[Funland] Xin kinh nghiệm các cụ có con thi chuyên Anh, Lý vào cấp 3 ở HN

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,898
Động cơ
-161,818 Mã lực
Trường chuyên là sản phẩm của triết lý đi tắt đón đầu. Hình như của cụ Đồng và áp dụng với môn Toán - vì Toán thuần lý thuyết, không cần thí nghiệm. Sau đó thấy bở nên tiếp tục đào trong khi đi tắt xong rồi thì vẫn phải đi đường bình thường chứ người ta còn chưa đi thì tắt mãi thế nào được???
Vẫn đào được giải, các cấp vẫn tịnh tiến lên chức nên vẫn đào thôi. Còn hs chỉ là công cụ, xong là kệ, đào lứa tiếp. Vì thế mà các cháu chỉ toả sáng ở cấp 3 xong là hầu như tịt. Em dạy chương trình tiên tiến cấp ĐH, gặp nhiều chú HCV đeo cổ nhưng lụn bại dần chứ ít bạn lại sáng tiếp ở các bậc tiếp theo. Chạy ko phân phối sức thì dễ kiệt sớm.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,898
Động cơ
-161,818 Mã lực
Lý cấp 2 có gì đâu. Tự học cũng thừa sức đỗ vào chuyên. Quan trọng là nắm chắc kiến thức cơ bản, đọc và làm theo một số cuốn sách tốt (ít thôi, 3-4 quyển cho cả ctr cấp 2). Cuối cùng là luyện đề để hoàn thiện kỹ năng làm bài (biết cách trình bày tốt, dễ ăn điểm, tăng tốc độ làm bài, biết chọn bài dễ bỏ bài khó, biết cách cắn điểm khi không làm được bài).

(Nghiêm túc) Có bài nào khó thì lên otofun hỏi hoặc inbox em.

Chính ra luyện toán đủ để thi vào chuyên lý có khi tốn công sức hơn đấy.
Bọn như cụ thì điểm Lý sàn sàn nhau, đứt nhiều do toán như cụ nói. Buồn cười lắm nhưng có lí do của ban ra đề và họ thấy hợp ví, à, hợp lí 😀
 

Luxipe

Xe hơi
Biển số
OF-640130
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
188
Động cơ
113,705 Mã lực
E hỏi hơi lạc đề chút, có cách nào cho con nó tự mày mò đọc sách kể cả sách giáo khoa k nhỉ? Con nhà e khả năng tự đọc, tự nghiên cứu của nó hơi kém, ngồi học rất mất thời gian vì ông ý cứ “ngắm” sách như xem tv ý
 

petitvanh

Xe tải
Biển số
OF-730112
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
231
Động cơ
72,866 Mã lực
Nơi ở
487
Con nhà em ngoài học trên lớp và học thêm tí ielts thì chơi suốt. Xem bóng đá, chơi game, tập gym, đọc truyện, chém gió chẳng thiếu món nào. Cứ 10h bắt đi ngủ để sáng mai dậy đi học đúng giờ. Hè chơi thoải mái ko sách vở gì. Cu cậu thích cntt nên muốn thi vào cntt trường ĐHQG còn em thì thích con đi nước ngoài cho trải nghiệm. Em thấy các cụ mợ tìm trường chuyên lớp chọn và tìm giáo viên để luyện mà em chóng mặt. Sau 2 năm covid hè này em cho cu con đi chơi tá lả bù đắp.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Bọn như cụ thì điểm Lý sàn sàn nhau, đứt nhiều do toán như cụ nói. Buồn cười lắm nhưng có lí do của ban ra đề và họ thấy hợp ví, à, hợp lí 😀
Tiêu cực có hết mà. Nhưng chuyên tổng hợp là còn ít đấy, chứ CNN đứa con của người em quen thi vào hôm trước điểm tiếng anh 4.5, hôm sau thành 9.5 cái rụp. Muốn vào tổng hợp lý ôn trâu một tí vẫn thừa sức vào. Lý tầm 9 điểm, Toán 7 Văn 5-6 vẫn đỗ cụ nhỉ ?
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Trường chuyên là sản phẩm của triết lý đi tắt đón đầu. Hình như của cụ Đồng và áp dụng với môn Toán - vì Toán thuần lý thuyết, không cần thí nghiệm. Sau đó thấy bở nên tiếp tục đào trong khi đi tắt xong rồi thì vẫn phải đi đường bình thường chứ người ta còn chưa đi thì tắt mãi thế nào được???
Đi đường bình thường chưa nổi cụ ạ, vẫn phải tiếp tục đào thôi, vì nghèo. Ai cũng biết là dạy chỉ nặng về lý thuyết là ko ổn, nhưng vẫn có 1 số ít người có thành tích nhờ đó. Nếu xác định chuyển mà chuyển ko tử tế, thì mục tiêu gì cũng ko đạt được luôn. Mà chuyển 1 cách tử tế, đắt lắm. Ko chỉ tiền thiết bị, mà còn người vận hành bảo trì bảo dưỡng cũng cần phải được nâng cấp đào tạo. Ko chỉ vậy, cả khâu quản lý cũng phải làm tốt, ko thì chỉ có trở thành chỗ béo cho tiêu cực.

