Cụ đưa ra câu hỏi quá buồn cười nên thôi
Định bỏ qua thớt này nhưng thấy cụ rất chân tình câu cũng đồng bào mình cả nên em nói. Cụ đang chứng minh xem máy đỡ tắc hơn ô tô nếu tính 1-1 tất nhiên là đúng nhưng vấn đề ở đây ko phải cấm xmay để đi ô tô, oto cũng cần hạn chế ( ko nên cấm) ví dụ buộc ông nào sử dụng phương tiện cá nhân thì mỗi tháng nhè ra 20 củ.
Nếu ko cấm xe máy, thì kể cả có 10 ô tô, ptcc chằng chịt em vẫn phải có 1 chiếc xmay bởi tính tiện lợi của nó là ko đối thủ. Về cá nhân với 1 chiếc xe máy để góc nhà là có lợi, nhưng toàn xã hội có đến mức nnay thì hỏng từ ý thức, tầm nhìn, coi thường pháp luật .. bởi đặc thù của phương tiện này. Cụ đừng nói là do ý thức người sử dụng, khi bùng nổ thì tự nó sẽ ko kiểm soát nổi, cũng đừng so sánh với Đài Loan, sang đó ngẫm sẽ thấy.
Xe máy hết sứ mệnh theo em phải chục năm trc rồi nhưng lãnh đạo quá dân tuý mới nên nông nỗi này, đi mới thấy mấy ông + s.. này dân chủ nhất thế giới luôn. Cần lắm anh Ba D.. ẩn ở cú ngoặt trang mới này.
Em đồng ý với cụ 2 điểm:
- văn hóa xe máy là văn hóa tiện (theo nghĩa tiêu cực): ra chợ cách 500m cũng xe máy, đang đi gặp hàng rong dừng phựt cái cũng xe máy, tạt ngang cắt mặt cũng xe máy; vì lưu thông trên đường là xe máy có thể, và ô tô không thể
- không chỉ ở VN, mà thế giới bây giờ lờ đờ chạy theo dân túy quá nhiều; động một tí là đụng tay cho ý kiến; mà không hiểu nó nguy hiểm đến thế nào khi quản lý không theo đường lối, chính sách rõ ràng; cái ông thủ hay làm thơ khi xưa là 1 điển hình; suốt ngày gửi thư khen và chỉ đạo, trong khi quyết sách thì chả dám làm gì
Nhưng em cũng chưa đồng tình với việc dẹp ngay xe máy ở các đô thị tại VN, vì với đa số người dân, xe máy là phương tiện đi lại, kiếm sống thiết yếu; và vì chúng ta còn nghèo, nên phải tận dụng
Chí có điều, thay vì trông đợi vào sự tự giác, ý thức của người đi xe máy (và cả ô tô nữa), thì chính quyền
phải tổ chức lại giao thông đô thị, để nhằm hướng dẫn, tạo khuôn khổ cho người ta không thể, không muốn vi phạm (hoặc ít nhất là hạn chế vi phạm)