[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,475
Động cơ
569,915 Mã lực
Nhiều người coi khoa học kỹ thuật (tiêu biểu là toán học) là chìa khóa là tối thượng. Trong toán học có khái niệm vô cực, nhưng các nhà khoa học đó lại không chấp nhận rằng vũ trụ là vô tận, họ luôn luôn cho rằng vũ trụ có giới hạn và cũng dễ dàng chấp nhận thuyết của Einstein khi cho rằng tốc độ của ánh sáng là lớn nhất và đóng đinh, thả neo vào đó để giải thích và khám phá vũ trụ (cũng lại do mình tự đặt ra). Như vậy chẳng là tự mâu thuẫn với mình hay sao?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Thế vậy cụ có niềm tin vào có ngắt. Và không chứng minh. Vậy là cụ theo tôn giáo rồi :))
Ko e ko có niềm tin vào "có ngắt", mà e chỉ nêu câu hỏi xem niềm tin của cụ thế nào thôi :D e chỉ tin là thế giới có quy luật thôi, chứ e ko tin lý thuyết của 1 ông nào là tuyệt đối đúng - chỉ gần đúng hoặc đúng trong 1 số điều kiện nào đó. Kiểu như Newton vẫn đúng ở điều kiện thông thường.

Nếu nói e là tôn giáo cũng có phần ko sai (e thừa nhận có cosmic religious feeling mà), vì e tin thế giới có quy luật mà e ko thể chứng minh được thế giới có quy luật hay phi quy luật.

Chỉ vì thấy "có quy luật" phổ biến hơn "phi quy luật" nên e tin, chứ ko đủ giỏi để chứng minh :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Ko e ko có niềm tin vào "có ngắt", mà e chỉ nêu câu hỏi xem niềm tin của cụ thế nào thôi :D e chỉ tin là thế giới có quy luật thôi, chứ e ko tin lý thuyết của 1 ông nào là tuyệt đối đúng - chỉ gần đúng hoặc đúng trong 1 số điều kiện nào đó. Kiểu như Newton vẫn đúng ở điều kiện thông thường.

Nếu nói e là tôn giáo cũng có phần ko sai, vì e tin thế giới có quy luật mà e ko thể chứng minh được thế giới có quy luật hay phi quy luật. Chỉ vì thấy "có quy luật" phổ biến hơn "phi quy luật" nên e tin, chứ ko đủ giỏi để chứng minh :)
Cái "có ngắt" đó chính là Niết bàn đấy :))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ Eistein cũng có cosmic religious feeling nên e đu càng theo thôi :) cũng có thể ai đó sẽ chứng minh được thế giới hỗn độn phi quy luật - nhưng ngày đó chưa đến. Và e ko để tư duy của e đu theo cái "hỗn độn phi quy luật" đó vì cái đầu em nó là hữu hạn, cùng lắm em chỉ cố mò đến "hỗn độn có quy luật" thôi chứ ko cố công tư duy đi tìm "hỗn độn phi quy luật" e còn vợ còn con :D
Cho đến nay thì phần lớn các quy luật mà con người tìm ra để giải thích vận động của vũ trụ đều mang tính gần đúng và thường xuyên xuất hiện nhiều biến cố cần đưa vào điều chỉnh. Niềm tin của cụ hy vọng là đúng, tuy nhiên nó đúng hay sai cũng đâu có ảnh hưởng đến nồi cơm đâu mà cụ lo lắng thế! :D
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cái "có ngắt" đó chính là Niết bàn đấy :))
E chưa tin lắm vì từ tại sao từ hồi có PG đến nay mới chỉ có cụ TCMN nhập niết bàn thôi? :D dù về lý thuyết ai cũng có thể nhập niết bàn. Nếu có nhiều ví dụ thì e sẽ tin, đây mới có 1 ví dụ nên e chưa tin là có ngắt.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
E chưa tin lắm vì từ tại sao từ hồi có PG đến nay mới chỉ có cụ TCMN nhập niết bàn thôi? :D dù về lý thuyết ai cũng có thể nhập niết bàn. Nếu có nhiều ví dụ thì e sẽ tin, đây mới có 1 ví dụ nên e chưa tin là có ngắt.
Cái đó chịu thôi, có người nhập nhưng người ta không nói cho mình biết. Hoặc cũng có thể việc đó khó đến nỗi tính đến giờ chỉ có Phật Thích Ca làm được.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cho đến nay thì phần lớn các quy luật mà con người tìm ra để giải thích vận động của vũ trụ đều mang tính gần đúng và thường xuyên xuất hiện nhiều biến cố cần đưa vào điều chỉnh. Niềm tin của cụ hy vọng là đúng, tuy nhiên nó đúng hay sai cũng đâu có ảnh hưởng đến nồi cơm đâu mà cụ lo lắng thế! :D
Niềm tin ảnh hưởng nồi cơm chứ cụ, cụ cứ thử ngẫm nghĩ câu này: Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
365
Động cơ
402,026 Mã lực
Tức là e hiểu ý cụ muốn nói: trong hệ quy chiếu này theo cụ là vận động <--- do năng lượng < --- do vật chất chuyển hóa? Nếu ngắt năng lượng thì ngắt chuyển động. Vậy vận động phải quay lại thành năng lượng năng lượng thành vật chất mới bảo toàn chứ? Ko thì vật chất mất đi đâu hay từ thinh không sinh ra?

