[Funland] Xin kinh nghiệm các cụ có con thi chuyên Anh, Lý vào cấp 3 ở HN

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Quan điểm em không ép học căng quá, tuỳ sức là học. Tuy nhiên phải sử lý cái khoảng thời gian một cách hợp lý ví dụ như .. cứ ngồi lỳ trên máy tính chơi game hoặc xem clip. Cái khó ở chỗ đó… khi bọn nó dùng quá nhiều thời gian vào việc gì đó thì xẽ ko đủ time dành cho lượng bài tập tối thiểu trên lớp . Mùa học online em gần như bó tay việc chúng nó chơi game và xem clip… rồi cô giáo gọi là cháu không làm bài tập về nhà.. rất đau đầu… mà không riêng nhà em mà rất nhiều nhà.
Có lần em bắt F1 nhà em làm đủ các bài tập trên lớp nó nợ nhiều quá.. ngồi đến 12h đêm… đơn giản vì ông ý chơi game nhiều quá. Còn đương nhiên em phản đối ép con hoc đến 3h sáng .. vì lý do gì đó.
Còn muốn thi vào chuyên để đỗ… như em đc biết.. bọn trẻ xẽ phải làm một lượng rất lơn bài tập về nhà từ cô giáo dạy thêm giao.
Bình thường cô giáo dạy thêm chỉ giao 3-4 bài về nhà nhưng thường giao nhiều hơn con số trên rất nhiều… từ đó gây ra áp lực khá lớn cho bọn trẻ.
Lớp mấy rồi mà bm còn phải canh làm bài trên lớp cụ ơi? Em không thích kiểu cô giao btvn nhiều quá, nên không thích luyện chuyên. Cùng dạng hay khác dạng ạ?

Ở Úc với Mỹ thi chuyên về lý thuyết là hs không luyện, cứ thế thi thôi, thì mới nên học. Nhưng bm châu Á vẫn hay luyện. Em thì không.
 

80Bê

Xe buýt
Biển số
OF-543540
Ngày cấp bằng
29/11/17
Số km
896
Động cơ
174,072 Mã lực
E vừa qua thớt cu học Ams bị áp lực nhảy lầu mà thương con quá, sao bố mẹ lại bắt con học muộn như vậy chứ, tầm đấy thì đầu óc đâu còn mình mẫn mà học đc nữa.
Cá nhân e cả 2 F1 chưa bao giờ ép con học khuya, chỉ đến 10h là lùa nghỉ hết, có làm hết hay ko hết bài cũng dừng, nói với con đến lớp cô mắng cứ bảo là tại mẹ, bảo cô gọi cho mẹ
Khổ, ai đời bắt con học đến tận 3h30 sáng
Nghe nói ko phải bắt học mà cháu học chuyên nên học muộn, nên mình ngoài cuộc đừng nói bắt học gì nữa cụ ạ.
 
  • Vodka
Reactions: edc

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Em có anh bạn gần nhà, chắc bằng tuổi cụ, Olympiad winner, nói ân hận vì trước đây dành nhiều thời gian cho việc học thi đội tuyển quá. Con nhà em dễ luyện 10 năm chả vào được đội tuyển, thế thì luyện làm quái gì cho mệt, mà nó có chịu luyện đâu :D Nếu tự nó thích thì không sao, theo lời cụ, coi như một môn thể thao thôi.

Nhiều khi bm serious quá con nó sợ, chả nên cơm cháo gì. Nên em mục tiêu đơn giản, đỗ ĐH tốt trong bang là được. Mà CS trường này khó nhăn răng, nên em hạ thêm bậc nữa, trượt thì về Úc học, khỏi lo trượt. Bé lối sống lành mạnh là được, lớn lên có thân tự lo. Trông chúng nó có vẻ tự lo được, còn giàu có thành công gì chúng nó phải tự muốn, mình không giúp được đâu, khó lắm.
Hì hì nó không chịu luyện là vì nó chưa tìm thấy niềm vui trong đó, bởi vậy bước đầu dạy em vẫn tâm niệm là phải làm sao để nó thấy vui, tạo thêm 1 công cụ, 1 sân chơi cho nó giải trí, giống như mấy đứa trẻ con Tây em từng chứng kiến thấy bọn nó biểu diễn ngay trong trung tâm thương mại dù trước đó chúng ko hề biết nhau, lớn có bé có. Em nghĩ luyện gì thì luyện, cứ trung thành với cái đó thì trước sau gì cũng có thành tựu, và 1 khi đã có thành tựu thì càng về sau nó càng nghiện. Cái em lo lắng là chuyện nó nghiện cái gì đó độc hại. Cho nên, kể cả 10 năm ko có thành quả gì em nghĩ cũng đáng. Cái em cần là nó nghiện 1 cái gì đó lành mạnh hơn những thứ khác.