Đến khi nào các cụ các mợ xác định mỗi năm bỏ ra 1 vài chục K Biden để cho con học, thì khi đấy "đường tắt" sẽ dần biến mất. Nếu chúng ta kỳ vọng con đường không "đi tắt" thì cũng nên kỳ vọng chi phí cũng ko có cách gì để "đi tắt" được cả.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,036 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Rất nhiều cụ chỉ nói đến học kiến thức để luyện thi.
Cá nhân em (suy từ F1 ra) bọn học thi chuyên chúng nó cực "lỳ lợm", sức chịu đựng (cả sức khỏe lẫn tâm lý) thuộc dạng trâu bò. Thi đỗ chỉ là bước đầu, còn cả quá trình học nữa, quanh mình toàn "anh tài", thấy mình "nhỏ bé" hẳn, không "chì" dễ chán lắm.
Chuẩn luôn
Con e đi học tháng đầu sốc luôn
Về nó bảo !
Các bạn giỏi lắm bố ạ
E bảo đương nhiên ko giỏi sao vào được
Nó bảo ko phải là giỏi học ko đâu
Các bạn đàn ca sáo nhị hát hò nhảy nhót vẽ vời
Cái ji cũng giỏi 🤣🤣🤣
Lúc học cấp 2 còn đua đòi thi thoảng mang đàn ghita đến lớp tập cùng các bạn ( nó tự học trên mạng)
Lên cấp 3 thấy các bạn đánh siêu quá nên đàn bỏ xó luôn
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,170
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Đi đường bình thường chưa nổi cụ ạ, vẫn phải tiếp tục đào thôi, vì nghèo. Ai cũng biết là dạy chỉ nặng về lý thuyết là ko ổn, nhưng vẫn có 1 số ít người có thành tích nhờ đó. Nếu xác định chuyển mà chuyển ko tử tế, thì mục tiêu gì cũng ko đạt được luôn. Mà chuyển 1 cách tử tế, đắt lắm. Ko chỉ tiền thiết bị, mà còn người vận hành bảo trì bảo dưỡng cũng cần phải được nâng cấp đào tạo. Ko chỉ vậy, cả khâu quản lý cũng phải làm tốt, ko thì chỉ có trở thành chỗ béo cho tiêu cực.

Đến khi nào các cụ các mợ xác định mỗi năm bỏ ra 1 vài chục K Biden để cho con học, thì khi đấy "đường tắt" sẽ dần biến mất. Nếu chúng ta kỳ vọng con đường không "đi tắt" thì cũng nên kỳ vọng chi phí cũng ko có cách gì để "đi tắt" được cả.
Câu "đi tắt đón đầu" mang tính hình tượng thôi, gọi là giải pháp tạm thời chứ nó hiệu quả thì cả làng đi đường tắt chứ đi đường chính làm gì. Nếu dùng hình ảnh khác thì là đề thi chỉ có phép nhân, vậy ta đi tắt đón đầu, chỉ học phép nhân, khỏi cần học qua phép cộng vậy.
Cụ đề cập đến chi phí và cho rằng chi phí cho giáo dục đang thấp thì em không đồng ý đâu. Số tương đối thì là rất cao còn tuyệt đối thì cũng không thấp đâu. Tây sang đây làm giáo dục còn lè lưỡi đó. Chỉ là hiệu quả và phân bổ không hiệu quả.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Câu "đi tắt đón đầu" mang tính hình tượng thôi, gọi là giải pháp tạm thời chứ nó hiệu quả thì cả làng đi đường tắt chứ đi đường chính làm gì. Nếu dùng hình ảnh khác thì là đề thi chỉ có phép nhân, vậy ta đi tắt đón đầu, chỉ học phép nhân, khỏi cần học qua phép cộng vậy.
Cụ đề cập đến chi phí và cho rằng chi phí cho giáo dục đang thấp thì em không đồng ý đâu. Số tương đối thì là rất cao còn tuyệt đối thì cũng không thấp đâu. Tây sang đây làm giáo dục còn lè lưỡi đó. Chỉ là hiệu quả và phân bổ không hiệu quả.
Vâng, thực tế là cả làng cả nước đều chạy đua vũ trang cho đường tắt mà cụ nói. Còn hình ảnh cụ nói đề thi chỉ có phép nhân, khỏi học phép cộng là bởi vì chi phí cho cái phép cộng ấy nó đắt. Nếu 1 khi cụ đã học thuộc lòng được phép nhân, thì khi nhìn thấy phép cộng sau 1 thời gian chật vật làm quen cụ sẽ hiểu được cả phép cộng lẫn phép nhân. Nhưng nếu cụ chỉ nghĩ đến việc đầu tư phép cộng mà lực ko đủ, thì cụ sẽ chẳng có bất kỳ cái phép gì hết.

