- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,748
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Cảm ơn kụ, nhà cháu chưa kịp đọc.Em xin tiếp ạ.
Theo tài liệu phía trên, thời gian đèn vàng sáng trong một chu kỳ đèn được tính theo tốc độ xe đang tới giao cắt. Với tốc độ khoảng 40 km/h thì thời gian sáng của đèn vàng là 3 giây, tương tự với 104 km/h là 5,8 giây.
Theo một báo cáo của Hamid Bahadori trên một tạp chí chuyên ngành (một kỹ sư chuyên ngành tổ chức giao thông tại California), người ta có nhiều cách để xác định thời gian hoạt động của đèn vàng trong một chu kỳ đèn.
Trong những cách này, các loại tốc độ khác nhau được sử dụng để làm tốc độ xe tới giao cắt:
- Tốc độ tối đa cho phép.
- Tốc độ suất tích lũy 85% (theo dự thảo quy chuẩn báo hiệu đường bộ mới, tốc độ này là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống).
- Tốc độ tối đa trên biển báo cộng thêm 5 dặm/giờ.
Cũng cần lưu tâm rằng, còn có một cách tính là dựa vào động năng của xe đang tới giao cắt.Như vậy, có thể thấy thời gian sáng của đèn vàng được tính toán một cách cẩn thận để đảm bảo việc có thể dừng xe được trước vạch dừng trước khi đèn chuyển từ vàng sang đỏ.
Trong một số công thức tính, người ta còn đưa cả thời gian nhận biết đèn tín hiệu thay đổi và thời gian phản ứng của người lái xe (nhấn bàn đạp phanh).
Việc tính toán này không hề nhắc tới tình huống cố tình không đạp phanh hoặc cố tình tăng ga để vượt qua vạch dừng.
1- Nhưng nếu tài liệu đó chỉ nói về thời gian sáng của tín hiệu vàng trong mối liên quan đến tốc độ vào giao cắt, ví dụ khoảng 40 km/h thì sáng 4 giây, 60 km/h thì sáng 6 giây, thì nhà cháu cũng chẳng thấy có gì liên quan. Vì nhà cháu chẳng có gì băn khoăn đến số giây mà tín hiệu vàng sáng cả. Sở gtvt cho bao nhiêu giây thì hưởng ngần đó. Thế thôi.
2- Ngoài ra, từ tài liệu kụ nêu cũng cho thấy lí do tại sao khi xe chạy ở tốc độ cao hơn (60 km/h chẳng hạn) họ lại kéo dài thời gian đèn vàng sáng thêm 2 giây nữa so với khi tốc độ chậm (40 km/h chẳng hạn). Đó là vì, khi xe chạy nhanh hơn, 4 giây đèn vàng có thể là không đủ để dừng xe an toàn trước vạch dừng, lái xe cần có thêm 2 giây thứ 5 và thứ 6 để dừng xe. Nếu trong giây thứ 5 và thứ 6 đó lái xe dừng được trước vạch dừng thì tốt. Nếu trong giây thứ 5 và thứ 6 đó lái xe không thể dừng, vẫn cán lên vạch dừng, thì luật của họ cho xe được quyền đi tiếp trong khoảng thời gian giãn cách bằng tất cả đèn đều đỏ (All-Red interval).
3- Nhà cháu chỉ băn khoăn ở chỗ, trong khi Sở Gtvt cho đèn vàng kéo dài 4 giây, hoặc 6 giây, nhưng nhiều kụ, nhất là các kụ trên FB Group OF, lại không hề quan tâm đến tín hiệu đèn vàng sáng ngắn (4 giây) hay dài (6 giây), mà kiên quyết yêu cầu lái xe phải phanh chết xe ngay khi thấy đèn vàng được bật lên (tức là ngay giây thứ 1 hoặc 2).
Khi thấy lái xe không kịp phanh, mà vượt đèn vàng ở giây thứ 3 hoặc 4, thì lái xe phải bị coi là vi phạm và bị xxx bắt phạt. Đây là điểm mà chà cháu cho rằng các kụ đó nghĩ sai so với quy định về đèn vàng của Luật Vn
.