Bọn nó giàu có thành công hay ko thì thực sự em chưa nghĩ đến, và cũng cho là bản thân ko có khả năng nhìn xa được đến vậy. Chỉ là nghĩ làm sao để bọn nó có thể sống có ích nhất, mà muốn thế, kiểu gì cũng phải tập cho nó hiểu ý nghĩa của việc theo đuổi. Ngày hôm nay là lặp lại của ngày hôm qua, cộng thêm 1 tí tẹo tèo teo, tích lũy của nhiều tí tẹo tèo teo sẽ mang lại khác biệt. Cho nên kể cả trông chúng có vẻ tự lo được em vẫn xác định thúc, khả năng nhiều thì thúc nhiều mà khả năng ít thì thúc ít, mục tiêu ko phải cho chúng giàu có thành công hay không mà là nếu ko làm vậy em sẽ cảm thấy phí. Chứ còn con em nếu trở thành thợ xây, cửu vạn em cũng ko có vấn đề gì với chuyện đó, cứ có ích nhất có thể có là được.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Theo các cụ lớp mấy học là vừa ạ? Em thì thích chuyên lý hơn.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Hì hì nó không chịu luyện là vì nó chưa tìm thấy niềm vui trong đó, bởi vậy bước đầu dạy em vẫn tâm niệm là phải làm sao để nó thấy vui, tạo thêm 1 công cụ, 1 sân chơi cho nó giải trí, giống như mấy đứa trẻ con Tây em từng chứng kiến thấy bọn nó biểu diễn ngay trong trung tâm thương mại dù trước đó chúng ko hề biết nhau, lớn có bé có. Em nghĩ luyện gì thì luyện, cứ trung thành với cái đó thì trước sau gì cũng có thành tựu, và 1 khi đã có thành tựu thì càng về sau nó càng nghiện. Cái em lo lắng là chuyện nó nghiện cái gì đó độc hại. Cho nên, kể cả 10 năm ko có thành quả gì em nghĩ cũng đáng. Cái em cần là nó nghiện 1 cái gì đó lành mạnh hơn những thứ khác.

Bọn nó giàu có thành công hay ko thì thực sự em chưa nghĩ đến, và cũng cho là bản thân ko có khả năng nhìn xa được đến vậy. Chỉ là nghĩ làm sao để bọn nó có thể sống có ích nhất, mà muốn thế, kiểu gì cũng phải tập cho nó hiểu ý nghĩa của việc theo đuổi. Ngày hôm nay là lặp lại của ngày hôm qua, cộng thêm 1 tí tẹo tèo teo, tích lũy của nhiều tí tẹo tèo teo sẽ mang lại khác biệt. Cho nên kể cả trông chúng có vẻ tự lo được em vẫn xác định thúc, khả năng nhiều thì thúc nhiều mà khả năng ít thì thúc ít, mục tiêu ko phải cho chúng giàu có thành công hay không mà là nếu ko làm vậy em sẽ cảm thấy phí. Chứ còn con em nếu trở thành thợ xây, cửu vạn em cũng ko có vấn đề gì với chuyện đó, cứ có ích nhất có thể có là được.
Con em nghiện chơi board game với nhau, nghiện kể chuyện ở lớp với cãi nhau. Trẻ con thế lành mạnh không cụ :)) Vẫn đủ ý thức tự làm btvn, em thấy thế đủ rồi.

Em vẫn nói là em không có năng khiếu chơi với trẻ con. Em mà ngồi học với nó thì chỉ làm bài thôi. Biết thế nên em không ngồi. Chỉ với thằng lớn em ngồi nghe nó giải thích cách làm mấy bài lớp học thêm sau khi làm xong. Nghe nó kể chuyện mấy thứ nhảm nhí ở lớp. Với em kiềm chế không dạy nó cũng là cố gắng của mẹ vì con rồi đấy =)) Nhiệt tình + ngu dốt = đại phá hoại mà :))

Em đoán con nhà cụ còn bé nên cụ vẫn thấy có vô vàn thứ muốn nó biết, muốn nó thử. Lớn lên một tí nó thể hiện xu hướng rõ hơn thì mình lựa theo, không mênh mang như lúc còn bé nữa.

Có 1 lần con bé nhà em stressed vì thiếu thời gian (vì lịch học đàn, vẽ, bơi) nhiều quá, về nhà vẫn còn phải chơi nữa, không kịp tự học toán (lịch tự nó đặt nhé), nó bảo thôi từ nay dẹp toán. Em hỏi lại "ê, không học lớn lên làm gì?". Nó: "Mum, I have years until I grow up. Why do I need to worry about it now?" làm mình quê quá trời :">
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Chương trình dạy của bậc THPT trường chuyên khác nhau với THPT trường ( không chuyên) như thế nào vậy cccm.
 

