[Funland] Xin hỏi các cụ thạo chữ Hán

JBond

Xe hơi
Biển số
OF-100272
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
128
Động cơ
397,360 Mã lực
Cảm ơn các bác. Nhờ có thớt này mà suy nghĩ của cháu đã thay đổi, trước đây cháu nghĩa Đang/Đương đều như nhau. Nhưng từ bây giờ trở đi, trong suy nghĩ của cháu 石敢當 = Thạch Cảm Đương. Cảm ơn bác JBond đã mở một thớt rất bổ ích (với cháu).
Rất bất ngờ, vì thực sự nhà cháu không biết nên mới đưa lên hỏi các cụ mợ OF "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" :D . Xin cảm ơn tất cả các cụ mợ đã kéo thread đến 11 trang, mở mang cho nhà cháu rất nhiều.

P/s: Jochi Daigaku có kiến thức khá rộng và sâu so với tuổi, rất đáng quý đấy 👍👍👍
 
Chỉnh sửa cuối:

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
Cháu xin lỗi viết sai chữ "Chích".
Một bản "Lĩnh Nam Chích Quái" ở dự án số hóa Thư Viện Quốc gia Việt Nam: https://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/819/
Cháu lưu đường link của bản này (khi đọc các bài tranh luận của cụ An Chi), còn thực sự cháu chưa đọc bao giờ ạ.
Bạn trích một dòng nào đó Lĩnh Nam chích quái dùng chữ Lạc (貉) với ý nghĩa là họ Lạc hay không?
 

Cuongheisei

Xe buýt
Biển số
OF-570012
Ngày cấp bằng
20/5/18
Số km
559
Động cơ
149,652 Mã lực
Tuổi
35
Em thấy lợi thế của người Việt khi học Hán tự là có rất nhiều từ Hán Việt trong cuộc sống hàng ngày => việc hiểu nghĩa của từ vừa dễ tiếp thu vừa làm giàu vốn từ tiếng Việt.
Còn GV Nhật, do không thể dạy "chữ Hán" theo nghĩa "Hán Việt" như mình nên họ sẽ dạy như kiểu dạy cho tất cả những người nước ngoài khác.
Như em, em học theo kiểu nhớ mặt chữ và ý nghĩa chữ Hán kết hợp và các từ Hán Việt mình biết => đọc hiểu tốt hơn phát âm. Cái hay là đọc hiểu được rất nhiều, nhưng cái dở là giao tiếp/đọc thành tiếng thì kém.
Thế nên, học theo cách nào thì có lẽ tùy thuộc vào mục đích của mỗi người.
chuẩn đấy cụ ạ. Họ dạy như vậy là họ chỉ dạy cho mình cách đọc các từ trong âm đơn và âm ghép, đọc đc nhưng nghĩa nhiều cái k nắm đc, e lại muốn học theo kiểu của ta, học từ âm hán việt, các bộ cho dễ hiểu, nhưng cách học như để hiệu quả thì e đang tìm hiểu
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bạn trích một dòng nào đó Lĩnh Nam chích quái dùng chữ Lạc (貉) với ý nghĩa là họ Lạc hay không?
Khả năng đọc chữ viết tay cổ văn của cháu vẫn kém lắm ạ. Cho nên một việc tốn thời gian (mà chưa thu được lợi ích) cháu không hứng thú đâu ạ.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc)