Thành thử như đội tuyển bắn súng ấy, tập luyện toàn bắn bằng tưởng tượng, hiếm khi được bắn đạn thật mà vẫn có Hoàng Xuân Vinh huy chương vàng Olympic. Ngày xưa lập trình chỉ toàn trên giấy mà vẫn có những người giỏi làm nên FPT. Ai mà chẳng biết tập bắn súng thì nếu được bắn đạn thật thoải mái là sướng, hay lập trình phải có đầy đủ máy tính mới là sướng, học sinh, hóa, lý có phòng thí nghiệm đầy đủ được chứng kiến tận mắt là sướng. Nhưng nếu chờ đến khi đó chúng ta sẽ chẳng có bất cứ cái gì.

Ngày xưa em cũng 1 thời chửi nền giáo dục VN tệ. Nhưng càng ngày em càng thấy ko phải, hiểu theo nghĩa nó đã là hợp lý nhất so với điều kiện của nó.

Còn chuyện chi phí, em vẫn chưa hiểu cơ sở nào để cụ cho rằng nó đang không thấp. Chi phí 1 năm học ở Tây bao nhiêu, ở Ta bao nhiêu em nghĩ cụ Google phát biết ngay. Thế nào là hiệu quả và phân bổ ko hiệu quả cụ cứ cho em ví dụ cụ thể. Chứ cá nhân em nghĩ, cày lý thuyết suông, dù khô khan, khó nuốt thật, nhưng nếu mà cứ chịu khó theo như thế thì cũng ko đến nỗi nào. Chứ còn học theo kiểu con nhà giàu mà kinh tế không đủ, đứt gánh giữa đường, thì còn ác mộng hơn.

Đấy là nói ở bình diện xã hội, trên diện rộng. Còn ở bình diện cá nhân, cứ thấy ở đâu tốt nhất, phù hợp nhất trong khả năng thì cho đi học thôi. Ngày xưa cái thời của em rất hiếm có gia đình nào cho con đi học nước ngoài từ cấp 3, nhưng giờ thì nhiều như lợn con.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,846
Động cơ
116,556 Mã lực
He he, cần gì phải có cái nhiệt tình ấy để đàm đạo với nhau nhỉ. Xưa nay em vẫn quan niệm hải nạp bách xuyên, con sông muốn lớn được thì cũng là do hàng ngàn hàng vạn dòng chảy đổ về, mà như thế thì tất nhiên sẽ có dòng đục dòng trong, dòng ngọt dòng mặn dòng lợ, chứ chỉ khư khư 1 thứ thì khó lòng mà lớn. Và tri thức thì cũng giống thế. Bởi vậy mợ chỉ cần có tâm chia sẻ suy nghĩ, quan sát của cá nhân mình là đã có thể đàm đạo tốt với nhau, đâu cần phải giống đâu. Ví du như em là tín đồ của khoa học, mà sách thần học em cũng đã đọc 1 mớ, bình thường. Mợ mà hỏi em về chúa Jesus chẳng hạn, có khi em còn có câu trả lời thú vị hơn dân đạo chính gốc chưa biết chừng ấy chứ lị.
Em lớn lên tự do nên em rất coi trọng sự tự do của trẻ con, hơn người bt một tí. Bạn bè em con lớp 4 vẫn đưa đón, còn con em lớp K tự đi tự về rồi. Lớp 3 (& em mẫu giáo) chuyển nhà cách trường 700m, nó tự về xong tự ý khám phá đường mới, lạc mất 2 tiếng, về em có mắng đại khái, hôm sau nó thử một đường khác nữa lạc thêm 2 tiếng nữa 😂 Giờ nhà em cách trường hơn 2km, nó lớp 4, có hôm loằng ngoằng miss bus em bắt đi bộ luôn. À, nó là chuyên gia vẽ bản đồ. Sống thế mới vui, chứ ai bảo gì mình làm y hệt thì tẻ nhạt lắm.

Em có một bạn người V ở nn có 2 con đều gifted, học vượt 2 lớp, bạn ấy không đi làm, ở nhà học bachelor of psychology, rồi lên trường làm trợ giảng cho cô giáo để mang 1 số chương trình phù hợp vào cho con. Ý chí đấy là rất đáng nể, nhưng em nói chuyện có cảm giác bạn ấy đánh giá rất cao (theo em là over-index) vai trò của bố mẹ trong chuyện dạy con. Đấy là tâm lý bình thường trong hoàn cảnh đấy. Em đồng ý bm quan trọng, nhưng chỉ ở đoạn gợi mở với tạo môi trường tự nhiên theo hoàn cảnh gd thôi, cuối cùng con đường của ai người đấy vẫn phải đi. Em không tin trẻ con là cục bột cho bm tha hồ nhào nặn.