Mợ toét 2710

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
30,238
Động cơ
553,364 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Em chỉ thấy bọn thi chuyên Toán, Lý, Hóa thi xong nhiều đứa "kéo" sang thi chuyên Anh cho nó "biết", mà tài là bọn này hay đỗ cả hai. Chứ chưa thấy đứa nào ôn chuyên Anh lại ôn thi được cả chuyên Toán, Lý, Hóa.
Đúng rồi cụ, bọn thông minh nó chuyên nào chả đỗ. Lớp con e mấy bạn siêu nhân e nghĩ thi chuyên nào đỗ chuyên đó, công nhận con nhà ng ta giỏi thật. Còn con nhà e thì học kỳ 2 lớp 9 năm nay mới lại đổi chuyên, mà lại đòi chuyên Anh nên cơ hội cũng mong manh lắm, nhưng e chả dám ép học, toàn giục 11h là đi ngủ, đỗ thì đỗ k đỗ k sao, chứ nhìn mấy vụ áp lực học e hãi lắm
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Chương trình dạy của bậc THPT trường chuyên khác nhau với THPT trường ( không chuyên) như thế nào vậy cccm.
Hồi em học chuyên Anh thì học sách hệ 7 năm với học theo chương trình riêng của cô, ôn thi HSG. Các môn không chuyên học theo chương trình SGK thôi ạ, nhưng khi kiểm tra môn thi ĐH (toán, văn, anh) thì ra đề khó, yêu cầu cao hơn.

GV dạy không mấy, tự học là chính thôi ạ. Trừ môn chuyên không đến nỗi dễ quá.
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Hồi em học chuyên Anh thì học sách hệ 7 năm với học theo chương trình riêng của cô, ôn thi HSG. Các môn không chuyên học theo chương trình SGK thôi ạ, nhưng khi kiểm tra môn thi ĐH (toán, văn, anh) thì ra đề khó, yêu cầu cao hơn.

GV dạy không mấy, tự học là chính thôi ạ. Trừ môn chuyên không đến nỗi dễ quá.
Cám ơn mợ giải thích . Em thấy chương trình THPT ở VN, nặng nề hơn rất nhiều, so với THPT ở nước ngoài.
 
Biển số
OF-453674
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
1,215
Động cơ
-152,818 Mã lực
Bọn này phá lắm. Game ngập mặt đến tối khuya rồi học tới sáng. Sáng thì ngủ đến 10h30...
Tuổi này húng lắm... Thằng con em sau khi bị dạy dỗ thì đứng sân thượng nhìn xuống. Em đánh hơi nên ra theo. Bảo khẽ nhảy xuống thì nát bét như đống m.ứt. Có 2 cách hay hơn. 1 là đi bộ đội ko phải học mệt. Chiến đấu anh dũng vào rồi bố mẹ ông bà còn đc tiếng thơm. 2 là mày tự học cho thành tài. Khi nào đủ sức tự lập thì bố coi như thua, bố xin lỗi mày.
Nói xong em thấy mặt ông con đần ra thế rùi em vào nhà, ông con vào theo. Giờ thì vẫn bướng nhưng lúc nào tranh luận với mẹ thì lại bảo tối con về mách bố.
Nhiều lúc phải đânh bài ngửa 50-50 thế cụ nhỉ, cân não phết. May cụ tỉnh táo
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Cám ơn mợ giải thích . Em thấy chương trình THPT ở VN, nặng nề hơn rất nhiều, so với THPT ở nước ngoài.
Em không đọc chương trình bây giờ, còn chương trình ngày xưa thì rất dễ. Em đọc 1-2 tuần hết nội dung 1 học kỳ.

Nói chung chuyện học hành cũng không đơn giản để tìm điểm cân bằng.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Con em nghiện chơi board game với nhau, nghiện kể chuyện ở lớp với cãi nhau. Trẻ con thế lành mạnh không cụ :)) Vẫn đủ ý thức tự làm btvn, em thấy thế đủ rồi.

Em vẫn nói là em không có năng khiếu chơi với trẻ con. Em mà ngồi học với nó thì chỉ làm bài thôi. Biết thế nên em không ngồi. Chỉ với thằng lớn em ngồi nghe nó giải thích cách làm mấy bài lớp học thêm sau khi làm xong. Nghe nó kể chuyện mấy thứ nhảm nhí ở lớp. Với em kiềm chế không dạy nó cũng là cố gắng của mẹ vì con rồi đấy =)) Nhiệt tình + ngu dốt = đại phá hoại mà :))

Em đoán con nhà cụ còn bé nên cụ vẫn thấy có vô vàn thứ muốn nó biết, muốn nó thử. Lớn lên một tí nó thể hiện xu hướng rõ hơn thì mình lựa theo, không mênh mang như lúc còn bé nữa.

