Theo cảm nhận của em chú Cá Vàng này là thật. Xã hội ta rất nhiều sai trái và vô lý. Chú cá Vàng rất đáng được trân trọng, mặc dù những điều đó có thể chí có trong ý thức và trăn trở của 1 xxx có trách nhiệm với xã hội.
Cái mà cụ Cá Vàng trăn trở cũng như những vấn đế tương tự của xã hội là rất khó thay đổi. Vì sao? Vì Cái này nó đã trở thành Văn Hóa Người Việt.
Từ lúc em biết nhận thức và ý thức (học sinh) em đã thấy đó là Văn hóa rồi. Hồi đó bố em Dúi cho cô giáo 1 phong thư xin cảm ơn cô.
Và Suy cho rộng ra là Người Việt xử lý 1 vấn đề bao giờ cũng = Tình + Lý; Tình trước Lý sau.
VD: xxx tuýt 1 Bác lớn tuổi chở cháu đi thi, đè vạch: “Chú thông cảm bác nhiều tuổi phản xạ kém rồi, mà sáng nay cháy đây đi thi tốt nghiệp, sợ muộn giờ nên vi phạm 1 chút, xin chú thông cảm, Bác biết các chú vất vả bồi dưỡng các chú uống nước”. Một xxx chân chính, liêm khiết cũng phải bỏ qua cho hai ông cháu vì đó là cái Tình của Người Việt.
Các Việc khác cũng vậy, “Gia đình em khó khăn, xin bác sắp xếp cho cháu 1 công việc ở cty để cháu có công ăn vc làm… Gia đình có chút quà cảm ơn bác…”, “ Em lên được trưởng phòng cũng là do anh tin tưởng quan tâm, em có chút quà cảm ơn mong anh nhận cho”… “Bác ơi con dại tại cái mang nó ít tuổi suy nghĩ còn non mới phạm tội, bác cứ coi nó như con cháu trong nhà, giúp đỡ cho cháu không bị tiền án, bác cầm chi phí giúp em, việc này em không thạo…”
Người Việt xử mọi việc bằng Tình trước => Sẽ phá vỡ Luật (Bất cứ người Việt nào cũng xử lý công việc như vậy)
Đó là công việc, còn trong đời sống xã hội đời thường, vui, buồn: Đám ma, đám cưới, đầy tháng F1, về nhà mới, các hội thảo, họp hành, đi bệnh viện, xin F1,2 đi học… Đều phải có Phong bì, phong bì dày mỏng tùy vào chức vụ của người mời, sếp càng cao, phong bì càng nặng… Em chưa thấy ai đi dự đám mà không có phong bì (Các nước khác khi đi dự họ chỉ tặng quà có ý nghĩa tinh thần hoặc vật kỷ niệm). Theo thống kê VN là nước tiêu thụ phong bì nhiều nhất, với em 1 tháng 5-7 chiếc.
Vậy nó đã là Văn Hóa của người Việt, nó có trong mỗi người Việt, truyền qua các thế hệ, từ nông thôn đến thành thị, từ đời trước cho các con cháu bây giờ và sau này.
Anh em mình chỉ thừa hưởng lại của cha ông thôi.
=> Cái này em tạm gọi là [I]“Văn Hóa Bôi Trơn + Phong Bì[/I]” (Đã là văn hóa thì khó bỏ lắm các cụ ạ)
P/S: Nếu như những gì cụ Cá Vàng nói, Cụ Cá Vàng thật đáng trân trọng trong xã hội này (Mặc dù đó có thể chỉ là trong ý thức và ý tưởng tốt cho xã hội), mong có nhiều người có tâm, có ý thức, có hành động như CV để hy vọng xã hội ta dần dần phát triển, văn minh.
Em thấy giáo viên và Bác sĩ... được bôi trơn nhiều hơn cả xxx ấy chứ, nhưng sao lại bị chửi ít hơn? Có thể do đặc thù nghề chăng.