Với cs đến với mình thế nào thì mình tiếp nhận nó thế. Serious quá mệt lắm.
 
  • Vodka
Reactions: edc

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Em lớn lên tự do nên em rất coi trọng sự tự do của trẻ con, hơn người bt một tí. Bạn bè em con lớp 4 vẫn đưa đón, còn con em lớp K tự đi tự về rồi. Lớp 3 (& em mẫu giáo) chuyển nhà cách trường 700m, nó tự về xong tự ý khám phá đường mới, lạc mất 2 tiếng, về em có mắng đại khái, hôm sau nó thử một đường khác nữa lạc thêm 2 tiếng nữa 😂 Giờ nhà em cách trường hơn 2km, nó lớp 4, có hôm loằng ngoằng miss bus em bắt đi bộ luôn. À, nó là chuyên gia vẽ bản đồ. Sống thế mới vui, chứ ai bảo gì mình làm y hệt thì tẻ nhạt lắm.

Em có một bạn người V ở nn có 2 con đều gifted, học vượt 2 lớp, bạn ấy không đi làm, ở nhà học bachelor of psychology, rồi lên trường làm trợ giảng cho cô giáo để mang 1 số chương trình phù hợp vào cho con. Ý chí đấy là rất đáng nể, nhưng em nói chuyện có cảm giác bạn ấy đánh giá rất cao (theo em là over-index) vai trò của bố mẹ trong chuyện dạy con. Đấy là tâm lý bình thường trong hoàn cảnh đấy. Em đồng ý bm quan trọng, nhưng chỉ ở đoạn gợi mở với tạo môi trường tự nhiên theo hoàn cảnh gd thôi, cuối cùng con đường của ai người đấy vẫn phải đi. Em không tin trẻ con là cục bột cho bm tha hồ nhào nặn.

Với cs đến với mình thế nào thì mình tiếp nhận nó thế. Serious quá mệt lắm.
Mỗi người 1 con đường mợ ơi, em thấy mợ vẫn là tư duy 1 dòng chảy. Cuộc sống muôn màu, mợ ko nên khẳng định 1 chiều như thế. Với cá nhân em, chuyện gì cũng đều có thể xảy ra, sẽ có những trẻ nhào nặn được, vai trò của bố mẹ tuyệt đối quan trọng, nhưng cũng sẽ có những trẻ khác ko thể nhào nặn quá nhiều, vai trò của bố mẹ ko quan trọng đến như thế. Trên đời này có rất nhiều thứ ko biết đúng sai và cũng ko thể kiểm chứng, mình hãy làm điều mình tin là sẽ mang đến hạnh phúc là được rồi. Như bạn mợ, mợ nghĩ là bạn ấy đang quá serious rất mệt mỏi, nhưng thực ra trong nội tâm rất có thể bạn ấy chẳng thấy mệt gì cả, chỉ thấy vui. Như mợ cũng thế, em tin chắc kiểu gì chẳng có những điểm người khác chắc lắc đầu lè lưỡi nhưng ở phía mợ thì lại thấy bình thường. Bởi vậy gặp ai có đường đi khác mình mà có thành tựu thì có sao, đâu cần bắt chước người ta, mà thực ra, có muốn bắt chước cũng ko được. Giống như tụng kinh niệm phật, nếu có niềm tin, tìm thấy sự bình yên trong đó thì mợ có thể niệm cả ngày. Còn ko tin, 5 phút niệm cũng đã đủ quá mệt.

Bởi thế mợ hãy cứ đi con đường mợ cho là đúng, người khác thành công, tốt thôi, nhưng ta biết ta ko đi được đường ấy. Chỉ là, song hành với đó nếu mình quan sát thêm cả những con đường khác nhiều lúc mình cũng học được thêm nhiều thứ mới bổ ích vì góc nhìn khác. 1 cao thủ võ thuật luôn định hình con đường của họ từ sớm, có thể là quyền anh, có thể là vật, là muay thái, ko vì thắng thua mà thay đổi, nhưng họ vẫn tìm hiểu các võ phái khác. Hay như quần vợt, cái thời Nadal Federer thống trị Djokovic có phát biểu sinh nhầm thời, tuy nhiên có phải như thế mà bạn ấy đổi lối đánh đâu. Nhưng nếu nói tri thức về quả trái 1 tay của bạn Fed, có khi bạn ấy còn biết rõ hơn là 1 người thường chơi trái 1 tay. Đấy nó là hải nạp bách xuyên, gạn đục khơi trong
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,180
Động cơ
281,639 Mã lực
Xin gửi các cụ bài em viết về những gì mắt thấy tai nghe khi đi dạo các trường chuyên ở các nước khác.


