[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

sonanh6789

Xe hơi
Biển số
OF-309405
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
122
Động cơ
300,301 Mã lực
em đã tự tin hơn khi đọc bài viết này của cụ :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng, cảm ơn cụ.

Dù có tranh luận thế nào đi chăng nữa thì cái đích hướng đến vẫn là đó thôi ạ. Nhưng các cụ ấy lại không tập trung vào chữ đã.
Kụ mhungnb hãy đặt chữ "đã" vào mốc thời gian "khi tín hiệu vàng", tức là khi đèn tín hiệu đang màu vàng, là khi tín hiệu vàng đang sáng, tín hiệu đỏ chưa xuất hiện.
Trong khi một số kụ cứ thích mắc định rằng chữ "đã" đó là tính từ thời điểm tín hiệu vàng vừa được bật lên. Điều mặc định này là không đúng.

Mà phần thời hiệu của tín hiệu vàng này lại thuộc về câu hỏi phía sau, sẽ được trao đổi sau khi câu hỏi về "phải" "trước vạch dừng" được giati quyết xong, kụ à.


Cảm ơn cụ.

Dù gì đi chăng nữa thì giữ nguyên câu luật sẽ làm tính thuyết phục tăng lên, cụ nhỉ.
Nhà cháu chẳng thấy như vậy.

.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Em thấy một chi tiết thú vị ạ. "Được dừng lại"!

Em xin báo cáo cụ trước là em sẽ phản hồi các còm của cụ vào ngày mai. Tuy nhiên, có "điều kiện" ạ. Cụ giải thích giúp em thắc mắc nhỏ như sau:

Nếu đã được dừng thì tại sao lại có mệnh đề mầu đỏ trong dấu ngoặc ngay sau đó . (dừng lại sau vạch dừng là không chấp hành hiệu lệnh) ?
(Phần gạch chân là em copy đoạn còm của cụ ạ).
Cụ lại đọc còm em kiểu phúc thống phục nhân sâm rồi ;))
Báo cáo cụ còm em đầy đủ như sau : "Được dừng lại và dừng lại phải trước vạch dừng." do đó dừng lại sau vạch dừng là không chấp hành hiệu lệnh "dừng lại phải trước vạch dừng"
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Like cụ một cái.
Nhà tui chỉ xin edit một chút:
- Đỏ: Không được đi qua vạch dừng. (Những xe cách xa vvạch dừng thì cứ tha hồ lăn bánh miễn sao khi đến sát vạch dừng mà đèn còn đỏ thì dừng lại. Đến sát vạch dừng mà đèn chuyển xanh thì đi tiếp)
Hoàn toàn đồng ý với cụ !
Thực ra cái đèn không có hiệu lực với phương tiện phía trước vạch dừng :D
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Em cũng xin phép bổ sung thêm một chút ạ: Nếu căn chuẩn theo điểm a), khoản 3, điều 10 Luật Giao thông đường bộ thì đang ở giữa ngã tư mà gặp đèn đỏ là cũng dừng lại, không được đi thêm bất kỳ xen-ti-mét nào nữa ạ.
Chính vì sự bất tiện này của đèn đỏ mà đèn vàng đã cho phép các phương tiện trong giao lộ được đi tiếp bằng câu "trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp"

Quy chuẩn 41 có viết rất rõ: "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ.

Em xin trao đổi phần 2 này trước theo cách trích lại (chữ màu đỏ) và phản hồi ngay ở phía dưới (chữ màu xanh):

2- khi kụ trích Từ điển, mong kụ hãy nhớ giúp ý nghĩa mà kụ trích đó được viết ra tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, rằng ý nghĩa một từ nêu trong từ điển có thể chỉ đúng với cách dùng từ ở thời điểm trong quá khứ đó. Trong khi ngôn ngữ là một thực thể sống động, luôn thay đổi, ý nghĩa của một từ cụ thể có thể thay đổi theo hướng mở rộng thêm nghĩa, thu hẹp nghĩa hoặc thay đổi ý nghĩa hoàn toàn. Chính vì vậy, trên thế giới mới duy ttì cả một tập thể các nhà khoa học, ngôn ngữ học, chuyên điều chỉnh, bổ sung, mở rộng nội dung của từ điển.

