[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Nhà cháu muốn cụ định nghĩa vận động là có lý do. Các học thuyết triết học khi định nghĩa vận động và thời gian thì nó y hệt nhau.

Trong triết học Mác - Lê Nin, vận động là sự thay đổi, dịch chuyển.
Cặp phạm trù không gian - thời gian cũng là sự thay đổi, dịch chuyển.
Nói cách khác, vận động chính là thời gian gắn với một không gian cụ thể.

Nếu loài người chưa có khái niệm thời gian, họ định nghĩa vận động là sự thay đổi. Vậy sự thay đổi giữa các sự vật khác nhau được phân biệt, đo đếm thế nào? Cái nhanh, cái chậm, cái nhiều, cái ít? Vậy phải chọn một vận động ra làm thước đo quy đổi cho các loại vận động khác. Cụ biết họ đang làm gì không? Họ đang định nghĩa thời gian đấy.

Nếu cụ không thích khái niệm thời gian, chúng ta gọi "vận động" cũng được. Và cứ một chu kỳ vận động của mặt trời là một ngày nhé.

Không gian sống của chúng ta nếu chỉ mô tả bằng trục toạ độ 3 chiều thì tất cả sẽ chỉ là 1 bức ảnh 3D khổng lồ, không có vận động, không có thời gian. Muốn mô tả thế giới này, chúng ta phải thêm 1 chiều nữa để mô tả sự thay đổi. Cụ thích gọi là vận động cũng được. Thời gian cũng được. Cái gì cũng được, miễn là 1 trục nữa.
Einstein đã chỉ ra: chuyển động thế này sẽ khiến cho thời gian biến đổi co dãn thế này.
Chứ Einstein không bao giờ nói: do thời gian nhanh chậm khác nhau khiến cho chuyển động nhanh chậm khác nhau.
Tức là, Einstein cũng khẳng định, thời gian lệ thuộc vào chuyển động, chứ không phải chuyển động lệ thuộc vào thời gian.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Có câu hỏi này 2 cụ trả lời giúp em:
Có 2 cái đèn pin cùng chiếu về phía trái đất. 1 cái đứng im và 1 cái từ xa phi tới trái đất với tốc độ v < c. Tất cả đều dùng hệ quy chiếu trái đất, do chúng ta đứng ở trái đất và quan sát.
Vào thời điểm 2 cái đèn ở cùng khoảng cách với trái đất, cả 2 cái đèn cùng phát ra 1 chùm sáng. Vậy chùm sáng nào đến trái đất trước?
Cả thực nghiệm lẫn thuyết tương đối đều cho thấy ánh sáng đến cùng lúc cụ nhé. Chỉ có cụ Galileo với mớ "nghịch lý" nhà cháu trình bày ở trên thì ánh sáng thằng đứng yên mới đến trước. Tí nhà cháu trình bày nghịch lý cho các cụ thẩm.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
365
Động cơ
402,026 Mã lực
E ví dụ: với hệ quy chiếu 1 người đứng trên sân ga, tàu đang chạy qua mà tắt máy thì tàu dừng lại. Lúc đó với hệ quy chiếu người trên sân ga tàu ko vận động (dù nó vận động trong hệ quy chiếu khác). Như vậy thì vận động của tàu đâu tự nó duy trì vận động?
Chuyển động của vật thể dựa trên sự phân rã của khối vật chất bao hàm nó. Khi sự phân rã đang diễn ra thì một bộ phận sẽ chuyển động có gia tốc. Khi bảo toàn cấu trúc thì vật chất chuyển động đều trong môi trường không giản đảm bảo sự bảo toàn đó.
Người quan sát nếu nhìn thấy các vật chất trước và sau khi phân rã thì sẽ thấy được chuyển động của vật thể. Người trên sân ga nhìn thấy tàu dừng chạy và nhìn thấy quá trình bức xạ nhiệt từ tàu do lực ma sát hay sự tiêu hao của dầu máy chuyển thành cơ năng cho tàu.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Câu hỏi của cụ có thể có lời giải đáp nếu công nhận thuyết đa vũ trụ, trong đó vũ trụ của "chúng ta" chỉ giống như một bong bóng nước giữa đại dương.
Trong tiềm thức chúng ta. Khái niệm vũ trụ bao quát tất cả. Vô cùng vô tận.
Bất kỳ cái gì còn giới hạn thì ko xứng đáng gọi là vũ trụ.
Cứ nói vùng vũ trụ quan sát được tuân theo Bigbang thì có ai phản đối đâu. Đây lại cứ thích áp đặt rằng thế giới bao la chỉ có vậy.
Giống kiểu ếch ngồi đáy giếng.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Einstein đã chỉ ra rồi: do vật này chuyển động nhanh hơn nên thời gian trôi chậm hơn.
Chứ Einstein không nói một lời nào rằng: do thời gian trôi chậm hơn đã khiến cho vật này chuyển động nhanh hơn.

