[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ vẫn tư duy theo cộng trừ vận tốc, và nghĩ ra những ví dụ thought experiment ko có thật như v > c. E thì nghĩ nên loại bỏ tư duy đó trong thế giới Einstein, mà lấy không thời gian méo + thêm hệ quy chiếu và người quan sát làm cơ sở tư duy.

Em đang ngâm cứu nghịch lý thằng bờm vác tre vô nhà, coi chừng trong thế giới Einstein thằng bờm vác lọt vì cái "tức thời" với đầu này cây tre khác cái "tức thời" với đầu kia cây tre :)
Trong khi cụ đang còn loay hoay sử dụng thuyết tương đối, thuyết lượng tử, thuyết vụ nổ lớn, và các loại thuyết đao to búa lớn để mang cây tre của Bờm qua cổng sao cho 2 đầu cây tre không "đồng thời", thì nông dân làng em chỉ cần lách cây tre để 1 đầu vào trước đầu kia vào sau, thế là xong! =))
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Ôi thôi xong, thế là rơi vào bẫy của cụ zorgvn thật à. Cơ mà em vẫn thấy cụ ấy có lý, thế mới chết! :D
Ví dụ e đề ra 1 giả định: người di chuyển có gia tốc sẽ là người trẻ hơn, ông chịu khó bay nhảy dính lưng vào ghế offroad sẽ trẻ ơn ông lười ở yên một chỗ thì lại đúng trong các giả định của cụ zorgvn thôi à, dù trong hệ quy chiếu nào.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ vẫn tư duy theo cộng trừ vận tốc, và nghĩ ra những ví dụ thought experiment ko có thật như v > c. E thì nghĩ nên loại bỏ tư duy đó trong thế giới Einstein, mà lấy không thời gian méo + thêm hệ quy chiếu và người quan sát làm cơ sở tư duy.

Em đang ngâm cứu nghịch lý thằng bờm vác tre vô nhà, coi chừng trong thế giới Einstein thằng bờm vác lọt vì cái "tức thời" với đầu này cây tre khác cái "tức thời" với đầu kia cây tre :)
Cụ nghĩ xem nếu không lấy thought experiment thì lấy gì ra giải thích v>c bây giờ. Cụ có cộng bao nhiêu vận tốc thì Einstein vẫn chỉ cho lên đến c. Giờ chỉ có tưởng tượng kiểu toán học thôi cụ ợ.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Y học cũng thế.
Sẽ luôn tồn tại những bệnh mà Y học không thể chữa.
Rồi sẽ luôn tồn tại những bài toán mà toán học không thể giải.
2 trụ cột của khoa học đã vậy, thì đức tin khoa học sẽ giúp hiểu được Vũ trụ có ngây thơ không ? :))
Tin rằng khoa học có thể giúp hiểu được vũ trụ thì khá ngây thơ.

Nhưng tin rằng ngồi lim dim nhắm mắt xong đọc mấy câu kệ kiểu có tức là không mà không thì ắt sẽ có... mà giúp hiểu được vũ trụ thì không phải là ngây thơ, mà là ngây ngô, cụ nhỉ? :))

Sẵn có các cụ of trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lại đang thảo luận một vấn đề xen lẫn khoa học và niềm tin( em tạm gọi xen lẫn vì không ai thuần túy một bên cả). Các cụ cho em hỏi: Kurt Godel nhà logic vĩ đại nhất từ sau Aristoteles, ông có chứng minh Chúa tồn tại và năm 1970 thì công bố. Em hiểu Chúa ở đây là muốn đề cập đến thực thể phi vật chất. Ko bàn đến đúng sai vì em không hiểu ông chứng minh thế nào. Các cụ có thể giúp e, tại sao nhà toán học vĩ đại nhất thế kỉ 20, mà toán học lại là xương sống của khoa học lại chứng minh Chúa tồn tại. Liệu điều này có mâu thuẫn với khoa học thuần túy không?. Đây là những gì liên quan về việc chứng minh sự tồn tại của Chúa của ông. https://en.m.wikipedia.org/wiki/Gödel's_ontological_proof
Em chả biết ai phong cho ông ấy cái chức vĩ đại nhất sau Aristole ạ, ông Aristole chém gió và hùng biện giỏi chứ nói nhiều cái sai bét thì em thấy cũng không vĩ đại mấy :))

Còn cái định lý bất toàn thì được các nhà thần học, tâm linh học, thiền học... đội lên đầu từ lâu rồi, mục đích là tự sướng theo kiểu: Đấy, thấy chưa, khoa học làm sao mà biết hết được mọi thứ.