Ở còm trên em đã khẳng định, cuốn tự điển em tham khảo được in năm 2006 và là cuốn đã chỉnh sửa, cập nhật.
Nó chỉ ra đời trước phiên bản luật 2008 có hơn 1 năm thôi.

Nội dung cuốn từ điển mà kụ trích dẫn rõ ràng đã không phần ánh đúng ý nghĩa của các từ "phải" trong các câu mà nhà cháu đã ví dụ, cũng như không phản ánh đúng ý nghĩa của từ "phải" của câu luật.

Nhà cháu xin trích lại làm minh chứng rằng nghĩa nêu trong từ điển kụ mhungnb đã trích dẫn cho từ "phải" không phản ánh đúng ý nghĩa của 3 câu tiếng Việt sau:

Ví dụ: trong câu
Phải đến Pari để học thời trang thì mới đỉnh.
Phải lên Đà lạt khi vào công tác Sài gòn mới được.
Phải đi máy bay ra Hà nội một chuyến mới sướng.

dù có chữ "Phải" nhưng các câu này đều không có ý nghĩa ràng buộc phải đến Pari, Đà lạt, phải đi máy bay, như một nghĩa vụ bắt buộc làm. Việc đến Pari, Đà lạt, việc đi máy bay chỉ là mong muốn, là một trong các phương án hay, để xem xét lựa chọn.

Thật sự là em thấy làm tiếc khi hai trang từ điển em trích ra để làm minh chứng cho lập luận của mình
thì đã chứa luôn cái phần cụ nêu trên đây rồi.
Đây cũng chính là cái ý "kết từ" khi từ phải nằm ở đầu câu mà em đã nhắc đến vào buổi trưa hôm nay.
Điều đó chứng tỏ cái nghĩa của từ "phải" mà cụ sử dụng không nằm ngoài nội dung từ điển.
Em bốt lại trang thứ hai có chứa cái đó ạ.



Xin cảm ơn phản hồi của kụ nhé.

Nhưng nhà cháu lại thấy việc kụ kết luận chữ "phải" đó là "kết từ" chỉ vì nó đứng đầu câu thì không chính xác.

"Kết từ" "Phải" nêu trong từ điển, tương tự chữ "phải chi", "giá như", có 2 đặc điểm sau:
1- nó nói về một việc đã xảy ra trong thực tế.
2- điều xảy ra trong thực tế lại trái ngược hoàn toàn với giả thiết.
Vì thế, kết từ "phải" đó còn được từ điển gán cho ý nghĩa "giả như", "giả dụ".

Trong khi chữ "Phải" trong 3 ví dụ nhà cháu nêu đều không có 2 đặc điểm trên, nên nó không phải là "kết từ". Chữ "Phải" trong 3 ví dụ trên có 2 nghĩa hoàn toàn khác, như sau:
1- Nó thể hiện một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa trong thì tương lai.
2- Điều gợi ý, mong muốn, kế hoạch, hoặc lựa chọn đó chưa xảy ra trong thực tế.

Nếu kụ thấy ý nghĩa như này của chữ "Phải" chưa được nêu trong từ điển bản mới nhất, dù là bản in năm 2006 đi chăng nữa, thì mong kụ hãy mạnh dạn suy nghĩ rằng từ điển bản 2006 đó vẫn chưa bắt kịp, vẫn lạc hậu so với sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại.