Tức là, cái gì là thể (chuyển động) và cái gì là dụng (thời gian) đã quá rõ ràng qua bộ óc của thiên tài Einstein.
Rất đơn giản, vì không thể tương tác trực tiếp với thời gian, nên không ai nói là hãy làm thời gian trôi chậm đi để cho chuyển động được nhanh hơn.

Thay vì đó, muốn tác động vào thời gian thì phải tìm cách tương tác gián tiếp thông qua chuyển động hoặc khối lượng, là những thứ hữu hình hữu tướng để tác động vào thời gian vô hình vô tướng.

Cũng như muốn tác động đến cái bên trong, thì phải thông qua cái bên ngoài.

Vì sao nói giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời? Giang sơn là vật chất, có hình có tướng. Bản tính là cái bên trong, vô hình vô tướng. Cái gì khó, cái gì dễ? Cái gì là gốc, cái gì là ngọn? Gió thổi qua thì lay gốc cây hay rung ngọn cây?

Thời gian trường hà mới là nguồn gốc của vận động, trên dòng sông đấy vạn vật mới có sinh có diệt. Đây là chân lý không thể bàn cãi.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Einstein đã chỉ ra: chuyển động thế này sẽ khiến cho thời gian biến đổi co dãn thế này.
Chứ Einstein không bao giờ nói: do thời gian nhanh chậm khác nhau khiến cho chuyển động nhanh chậm khác nhau.
Tức là, Einstein cũng khẳng định, thời gian lệ thuộc vào chuyển động, chứ không phải chuyển động lệ thuộc vào thời gian.
Cũng như chúng ta nói: với mỗi chất có tỷ trọng xác định, "thể tích từng này thì khối lượng sẽ là bao nhiêu" hoặc "khối lượng từng này thể tích sẽ là bao nhiêu". Vậy cái nào là nguyên nhân của cái nào?

Công thức tính co giãn thời gian - không gian - tốc độ là một công thức thuần tuý toán học, cụ có biến này thì tính được biến kia. Nó chỉ là các khái niệm chúng ta đưa ra để mô tả, chứ sự vật chỉ có 1.

Cụ đang hiểu vận động/thời gian là quan hệ nhân quả. Nhà cháu thấy nó chỉ là các khái niệm mô tả một hiện tượng - ấy là trục thứ 4 thêm vào không gian 3 chiều.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Hệ quy chiếu là 1 quy ước nhằm đặt ra giới hạn cho nhận thức, nên dĩ nhiên trong 1 hệ quy chiếu thì có sự đứng yên. Nhưng sự đứng yên đó là tương đối vì nó phải gắn với 1 hệ quy chiếu quy ước.
Còn đây bàn về đứng yên tuyệt đối, đứng yên với mọi hệ quy chiếu, thì không thể có.
Nếu loại bỏ hệ quy chiếu thì trở thành infinite mọi thứ hỗn độn, e ko rơi vào bẫy infinite hỗn độn, thậm chí "hồng mông" còn ko có 1 xác suất cho sự vận động bất định như lượng tử nữa thì chơi khó quá.