Có 1 lần con bé nhà em stressed vì thiếu thời gian (vì lịch học đàn, vẽ, bơi) nhiều quá, về nhà vẫn còn phải chơi nữa, không kịp tự học toán (lịch tự nó đặt nhé), nó bảo thôi từ nay dẹp toán. Em hỏi lại "ê, không học lớn lên làm gì?". Nó: "Mum, I have years until I grow up. Why do I need to worry about it now?" làm mình quê quá trời :">
Ko phải vì nó còn bé mợ ơi, mà là cách truyền cảm hứng. Như em đã nói cái gen cạnh tranh nó luôn sẵn có trong mỗi chúng ta, là bản năng rồi, ta có thể lợi dụng đặc điểm này. Như con em hồi 3t em dạy nó đi xe đạp 2 bánh. Nó chết khiếp, em phải giở đủ bài. Đến khi nó biết đi rồi thì mợ biết thế nào không, có hôm nó đạp xe liên tục mấy tiếng đồng hồ bố mẹ theo mệt phờ, và lúc về đến nhà nó mệt đến nỗi mà ăn cơm xong là nó nằm lăn ra ngủ 12h liên tục.

Còn với câu hỏi của mợ như thế thì quê là đúng rồi, vì trẻ con nó thực sự nghĩ vậy nếu mợ hỏi 1 câu hỏi như thế. Trẻ ko nghĩ xa được vậy, kể cả nhiều người lớn còn làm ko được. Nó làm em nhớ đến việc ngày xưa toàn có cái trò dọa trẻ con học dốt sau này đi quét rác trong khi ko biết đặc điểm của trẻ là dễ quên, dễ sao nhãng. Làm thế cho dù trẻ có sợ thật chăng nữa thì sau đấy cũng ... dễ dàng quên ngay như cơn mưa bóng mây.

Nếu đặt trường hợp em là mợ, em sẽ xử lý thế này. Đầu tiên, em sẽ ra đề cho con làm bài văn tưởng tượng Về "How cool you are if you are good at maths, swimming, ...". Sau đó để nó tìm 1 model ngoài đời giống thế để nó nhận xét có cool hay không. Cuối cùng, bảo với con là có mẹ của bạn này nói với mẹ là con rất cool, tiếp theo hỏi nó "are you sure you wanna give up math?". Khi đó, chỉ cần còn nhìn thấy hình ảnh cool của model là nó còn nhớ, mà cái này thì mới là thứ nhìn thấy lâu dài ngày này sang tháng khác được mợ ạ. Chứ phải cái khác, quên ngay, kể cả là roi vọt nặng :)) .
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,389
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Chuyên nào bây giờ HOT nhất hả các cụ các mợ:-??
Thi Chuyên ngữ trường Ams ạ. Con gái em ngày xưa thi đầu vào lớp 6 và lớp 10. Thi khoai lòi mắt. May mà thừa 1 điểm :D
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Ko phải vì nó còn bé mợ ơi, mà là cách truyền cảm hứng. Như em đã nói cái gen cạnh tranh nó luôn sẵn có trong mỗi chúng ta, là bản năng rồi, ta có thể lợi dụng đặc điểm này. Như con em hồi 3t em dạy nó đi xe đạp 2 bánh. Nó chết khiếp, em phải giở đủ bài. Đến khi nó biết đi rồi thì mợ biết thế nào không, có hôm nó đạp xe liên tục mấy tiếng đồng hồ bố mẹ theo mệt phờ, và lúc về đến nhà nó mệt đến nỗi mà ăn cơm xong là nó nằm lăn ra ngủ 12h liên tục.

Còn với câu hỏi của mợ như thế thì quê là đúng rồi, vì trẻ con nó thực sự nghĩ vậy nếu mợ hỏi 1 câu hỏi như thế. Trẻ ko nghĩ xa được vậy, kể cả nhiều người lớn còn làm ko được. Nó làm em nhớ đến việc ngày xưa toàn có cái trò dọa trẻ con học dốt sau này đi quét rác trong khi ko biết đặc điểm của trẻ là dễ quên, dễ sao nhãng. Làm thế cho dù trẻ có sợ thật chăng nữa thì sau đấy cũng ... dễ dàng quên ngay như cơn mưa bóng mây.