Ngày xưa cái câu "Công cha như núi Thái Sơn" chắc làm theo vẫn thôi cụ nhỉ? :D
Em theo 'Kim Dung Style' nên Đông Nhạc hay Tây Nhạc ứ cần biết. :D Chỉ biết trong 'Tiếu Ngạo Giang Hồ' phái Thái Sơn là phái yếu kém nhất. Thiên Môn đạo nhân thân làm chưởng môn chết đến mít rồi vẫn còn ko biết tâm ý của sư thúc thì bảo làm sao môn phái ko tan rã.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Em theo 'Kim Dung Style' nên Đông Nhạc hay Tây Nhạc ứ cần biết. :D Chỉ biết trong 'Tiếu Ngạo Giang Hồ' phái Thái Sơn là phái yếu kém nhất. Thiên Môn đạo nhân thân làm chưởng môn chết đến mít rồi vẫn còn ko biết tâm ý của sư thúc thì bảo làm sao môn phái ko tan rã.
Thái Sơn xếp chót trong ngũ nhạc thì làm sao mạnh được =)) =)) =))
Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Đông Nhạc Thái Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn.
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
Thái Sơn xếp chót trong ngũ nhạc thì làm sao mạnh được =)) =)) =))
Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Đông Nhạc Thái Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn.
Thái Sơn là mạch tổ Trung Hoa mà xếp chót trong ngũ nhạc à?
Ai xếp và xếp theo tiêu chuẩn gì?
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
À cụ có phải là thanh niên mấy chục năm không một giấy tờ lận lưng mà lên báo mấy năm trước đúng không nhỉ?
Nghe bảo cụ vào Sài Gòn xin việc hả?
Phải thì sao mà không phải thì sao? Chuyện xưa tích cũ còn nói làm gì.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,246
Động cơ
477,502 Mã lực
Bạn trích một dòng nào đó Lĩnh Nam chích quái dùng chữ Lạc (貉) với ý nghĩa là họ Lạc hay không?
Ko biết cụ hỏi mợ đó có ý gì khác, nhưng trong LNCQ ngay chương đầu khi viết về Lạc Long Quân có dùng chữ Lạc (貉) này với nghĩa là họ Lạc. 3 chữ trong khoanh đỏ, từ trên xuống là Lạc Long Quân.

Có 1 điều là trong Từ điển, thì họ Lạc lại là chữ khác, ví dụ những Lạc này: 落, 駱, 乐, 雒 ... Riêng chữ Lạc 貉 này e mới chỉ thấy danh từ Lạc Long Quân và Âu Lạc. Liệu có phải từ này ghép từ hình và thanh để chỉ ý; ghép từ bộ trĩ (loài bò sát ko chân- chỉ nòi giống LLQ) và chữ Các để mượn thanh “ac” vào; hội ý từ hình và thanh rất riêng biệt như vậy nên chỉ dùng riêng cho LLQ, các họ Lạc sau dùng Lạc trên kia?
5D796E11-26D4-4C21-87A3-3AFECE5DA0D3.jpeg
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
Ko biết cụ hỏi mợ đó có ý gì khác, nhưng trong LNCQ ngay chương đầu khi viết về Lạc Long Quân có dùng chữ Lạc (貉) này với nghĩa là họ Lạc. 3 chữ trong khoanh đỏ, từ trên xuống là Lạc Long Quân.

Có 1 điều là trong Từ điển, thì họ Lạc lại là chữ khác, ví dụ những Lạc này: 落, 駱, 乐, 雒 ... Riêng chữ Lạc 貉 này e mới chỉ thấy danh từ Lạc Long Quân và Âu Lạc. Liệu có phải từ này ghép từ hình và thanh để chỉ ý; ghép từ bộ trĩ (loài bò sát ko chân- chỉ nòi giống LLQ) và chữ Các để mượn thanh “ac” vào; hội ý từ hình và thanh rất riêng biệt như vậy nên chỉ dùng riêng cho LLQ, các họ Lạc sau dùng Lạc trên kia?
5D796E11-26D4-4C21-87A3-3AFECE5DA0D3.jpeg
Đó cũng là câu mà em muốn hỏi.
Ngoài Lĩnh Nam Chích Quái ra có sách nào khác dùng chữ Lạc đó để biểu hiện họ của Lạc Long Quân không?
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,246
Động cơ
477,502 Mã lực
Đó cũng là câu mà em muốn hỏi.
Ngoài Lĩnh Nam Chích Quái ra có sách nào khác dùng chữ Lạc đó để biểu hiện họ của Lạc Long Quân không?
Có thể có hoặc ko còn sách cổ nào viết như vậy; nhưng em nghĩ các cụ dùng Lạc đó trong Lạc Long Quân là rất có lý vì cái hình thanh hội ý đấy; và vì nó quá đặc biệt nên con người dùng họ Lạc nhưng viết khác.
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
Có thể có hoặc ko còn sách cổ nào viết như vậy; nhưng em nghĩ các cụ dùng Lạc đó trong Lạc Long Quân là rất có lý vì cái hình thanh hội ý đấy; và vì nó quá đặc biệt nên con người dùng họ Lạc nhưng viết khác.
Em tìm hiểu thì được biết tất cả các tài liệu khi dùng chữ Lạc Long Quân đều dùng chữ Lạc 貉
Trong khi lại dùng các chữ Lạc khác để viết về Lạc Điền Lạc Việt và họ Lạc.
Chữ Lạc 貉 là con chồn hương và cũng là sắc dân đông di ở phía đông bắc Trung Quốc gần Triều Tiên
Trong thư tịch Hán, chữ 貉 xuất hiện duy nhất trong sách Thông Điển (đời Đường) với Lạc Việt 貉越 nhưng Lạc Việt lại ở huyện Trung Lư, không thuộc Giao Chỉ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Vua kỵ húy thì đã là gì, mấy ô vương gia/chúa, thái sư, tể tướng vớ vẩn cũng bày đặt kỵ húy nữa vãi chưởng, mới rối như canh hẹ

