Đúng vậy, để giải đáp cho phản đề của bạn, trước hết ta hãy quan sát cuộc sống, từ chính thực tiễn đúc rút ra như sau: Nếu A được coi là nền tảng của B , Hoặc A được coi là cơ bản mà từ đó B được suy ra, thì A phải là một cái gì trường tồn hơn B, ổn định hơn B và ít thay đổi hơn B, ví dụ:
- A là 25 chữ cái, còn B là từ, câu, đoạn văn. Có thể thấy rằng A chỉ có số lượng 25 nhưng B có thể lên tới hàng tỷ, vô số. Từng chữ cái có thể tồn tại mà không cần có câu từ nào cả, nhưng hễ có phát sinh bất kỳ câu, từ nào thì phải có chữ cái trong đó.
- A là móng, B là ngôi nhà. Có thể thấy A tồn tại lâu hơn B là đương nhiên, trên cái móng thì có thể xây rồi phá nhiều ngôi nhà chứ không thể cùng một ngôi nhà mà thay nhiều móng được. B mong manh dễ đổ, còn A thì vững chãi trường tồn hơn nhiều. Ngôi nhà (B) có thể đổ sụp mà móng (A) vẫn tồn tại, chứ không thể có chuyện móng sụp mà nhà vẫn đứng vững được.
- A là thể, B là dụng.
Bây giờ, ta có thể hiểu A là vận động, còn B là thời gian. Tại sao lại thế: vì A là thứ trường tồn và không thể biến đổi, tức là không thể có cái gì mà hoàn toàn không vận động. Tức là sự vận động là trường tồn, là không thể thay đổi, không thể bắt sự vận động trở thành đứng yên tuyệt đối được. Nhưng B (thời gian) là thứ mà có thể co dãn, nhanh chậm, dễ thay đổi, thậm chí đứng yên (theo chính thuyết tương đối đó, thời gian có thể co dãn, thậm chí nếu chuyển động với vận tốc ánh sáng thì thời gian còn đứng yên). Có thể thấy thời gian - tức là B - mong manh ra sao, dễ thay đổi ra sao, dễ phụ thuộc vào các yếu tố khác (vận tốc, lực hấp dẫn) ra sao, thời gian bị phụ thuộc vào vận động ra sao, thuyết tương đối đã chỉ ra quá rõ. Thời gian không khác gì ngôi nhà và vận động chính là cái móng.
Do vậy, A (vận động) phải là cơ sở, còn B (thời gian) chỉ là phái sinh suy ra từ đó mà thôi.