Ừ thì đúng là khoa học không thể biết hết được mọi thứ, ví dụ, biết thế quái nào được tương lai?

Nhưng mấy ông nhà kia thì cũng biết cái gì hơn đâu, thậm chí biết kém rất nhiều. Chỉ thấy khoa học mang lại rất nhiều thứ cho đời sống con người, còn mấy ông nhà chém gió kia thì chỉ tạo ra gió thôi, mà gió đấy cũng chẳng dùng được để phát điện :))
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Ví dụ e đề ra 1 giả định: người di chuyển có gia tốc sẽ là người trẻ hơn, ông chịu khó bay nhảy dính lưng vào ghế offroad sẽ trẻ ơn ông lười ở yên một chỗ thì lại đúng trong các giả định của cụ zorgvn thôi à, dù trong hệ quy chiếu nào.
Gia tốc cũng là một dạng trọng lực. Thuyết tương đối cho các cụ cả công thức tính co giãn thời gian theo vận tốc lẫn trọng lực, cụ ghép cả hai cái lại sẽ tính được ông nào trẻ hơn.
Túm lại như cụ nào đó đã nói từ đầu, kiểu gì cũng phải ghép vào 1 hệ quy chiếu tuyến tính mới tính toán được.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ nghĩ xem nếu không lấy thought experiment thì lấy gì ra giải thích v>c bây giờ. Cụ có cộng bao nhiêu vận tốc thì Einstein vẫn chỉ cho lên đến c. Giờ chỉ có tưởng tượng kiểu toán học thôi cụ ợ.
Cụ chơi tiêu chuẩn kép, cụ giả định vượt ra khỏi Einstein mà sử dụng lý thuyết Einstein hay trước Einstein. Cụ giả định vượt ra Einstein thì cụ phải dùng lý thuyết zorgvn chứ.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Tin rằng khoa học có thể giúp hiểu được vũ trụ thì khá ngây thơ.

Nhưng tin rằng ngồi lim dim nhắm mắt xong đọc mấy câu kệ kiểu có tức là không mà không thì ắt sẽ có... mà giúp hiểu được vũ trụ thì không phải là ngây thơ, mà là ngây ngô, cụ nhỉ? :))
Không ai bảo là ngồi lim dim đọc mấy câu kệ là hiểu được vũ trụ cả. Cụ nên đừng nhét chữ vào miệng nhau thế.
Ngồi thiền chỉ là cái tượng, người ngoài nông cạn nhìn vào chỉ thấy được thế. Chứ thực ra, định chỉ là bước cuối cùng. Chứ để định (thiền định) được thì hành giả phải cực khổ cực, không khác gì các nhà khoa học khổ cực đâu, đó là hành trình tu đầy giạn khổ lẫn nghị lực, cả đời có khi còn chưa đạt được thành quả.

Nói chung, nhà khoa học nỗ lực trong phòng thí nghiệm hay hành giả nỗ lực tu, đều là 2 biểu tượng rất giàu nghị lực và đại diện cho trí tuệ. Đừng nên nói kháy bên nào cả.

4 câu:
Cái này sinh...
... cái kia diệt.