Chỗ này e cũng muốn hỏi cụ Kem tươi là nếu quy luật chuyển hóa ở trên là đúng (trong hệ quy chiếu này) thì bản thân việc chuyển hóa cũng là 1 sự "vận động", vậy vận động chuyển hóa này tại sao cứ tồn tại thế mà ko bị ngắt quy trình chuyển hóa.
Đúng rồi, sự chuyển hóa thể hiện ở các hình thái tồn tại, trong đó có năng lượng, có sự biến đổi cấu trúc và không gian chiếm hữu.
Khi quan sát với hệ quy chiếu thì ta cũng nên xem xét không gian bao hàm của hệ quy chiếu đó. Nếu trong không gian đó ta quan sát được đầy đủ các bộ phận của đối tượng trong quá trình chuyển hóa thì ta sẽ thấy rõ hơn sự chuyển động của từng bộ phận.
Vật chất vũ trụ là một hằng số nào đó, em đoán là năng lượng và không gian sẽ được chuyển hóa thành vật chất có cấu trúc ở lỗ đen.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Nhiều người coi khoa học kỹ thuật (tiêu biểu là toán học) là chìa khóa là tối thượng. Trong toán học có khái niệm vô cực, nhưng các nhà khoa học đó lại không chấp nhận rằng vũ trụ là vô tận, họ luôn luôn cho rằng vũ trụ có giới hạn và cũng dễ dàng chấp nhận thuyết của Einstein khi cho rằng tốc độ của ánh sáng là lớn nhất và đóng đinh, thả neo vào đó để giải thích và khám phá vũ trụ (cũng lại do mình tự đặt ra). Như vậy chẳng là tự mâu thuẫn với mình hay sao?
Cụ cứ nhét chữ vào mồm "nhiều người" chứ em thấy càng những người làm khoa học thì càng hiểu rằng còn rất nhiều điều họ chưa biết và cần phải nghiên cứu. Nghi ngờ và phản biện là nền tảng của khoa học, khát khao tìm hiểu những điều chưa biết là động lực để khoa học tiến lên.

Ngược lại càng ít hiểu biết thì càng dễ tin vào những thứ chân lý dễ dãi không cần chứng minh, kiểm chứng.

Còn nói khoa học là chìa khóa tối thượng với nghĩa là cách thức tốt nhất để tìm hiểu thế giới này cũng không sai, vì rõ ràng cho đến giờ chưa có cách nào tốt hơn, vậy nó không phải tối thượng sao? Tâm linh học đang đẩy lùi covid? Tôn giáo đang nghiên cứu về ô tô, máy bay? Triết học tính được quỹ đạo chính xác đưa người lên mặt trăng? Nhà ngoại cảm dự đoán được quỹ đạo thiên thạch?

Ngoài ra, cụ cũng không hiểu về tiến trình phát triển của vật lý thiên văn, vũ trụ khi chụp mũ rằng các nhà khoa học "không chấp nhận vũ trụ là vô tận". Khái niệm vũ trụ vô hạn đã từng được lưu hành trong khoa học, nhưng vì sau đó người ta đưa ra được nhiều bằng chứng và tính toán cho thấy nó không vô hạn cụ ạ.

Trong khoa học làm gì có những khái niệm "chấp nhận" với lại "cho rằng" như cụ nghĩ. Lý thuyết nào có mô hình sát với thực tế hơn, tính toán tốt hơn, giải quyết được nhiều vấn đề hơn, được kiểm chứng kỹ hơn... thì lý thuyết đó được nhiều người công nhận.