Ở đây e đặt vấn đề quy luật của vận động trong hệ quy chiếu, có quan sát. Cũng giống như e quan tâm vũ trụ "khả kiến" hơn là vũ trụ vô hình vô ảnh vô tận.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Chuyển động của vật thể dựa trên sự phân rã của khối vật chất bao hàm nó. Khi sự phân rã đang diễn ra thì một bộ phận sẽ chuyển động có gia tốc. Khi bảo toàn cấu trúc thì vật chất chuyển động đều trong môi trường không giản đảm bảo sự bảo toàn đó.
Người quan sát nếu nhìn thấy các vật chất trước và sau khi phân rã thì sẽ thấy được chuyển động của vật thể. Người trên sân ga nhìn thấy tàu dừng chạy và nhìn thấy quá trình bức xạ nhiệt từ tàu do lực ma sát hay sự tiêu hao của dầu máy chuyển thành cơ năng cho tàu.
Tức là e hiểu ý cụ muốn nói: trong hệ quy chiếu này theo cụ là vận động <--- do năng lượng < --- do vật chất chuyển hóa? Nếu ngắt năng lượng thì ngắt chuyển động. Vậy vận động phải quay lại thành năng lượng năng lượng thành vật chất mới bảo toàn chứ? Ko thì vật chất mất đi đâu hay từ thinh không sinh ra?

Chỗ này e cũng muốn hỏi cụ Kem tươi là nếu quy luật chuyển hóa ở trên là đúng (trong hệ quy chiếu này) thì bản thân việc chuyển hóa cũng là 1 sự "vận động", vậy vận động chuyển hóa này tại sao cứ tồn tại thế mà ko bị ngắt quy trình chuyển hóa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cả thực nghiệm lẫn thuyết tương đối đều cho thấy ánh sáng đến cùng lúc cụ nhé. Chỉ có cụ Galileo với mớ "nghịch lý" nhà cháu trình bày ở trên thì ánh sáng thằng đứng yên mới đến trước. Tí nhà cháu trình bày nghịch lý cho các cụ thẩm.
Cụ đánh lái u-turn còn nhanh hơn cả Chu thị trưởng! :))
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nếu loại bỏ hệ quy chiếu thì trở thành infinite mọi thứ hỗn độn, e ko rơi vào bẫy infinite hỗn độn, thậm chí "hồng mông" còn ko có 1 xác suất cho sự vận động bất định như lượng tử nữa thì chơi khó quá.

Ở đây e đặt vấn đề quy luật của vận động trong hệ quy chiếu, có quan sát. Cũng giống như e quan tâm vũ trụ "khả kiến" hơn là vũ trụ vô hình vô ảnh vô tận.
Cụ Tứ Vô Lượng cũng chơi tiêu chuẩn kép nhé.

Cái gì tính toán và kiểm chứng được là cụ tìm cách chạy về khoa học, nép vào các học thuyết có tiêu chí định nghĩa rõ ràng để thằng nào gài cụ vào nghịch lý là cụ né được ngay.

Trong khi đó những học thuyết né tránh lượng hoá, toàn sử dụng khái niệm mập mờ không có định nghĩa rõ ràng thì cụ lại sẵn sàng lôi về để bác bỏ những lý thuyết khoa học, để tìm cách lý giải những chỗ khoa học chưa giải quyết được.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Rất đơn giản, vì không thể tương tác trực tiếp với thời gian, nên không ai nói là hãy làm thời gian trôi chậm đi để cho chuyển động được nhanh hơn.

Thay vì đó, muốn tác động vào thời gian thì phải tìm cách tương tác gián tiếp thông qua chuyển động hoặc khối lượng, là những thứ hữu hình hữu tướng để tác động vào thời gian vô hình vô tướng.