Nếu đặt trường hợp em là mợ, em sẽ xử lý thế này. Đầu tiên, em sẽ ra đề cho con làm bài văn tưởng tượng Về "How cool you are if you are good at maths, swimming, ...". Sau đó để nó tìm 1 model ngoài đời giống thế để nó nhận xét có cool hay không. Cuối cùng, bảo với con là có mẹ của bạn này nói với mẹ là con rất cool, tiếp theo hỏi nó "are you sure you wanna give up math?". Khi đó, chỉ cần còn nhìn thấy hình ảnh cool của model là nó còn nhớ, mà cái này thì mới là thứ nhìn thấy lâu dài ngày này sang tháng khác được mợ ạ. Chứ phải cái khác, quên ngay, kể cả là roi vọt nặng :)) .
Em vẫn luôn hâm mộ cụ biết chơi với trẻ con & hết lòng vì con. Em chỉ được thế mấy năm đầu là hết hơi rồi, em không còn cái nhiệt tình ấy để.. uhm.. đàm đạo với cụ. Em không chạy theo nó đạp xe mấy tiếng đâu, mệt lắm :))

Tạo niềm hứng khởi ban đầu cho trẻ con là quan trọng, nhưng
1) thời gian của trẻ con có là hữu hạn, nó phải chọn một vài thứ, không chọn hết được
2) con nhà em có cái nó thích rồi, em cứ để nó yên là được, không cần động viên thêm sở thích nữa

Còn con gái em lớp 2 mà làm competition math lớp 3, toán sgk lớp 4 như film rồi. Có cần học nữa đâu, khi đang bận chơi thứ khác. Với nó còn bé mà, học lắm rồi lên lớp lại ngồi chơi thôi :)

Em tự hào :"> nhất là việc em tôn trọng trẻ con, mỗi đứa có cá tính, sở thích riêng biệt, nó chưa có sở thích gì thì giới thiệu, còn có rồi thì em không nghĩ mình cần nắn chỉnh. Let it flow, take it easy :)
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,808
Động cơ
8,797 Mã lực
Chương trình dạy của bậc THPT trường chuyên khác nhau với THPT trường ( không chuyên) như thế nào vậy cccm.
Cơ bản là giống nhau cụ ạ, vì mục tiêu thi ĐH. Thậm chí còn học chương trình cơ bản chứ ko học các chủ đề trong sách nâng cao, vd môn Vật lí là bỏ qua Cơ học vật rắn, Nhiệt học, Quang hình học.

Còn bên chuyên có nhóm thi HSG thì có đội tuyển riêng, học nhóm riêng biệt, có khi còn bỏ hết các môn khác.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,808
Động cơ
8,797 Mã lực
Xin gửi các cụ bài em viết về những gì mắt thấy tai nghe khi đi dạo các trường chuyên ở các nước khác.


THĂM TRƯỜNG CHUYÊN MAHIDOL WIT THÁI LAN

Tôi đến trường này 2 lần. Lần đầu tháp tùng lãnh đạo Chuyên KHTN và lần sau là đưa học sinh đi thi khoa học. Trường mang tên công chúa Mahidol và có thể coi đây là trường chuyên tự nhiên đầu tiên của Thái Lan. So sánh với các trường "chuyên" của nước xung quanh như Singapore, Malaysia thì tôi thấy trường này khá tương đồng về hình thức tổ chức dạy, học, thi cử và... khác các trường chuyên của ta.

Đoàn VN sang nước ngoài, một trong những mối quan tâm là thành tích thi cử Olympic Toán, Lí, Hóa, Sinh của phía bạn. Khi được hỏi về việc này, cô Hiệu trưởng của trường kể về thành tích khiêm tốn của họ, rằng tầm năm 2000 thì chưa có cái nào nhưng sau đó thì mỗi năm ít nhất 1 cái. Cô cũng không quên kể về các thành tích thi các cuộc thi khoa học khác và có vẻ tự hào về mảng này hơn là thi Olympics. Sau đó, cô có hỏi thành tích thi khoa học của đoàn VN vì biết Olympics VN quá tốt rồi, thì bên VN cũng khiêm tốn khoe là không có thành tích gì (hồi 2012 thì chưa có thật).

Khi được biết trường này cũng có "đội tuyển", các thầy trong đoàn ngỏ ý muốn đi xem lớp luyện của họ thế nào. Bên bạn cho biết mỗi năm, trường tuyển 240 hs trên toàn quốc, điểm IELTS ít nhất 6.0 để học bằng tài liệu tiếng Anh. GV có thể nói tiếng Thái hay Anh thì tùy nhưng sách hoàn toàn tiếng Anh. Đội tuyển các môn được dạy ngoài giờ học chính, tức là không được "ưu tiên" lơ là môn nào. Thực ra, ở đây họ gọi là câu lạc bộ, nên clb toán thì cũng như clb điện ảnh, tất cả phải tổ chức như hoạt động ngoại khóa. Muốn là hs đặc biệt, bạn vẫn phải là hs bình thường đã.