THĂM TRƯỜNG CHUYÊN MAHIDOL WIT THÁI LAN

Tôi đến trường này 2 lần. Lần đầu tháp tùng lãnh đạo Chuyên KHTN và lần sau là đưa học sinh đi thi khoa học. Trường mang tên công chúa Mahidol và có thể coi đây là trường chuyên tự nhiên đầu tiên của Thái Lan. So sánh với các trường "chuyên" của nước xung quanh như Singapore, Malaysia thì tôi thấy trường này khá tương đồng về hình thức tổ chức dạy, học, thi cử và... khác các trường chuyên của ta.

Đoàn VN sang nước ngoài, một trong những mối quan tâm là thành tích thi cử Olympic Toán, Lí, Hóa, Sinh của phía bạn. Khi được hỏi về việc này, cô Hiệu trưởng của trường kể về thành tích khiêm tốn của họ, rằng tầm năm 2000 thì chưa có cái nào nhưng sau đó thì mỗi năm ít nhất 1 cái. Cô cũng không quên kể về các thành tích thi các cuộc thi khoa học khác và có vẻ tự hào về mảng này hơn là thi Olympics. Sau đó, cô có hỏi thành tích thi khoa học của đoàn VN vì biết Olympics VN quá tốt rồi, thì bên VN cũng khiêm tốn khoe là không có thành tích gì (hồi 2012 thì chưa có thật).

Khi được biết trường này cũng có "đội tuyển", các thầy trong đoàn ngỏ ý muốn đi xem lớp luyện của họ thế nào. Bên bạn cho biết mỗi năm, trường tuyển 240 hs trên toàn quốc, điểm IELTS ít nhất 6.0 để học bằng tài liệu tiếng Anh. GV có thể nói tiếng Thái hay Anh thì tùy nhưng sách hoàn toàn tiếng Anh. Đội tuyển các môn được dạy ngoài giờ học chính, tức là không được "ưu tiên" lơ là môn nào. Thực ra, ở đây họ gọi là câu lạc bộ, nên clb toán thì cũng như clb điện ảnh, tất cả phải tổ chức như hoạt động ngoại khóa. Muốn là hs đặc biệt, bạn vẫn phải là hs bình thường đã.

Đội tuyển toán được thăm đầu tiên. Địa điểm là 1 góc thư viện với 5 hay 6 hs đang tự học. Có bạn nằm bò trên sàn, bạn gác chân gặm bút suy nghĩ gì đó, không thấy lớp và GV đâu. GV phụ trách CLB chỉ giao một vài chủ đề rồi hs tự tìm hiểu, tự giúp nhau. Có một điều thú vị là ở lần 2 thăm trường mấy năm sau, tôi thấy 1 hs đang làm toán mà đề bài bằng tiếng Việt. Thì ra các em vẫn hay vào các diễn đàn của VN để lấy bài tự làm. Ngoài ra, các bạn này còn làm sang mảng toán mô hình, tự học toán rời rạc, lập trình để giải các bài tập thực tế. Vì thế nên khi đưa hs đi thi toán mô hình, tôi lại gặp mấy GV trưởng đoàn vốn là bên Olympics.

Sang bên đội tuyển Lý thì chúng tôi được dẫn vào 2 phòng lab. Một phòng tối om, 2 học sinh trong đó đang đo quang phổ của một số chất. Phòng bên cạnh có mấy bạn đang làm thí nghiệm trên mạch xoay chiều với dao động kí. Đi thêm mấy nơi nữa, suốt buổi chỉ thấy hs trong phòng lab hoặc ngoài vườn sinh học, không thấy lớp luyện tập trung đâu. Ý định xem lớp học và xem tài liệu luyện đội tuyển của đội bạn thế nào xem như phá sản.

Thực tế, nếu ta đi xem các trường chuyên của các nước quanh ta như Singapore, Malaysia thì thấy họ cũng sẽ dạy và học đội tuyển như vậy. Tất nhiên là đoàn VN không may nên không gặp các lớp chuyên đề chứ họ vẫn có các buổi học do các giảng viên ĐH được mời tới dạy. Ở Mahidol, tôi gặp một GS bên KAIST Hàn Quốc sang dạy ở đó vài tháng. Trước đây, tôi cũng từng làm ở KAIST nên được dịp hỏi han những đồng nghiệp cũ. Các GS sang để cập nhật các bài giảng đại chúng, bài toán công nghệ chứ không có chuyện bay sang ăn ở vài tháng để luyện bài tập. Nhìn chung, chuyên của họ nhìn giống một trường ĐH hơn.