Cũng như muốn tác động đến cái bên trong, thì phải thông qua cái bên ngoài.

Vì sao nói giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời? Giang sơn là vật chất, có hình có tướng. Bản tính là cái bên trong, vô hình vô tướng. Cái gì khó, cái gì dễ? Cái gì là gốc, cái gì là ngọn? Gió thổi qua thì lay gốc cây hay rung ngọn cây?

Thời gian trường hà mới là nguồn gốc của vận động, trên dòng sông đấy vạn vật mới có sinh có diệt. Đây là chân lý không thể bàn cãi.
Cụ đòi nghịch đảo tư duy nhân loại quay về trước Einstein rồi :) khoa học hiện nay tính toán không thời gian rất cụ thể chứ ko có "thời gian trường hà" trong tưởng tượng.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ đánh lái u-turn còn nhanh hơn cả Chu thị trưởng! :))
Ơ, cái gì mà động vào tính toán thật thì phải đánh lái về đường chính ngay. Nhà cháu giống cụ, chỗ nào có lý thuyết đã kiểm chứng rồi thì thôi không "nghịch lý" nữa. Chỗ nào mờ mịt ta mới bàn lung tung.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ Tứ Vô Lượng cũng chơi tiêu chuẩn kép nhé.

Cái gì tính toán và kiểm chứng được là cụ tìm cách chạy về khoa học, nép vào các học thuyết có tiêu chí định nghĩa rõ ràng để thằng nào gài cụ vào nghịch lý là cụ né được ngay.

Trong khi đó những học thuyết né tránh lượng hoá, toàn sử dụng khái niệm mập mờ không có định nghĩa rõ ràng thì cụ lại sẵn sàng lôi về để bác bỏ những lý thuyết khoa học, để tìm cách lý giải những chỗ khoa học chưa giải quyết được.
Em có niềm tin khoa học, niềm tin cosmic religious feeling mà đâu phải phản khoa học đâu. Niềm tin đó là: thế giới có quy luật của nó, chỉ là loài người chưa tìm ra hết thôi.

Cũng vì niềm tin đó mà cái gì ngay từ khi đặt vấn đề cái gì vô định hỗn độn, cách đặt vấn đề sẽ dẫn đến ko có liên hệ ko có quy luật là e ko chơi mà rối não.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Tức là e hiểu ý cụ muốn nói: trong hệ quy chiếu này theo cụ là vận động <--- do năng lượng < --- do vật chất chuyển hóa? Nếu ngắt năng lượng thì ngắt chuyển động. Vậy vận động phải quay lại thành năng lượng năng lượng thành vật chất mới bảo toàn chứ? Ko thì vật chất mất đi đâu hay từ thinh không sinh ra?