Đội tuyển toán được thăm đầu tiên. Địa điểm là 1 góc thư viện với 5 hay 6 hs đang tự học. Có bạn nằm bò trên sàn, bạn gác chân gặm bút suy nghĩ gì đó, không thấy lớp và GV đâu. GV phụ trách CLB chỉ giao một vài chủ đề rồi hs tự tìm hiểu, tự giúp nhau. Có một điều thú vị là ở lần 2 thăm trường mấy năm sau, tôi thấy 1 hs đang làm toán mà đề bài bằng tiếng Việt. Thì ra các em vẫn hay vào các diễn đàn của VN để lấy bài tự làm. Ngoài ra, các bạn này còn làm sang mảng toán mô hình, tự học toán rời rạc, lập trình để giải các bài tập thực tế. Vì thế nên khi đưa hs đi thi toán mô hình, tôi lại gặp mấy GV trưởng đoàn vốn là bên Olympics.

Sang bên đội tuyển Lý thì chúng tôi được dẫn vào 2 phòng lab. Một phòng tối om, 2 học sinh trong đó đang đo quang phổ của một số chất. Phòng bên cạnh có mấy bạn đang làm thí nghiệm trên mạch xoay chiều với dao động kí. Đi thêm mấy nơi nữa, suốt buổi chỉ thấy hs trong phòng lab hoặc ngoài vườn sinh học, không thấy lớp luyện tập trung đâu. Ý định xem lớp học và xem tài liệu luyện đội tuyển của đội bạn thế nào xem như phá sản.

Thực tế, nếu ta đi xem các trường chuyên của các nước quanh ta như Singapore, Malaysia thì thấy họ cũng sẽ dạy và học đội tuyển như vậy. Tất nhiên là đoàn VN không may nên không gặp các lớp chuyên đề chứ họ vẫn có các buổi học do các giảng viên ĐH được mời tới dạy. Ở Mahidol, tôi gặp một GS bên KAIST Hàn Quốc sang dạy ở đó vài tháng. Trước đây, tôi cũng từng làm ở KAIST nên được dịp hỏi han những đồng nghiệp cũ. Các GS sang để cập nhật các bài giảng đại chúng, bài toán công nghệ chứ không có chuyện bay sang ăn ở vài tháng để luyện bài tập. Nhìn chung, chuyên của họ nhìn giống một trường ĐH hơn.

Vào fanpage và website của họ để lấy ảnh minh họa, thấy chỉ khoe học bổng trường này, trường nọ ở bậc ĐH chứ không thấy khoe giải gì. Có lẽ cái đích của họ xa hơn.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Em vẫn luôn hâm mộ cụ biết chơi với trẻ con & hết lòng vì con. Em chỉ được thế mấy năm đầu là hết hơi rồi, em không còn cái nhiệt tình ấy để.. uhm.. đàm đạo với cụ. Em không chạy theo nó đạp xe mấy tiếng đâu, mệt lắm :))

Tạo niềm hứng khởi ban đầu cho trẻ con là quan trọng, nhưng
1) thời gian của trẻ con có là hữu hạn, nó phải chọn một vài thứ, không chọn hết được
2) con nhà em có cái nó thích rồi, em cứ để nó yên là được, không cần động viên thêm sở thích nữa

Còn con gái em lớp 2 mà làm competition math lớp 3, toán sgk lớp 4 như film rồi. Có cần học nữa đâu, khi đang bận chơi thứ khác. Với nó còn bé mà, học lắm rồi lên lớp lại ngồi chơi thôi :)

Em tự hào :"> nhất là việc em tôn trọng trẻ con, mỗi đứa có cá tính, sở thích riêng biệt, nó chưa có sở thích gì thì giới thiệu, còn có rồi thì em không nghĩ mình cần nắn chỉnh. Let it flow, take it easy :)
He he, cần gì phải có cái nhiệt tình ấy để đàm đạo với nhau nhỉ. Xưa nay em vẫn quan niệm hải nạp bách xuyên, con sông muốn lớn được thì cũng là do hàng ngàn hàng vạn dòng chảy đổ về, mà như thế thì tất nhiên sẽ có dòng đục dòng trong, dòng ngọt dòng mặn dòng lợ, chứ chỉ khư khư 1 thứ thì khó lòng mà lớn. Và tri thức thì cũng giống thế. Bởi vậy mợ chỉ cần có tâm chia sẻ suy nghĩ, quan sát của cá nhân mình là đã có thể đàm đạo tốt với nhau, đâu cần phải giống đâu. Ví du như em là tín đồ của khoa học, mà sách thần học em cũng đã đọc 1 mớ, bình thường. Mợ mà hỏi em về chúa Jesus chẳng hạn, có khi em còn có câu trả lời thú vị hơn dân đạo chính gốc chưa biết chừng ấy chứ lị.
 