Chỉ là đại diện cô đọng cho 1 hệ thống triết lý đồ sộ kinh điển, trí tuệ. Chứ không chỉ có mấy câu đó. Hệ thống trí tuệ kinh điển đó cũng có rất nhiều lang lớp, phù hợp với các căn cơ khác nhau, với các lí giải và lí lẽ khác nhau, cách thức tu chứng khác nhau, cực đồ sộ và không thua kém các hệ thống khoa học khác.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Trong khi cụ đang còn loay hoay sử dụng thuyết tương đối, thuyết lượng tử, thuyết vụ nổ lớn, và các loại thuyết đao to búa lớn để mang cây tre của Bờm qua cổng sao cho 2 đầu cây tre không "đồng thời", thì nông dân làng em chỉ cần lách cây tre để 1 đầu vào trước đầu kia vào sau, thế là xong! =))
Hì hì, đúng thế là xong! sau khi được cụ Xe vài bánh dạy thuyết tương đối thì hai đầu cây tre ko cứ nhất nhất là đồng thời, hai đầu cái thang ko nhất thiết lọt trong nhà "đồng thời" nên ko cần tranh luận ladder paradox nữa. Vì ko có 1 cái "đồng thời" chung tuyệt đối.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Không ai bảo là ngồi lim dim đọc mấy câu kệ là hiểu được vũ trụ cả. Cụ nên đừng nhét chữ vào miệng nhau thế.
Ngồi thiền chỉ là cái tượng, người ngoài nông cạn nhìn vào chỉ thấy được thế. Chứ thực ra, định chỉ là bước cuối cùng. Chứ để định (thiền định) được thì hành giả phải cực khổ cực, không khác gì các nhà khoa học khổ cực đâu, đó là hành trình tu đầy giạn khổ lẫn nghị lực, cả đời có khi còn chưa đạt được thành quả.

Nói chung, nhà khoa học nỗ lực trong phòng thí nghiệm hay hành giả nỗ lực tu, đều là 2 biểu tượng rất giàu nghị lực và đại diện cho trí tuệ. Đừng nên nói kháy bên nào cả.

4 câu:
Cái này sinh...
... cái kia diệt.

Chỉ là đại diện cô đọng cho 1 hệ thống triết lý đồ sộ kinh điển, trí tuệ. Chứ không chỉ có mấy câu đó. Hệ thống trí tuệ kinh điển đó cũng có rất nhiều lang lớp, phù hợp với các căn cơ khác nhau, với các lí giải và lí lẽ khác nhau, cách thức tu chứng khác nhau, cực đồ sộ và không thua kém các hệ thống khoa học khác.
Nghị lực không liên quan đến trí tuệ cụ ạ. Không phải cứ học chăm là sẽ học giỏi.

Đồ sộ và nhiều lý lẽ cũng không tương ứng với "đúng đắn, chính xác, trí tuệ", cũng như nói nhiều và nói đúng là hai việc khác nhau hoàn toàn.

"Được chứng minh, được xác nhận, có bằng chứng, áp dụng thành công..." mới quan trọng.

Tự nói, tự tuyên bố, tự nhận định, tự cho là đúng mà không có kiểm chứng, phản biện, tranh luận, áp dụng... thì có ích gì?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hì hì, đúng thế là xong! sau khi được cụ Xe vài bánh dạy thuyết tương đối thì hai đầu cây tre ko cứ nhất nhất là đồng thời, hai đầu cái thang ko nhất thiết lọt trong nhà "đồng thời" nên ko cần tranh luận ladder paradox nữa. Vì ko có 1 cái "đồng thời" chung tuyệt đối.
Nhưng đi ngang nó lại hơi khác đi dọc! :D
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
"Được chứng minh, được xác nhận, có bằng chứng, áp dụng thành công..." mới quan trọng.
Định lý Godel đã được thừa nhận bởi các nhà khoa học, định lý này chứng minh toán học vĩnh viễn không thể giải quyết được mọi vấn đề của nó, và sẽ luôn tồn tại các bài toán không thể giải nổi.

Vậy là, toán học - một trụ cột của khoa học, có thể coi toán học là trái tim của khoa học - còn thừa nhận là sẽ không thể hiểu hết được toán học, sẽ luôn tồn tại những vấn đề toán học không thể giải. Nữa là đời sống/Vũ trụ - một thứ còn bao trùm lên mọi thứ, và toán học chỉ là 1 vấn đề trong đó.

