhóm người Việt sang chui, gọi là không giấy tờ cũng không đúng hoàn toàn, vì họ thường được hướng dẫn đến nhập vào các trại tỵ nạn. Quy chế tỵ nạn thì ở Đức cũng như mọi nước tây Âu khác là bị CQ trong nước đàn áp. Ai nhập vào cũng phải khai như vậy, nếu không sẽ bị đưa ra sân bay. Họ tạm chấp nhận lới khai và điều tra. Trong lúc điều tra chứng minh thực sự bị Nhà nước kia truy nã, họ cấp cho 1 cái thẻ và hàng tháng cấp cho 1 số tiền để ăn và được sống trong trại (thường là những cái nhà bằng công tê nơ). Người Việt sẽ không ở trong trại, mà trốn ra đi tìm người quen để làm chui. Những người này không có 1 thứ giấy tờ gì khác, nên có kéo theo gia đình (và cũng nhập trại rồi trốn ra) thì rất khó để xin học được cho tụi trẻ con!
Hệ thống giáo dục của Đức theo như cụ chia sẻ ở trên thì khác với ở Séc ạ. Giáo dục ở Séc cũng phân cấp ngày từ phổ thông, cũng phụ thuộc vào khả năng của từng học sinh, nhưng không phải bị ép như bên Đức mà cụ chia sẻ ở trên. Để có cái nhìn rõ ràng hơn, em xin viết rõ về hệ thống giáo dục của Séc để mọi người hiểu rõ hơn. Nói chung theo em thấy thì hệ thống giáo dục của Châu Âu cũng đều khá giống nhau ở các nước.

Khi một cháu bé được sinh ra, cháu bắt buộc phải có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế này sẽ phụ thuộc theo hồ sơ của bố hoặc mẹ tới năm 18 tuổi. Khi sinh ra thì cháu sẽ nghiễm nhiên có 1 số sinh (gồm 9 hoậc 10 chữ số), số này sẽ theo cháu cả đời. Chỉ cần nhìn vào số sinh, thì có thể biết được ngày tháng năm sinh, giới tính, số bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và số thuế của bất kỳ người nào. Nên nhiều trường hợp đi cấp cứu, hay bị kiểm tra bất chợt mà quên mang theo giấy tờ, thì dựa vào số sinh hay vân tay mà có thể giải quyết trước trong trường hợp khẩn cấp.

Khi các cháu tới 2 tuổi thì có thể đăng ký gửi nhà trẻ. Nếu phụ huynh muốn gửi trẻ trước 2 tuổi thì cũng có trường nhận, nhưng phải trả phí. Thường thì trẻ em được miễn phí đi học trong 26 năm của cuộc đời. Nhưng vì từ năm 2 tuổi tới 4 tuổi (thời điểm không bắt buộc phải tới trường), nên nhà nước có hỗ trợ cho phụ huynh 1 khoản tiền để chăm sóc con trong 4 năm đầu đời này. Ở Séc hiện tại thì mỗi cháu bé sinh ra nhà nước hỗ trợ 350 ngàn korun (khoảng 350 triệu VND), nhưng không được nhận 1 lần luôn mà chỉ nhận được theo từng đợt và nhiều nhất là 10 ngàn mỗi tháng. Ngòai ra nhà nước còn hỗ trợ 1 lần duy nhất là 10 ngàn korun để mua đồ sơ sinh cho trẻ.

Khi tới 5 tuổi thì các cháu bắt buộc phải tới trường, nếu ai không cho con đi học sẽ bị dính án hình sự. Nên bất cứ cháu nào tới 5 tuổi là phải tới trường, nếu muốn ở nhà tự học hay gì đó thì phải có giấy chứng nhận của bác sỹ tâm lý thuộc sở giáo dục. Tới khi đủ 6 tuổi, các cháu được vào lớp 1. Trước khi vào lớp 1 thì các cháu cũng phải qua 1 buổi kiểm tra của cô giáo dạy lớp 1. Nếu cháu nào chưa đạt yêu cầu về thể chất, hay tinh thần thì quay lại học tiếp mẫu giáo hoặc học lớp 0 của trường phổ thông.