Chỗ này e cũng muốn hỏi cụ Kem tươi là nếu quy luật chuyển hóa ở trên là đúng (trong hệ quy chiếu này) thì bản thân việc chuyển hóa cũng là 1 sự "vận động", vậy vận động chuyển hóa này tại sao cứ tồn tại thế mà ko bị ngắt quy trình chuyển hóa.
Chuyển hóa, hay vận động, hay dịch động cũng là 1, chỉ sự biến dịch.
Không thể có chuyện ngắt. Việc ngắt chuyển động là 1 mê lầm ảo tưởng.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em có niềm tin khoa học, niềm tin cosmic religious feeling mà đâu phải phản khoa học đâu. Niềm tin đó là: thế giới có quy luật của nó, chỉ là loài người chưa tìm ra hết thôi.
Niềm tin có lúc đúng lúc sai. Cụ đọc nhiểu học nhiều hiểu biết rộng thì niềm tin của cụ đúng nhiều hơn sai, nhưng không có nghĩa là chỉ đúng không sai. Khi niềm tin của cụ đúng nhiều quá và thường xuyên, sẽ xuất hiện tâm lý chủ quan và cho rằng mọi niềm tin của cụ là đúng... Thế là có lúc niềm tin cụ đặt sai chỗ! :D
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Chuyển hóa, hay vận động, hay dịch động cũng là 1, chỉ sự biến dịch.
Không thể có chuyện ngắt. Việc ngắt chuyển động là 1 mê lầm ảo tưởng.
Vậy là cụ có niềm tin là ko ngắt. Và ko chứng minh. Vậy là cụ theo tôn giáo rồi, như niềm tin mandala ko ngừng quay, ko còn khoa học nữa.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,548
Động cơ
566,918 Mã lực
Sẵn có các cụ of trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lại đang thảo luận một vấn đề xen lẫn khoa học và niềm tin( em tạm gọi xen lẫn vì không ai thuần túy một bên cả). Các cụ cho em hỏi: Kurt Godel nhà logic vĩ đại nhất từ sau Aristoteles, ông có chứng minh Chúa tồn tại và năm 1970 thì công bố. Em hiểu Chúa ở đây là muốn đề cập đến thực thể phi vật chất. Ko bàn đến đúng sai vì em không hiểu ông chứng minh thế nào. Các cụ có thể giúp e, tại sao nhà toán học vĩ đại nhất thế kỉ 20, mà toán học lại là xương sống của khoa học lại chứng minh Chúa tồn tại. Liệu điều này có mâu thuẫn với khoa học thuần túy không?. Đây là những gì liên quan về việc chứng minh sự tồn tại của Chúa của ông. https://en.m.wikipedia.org/wiki/Gödel's_ontological_proof
Đúng rồi cụ. Nhiều người thấy nhắc đến chúa là nghĩ đến chúa Kito của người Công giáo. Thật ra nhiều khi người ta nhắc đến chúa là nhắc đến đấng siêu nhiên nằm ngoài vũ trụ của con người (hay nhiều người khác gọi là Đầng Toàn Năng). Tư duy của con người lớn đến đâu thì vũ trụ của con người lớn ra đến ấy, ngoài vũ trụ đó là chúa, là siêu nhiên.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Niềm tin có lúc đúng lúc sai. Cụ đọc nhiểu học nhiều hiểu biết rộng thì niềm tin của cụ đúng nhiều hơn sai, nhưng không có nghĩa là chỉ đúng không sai. Khi niềm tin của cụ đúng nhiều quá và thường xuyên, sẽ xuất hiện tâm lý chủ quan và cho rằng mọi niềm tin của cụ là đúng... Thế là có lúc niềm tin cụ đặt sai chỗ! :D
Cụ Eistein cũng có cosmic religious feeling nên e đu càng theo thôi :) cũng có thể ai đó sẽ chứng minh được thế giới hỗn độn phi quy luật - nhưng ngày đó chưa đến. Và e ko để tư duy của e đu theo cái "hỗn độn phi quy luật" đó vì cái đầu em nó là hữu hạn, cùng lắm em chỉ cố mò đến "hỗn độn có quy luật" thôi chứ ko cố công tư duy đi tìm "hỗn độn phi quy luật" e còn vợ còn con :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Vậy là cụ có niềm tin là ko ngắt. Và ko chứng minh. Vậy là cụ theo tôn giáo rồi, như niềm tin mandala ko ngừng quay, ko còn khoa học nữa.
Muốn nói đến ngắt hay không ngắt, lại phải sử dụng đến khái niệm thời gian, thứ hoàn toàn không tồn tại trong tôn giáo của cụ Kem tươi! =))
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Vậy là cụ có niềm tin là ko ngắt. Và ko chứng minh. Vậy là cụ theo tôn giáo rồi, như niềm tin mandala ko ngừng quay, ko còn khoa học nữa.
Thế vậy cụ có niềm tin vào có ngắt. Và không chứng minh. Vậy là cụ theo tôn giáo rồi :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top