Hơn nữa, hãy cảm nhận bằng cái đầu và con tim, cả lí trí lẫn cảm xúc, xem rằng nguyên lý sau sai ở đâu? Đó mới là chân lý:

- Vạn vật đều biến dịch, vận động, chuyển hóa.
- Không thể tồn tại vật gì đứng yên. Vì đứng yên so với cái này thì sẽ chuyển động so với cái khác. Ví dụ con người đứng yên so với cái cây thì lại chuyển động so với mây, mặt trời,.... Hơn nữa trong nội tại con người tưởng chừng đang bất động đứng yên đó lại có vô số các chuyển động chuyển hóa khác: tim đập, tế bào sinh sôi, phân tử chuyển động,....
- Vận động, dịch động, chuyển hóa là bản chất của thực tại, không có ngoại lệ.
- Chỉ có vận động, chuyển hóa là tồn tại đích thực. Các cái khác là giả danh, là tạm bợ, là quy ươc. Thời gian và không gian cũng chỉ là quy ước.
- Vận động biến dịch là thứ tồn tại duy nhất, không thể tìm ra bất kỳ thứ gì đứng yên tuyệt đối.

Nói chung, các gạch đầu dòng trên là chân lý, không thể phản bác, không thể nghi ngờ.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Định lý Godel đã được thừa nhận bởi các nhà khoa học, định lý này chứng minh toán học vĩnh viễn không thể giải quyết được mọi vấn đề của nó, và sẽ luôn tồn tại các bài toán không thể giải nổi.

Vậy là, toán học - một trụ cột của khoa học, có thể coi toán học là trái tim của khoa học - còn thừa nhận là sẽ không thể hiểu hết được toán học, sẽ luôn tồn tại những vấn đề toán học không thể giải. Nữa là đời sống/Vũ trụ - một thứ còn bao trùm lên mọi thứ, và toán học chỉ là 1 vấn đề trong đó.

Hơn nữa, hãy cảm nhận bằng cái đầu và con tim, cả lí trí lẫn cảm xúc, xem rằng nguyên lý sau sai ở đâu? Đó mới là chân lý:

- Vạn vật đều biến dịch, vận động, chuyển hóa.
- Không thể tồn tại vật gì đứng yên. Vì đứng yên so với cái này thì sẽ chuyển động so với cái khác. Ví dụ con người đứng yên so với cái cây thì lại chuyển động so với mây, mặt trời,.... Hơn nữa trong nội tại con người tưởng chừng đang bất động đứng yên đó lại có vô số các chuyển động chuyển hóa khác: tim đập, tế bào sinh sôi, phân tử chuyển động,....
- Vận động, dịch động, chuyển hóa là bản chất của thực tại, không có ngoại lệ.
- Chỉ có vận động, chuyển hóa là tồn tại đích thực. Các cái khác là giả danh, là tạm bợ, là quy ươc. Thời gian và không gian cũng chỉ là quy ước.
- Vận động biến dịch là thứ tồn tại duy nhất, không thể tìm ra bất kỳ thứ gì đứng yên tuyệt đối.

Nói chung, các gạch đầu dòng trên là chân lý, không thể phản bác, không thể nghi ngờ.
Rất nhiều gạch đầu dòng của cụ là những nhận định sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa hoặc không rõ ràng, có thể hiểu nhiều cách, không có giá trị làm nền tảng để nghiên cứu hay ứng dụng gì cả.

Ví dụ nhà cháu nói rằng vận động mới là quy ước. Chúng ta định nghĩa vận động là sự thay đổi theo thời gian (cụ có khái niệm nào khác không?). Nếu không có thời gian thì không tồn tại vận động, không định nghĩa được vận động. Cụ thử làm thế nào để định nghĩa vận động của cụ mà không được phép dùng bất cứ khái niệm nào liên quan đến thời gian xem sao.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Vấn đề ở đây là vũ trụ theo Bigbang có phải là vũ trụ mà chúng ta hay nghĩ hay không?
Nói như truyện tiên hiệp là phi thăng lên tiên giới đã thành tiên thật hay chưa? Chủ tiên giới có phải Thượng đế? Hay chỉ là anh sai vặt cho người nào đó?
Mọi căn cứ về thời gian chỉ dựa vào cái gọi là Bức xạ nền vũ trụ.
Còn những câu hỏi khác: Điểm bắt đầu Bigbang ở đâu? Điểm ban đầu Bigbang to hay nhỏ? Ngoài "điểm ban đầu" thì không gian bên ngoài gọi là gì?
Câu hỏi của cụ có thể có lời giải đáp nếu công nhận thuyết đa vũ trụ, trong đó vũ trụ của "chúng ta" chỉ giống như một bong bóng nước giữa đại dương.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Rất nhiều gạch đầu dòng của cụ là những nhận định sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa hoặc không rõ ràng, có thể hiểu nhiều cách, không có giá trị làm nền tảng để nghiên cứu hay ứng dụng gì cả.