Em thấy có 1 số phụ huynh Séc luôn cho con học chậm lại 1 năm, nghĩa là khi con được 6 tuổi thì đưa con tới khám bác sỹ tâm lý và yêu cầu nguyện vọng xin cho con 7 tuổi mới vào lớp 1. Bác sỹ tâm lý sẽ xem xét nguyện vọng và cấp chứng nhận cho phép em nhỏ đó được học thêm mẫu giáo 1 năm nữa. Như cả 3 lớp 1 của 3 nhóc nhà em đều có khoảng 7,8 bạn đi học muộn trên tổng số 22,23 học sinh.

Các con vào lớp 1 thì bắt đầu môi trường học phổ thông cấp 1 là 5 năm. Trong cấp này, bên Séc quy định cả 5 năm đều do 1 người giáo dạy các con. Cô hay thầy giáo này sẽ dạy và hướng dẫn các con từ lớp 1 tới lớp 5. Điều này có mặt lợi là các con không bị xáo trộn khi mỗi năm phải thay đổi 1 người dạy, và ngược lại giáo viên cũng có điều kiện để hiểu rõ hơn về các em học sinh.

Khi học lên lớp 5, các em đã được giáo viên và phụ huynh hướng nghiệp. Lúc này hệ giáo dục đã bắt đầu phân cấp lần 1. Nghĩa là hết lớp 5, em nào ham học hay phụ huynh có nguyện vọng muốn con học nhiều hơn, để mục đích sau này là vào đại học thì sẽ hướng các con ôn tập thi vào trường Gymnázium. Đây là dạng trường chuyên như ở Vn mình nhưng có 2 hệ. Hệ 8 năm, tức là tuyển sinh học sinh hết lớp 5, và hệ 4 năm tức tuyển sinh học sinh hết lớp 9.

Vào trường gymnázium thì phải thi 2 môn là Toán và tiếng Séc. Toàn bộ cũng đều miễn phí và tự nguyện, chứ không ép buộc hay nhà nước chọn lựa. Phụ huynh nếu muốn con đỗ trường Gym thì có thể cho con học thêm ngòai giờ ở trường. Bên này cũng có các trung tâm luyện thi vào Gym như ở nhà mình nhưng mất phí. Thường các gia đình mà bố mẹ đã học đại học và có kinh tế thì đều hướng các con vào Gym. Nhưng nhiều cháu không thích học nặng ngay từ lớp 5 thì các cháu chọn thì vào Gym khi hết năm lớp 9. Nói chung giáo dục bên đây không ép buộc và đều hướng các con tự giác và có suy nghĩ độc lập.

P/S: Giờ em đi ăn sáng để lát cả nhà em đi chơi cuối tuần. Lát em biên tiếp về giáo dục sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Khi các con lên cấp 2 hoặc vào Gymnázium, các con cũng được phân lớp theo trình độ ngọai ngữ, theo năng khiếu như âm nhạc hay hội họa, mà không dựa vào trình độ kiến thức. Chẳng hạn có lớp tiếng Anh, bao gồm các em chọn tiếng Anh, có lớp tiếng Đức, có lớp chuyên về âm nhạc, có lớp chuyên về hội họa, để những em có cùng đam mê hay năng khiếu được học và sinh hoạt cùng với nhau. Tất nhiên cũng là 4 năm học cấp 2 nhưng các em học Gymnázium sẽ có nhiều tiết bắt buộc hơn cũng như nhiều bài tập về nhà hơn, và yêu cầu áp lực trong việc học hơn.