AcMilan90

Xe tăng
Biển số
OF-145863
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
1,057
Động cơ
383,266 Mã lực
Chả là F1 nhà e đang học lớp 8 hôm qua vừa thỏ thẻ muốn thi chuyên Lý,và chuyên Anh vào cấp 3 mà thực sự e không biết thày, cô hay trung tâm nào luyện thi hiệu quả cả. Tiếng Anh thì có vẻ đỡ hơn nhưng Lý thì e thấy ít quá. E cũng đã gọi điện trao đổi với gv dạy Lý của con nhưng có vẻ cô cũng không rõ
Nay e mang lên đây nhờ cccm đã, đang có con học chuyên 2 môn trên chỉ giúp e với ạ ,vì e sợ tầm này cũng hơi muộn để đi luyện
E xin cám ơn các cụ mợ
Em thấy cô Nam dạy Lý tốt , đông lắm . Co dạy ở Thái Thịnh
Cô có tiếng, thường là cô hắc xì dầu với học sinh, bắt bọn nó làm bài tập, hoc nhiều. Không làm là chửi ngay. Vì luyện gà thế, nên thường kết quả thi tốt. Cô Nam là một ví dụ như thế. Nếu con mà chịu học, không ngại nghe chửi thì oke. Thằng con nhà em thì ưa ngọt, nên hồi xưa nó không chịu học cô Nam, chỉ học cô giáo của nó, vì cô nhẹ nhàng, không thúc học. Nhưng mà học cô nhẹ nhàng thế, thì tỷ lệ đỗ chuyên học sinh của cô sẽ thấp hơn các cô như cô Nam nhiều :).
Hai chuyên này mà giờ này mới bắt đầu thì trừ phi con cụ phải nỗ lực thực sự trong cả năm tới. Thi chuyên Toán, Tin, Lý, Anh các con ngay từ năm lớp 6 đã bắt đầu luyện rồi. Con em năm nay mới lớp 7, đinh thi chuyên Anh và Hóa (mặc dù lớp 8 mới học Hóa) đã học được năm nay rồi.
Cô Nam dạy luyện chuyên Lý thường cho các bạn ngay từ năm lớp 6 và khá kiêu. Đợt em định nhờ gửi cho cháu em học khá tốt nhưng học cấp 3 Nguyễn Trãi (vì nó thích gần nhà, đi bộ 100m là đến) mà khi nói đến cháu học Nguyễn Trãi là đã không muốn nhận. Em thấy thế gửi người khác dạy luôn.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Chả là F1 nhà e đang học lớp 8 hôm qua vừa thỏ thẻ muốn thi chuyên Lý,và chuyên Anh vào cấp 3 mà thực sự e không biết thày, cô hay trung tâm nào luyện thi hiệu quả cả. Tiếng Anh thì có vẻ đỡ hơn nhưng Lý thì e thấy ít quá. E cũng đã gọi điện trao đổi với gv dạy Lý của con nhưng có vẻ cô cũng không rõ
Nay e mang lên đây nhờ cccm đã, đang có con học chuyên 2 môn trên chỉ giúp e với ạ ,vì e sợ tầm này cũng hơi muộn để đi luyện
E xin cám ơn các cụ mợ
Lý cấp 2 có gì đâu. Tự học cũng thừa sức đỗ vào chuyên. Quan trọng là nắm chắc kiến thức cơ bản, đọc và làm theo một số cuốn sách tốt (ít thôi, 3-4 quyển cho cả ctr cấp 2). Cuối cùng là luyện đề để hoàn thiện kỹ năng làm bài (biết cách trình bày tốt, dễ ăn điểm, tăng tốc độ làm bài, biết chọn bài dễ bỏ bài khó, biết cách cắn điểm khi không làm được bài).

(Nghiêm túc) Có bài nào khó thì lên otofun hỏi hoặc inbox em.

Chính ra luyện toán đủ để thi vào chuyên lý có khi tốn công sức hơn đấy.
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,166
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Xin gửi các cụ bài em viết về những gì mắt thấy tai nghe khi đi dạo các trường chuyên ở các nước khác.


THĂM TRƯỜNG CHUYÊN MAHIDOL WIT THÁI LAN

Tôi đến trường này 2 lần. Lần đầu tháp tùng lãnh đạo Chuyên KHTN và lần sau là đưa học sinh đi thi khoa học. Trường mang tên công chúa Mahidol và có thể coi đây là trường chuyên tự nhiên đầu tiên của Thái Lan. So sánh với các trường "chuyên" của nước xung quanh như Singapore, Malaysia thì tôi thấy trường này khá tương đồng về hình thức tổ chức dạy, học, thi cử và... khác các trường chuyên của ta.