Ví dụ nhà cháu nói rằng vận động mới là quy ước. Chúng ta định nghĩa vận động là sự thay đổi theo thời gian (cụ có khái niệm nào khác không?). Nếu không có thời gian thì không tồn tại vận động, không định nghĩa được vận động. Cụ thử làm thế nào để định nghĩa vận động của cụ mà không được phép dùng bất cứ khái niệm nào liên quan đến thời gian xem sao.
Đúng vậy, để giải đáp cho phản đề của bạn, trước hết ta hãy quan sát cuộc sống, từ chính thực tiễn đúc rút ra như sau: Nếu A được coi là nền tảng của B , Hoặc A được coi là cơ bản mà từ đó B được suy ra, thì A phải là một cái gì trường tồn hơn B, ổn định hơn B và ít thay đổi hơn B, ví dụ:

- A là 25 chữ cái, còn B là từ, câu, đoạn văn. Có thể thấy rằng A chỉ có số lượng 25 nhưng B có thể lên tới hàng tỷ, vô số. Từng chữ cái có thể tồn tại mà không cần có câu từ nào cả, nhưng hễ có phát sinh bất kỳ câu, từ nào thì phải có chữ cái trong đó.
- A là móng, B là ngôi nhà. Có thể thấy A tồn tại lâu hơn B là đương nhiên, trên cái móng thì có thể xây rồi phá nhiều ngôi nhà chứ không thể cùng một ngôi nhà mà thay nhiều móng được. B mong manh dễ đổ, còn A thì vững chãi trường tồn hơn nhiều. Ngôi nhà (B) có thể đổ sụp mà móng (A) vẫn tồn tại, chứ không thể có chuyện móng sụp mà nhà vẫn đứng vững được.
- A là thể, B là dụng.

Bây giờ, ta có thể hiểu A là vận động, còn B là thời gian. Tại sao lại thế: vì A là thứ trường tồn và không thể biến đổi, tức là không thể có cái gì mà hoàn toàn không vận động. Tức là sự vận động là trường tồn, là không thể thay đổi, không thể bắt sự vận động trở thành đứng yên tuyệt đối được. Nhưng B (thời gian) là thứ mà có thể co dãn, nhanh chậm, dễ thay đổi, thậm chí đứng yên (theo chính thuyết tương đối đó, thời gian có thể co dãn, thậm chí nếu chuyển động với vận tốc ánh sáng thì thời gian còn đứng yên). Có thể thấy thời gian - tức là B - mong manh ra sao, dễ thay đổi ra sao, dễ phụ thuộc vào các yếu tố khác (vận tốc, lực hấp dẫn) ra sao, thời gian bị phụ thuộc vào vận động ra sao, thuyết tương đối đã chỉ ra quá rõ. Thời gian không khác gì ngôi nhà và vận động chính là cái móng.

Do vậy, A (vận động) phải là cơ sở, còn B (thời gian) chỉ là phái sinh suy ra từ đó mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đúng vậy, để giải đáp cho phản đề của bạn, trước hết ta hãy quan sát cuộc sống, từ chính thực tiễn đúc rút ra như sau: Nếu A được coi là nền tảng của B , Hoặc A được coi là cơ bản mà từ đó B được suy ra, thì A phải là một cái gì trường tồn hơn B, ổn định hơn B và ít thay đổi hơn B, ví dụ:

- A là 25 chữ cái, còn B là từ, câu, đoạn văn. Có thể thấy rằng A chỉ có số lượng 25 nhưng B có thể lên tới hàng tỷ, vô số. Từng chữ cái có thể tồn tại mà không cần có câu từ nào cả, nhưng hễ có phát sinh bất kỳ câu, từ nào thì phải có chữ cái trong đó.
- A là móng, B là ngôi nhà. Có thể thấy A tồn tại lâu hơn B là đương nhiên, trên cái móng thì có thể xây rồi phá nhiều ngôi nhà chứ không thể cùng một ngôi nhà mà thay nhiều móng được. B mong manh dễ đổ, còn A thì vững chãi trường tồn hơn nhiều. Ngôi nhà (B) có thể đổ sụp mà móng (A) vẫn tồn tại, chứ không thể có chuyện móng sụp mà nhà vẫn đứng vững được.
- A là thể, B là dụng.