Trong 4 năm cấp 2, các con được học khá nhiều về kiến thức cơ bản. Thường cấp phổ thông là phổ cập kiến thức nên các thầy cô thường cố gằng dạy các em những kiến thức rộng, nâng cao sự hiểu biết và ứng dụng trong thực tế. Mỗi giáo viên dậy 1 môn sẽ phụ trách 1 phòng dạy học, và họ coi phòng học đó như 1 vương quốc riêng của mình. Chẳng hạn giáo viên dậy môn sinh, họ sẽ trang trí và sắp xếp lớp học của họ như 1 viện bảo tàng về kiến thức sinh học. Giáo viên dạy lý hay dạy hóa thì thiết kế phòng học như 1 phòng thí nghiệm để các em có thể vừa học vừa an toàn và hứng thú thực nghiệm ngay trên lớp.

Từ năm lớp 9 thì nhà trường đã hướng các em học sinh lựa chọn hướng đi của mình trong tương lai. Ngay từ đầu năm học, nhà trường sẽ tổ chức các buổi tới thăm quan các trường cấp 3, để các em được tìm hiểu đam mê, sở thích cũng như nguyện vọng của mình. Các em tới trường Gym để tìm hiểu về học thuật, con đường dẫn các em tới ngưỡng cửa đại học, nhất là các ngành chuyên môn cao như y, luật, hóa, vật lý lượng tử,... những ngành mà đòi hỏi mức độ nghiên cứu chuyên sâu.

Các em được đi thăm quan trường nghề (hệ thống trường nghề rất rộng), và gần như có đầy đủ các nghề cho các em theo học. Như nhóc lớn nhà em lên lớp 9 thì học Gymnázium nhưng chuyên về ngành hàng không, học hết 4 năm Gymnázium thì lên tiếp đại học. Nếu tốt nghiệp Gymnázium điểm cao thì được tuyển thẳng vào Đại học đúng chuyên ngành, còn không thì phải thi đầu vào, thường là cặp 2 môn thi (toán, Séc hoặc toán, lý nếu thuộc nhóm trường kỹ thuật). Mỗi trường đại học được phép tự ra đề thi tuyển cũng như môn thi, tùy theo nhu cầu tuyển sinh của trường.

Nhóc thứ 2 nhà em thì đam mê chơi thể thao, nên cháu không muốn vào Gymnázium. Cháu trọn thi vào trường nghề ngành kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành là CNC. Ngay từ năm đầu học nghề, cháu đã có 3 tiết thực hành cơ khí trong xưởng mỗi tuần, nhưng cháu vẫn có thời gian đi tập bóng với câu lạc bộ hàng ngày. Em cũng hướng cháu và đưa ra phần thưởng để khuyến khích cháu học tiếp lên đại học dù không học hệ Gymnázium. Hy vọng là cháu sẽ đạt được mục tiêu mà cả nhà đã đề ra cho cháu.

Các em phải tốt nghiệp cấp 3, tức là tốt nghiệp Gymnázium hoặc học trường nghề nhưng phải có bằng tốt nghiệp (bên Séc gọi là Maturita) thì mới được phép thi đại học. Các em được quyền thi bất kỳ trường nào, đăng ký thi bao nhiêu trường cũng được, miễn đóng đủ lệ phí thi. Các em thi đạt điểm thì được nhận vào học đại học ở trường đó.

Nhiều em xác định ngay khi vào trường nghề là sẽ không theo tiếp lên đại học và sẽ đi làm kiếm tiền luôn. Nên nhiều em chỉ đăng ký học nghề 3 năm, chứ không học hệ 4 năm để thi tốt nghiệp nữa. Các em chỉ học 3 năm rồi lấy bằng nghề hay chứng chỉ nghề và xin đi làm luôn. Thường vào đầu năm thứ 3 trường nghề là các em đã được đi thăm quan các nhà máy, các xưởng sản xuất, các cửa hàng, quán ăn,... để đăng ký việc làm rồi. Nên khi hết năm thứ 3, cầm bằng nghề và đủ 18 tuổi là các em đã đi làm kiếm tiền tự lo cho bản thân.