Trên thực tế, có nhiều văn bản tài liệu được chỉnh sửa, cập nhật vào thời gian muộn hơn so với từ điển in năm 2006 đó, mà nay cũng đã lạc hậu, không bắt kịp với sự phát triển của cuộc sống, đang cần phải sửa đổi bổ sung khẩn trương, thì nói gì đến quyển từ điển in đã 10 năm về trước nữa.
Luật Gtđb năm 2008, QC41 là những ví dụ cụ thể cho kụ.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
* Luật GTĐB 2008 :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

* Quy chuẩn 41 giải thích rõ ràng hơn :
9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi


Ta cùng xem xét lần lượt 3 câu về tín hiệu vàng (không nhấp nháy) trong quy chuẩn 41 và mối quan hệ của chúng với nhau theo trình tự xuất hiên để thấy ý nghĩa của tín hiệu vàng trong Luật GTĐB 2008 :
1- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
2- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
3- Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;

(1) Xét câu: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn
Câu này có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo hiệu tín hiệu xanh sắp được thay thế bằng tín hiệu đỏ hay ngược lại.
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt không thay thế cho hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn phải dừng tại vị trí khi có tín hiệu đỏ
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt không thay thế hiệu lệnh được phép đi của tín hiệu xanh trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn được phép đi như khi có tín hiệu xanh đồng thơi họ nhận được thông báo sắp tới tín hiệu đỏ là cấm đi

Như vậy với trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo cho những người điều khiển phương tiện đang đi dưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện ngay sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định cấm đi của tín hiệu đỏ sẽ tới.


(2) Xét câu: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
A. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì bản thân hiệu lực của tín hiệu đỏ mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi bằng tín hiệu xanh đã là cấm đi !
B. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại". " sẽ mâu thuẫn với (1) nếu mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì khi đó nó đã làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu xanh mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi.

Như vậy câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang và không được mang ý nghĩa là hiệu lệnh độc lập cấm các phương tiện không được tiếp tục di chuyển qua vạch dừng. Nó chỉ có thể là 1 thông báo và 1 quy định về vị trí dừng phương tiện để đáp ứng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện sau đó !


(3) Xét câu: Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
Lưu ý: Để tập trung hơn vào chủ đề thì với câu này chỉ xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt và cho tới khi nó được thay thế bằng tín hiệu đỏ

Theo (1)(2) ta thấy rằng khi tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì các phương tiện có thể dừng lại trước vạch dừng nếu đủ an toàn hoặc vẫn được đi tiếp qua giao lộ. Quá trình này là liên tục trong toàn bộ thời gian tín hiệu đỏ chưa xuất hiện thay thế tín hiệu xanh.
Khi tín hiệu vàng kết thúc và liền theo đó là hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ thì sẽ có những trường hợp đã đi quá vạch dừng hay đang đè lên vạch dừng, những trường hợp này đã được thực hiện khi hiệu lệnh cho phép đi của tín hiệu xanh chưa bị điều chỉnh bởi hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ.
Nếu áp đặt đầy đủ hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ lên những trường hợp này thì các trường hợp này sẽ phải dừng lại trong giao lộ khi có tín hiệu đỏ. Khi đó sẽ gặp nguy hiểm và gây cản trở dòng phương tiện.
Do đó ta cần có 1 biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này, biện pháp đó là cho phép các trường hợp này được nhanh chóng đi tiếp cả khi đã có tín hiệu đỏ để giải phóng giao lộ.
- Điều này tương tự quy định tại 9.2.4 của quy chuẩn 41: "Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"

Như vậy câu "Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" có nghĩa là cho các phương tiện đang có nguy cơ gặp nguy hiểm và gây cản trở giao thông được phép đi ra khỏi giao lộ khi đã có tín hiệu đỏ !


Tổng kết: Từ (1) (2) và (3) trong quy chuẩn 41 ta thấy câu "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;" trong Luật GTĐB 2008 không phải hiệu lệnh cấm các phương tiện không được di chuyển qua vạch dừng mà chỉ quy định vị trí phải tuân theo khi các phương tiện dừng lại là trước vạch dừng !
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Xin cảm ơn kụ crownchip nhiều. Nhà cháu rất ấn tượng với bài phân tích hợp lý của kụ, đặc biệt là nội dung của hình động GIF, có chia thành từng đoạn AB, BC, CD, DE, EG để phân tích, và câu chốt in đậm của kụ.