Bây giờ, ta có thể hiểu A là vận động, còn B là thời gian. Tại sao lại thế: vì A là thứ trường tồn và không thể biến đổi, tức là không thể có cái gì mà hoàn toàn không vận động. Tức là sự vận động là trường tồn, là không thể thay đổi, không thể bắt sự vận động trở thành đứng yên tuyệt đối được. Nhưng B (thời gian) là thứ mà có thể co dãn, nhanh chậm, dễ thay đổi, thậm chí đứng yên (theo chính thuyết tương đối đó, thời gian có thể co dãn, thậm chí nếu chuyển động với vận tốc ánh sáng thì thời gian còn đứng yên). Có thể thấy thời gian - tức là B - mong manh ra sao, dễ thay đổi ra sao, dễ phụ thuộc vào các yếu tố khác (vận tốc, lực hấp dẫn) ra sao, thời gian bị phụ thuộc vào vận động ra sao, thuyết tương đối đã chỉ ra quá rõ. Thời gian không khác gì ngôi nhà và vận động chính là cái móng.

Do vậy, A (vận động) phải là cơ sở, còn B (thời gian) chỉ là phái sinh suy ra từ đó mà thôi.
Cụ định nghĩa xem "vận động" là gì rồi mới bàn tiếp được. Học thuyết nào cũng phải định nghĩa các khái niệm của nó.
 

Pigeon22

Xe đạp
Biển số
OF-694240
Ngày cấp bằng
10/8/19
Số km
27
Động cơ
100,508 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Tin rằng khoa học có thể giúp hiểu được vũ trụ thì khá ngây thơ.

Nhưng tin rằng ngồi lim dim nhắm mắt xong đọc mấy câu kệ kiểu có tức là không mà không thì ắt sẽ có... mà giúp hiểu được vũ trụ thì không phải là ngây thơ, mà là ngây ngô, cụ nhỉ? :))


Em chả biết ai phong cho ông ấy cái chức vĩ đại nhất sau Aristole ạ, ông Aristole chém gió và hùng biện giỏi chứ nói nhiều cái sai bét thì em thấy cũng không vĩ đại mấy :))

Còn cái định lý bất toàn thì được các nhà thần học, tâm linh học, thiền học... đội lên đầu từ lâu rồi, mục đích là tự sướng theo kiểu: Đấy, thấy chưa, khoa học làm sao mà biết hết được mọi thứ.

Ừ thì đúng là khoa học không thể biết hết được mọi thứ, ví dụ, biết thế quái nào được tương lai?