Các em học nghề hệ 4 năm và các em học Gymnázium thì phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp. Đây là kỳ thi cấp quốc gja nên phải có hội đồng thi của sở. Các em thường thi tốt nghiệp 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là toán và tiếng Séc, cùng với hai môn tự chọn còn lại là về chuyên ngành học (bao gồm cả thi lý thuyết và thực hành, cả thi viết lẫn thi vấn đáp trước hội đồng thi). Thường thì môn thi cuối cùng sẽ là môn chuyên ngành của thí sinh đó, nên các em cũng gần như phải làm một dự án nhỏ và bảo vệ nó trước hội đồng thi.

Dựa theo điểm thi tốt nghiệp mà các em sẽ được tuyển thẳng vào đại học hay cao đẳng, hoặc các em phải đăng ký thi đại học. Cũng dựa vào điểm thi tốt nghiệp Maturita mà các trường đại học xét duyệt cấp học bổng cũng như hỗ trợ tiền ký túc xá năm đầu cho sinh viên.

Nói chung hệ thống giáo dục của Phương Tây hướng tới sự tự giác và khả năng thích ứng của từng em học sinh. Các em sẽ tùy theo năng lực của mình mà chọn lựa hướng đi để theo học phù hợp. Thậm chí nhiều em học hết 3 năm trường nghề rồi ra đi làm luôn. Khi công việc ổn định thì lại quay ra học đại học. Nếu em đó chưa sử dụng hết 26 năm học, thì khi quay lại học đại học hoặc học thêm nghề gì đó thì vẫn được miễn phí.

Có một điều là những ai tốt nghiệp đại học ở bên đây đều được cả xã hội tôn trọng. Bởi đa phần là học thật, thi thật và trình độ chuyên môn là thật, nên được cả xã hội công nhận. Những người này đã chịu thiệt thòi về thời gian, công sức và tài chính để theo học kiến thức, nên cái giá đó họ bỏ ra là xứng đáng và tất cả đều tôn trọng điều đó. Thế nên, bất kỳ ai cũng mong muốn con cái thi vào được đại học và tốt nghiệp được, nhưng không phải ai cũng có thể đi đến hết con đường đại học. Chính vì vậy mà những người có trình độ đại học trở lên luôn được ưu ái và kính trọng thấy rõ trong xã hội.
 
Chỉnh sửa cuối:

7vienngocrong

Xe điện
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
2,180
Động cơ
326,606 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Ồ. May quá. Có a ở bển khuyên rồi.
Mình có bà cùng phố.
Ngoài 50. Chạy đi Canada. Theo diện visa du lịch dài dài gì đó
Hết tỉ 6. Đợt rồi về. Tính ra tiền việt khoảng 50 triệu. Trừ chi phí đi còn khoảng 30 thôi. Nhưng ở nhờ nhà anh.
Có cái là thế này. Làm từ 8h sáng, 10h tối mới nghỉ. Không đi đâu được. Có biết tiếng đâu mà đi. Mà bên kia nó cũng bảo lãnh cho 1 con đường từ nhà đến chổ làm. Còn đi lang thang police nó hốt là ráng chịu .
Bà ấy bảo. Chán lắm. Nhưng ở nhà thì ko có tiền, cả nhà nhìn vào bà ấy.
Chu đọc cái này e ngất. E 46t mà thấy thời gian làm việc của bà 50t vậy e ngất. Có 6 tỉ sao phải đi hành xác vậy trời, ở VN không sướng sao, 6 tỉ gởi bank ngồi nhà cho phẻ.
Em hiện tại ở nhà buôn bán tự do có thời gian chăm cây chăm hoa đi ra tiệm cho người ta làm đẹp, lười biếng không nấu ăn thì đặt ship tới nhà, e còn k có 6 tỉ để gửi ngân hàng nhưng kêu e qua bển làm từ 8h sáng đến 10h tối e nghe rùng mình sởn gai ốc. E không làm nổi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top