Nhà cháu muốn nhờ kụ làm thêm một GIF nữa, cũng giống GIF trên, nhưng thay đổi một thông số, để mô phỏng dòng xe lưu thông qua giao cắt vào ban đêm, trên đoạn đường ngoài khu dân cư. Không biết kụ có sẵn lòng giúp nhà cháu điều này hay không?
Nhà cháu muốn qua 2 GIF này có thể nêu đầy đủ vấn đề nhà cháu đang quan tâm.

Nếu được, các thông số cần thay đổi sẽ chỉ là vận tốc dòng xe trong khoảng 70-80 kmh, max 90 km/h, xe đang lưu thông trên trục đường quốc lộ Nam Bắc (là đường chính, là mạch máu giao thông của nước nhà).
Dọc tuyến quốc lộ sẽ gặp các giao cắt có đèn đỏ xanh vàng. Các đường giao cắt với đường chính thường là Tỉnh lộ, hoặc đường liên huyện, có rất ít phương tiện lưu thông về ban đêm.
Luồng phương tiện lưu thông chính trên tuyến chủ yếu là các phương tiện liên vận theo hướng Bắc Nam, Nam Bắc.

Một lần nữa xin cảm ơn kụ nhé.

.
Chắc chắn nhà em sẽ giúp cụ rồi, cụ chịu khó chờ để nhà em dựng hình rồi đăng sau nhé
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
* Luật GTĐB 2008 :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

* Quy chuẩn 41 giải thích rõ ràng hơn :
9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi


Ta cùng xem xét lần lượt 3 câu về tín hiệu vàng (không nhấp nháy) trong quy chuẩn 41 và mối quan hệ của chúng với nhau theo trình tự xuất hiên để thấy ý nghĩa của tín hiệu vàng trong Luật GTĐB 2008 :
1- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
2- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
3- Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;

(1) Xét câu: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn
Câu này có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo hiệu tín hiệu xanh sắp được thay thế bằng tín hiệu đỏ hay ngược lại.
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt không thay thế cho hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn phải dừng tại vị trí khi có tín hiệu đỏ
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt không thay thế hiệu lệnh được phép đi của tín hiệu xanh trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn được phép đi như khi có tín hiệu xanh đồng thơi họ nhận được thông báo sắp tới tín hiệu đỏ là cấm đi

Như vậy với trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo cho những người điều khiển phương tiện đang đi dưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện ngay sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định cấm đi của tín hiệu đỏ sẽ tới.


(2) Xét câu: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
A. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì bản thân hiệu lực của tín hiệu đỏ mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi bằng tín hiệu xanh đã là cấm đi !
B. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại". " sẽ mâu thuẫn với (1) nếu mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì khi đó nó đã làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu xanh mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi.

Như vậy câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang và không được mang ý nghĩa là hiệu lệnh độc lập cấm các phương tiện không được tiếp tục di chuyển qua vạch dừng. Nó chỉ có thể là 1 thông báo và 1 quy định về vị trí dừng phương tiện để đáp ứng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện sau đó !


(3) Xét câu: Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
Lưu ý: Để tập trung hơn vào chủ đề thì với câu này chỉ xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt và cho tới khi nó được thay thế bằng tín hiệu đỏ

Theo (1)(2) ta thấy rằng khi tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì các phương tiện có thể dừng lại trước vạch dừng nếu đủ an toàn hoặc vẫn được đi tiếp qua giao lộ. Quá trình này là liên tục trong toàn bộ thời gian tín hiệu đỏ chưa xuất hiện thay thế tín hiệu xanh.
Khi tín hiệu vàng kết thúc và liền theo đó là hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ thì sẽ có những trường hợp đã đi quá vạch dừng hay đang đè lên vạch dừng, những trường hợp này đã được thực hiện khi hiệu lệnh cho phép đi của tín hiệu xanh chưa bị điều chỉnh bởi hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ.
Nếu áp đặt đầy đủ hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ lên những trường hợp này thì các trường hợp này sẽ phải dừng lại trong giao lộ khi có tín hiệu đỏ. Khi đó sẽ gặp nguy hiểm và gây cản trở dòng phương tiện.
Do đó ta cần có 1 biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này, biện pháp đó là cho phép các trường hợp này được nhanh chóng đi tiếp cả khi đã có tín hiệu đỏ để giải phóng giao lộ.
- Điều này tương tự quy định tại 9.2.4 của quy chuẩn 41: "Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"