Đúng như bác nói, em cũng vừa tìm hiểu về kỵ húy thời Nguyễn thì đúng là Đang đổi thành Đương.

Chữ Hoàng là tên chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) nên họ Hoàng phải đổi thành họ Huỳnh, Chữ "hoàng" cũng đọc là "huỳnh" (như lưu huỳnh).

Nguyễn Phúc Khoát là Vũ Vương, nên người họ Vũ đổi thành họ Võ.

Chữ "Phúc" là tên đệm trong họ Nguyễn Phúc của vua chúa Nguyễn, vì vậy "phúc" phải đọc thành "phước".

Chữ "Cảnh" là tên con cả Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Cảnh, người được Nguyễn Ánh đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh Tây Sơn) nên "cảnh" phải đổi đọc là "kiểng".

Chữ "Kính" là tên Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh), người khai lập Sài Gòn, nên "kính" phải đọc chệch là "kiếng" vì vậy "tấm kính" gọi là "tấm kiếng".

Chữ "Tông" là tên Nguyễn Phúc Miên Tông, tức vua Thiệu Trị (cháu nội Nguyễn Ánh), nên "tông" phải đọc là "tôn". Chính vì lý do này, một loạt sử sách chép miếu hiệu các vua như Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Trần Thái Tông, v.v... đều ghi là Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn, Trần Thái Tôn, v.v... Đến mãi sau này một số sách sử thời hiện đại vẫn bị ảnh hưởng, chép miếu hiệu các vua từ "Tông" thành "Tôn". Các tên đường phố tại miền Nam Việt Nam, mà tên gọi là miếu hiệu các vị vua, hiện nay cũng đa phần ghi Tông thành Tôn. Chẳng những thế, một dòng họ hoàng tộc, cũng vốn phải đọc là "Tông Thất", nhưng vì kiêng húy chữ Tông này nên lại đọc thành "Tôn Thất".

Chữ "Thì" là tên thủa nhỏ của vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ "thì" đọc thành "thời".

Chữ "Nhậm" là tên chữ của vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) nên "nhậm" đọc thành "nhiệm"...
Screenshot_2022-10-28-08-33-27-573_com.android.chrome.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Nhân vụ đá trừ tà, & lại nói chuyện từ nguyên, có cụ nào tin rằng:

lục lạc, lúc lắc (luck), xúc xắc, phúc f.uck đều là 1 không =))

Đều hàm ý là đua đuổi tà ma/đen đủi, đem tới may mắn, vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng?

P/s: Mời các cụ doctor76, cụ QUANG1970 vào cho e xin chỉ giáo cái ạ :(( :((

thôi tôi ignore nhé. Lạc Long Quân hay Nhạc Bất Quần thì chữ hán đều là khác, Lạc Long Quân thì tôi chưa nhìn mặt chứ Nhạc Bất Quần thì tôi có đọc truyện tàu cho nên vẫn nhớ chữ Nhạc ở đây có nghĩa là núi. Tóm lại là chả liên quan.

Ở đây nói là cùng một chữ: 樂/乐 tùy vào nghĩa của nó là âm nhạc hay vui vẻ mà phiên âm là nhạc hay lạc.
Nói thật bạn kiến thức kém thì không nên tranh luận, không ai rảnh thông não cho bạn đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top