Đoàn VN sang nước ngoài, một trong những mối quan tâm là thành tích thi cử Olympic Toán, Lí, Hóa, Sinh của phía bạn. Khi được hỏi về việc này, cô Hiệu trưởng của trường kể về thành tích khiêm tốn của họ, rằng tầm năm 2000 thì chưa có cái nào nhưng sau đó thì mỗi năm ít nhất 1 cái. Cô cũng không quên kể về các thành tích thi các cuộc thi khoa học khác và có vẻ tự hào về mảng này hơn là thi Olympics. Sau đó, cô có hỏi thành tích thi khoa học của đoàn VN vì biết Olympics VN quá tốt rồi, thì bên VN cũng khiêm tốn khoe là không có thành tích gì (hồi 2012 thì chưa có thật).

Khi được biết trường này cũng có "đội tuyển", các thầy trong đoàn ngỏ ý muốn đi xem lớp luyện của họ thế nào. Bên bạn cho biết mỗi năm, trường tuyển 240 hs trên toàn quốc, điểm IELTS ít nhất 6.0 để học bằng tài liệu tiếng Anh. GV có thể nói tiếng Thái hay Anh thì tùy nhưng sách hoàn toàn tiếng Anh. Đội tuyển các môn được dạy ngoài giờ học chính, tức là không được "ưu tiên" lơ là môn nào. Thực ra, ở đây họ gọi là câu lạc bộ, nên clb toán thì cũng như clb điện ảnh, tất cả phải tổ chức như hoạt động ngoại khóa. Muốn là hs đặc biệt, bạn vẫn phải là hs bình thường đã.

Đội tuyển toán được thăm đầu tiên. Địa điểm là 1 góc thư viện với 5 hay 6 hs đang tự học. Có bạn nằm bò trên sàn, bạn gác chân gặm bút suy nghĩ gì đó, không thấy lớp và GV đâu. GV phụ trách CLB chỉ giao một vài chủ đề rồi hs tự tìm hiểu, tự giúp nhau. Có một điều thú vị là ở lần 2 thăm trường mấy năm sau, tôi thấy 1 hs đang làm toán mà đề bài bằng tiếng Việt. Thì ra các em vẫn hay vào các diễn đàn của VN để lấy bài tự làm. Ngoài ra, các bạn này còn làm sang mảng toán mô hình, tự học toán rời rạc, lập trình để giải các bài tập thực tế. Vì thế nên khi đưa hs đi thi toán mô hình, tôi lại gặp mấy GV trưởng đoàn vốn là bên Olympics.

Sang bên đội tuyển Lý thì chúng tôi được dẫn vào 2 phòng lab. Một phòng tối om, 2 học sinh trong đó đang đo quang phổ của một số chất. Phòng bên cạnh có mấy bạn đang làm thí nghiệm trên mạch xoay chiều với dao động kí. Đi thêm mấy nơi nữa, suốt buổi chỉ thấy hs trong phòng lab hoặc ngoài vườn sinh học, không thấy lớp luyện tập trung đâu. Ý định xem lớp học và xem tài liệu luyện đội tuyển của đội bạn thế nào xem như phá sản.

Thực tế, nếu ta đi xem các trường chuyên của các nước quanh ta như Singapore, Malaysia thì thấy họ cũng sẽ dạy và học đội tuyển như vậy. Tất nhiên là đoàn VN không may nên không gặp các lớp chuyên đề chứ họ vẫn có các buổi học do các giảng viên ĐH được mời tới dạy. Ở Mahidol, tôi gặp một GS bên KAIST Hàn Quốc sang dạy ở đó vài tháng. Trước đây, tôi cũng từng làm ở KAIST nên được dịp hỏi han những đồng nghiệp cũ. Các GS sang để cập nhật các bài giảng đại chúng, bài toán công nghệ chứ không có chuyện bay sang ăn ở vài tháng để luyện bài tập. Nhìn chung, chuyên của họ nhìn giống một trường ĐH hơn.

Vào fanpage và website của họ để lấy ảnh minh họa, thấy chỉ khoe học bổng trường này, trường nọ ở bậc ĐH chứ không thấy khoe giải gì. Có lẽ cái đích của họ xa hơn.
Trường chuyên là sản phẩm của triết lý đi tắt đón đầu. Hình như của cụ Đồng và áp dụng với môn Toán - vì Toán thuần lý thuyết, không cần thí nghiệm. Sau đó thấy bở nên tiếp tục đào trong khi đi tắt xong rồi thì vẫn phải đi đường bình thường chứ người ta còn chưa đi thì tắt mãi thế nào được???
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top