Vào fanpage và website của họ để lấy ảnh minh họa, thấy chỉ khoe học bổng trường này, trường nọ ở bậc ĐH chứ không thấy khoe giải gì. Có lẽ cái đích của họ xa hơn.
Bài này của cụ rất hay ạ.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,846
Động cơ
116,556 Mã lực
Mỗi người 1 con đường mợ ơi, em thấy mợ vẫn là tư duy 1 dòng chảy. Cuộc sống muôn màu, mợ ko nên khẳng định 1 chiều như thế. Với cá nhân em, chuyện gì cũng đều có thể xảy ra, sẽ có những trẻ nhào nặn được, vai trò của bố mẹ tuyệt đối quan trọng, nhưng cũng sẽ có những trẻ khác ko thể nhào nặn quá nhiều, vai trò của bố mẹ ko quan trọng đến như thế. Trên đời này có rất nhiều thứ ko biết đúng sai và cũng ko thể kiểm chứng, mình hãy làm điều mình tin là sẽ mang đến hạnh phúc là được rồi. Như bạn mợ, mợ nghĩ là bạn ấy đang quá serious rất mệt mỏi, nhưng thực ra trong nội tâm rất có thể bạn ấy chẳng thấy mệt gì cả, chỉ thấy vui. Như mợ cũng thế, em tin chắc kiểu gì chẳng có những điểm người khác chắc lắc đầu lè lưỡi nhưng ở phía mợ thì lại thấy bình thường. Bởi vậy gặp ai có đường đi khác mình mà có thành tựu thì có sao, đâu cần bắt chước người ta, mà thực ra, có muốn bắt chước cũng ko được. Giống như tụng kinh niệm phật, nếu có niềm tin, tìm thấy sự bình yên trong đó thì mợ có thể niệm cả ngày. Còn ko tin, 5 phút niệm cũng đã đủ quá mệt.

Bởi thế mợ hãy cứ đi con đường mợ cho là đúng, người khác thành công, tốt thôi, nhưng ta biết ta ko đi được đường ấy. Chỉ là, song hành với đó nếu mình quan sát thêm cả những con đường khác nhiều lúc mình cũng học được thêm nhiều thứ mới bổ ích vì góc nhìn khác. 1 cao thủ võ thuật luôn định hình con đường của họ từ sớm, có thể là quyền anh, có thể là vật, là muay thái, ko vì thắng thua mà thay đổi, nhưng họ vẫn tìm hiểu các võ phái khác. Hay như quần vợt, cái thời Nadal Federer thống trị Djokovic có phát biểu sinh nhầm thời, tuy nhiên có phải như thế mà bạn ấy đổi lối đánh đâu. Nhưng nếu nói tri thức về quả trái 1 tay của bạn Fed, có khi bạn ấy còn biết rõ hơn là 1 người thường chơi trái 1 tay. Đấy nó là hải nạp bách xuyên, gạn đục khơi trong
:)

Em thấy bạn ý over-index thật nên mới nói, cụ phải gặp người mới biết, chứ em không có thói quen hay nhu cầu chê người khác để chứng minh mình đúng :) Còn mẹ giỏi, con giỏi thì rõ ràng rồi. Kể chuyện vui thế thôi.

Những người nhào nặn con đương nhiên có nhiều người thành công, không phải mình thôi.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,235
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ủng hộ các trường chuyên. Nhưng phải tuyển chọn tự nhiên chứ không được luyện thi rồi thi tuyển như hiện nay.
Tức là các trường chuyên THPT phải có Đội tuyển sinh đi đến các trường THCS để chọn các em học sinh có tố chất "tự nhiên" ở các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh để tuyển các em vào trường chuyên bồi dưỡng kiểu đặc biệt để sau này các em đi thi đấu ...abc xyz....
Và theo em nên bỏ môn chuyên là các môn Ngoại ngữ và các môn xã hội như Sử, Địa...
Hiện nay luyện thi để thi vào các trường chuyên là kiểu lựa chọn các em học sinh kiểu không tự nhiên ( học trước chương trình rồi luyện bài tập, luyện bộ đề thi ... như những cái máy học...), nhiều các em vào học trường chuyên do "cày cuốc" học mà không có tố chất thực sự. Tạo ra 1 trào lưu chạy đua vào học trường chuyên, lớp chọn ...thực sự là không cần thiết.
Sau này ra đời, các em cần nhiều kỹ năng sống hơn để phát triển bản thân, chứ cái môn chuyên kia có ý nghĩa rất nhỏ trong cuộc sống.
Hãy để các em vui chơi, học hành đúng với khả năng của các em, khơi gợi các em phát huy các thế mạnh bản thân của mình để định hướng vào một nghề nghiệp/công việc trong tương lai mà các em yêu thích/xã hội cần, như thế là nhân văn hơn chạy đua học.
Và....điều quan trọng là các em phải khỏe về thể chất, môn thể dục rất quan trọng. Các em học sinh nhỏ bé, yếu ớt quá thì sau ra đời làm việc áp lực cao chịu sao nổi.

