Em ủng hộ các trường chuyên. Nhưng phải tuyển chọn tự nhiên chứ không được luyện thi rồi thi tuyển như hiện nay.
Tức là các trường chuyên THPT phải có Đội tuyển sinh đi đến các trường THCS để chọn các em học sinh có tố chất "tự nhiên" ở các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh để tuyển các em vào trường chuyên bồi dưỡng kiểu đặc biệt để sau này các em đi thi đấu ...abc xyz....
Và theo em nên bỏ môn chuyên là các môn Ngoại ngữ và các môn xã hội như Sử, Địa...
Hiện nay luyện thi để thi vào các trường chuyên là kiểu lựa chọn các em học sinh kiểu không tự nhiên ( học trước chương trình rồi luyện bài tập, luyện bộ đề thi ... như những cái máy học...), nhiều các em vào học trường chuyên do "cày cuốc" học mà không có tố chất thực sự. Tạo ra 1 trào lưu chạy đua vào học trường chuyên, lớp chọn ...thực sự là không cần thiết.
Sau này ra đời, các em cần nhiều kỹ năng sống hơn để phát triển bản thân, chứ cái môn chuyên kia có ý nghĩa rất nhỏ trong cuộc sống.
Hãy để các em vui chơi, học hành đúng với khả năng của các em, khơi gợi các em phát huy các thế mạnh bản thân của mình để định hướng vào một nghề nghiệp/công việc trong tương lai mà các em yêu thích/xã hội cần, như thế là nhân văn hơn chạy đua học.
Và....điều quan trọng là các em phải khỏe về thể chất, môn thể dục rất quan trọng. Các em học sinh nhỏ bé, yếu ớt quá thì sau ra đời làm việc áp lực cao chịu sao nổi.
KLQ, em thấy nhiều em học giỏi xin được học bổng này nọ ở Mỹ ....mà người bé, nhỏ thó như cái kẹo....sang Mỹ đứng đến bụng bọn sinh viên Quốc Tế. Hehe.
Cái cụ nói "Nhưng phải tuyển chọn tự nhiên chứ không được luyện thi rồi thi tuyển như hiện nay." nghe thì rất hay nhưng nhìn kỹ thì nó không thực hiện được. Theo cụ thế nào là tuyển chọn tự nhiên ? Nếu học sinh muốn học, cha mẹ học sinh đồng ý, và giáo viên muốn dạy, thì có cấm người ta dạy và học được không ? Và có nên cấm hay không ?
Muốn tuyển chọn là phải có thi rồi. Mà có thi thì sẽ có thể có người muốn ôn thi, có người muốn luyện thi. Thế thôi. Việc cha mẹ ép con luyện thi cưỡng bức, ở mức độ nào đó, em cho là không đúng, nhưng nếu không có sự cưỡng bức ở đây thì em không thấy có lý do nào mà cấm ôn thi luyện thi cả.
Cụ bảo bỏ các môn chuyên là môn Ngoại ngữ và các môn xã hội, cái đó cũng tuỳ. Nếu học sinh có nhu cầu học nhiều về Văn, Sử, Địa, ... một cách tự nguyện, thì nếu có một nền tảng cho phép học sinh được học như vậy, thì đó là điều tốt, em không thấy có vấn đề gì.
Cách mà cụ đưa ra để giải quyết vấn đề là giải quyết từ ngọn, không phải từ gốc. Cụ hi vọng rằng có một cách nào đó để tổ chức việc dạy, học và thi cử, sao cho tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên học sinh không đứa nào giống đứa nào, các gia đình cũng không giống nhau, các ngôi trường, thầy cô cũng không giống nhau, điều kiện sống, kinh tế, văn hoá của địa phương cũng khác nhau. Cố gắng tìm cách kiểm soát và đưa ra một lời giải chung cho mọi trường hợp là hoàn toàn vô vọng.
Theo em, cái mà ta thiếu là một cơ sở để đánh giá khách quan, công khai, minh bạch chất lượng đào tạo của các trường. BGD hoàn toàn có thể trao nhiều quyền hơn cho việc tổ chức dạy và học cho các trường, ví dụ chủ động về giáo trình, nội dung đào tạo, cách thức đào tạo, etc. Tuy nhiên đổi lại, các trường phải công khai minh bạch những nội dung đó. Chính các cha mẹ học sinh và cả các em học sinh sẽ là những người đánh giá, so sánh các trường với nhau, và chọn nơi nào họ cho là tốt nhất, phù hợp với mình nhất. Đi xa hơn, BGD có thể ban hành quy chế cho phép xây dựng các tổ chức cá nhân độc lập thu thập dữ liệu các trường và thực hiện phân tích, so sánh, đối chiếu, hỗ trợ cha mẹ học sinh và học sinh trong việc chọn trường. Việc chuyển trường cho học sinh cũng cần phải được thực hiện một cách trơn tru, gọn nhẹ, đơn giản nhất có thể. Khi đó, chất lượng giáo dục sẽ tăng lên vì các trường phải thực sự cạnh tranh với nhau.
Lúc đó chúng ta chẳng cần tranh cãi về việc tuyển chọn thế nào, có nên ôn thi luyện thi không, có nên có chuyên Văn Sử Địa không .... Mọi việc sẽ được quyết định dựa trên sự đồng thuận của nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.