Như vậy câu "Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" có nghĩa là cho các phương tiện đang có nguy cơ gặp nguy hiểm và gây cản trở giao thông được phép đi ra khỏi giao lộ khi đã có tín hiệu đỏ !


Tổng kết: Từ (1) (2) và (3) trong quy chuẩn 41 ta thấy câu "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;" trong Luật GTĐB 2008 không phải hiệu lệnh cấm các phương tiện không được di chuyển qua vạch dừng mà chỉ quy định vị trí phải tuân theo khi các phương tiện dừng lại là trước vạch dừng !
Cụ phân tích chuẩn.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Cảm ơn cụ.

Đèn đỏ thì không phân biệt vạch dừng ạ. Đơn cử là người đi bộ. Đèn dành cho họ chỉ có hai màu xanh và đỏ. Thấy đỏ là dừng lại thôi. Nếu không có chỗ dừng an toàn thì xin mời nhanh chóng đi lên khoảng trống xuất hiện giữa hai chiều xe ngược nhau ạ. Và xin mời đứng đó đợi cho đến lúc có đèn xanh thì đi tiếp ạ.

Đây cũng là một trong điểm thuộc về phạm vi trao đổi mà các cụ tham gia trao đổi thớt này chưa nhấn mạnh ạ: hiện đang bàn về đèn không nhấp nháy, hiện đang chỉ bàn về ô tô!
Cụ phát hiện đúng. Hiên chúng ta đang bàn luận đến đèn dành cho phương tiện giao thông, chứ chưa bàn đến đèn dành cho ngưòi đi bộ. Trong luật hiieen nay của ta cũng chưa có tách 2 trường hợp này. Hy vọng rằng luật mới sắp tới sẽ được bổ sung
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cụ phát hiện đúng. Hiên chúng ta đang bàn luận đến đèn dành cho phương tiện giao thông, chứ chưa bàn đến đèn dành cho ngưòi đi bộ. Trong luật hiieen nay của ta cũng chưa có tách 2 trường hợp này. Hy vọng rằng luật mới sắp tới sẽ được bổ sung
Tín hiệu có hiệu lệnh như nhau với người tham gia giao thông (bao gồm người đi bộ và người điều khiển phương tiện)

Điều 11 khoản 4 Luật GTĐB (không nhắc tới tín hiệu đèn) :
Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.


Điều 32 Luật GTĐB
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.


Như vậy:
- Người đi bộ đi sai luật sẽ bị xử lý theo luật
- Trong mọi trường hợp người điều khiển phương tiện đều phải nhường đường cho người đi bộ , xe lăn của người khuyết tật qua đường (trừ các trường hợp có quy định khác như tình huống cấp thiết, sụ kiên bất khả kháng, sự kiện bất ngờ ...)
 
Chỉnh sửa cuối:

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Cảm ơn cụ.

Em thấy một chi tiết thú vị ạ. "Được dừng lại"!

Em xin báo cáo cụ trước là em sẽ phản hồi các còm của cụ vào ngày mai. Tuy nhiên, có "điều kiện" ạ. Cụ giải thích giúp em thắc mắc nhỏ như sau:

Nếu đã được dừng thì tại sao lại có mệnh đề mầu đỏ trong dấu ngoặc ngay sau đó . (dừng lại sau vạch dừng là không chấp hành hiệu lệnh) ?
(Phần gạch chân là em copy đoạn còm của cụ ạ).
Cụ lại đọc còm em kiểu phúc thống phục nhân sâm rồi ;))
Báo cáo cụ còm em đầy đủ như sau : "Được dừng lại và dừng lại phải trước vạch dừng." do đó dừng lại sau vạch dừng là không chấp hành hiệu lệnh "dừng lại phải trước vạch dừng"
Cảm ơn cụ.