KLQ, em thấy nhiều em học giỏi xin được học bổng này nọ ở Mỹ ....mà người bé, nhỏ thó như cái kẹo....sang Mỹ đứng đến bụng bọn sinh viên Quốc Tế. Hehe. =))
 
Chỉnh sửa cuối:

badman1

Xe tải
Biển số
OF-309498
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
487
Động cơ
301,047 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chả là F1 nhà e đang học lớp 8 hôm qua vừa thỏ thẻ muốn thi chuyên Lý,và chuyên Anh vào cấp 3 mà thực sự e không biết thày, cô hay trung tâm nào luyện thi hiệu quả cả. Tiếng Anh thì có vẻ đỡ hơn nhưng Lý thì e thấy ít quá. E cũng đã gọi điện trao đổi với gv dạy Lý của con nhưng có vẻ cô cũng không rõ
Nay e mang lên đây nhờ cccm đã, đang có con học chuyên 2 môn trên chỉ giúp e với ạ ,vì e sợ tầm này cũng hơi muộn để đi luyện
E xin cám ơn các cụ mợ
Nếu vào chuyên Anh, F1 nhà mợ có lẽ phải học từ rất sớm,
Chả là F1 nhà e đang học lớp 8 hôm qua vừa thỏ thẻ muốn thi chuyên Lý,và chuyên Anh vào cấp 3 mà thực sự e không biết thày, cô hay trung tâm nào luyện thi hiệu quả cả. Tiếng Anh thì có vẻ đỡ hơn nhưng Lý thì e thấy ít quá. E cũng đã gọi điện trao đổi với gv dạy Lý của con nhưng có vẻ cô cũng không rõ
Nay e mang lên đây nhờ cccm đã, đang có con học chuyên 2 môn trên chỉ giúp e với ạ ,vì e sợ tầm này cũng hơi muộn để đi luyện
E xin cám ơn các cụ mợ
F1 nhà mợ nếu muốn thi chuyên Anh (CNN, AMS..) có lẽ phải định hướng, dành tg học từ lớp C1 hoặc muộn hơn thì cũng phải từ lớp 6,7 chứ lớp 8 e sợ hơi muộn, nhưng nếu con có căn bản tốt, yêu thích thì chắc lớp 8 hy vọng vẫn đủ tg...mợ thử tìm cô Hiền ở Nhân hòa ý. Trước F1 nhà e cũng học ở đo....cô ý ổn đấy ạ
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,710
Động cơ
453,512 Mã lực
Nhiều lúc phải đânh bài ngửa 50-50 thế cụ nhỉ, cân não phết. May cụ tỉnh táo
Mong ko vướng hoàn cảnh đó cụ ah. Lúc đó mà lạy nó thì sau nó lại nghĩ đó là cách hay để yêu sách. Nhưng tuỳ tình hình mà xử lý. Lý thuyết trường phái nhiều nhưng trẻ mỗi đứa mỗi khác. Thằng em thì nuôi dạy lại nhàn, tự giác hơn dù vẫn hơi lười. Nhưng mồm miệng dẻo, khéo léo hơn nên xét ra đỡ chông gai hơn.
Tiêu cực có hết mà. Nhưng chuyên tổng hợp là còn ít đấy, chứ CNN đứa con của người em quen thi vào hôm trước điểm tiếng anh 4.5, hôm sau thành 9.5 cái rụp. Muốn vào tổng hợp lý ôn trâu một tí vẫn thừa sức vào. Lý tầm 9 điểm, Toán 7 Văn 5-6 vẫn đỗ cụ nhỉ ?