Nhưng mấy ông nhà kia thì cũng biết cái gì hơn đâu, thậm chí biết kém rất nhiều. Chỉ thấy khoa học mang lại rất nhiều thứ cho đời sống con người, còn mấy ông nhà chém gió kia thì chỉ tạo ra gió thôi, mà gió đấy cũng chẳng dùng được để phát điện :))
Aristole chém gió hay hùng biện giỏi thì em cũng không rõ lắm. Chỉ biết khắp thế giới đến đầu thế kỉ 20 vẫn mặc định ông là nhà logic học lớn nhất. Cái em cũng muốn nói đến là khía cạnh logic, mức cao nhất của khoa học để không ai có thể phản bác. Như cái định lý bất toàn cụ nói thì được mọi người đội lên đầu. Theo như em thấy, khi có vấn đề gì trong khoa học mới xảy ra tất cả các nhà khoa học trong lĩnh vực đó sẽ cùng nhau tập trung xem nó đúng hay sai. Điển hình gần đây là các bài toán thế kỉ 20, có người phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần mới được công nhận là giải đúng như năm 1994 là nhà toán học người Anh. Vậy cái định lý cụ nói ở trên 1 là người đưa ra định lý đó không có tiếng tăm, 2 là các nhà toán học không ai phản bác được. Nó giống như thuyết bigbang, thực tế hiện tại quan sát là phù hợp nhất nếu phản bác thì lại càng tệ hơn vì chưa có thuyết nào đủ sức thay thế. E nghĩ khoa học và tâm linh sẽ song hành với nhau đến chừng nào con người còn tồn tại. Đến cả Steven Hawking còn phải thốt lên: "Not only does God play dice but... he sometimes throws them where they cannot be seen." God là tay bạc khát nước, đã chơi quá nhiều canh bạc để tạo nên vũ trụ.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ định nghĩa xem "vận động" là gì rồi mới bàn tiếp được. Học thuyết nào cũng phải định nghĩa các khái niệm của nó.
Vận động là thứ phải cảm nhận đc, chứ định nghĩa lại dùng đến câu từ thì rồi lại bắt bẻ từng câu từ đó định nghĩa là gì, và đến tết không xong. Ngôn từ chữ viết là thứ còn sinh sau cả ý niệm thời gian, nên dĩ nhiên dùng ngôn từ ko thể định nghĩa đc vận động.
Một cách tạm coi thì như sau: vận động/biến dịch/thay đổi là các trạng thái khác nhau của sự việc, sự vật.
(Nếu bạn đòi định nghĩa tiếp "khác nhau" là gì, "trạng thái" là gì thì tôi chịu. Ngôn ngữ chữ viết chỉ là xúc tác đưa đẩy tư duy).
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Vận động là thứ phải cảm nhận đc, chứ định nghĩa lại dùng đến câu từ thì rồi lại bắt bẻ từng câu từ đó định nghĩa là gì, và đến tết không xong. Ngôn từ chữ viết là thứ còn sinh sau cả ý niệm thời gian, nên dĩ nhiên dùng ngôn từ ko thể định nghĩa đc vận động.
Một cách tạm coi thì như sau: vận động/biến dịch/thay đổi là các trạng thái khác nhau của sự việc, sự vật.
(Nếu bạn đòi định nghĩa tiếp "khác nhau" là gì, "trạng thái" là gì thì tôi chịu. Ngôn ngữ chữ viết chỉ là xúc tác đưa đẩy tư duy).
Báo cáo cụ, chà cháu không thấy có cái nào thay đổi trạng thái trong vũ trụ cả. Trong mỗi khoảnh khắc mọi thứ đều đứng yên, chỉ khi thời gian thay đổi thì mới thấy trạng thái thay đổi thôi. Nếu cụ không tin, nhà cháu chuyển mấy bức ảnh dưới đây chụp cùng một khoảnh khắc, nó giống hệt nhau cụ ợ. Chắc phải chụp thời gian khác thì bức ảnh đó mới khác đi.

1634258138568.png


1634258143541.png

1634258147158.png
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vận động là thứ phải cảm nhận đc, chứ định nghĩa lại dùng đến câu từ thì rồi lại bắt bẻ từng câu từ đó định nghĩa là gì, và đến tết không xong. Ngôn từ chữ viết là thứ còn sinh sau cả ý niệm thời gian, nên dĩ nhiên dùng ngôn từ ko thể định nghĩa đc vận động.
Một cách tạm coi thì như sau: vận động/biến dịch/thay đổi là các trạng thái khác nhau của sự việc, sự vật.
(Nếu bạn đòi định nghĩa tiếp "khác nhau" là gì, "trạng thái" là gì thì tôi chịu. Ngôn ngữ chữ viết chỉ là xúc tác đưa đẩy tư duy).
Mình thấm nhuần triết học Mác Lê nên chấp nhận thế giới luôn vận động evolve theo đường xoáy trôn ốc, no question about that :) nhưng câu hỏi đặt ra là cái gì làm cho mọi thứ vận động?
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Mình thấm nhuần triết học Mác Lê nên chấp nhận thế giới luôn vận động evolve theo đường xoáy trôn ốc, no question about that :) nhưng câu hỏi đặt ra là cái gì làm cho mọi thứ vận động?
Không có khởi đầu cho vận động, không có nguyên nhân đầu tiên.
Vận động đã có từ vô thủy, đến vô chung.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top