Như đã hứa với cụ về việc phản hồi ngay sau khi có thể, hôm nay em xin phép được có vài ý kiến trao đổi với cụ. Mục đích chỉ để làm rõ thêm vấn đề thôi ạ.

Trước khi vào việc chính, em xin có ý kiến nho nhỏ về cái "Được dừng lại" như thế này ạ. Em thấy nó "thú vị" vì nó chứa cùng lúc hai sắc thái khác nhau trong một câu: một cái cho phép, một cái ràng buộc. Do vậy, để "hết thú vị" thì câu đó nên là:

"Được dừng lại nhưng vị trí dừng phải ở trước vạch dừng."
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
...
Như vậy với trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo cho những người điều khiển phương tiện đang đi dưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện ngay sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định cấm đi của tín hiệu đỏ sẽ tới.
...
Cảm ơn cụ.

Em xin nêu ra một vấn đề mong cụ cùng giúp, đó là:

Chỉ sử dụng Luật 2008 và Quy chuẩn 41 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?

 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Xin cảm ơn phản hồi của kụ nhé.

Nhưng nhà cháu lại thấy việc kụ kết luận chữ "phải" đó là "kết từ" chỉ vì nó đứng đầu câu thì không chính xác.

"Kết từ" "Phải" nêu trong từ điển, tương tự chữ "phải chi", "giá như", có 2 đặc điểm sau:
1- nó nói về một việc đã xảy ra trong thực tế.
2- điều xảy ra trong thực tế lại trái ngược hoàn toàn với giả thiết.
Vì thế, kết từ "phải" đó còn được từ điển gán cho ý nghĩa "giả như", "giả dụ".

Trong khi chữ "Phải" trong 3 ví dụ nhà cháu nêu đều không có 2 đặc điểm trên, nên nó không phải là "kết từ". Chữ "Phải" trong 3 ví dụ trên có 2 nghĩa hoàn toàn khác, như sau:
1- Nó thể hiện một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa trong thì tương lai.
2- Điều gợi ý, mong muốn, kế hoạch, hoặc lựa chọn đó chưa xảy ra trong thực tế.

Nếu kụ thấy ý nghĩa như này của chữ "Phải" chưa được nêu trong từ điển bản mới nhất, dù là bản in năm 2006 đi chăng nữa, thì mong kụ hãy mạnh dạn suy nghĩ rằng từ điển bản 2006 đó vẫn chưa bắt kịp, vẫn lạc hậu so với sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại.

Trên thực tế, có nhiều văn bản tài liệu được chỉnh sửa, cập nhật vào thời gian muộn hơn so với từ điển in năm 2006 đó, mà nay cũng đã lạc hậu, không bắt kịp với sự phát triển của cuộc sống, đang cần phải sửa đổi bổ sung khẩn trương, thì nói gì đến quyển từ điển in đã 10 năm về trước nữa.
Luật Gtđb năm 2008, QC41 là những ví dụ cụ thể cho kụ.

.
Cảm ơn cụ.

Tại thời điểm này, em thấy rằng, cụ khẳng định ý kiến của cụ về từ "phải" là phù hợp. Em không có ý kiến gì thêm về điều đó.