Tiêu cực để vào thì rồi cũng ko theo nổi đâu. Đứt gánh giữa đường thành ra dở ông dở thằng. Theo em đỗ thì tốt còn ko đỗ thì tìm pa phù hợp. Chạy tốn tiền rồi tự hại con phải gồng lên
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,737
Động cơ
236,930 Mã lực
E vừa qua thớt cu học Ams bị áp lực nhảy lầu mà thương con quá, sao bố mẹ lại bắt con học muộn như vậy chứ, tầm đấy thì đầu óc đâu còn mình mẫn mà học đc nữa.
Cá nhân e cả 2 F1 chưa bao giờ ép con học khuya, chỉ đến 10h là lùa nghỉ hết, có làm hết hay ko hết bài cũng dừng, nói với con đến lớp cô mắng cứ bảo là tại mẹ, bảo cô gọi cho mẹ
Khổ, ai đời bắt con học đến tận 3h30 sáng
Thực ra em cũng muốn bình luận sâu vào việc này vì mình có o trong chăn đâu; có thể là học đến 3h sáng; có thể là 3h sáng dậy học; hai cái đó là khác nhau nhiều. Chỉ biết là kết cục bi thảm là do bố mẹ và cháu bé đã ko tìm được tiếng nói chung.
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,737
Động cơ
236,930 Mã lực
Bọn này phá lắm. Game ngập mặt đến tối khuya rồi học tới sáng. Sáng thì ngủ đến 10h30...
Tuổi này húng lắm... Thằng con em sau khi bị dạy dỗ thì đứng sân thượng nhìn xuống. Em đánh hơi nên ra theo. Bảo khẽ nhảy xuống thì nát bét như đống m.ứt. Có 2 cách hay hơn. 1 là đi bộ đội ko phải học mệt. Chiến đấu anh dũng vào rồi bố mẹ ông bà còn đc tiếng thơm. 2 là mày tự học cho thành tài. Khi nào đủ sức tự lập thì bố coi như thua, bố xin lỗi mày.
Nói xong em thấy mặt ông con đần ra thế rùi em vào nhà, ông con vào theo. Giờ thì vẫn bướng nhưng lúc nào tranh luận với mẹ thì lại bảo tối con về mách bố.
Cái bọn truyền thông la cai la ngon vớ vẩn sau vụ cháu Amser thổi vào đầu óc của lũ trẻ con nào là bố mẹ ko hiểu con cái, ko nên ép con cái.... toàn những mỹ từ sặc mùi ru ngủ. Bọn trẻ con phải hiểu rằng muóin có tiền thì phải lao động, muốn thu nhập cao thì phải có tố chất hơn người, việc nguoi khác ko làm đc mình phải làm đuoc. Trẻ ko ren luyen học hành lao động thi sau làm được gì.
 

otoormoto

Xe tải
Biển số
OF-697595
Ngày cấp bằng
7/9/19
Số km
377
Động cơ
102,800 Mã lực
Em ủng hộ các trường chuyên. Nhưng phải tuyển chọn tự nhiên chứ không được luyện thi rồi thi tuyển như hiện nay.
Tức là các trường chuyên THPT phải có Đội tuyển sinh đi đến các trường THCS để chọn các em học sinh có tố chất "tự nhiên" ở các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh để tuyển các em vào trường chuyên bồi dưỡng kiểu đặc biệt để sau này các em đi thi đấu ...abc xyz....
Và theo em nên bỏ môn chuyên là các môn Ngoại ngữ và các môn xã hội như Sử, Địa...
Hiện nay luyện thi để thi vào các trường chuyên là kiểu lựa chọn các em học sinh kiểu không tự nhiên ( học trước chương trình rồi luyện bài tập, luyện bộ đề thi ... như những cái máy học...), nhiều các em vào học trường chuyên do "cày cuốc" học mà không có tố chất thực sự. Tạo ra 1 trào lưu chạy đua vào học trường chuyên, lớp chọn ...thực sự là không cần thiết.
Sau này ra đời, các em cần nhiều kỹ năng sống hơn để phát triển bản thân, chứ cái môn chuyên kia có ý nghĩa rất nhỏ trong cuộc sống.
Hãy để các em vui chơi, học hành đúng với khả năng của các em, khơi gợi các em phát huy các thế mạnh bản thân của mình để định hướng vào một nghề nghiệp/công việc trong tương lai mà các em yêu thích/xã hội cần, như thế là nhân văn hơn chạy đua học.
Và....điều quan trọng là các em phải khỏe về thể chất, môn thể dục rất quan trọng. Các em học sinh nhỏ bé, yếu ớt quá thì sau ra đời làm việc áp lực cao chịu sao nổi.

KLQ, em thấy nhiều em học giỏi xin được học bổng này nọ ở Mỹ ....mà người bé, nhỏ thó như cái kẹo....sang Mỹ đứng đến bụng bọn sinh viên Quốc Tế. Hehe. =))
Nhày xưa em nhớ cấp 2 bọn em gọi là trường NĂNG KHIẾU. Em thấy đúng bản chất phải thế, năng khiếu tự nhiên, tố chất tự nhiên chứ không phải luyện lòi mắt ra như giờ.
 

Ter

Xe tăng
Biển số
OF-40298
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
1,146
Động cơ
476,147 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chương trình dạy của bậc THPT trường chuyên khác nhau với THPT trường ( không chuyên) như thế nào vậy cccm.
Em thấy các môn khác học bình thường, môn chuyên thì con em gần xong lớp 10 thì đã học xong chương trình của lớp 12. Em hỏi "thế năm sau học gì?", con em trả lời " học ôn để đi thi thôi"
Các môn khác thì thầy cô cũng tạo điều kiện, ko khắt khe lắm, nhưng cách học của trường chuyên theo em thấy là các thầy cô hướng dẫn là chủ yếu còn các con về tự học ạ, do vậy mọi người mới thấy là các con học chuyên học suốt ngày vì chúng phải tìm tòi tài liệu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top