Quyền lực quyển hộ chiếu cũng không mua được những cái mợ đang có , nó chỉ trên lý thuyết mà thôi . Có hộ chiếu được đi nhiều nước chứ gì , trên tư tưởng là vậy chứ cóc dám đi mợ ạ . Ong bà nào mà Tết về Việt nam đều đều thuộc dạng hàng ngưỡng mộ rồi , người làm ra tiền thì không dám bỏ vài tuần về chơi Tết , còn người có thời gian thì không có nổi kinh phí cho một chuyến đi .
Phụ nữ Việt nam yếu , đến tầm 40 làm việc đứng lâu là không chịu được rồi . Tầm tuổi chị trên mà còn phải đi làm thuê chịu không nổi , mắt trước mắt sau ngó chủ tranh thủ ngồi nghỉ vì bên đó làm việc chân ta là phải đứng rồi
Thật sự em không muốn thảo luận với những cụ có quan điểm như thế này, bởi thực tế nó chỉ là quan điểm chủ quan, khiến sự việc bị méo mó. Em xin phân tích từng phần trong còm trên để thấy được cái nhìn sai của cụ ấy với thực tế như thế nào.
Thứ nhất có thêm quyển hộ chiếu quyền lực hơn cái mình đang có nó chứng tỏ mình có thêm quyền lợi, tất nhiên cũng là thêm nghĩa vụ với đất nước cấp quốc tịch cho mình. Đơn giản nhất là có thêm quyển hộ chiếu là mình có thêm cơ hội để sở hữu bất động sản ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người trước kia không thể vào quốc tịch nước khác vì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam, điều này làm ảnh hưởng tới việc sở hữu bất động sản của họ ở VN. Giờ nhiều nước cho phép song và đa tịch nên đa phần nếu có cơ hội là đều xin thêm quốc tịch. Còn lợi ích thực tế như thế nào thì phải cầm thêm quyển hộ chiếu nữa trên tay thì mới cảm nhận rõ ràng được ạ.
Người Việt định cư ở nước ngoài giờ đi về VN khá thường xuyên, nhất là những người đã có thêm quốc tịch. Bởi luật cư trú không cho phép người có PR được rời khỏi quốc gia cấp (hoặc ra khỏi khối EU) quá 6 tháng. Chứ giờ thì với giá vé rẻ, nhiều ưu đãi thì người lao động gốc Việt về nước khá thường xuyên.
Người đã sống ở Châu Âu thì đều quen với việc đi lại hàng ngày vài km bằng phương tiện công cộng, nên việc họ đứng trên chuyền làm việc hàng là bình thường. Cái gì cũng do thói quen, do rèn luyện mà thành nên người Tây họ đi bộ và đạp xe khỏe hơn nhiều người ở VN. Mà đi làm trên chuyền thì luôn có thời gian nghỉ giữa giờ phù hợp. Mọi người vẫn đi làm kiếm thu nhập và đóng góp cho xã hội tới 65 tuổi có sao đâu. Người đóng thuế, bảo hiểm cao thì sau này về hưu sẽ sướng hơn, nhiều ưu đãi hơn.
Cụ có một ý đúng đó là nhiều người có thời gian nhưng không có kinh phí để về thăm Việt Nam, bởi họ ốm đau, hoặc lười biếng, hoặc cờ bạc thì chắc chắn không có điều kiện rồi. Họ may mắn được sống ở bên này nên được xã hội và những người đi làm nuôi và hỗ trợ. Có khá nhiều người Việt mình bị bệnh nặng phải nằm viện cả năm trời, thậm trí có người nằm liệt vài năm trong viện, nhưng đều được xã hội chăm sóc chu đáo. Thật sự là chu đáo nhé, chứ không phải qua loa làm cho có, thiếu ý thức chuyên nghiệp. Gia đình của những người bị bệnh như thế này nhờ đó mà không bị tan gia, xáo trộn hay phải bán hết nhà cửa để chữa bệnh. Nói hơi quá, chứ cả việc tới thăm người bệnh còn phải xin phép nếu ngòai giờ thăm khám, vì bệnh viện sợ làm ảnh hưởng tới người bệnh khác.
Thế nên khi thảo luận thì em thấy nên đưa tin khách quan nhất có thể để ít ra không làm ảnh hưởng tới bản chất của vấn đề.
P/S: trong nhà máy em làm có hơn chục bác Việt Nam đã qua 60 tuổi vẫn đi làm đều đặn một cách vui vẻ và khỏe khoắn. Cuối năm các bác ấy vẫn về VN thăm và đón Tết. Bác nào không có phép thì xin nghỉ không lương, chứ cũng không có gì là khó khăn ạ. Cứ nhìn lượng khách hàng Việt Nam của các hãng máy bay về VN dịp Tết hay dịp nghỉ là biết thôi ạ.