Tuy vậy, quan điểm của cụ về từ "phải" có thể sẽ thay đổi sau một thời gian nữa.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
...
Hiệu lực của đèn tín hiệu trong khu vực nơi đường giao nhau, vì vậy vị trí cột đèn tín hiệu từ xưa đến nay đều được bố trí trước phạm vi nơi đường giao nhau, ngay cạnh vạch dừng xe. Một phần xe đã đè qua vạch dừng (đặc biệt dài như xe khách, xe tải, container, sơ mi rơ mooc...) khi tín hiệu vàng bật sáng, người lái xe không phải là đối tượng chấp hành của tín hiệu vàng tại thời điểm đó, vì khi xe ngang hàng vị trí cột đèn tín hiệu thì góc nhìn của lái xe đã ở ngoài vùng quan sát (180 độ, vượt quá giới hạn) nên anh ta không thể biết tín hiệu thay đổi
Cảm ơn cụ.

Em xin phép có ý kiến một chút ạ. Đó là về vị trí của đèn. Ở nước ngoài thì không nói vì vẫn còn nhiều nơi có đèn ở giữa đường, qua ảnh trên Google là thấy rõ.

Nhưng ở Việt Nam thì đã có thời có đèn bốn mặt, đặt ở giữa ngã ngã tư. Em vẫn còn nhớ ạ.

Đồng thời, chứng cứ về việc đèn bốn mặt ở giữa ngã tư hoặc đèn ba mặt đặt ở giữa ngã ba đây ạ:

(nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=1319)

(Trích) THÔNG TƯ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN SỐ 915/C57-P5
NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1962 VỀ ĐÈN TÍN HIỆU
ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

C. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐÈN TÍN HIỆU
1. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông gồm bốn mặt như nhau (hoặc ba mặt, nếu đèn đặt ở ngã ba), mỗi mặt có ba đèn màu và sắp xếp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa, đèn xanh ở dưới.​
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Em xin nêu ra một vấn đề mong cụ cùng giúp, đó là:

Chỉ sử dụng Luật 2008 và Quy chuẩn 41 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?

QC-41/2012
Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"
Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
QC-41/2012
Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"
Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"
Cảm ơn cụ.

Câu 2 của cụ chỉ đúng cho trường hợp đèn hình chữ thập.

Câu 1 của cụ là hiệu lệnh của đèn vàng, không phải của đèn đỏ ạ.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Câu 2 của cụ chỉ đúng cho trường hợp đèn hình chữ thập.

Câu 1 của cụ là hiệu lệnh của đèn vàng, không phải của đèn đỏ ạ.
Cả 2 câu của em đều đúng với câu hỏi của cụ !

"Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

Nghĩa là :
Tính tới khi tín hiệu vàng kết thúc (bắt đầu chuyển sang tín hiệu đỏ) xe đã ở trong giao lộ thì sẽ không buộc phải dừng lại mà vẫn được đi tiếp (nếu dừng lại sẽ nguy hiểm) và phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Cả 2 câu của em đều đúng với câu hỏi của cụ !

"Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

Nghĩa là :
Tính tới khi tín hiệu vàng kết thúc (bắt đầu chuyển sang tín hiệu đỏ) nếu xe đã ở trong giao lộ thì sẽ không buộc phải dừng lại mà vẫn được đi tiếp và phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Cảm ơn cụ.

Vì chúng ta đang hướng tới một cái chung nhất cho đèn vàng (không nhấp nháy) nên ta cần sử dụng cái chung nhất có thể ạ.

Quy đinh của cụ trích dẫn:

Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao
chỉ đúng cho trường hợp đèn hình chữ thập:



Còn điểm trước đó:

"Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại",
nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

là hiệu lệnh của đèn vàng, không phải của đèn đỏ và một điểm hết sức quan trọng: chỉ được đi tiếp khi nguy hiểm với việc dừng lại. Rõ ràng là, không nguy hiểm thì xin mời dừng lại, không tiến thêm một centimet nào nữa!



Như vậy là: Khi xe, người đi qua vạch dừng trước lúc đèn vàng, đang đi giữa ngã tư, đèn (không phải đèn chữ thập) chuyển đỏ mà không nguy hiểm khi dừng lại thì buộc phải thực hiện quy định cấm đi.

Điều đó quá rõ ràng phải không ạ?

Và tiếp đó là gây ra hiện tượng ùn tắc phải không ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top