Ví dụ: Nghịch lý Olber đặt câu hỏi rằng nếu vũ trụ là vô hạn, tĩnh tại với số ngôi sao nhiều vô tận, và nếu vũ trụ luôn tồn tại như vậy "từ vô thủy đến vô chung" của cụ Kem tươi thì mỗi một điểm trên bầu trời đêm đều phải tồn tại một tia sáng phát ra từ một ngôi sao. Như thế thì bầu trời đêm phải sáng rực như ban ngày chứ không thể tối đen được (khi không có mây). Nhưng tại sao thực tế lại không như thế? Từ đó mới có nghi ngờ về tính vô hạn và nghiên cứu về sự hữu hạn và chuyển động của vũ trụ.

Hay thí nghiệm Michelson đo tốc độ ánh sáng và thấy là nó không hề thay đổi bất kể là cộng hoặc trừ thêm với tốc độ quay trái đất (khá lớn), vì thế nên mới sinh ra khái niệm tốc độ ánh sáng là hằng định.

Tóm lại khoa học không có gì là thả neo hay cho rằng, nghĩ thế cụ ạ. Đấy là đặc điểm của các nhà thần học, đạo học, tu chân học. :D Chúng ta chỉ đọc các kết luận khoa học nên cứ nghĩ là họ đút chân gầm bàn chém gió ra, chứ thực ra đằng sau là biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, thí nghiệm, xác minh, cãi vã nhau rồi chứ không phải cứ nói ra là thành chân lý giống các đạo sư đâu.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Nhiều người coi khoa học kỹ thuật (tiêu biểu là toán học) là chìa khóa là tối thượng. Trong toán học có khái niệm vô cực, nhưng các nhà khoa học đó lại không chấp nhận rằng vũ trụ là vô tận, họ luôn luôn cho rằng vũ trụ có giới hạn và cũng dễ dàng chấp nhận thuyết của Einstein khi cho rằng tốc độ của ánh sáng là lớn nhất và đóng đinh, thả neo vào đó để giải thích và khám phá vũ trụ (cũng lại do mình tự đặt ra). Như vậy chẳng là tự mâu thuẫn với mình hay sao?
Các nhà khoa học không ngu và không cực đoan như cụ nghĩ đâu. Họ hạn chế không tranh luận triết học vô thưởng vô phạt, không phân định đúng sai. Họ hạn chế đến những thứ có thể kiểm chứng thực nghiệm, hoặc có thể quan sát, có thể phân tích data thu được, phân định đúng sai được.

Trong khoa học có nhiều quan điểm khác nhau về vũ trụ. Một vũ trụ cũng có mà nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại cũng có. Vũ trụ hữu hạn cũng có, vũ trụ vô hạn cũng có. Bản thân trong lý thuyết cổ điển của Einstein cũng để mở khả năng giãn nở vô hạn. Vũ trụ hữu hạn chủ yếu người ta đề cập đến vũ trụ quan sát được.
Không có quan điểm cực đoan duy nhất trong khoa học. Chừng nào chưa có chứng cứ bác bỏ, thì nhiều lý thuyết cùng có chỗ đứng.

Và quan trọng hơn nữa, tốc độ ánh sáng trong chân không là lớn nhất trong thuyết tương đối hẹp, không còn quan trọng trong thuyết tương đối rộng nữa. Hữu hạn tốc độ lan truyền mọi tương tác liên quan đến nguyên tắc nhân quả. Nếu có nhân quả thì vận tốc mọi tương tác là hữu hạn. Vậy thôi, không cần nhắc đến vận tốc ánh sáng hay sóng điện từ làm gì.

Nguyên tắc nhân quả được đa số ủng hộ, tuy nhiên nó lại mâu thuẫn một phần với lý thuyết lượng tử. Hiện tại có nhiều lý thuyết và mô hình vũ trụ cùng tồn tại, không cái nào đủ tốt để giải thích được data. Vũ trụ từ mô hình hấp dẫn nhúng vào hình học của Einstein có đến chục hiện tượng khó hoặc không giải thích được.
Tức là các lý thuyết hiện có chỉ giải thích được phần nhỏ data đã có. Nên chờ thêm thời gian để loại bớt các lý thuyết, mô hình mâu thuẫn với data.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
E chưa tin lắm vì từ tại sao từ hồi có PG đến nay mới chỉ có cụ TCMN nhập niết bàn thôi? :D dù về lý thuyết ai cũng có thể nhập niết bàn. Nếu có nhiều ví dụ thì e sẽ tin, đây mới có 1 ví dụ nên e chưa tin là có ngắt.
Cụ phải có niềm tin dễ dãi một tí thì nói chuyện về "tâm linh" nó mới trôi được, chứ cứ đòi bằng chứng với lại cỡ mẫu đủ lớn, độ lặp lại có ý nghĩa thống kê... thì chịu :))
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Covid nằm nhà xem phim khoa học về Vũ trụ bao la huyền bí mới thấy Vũ trụ rộng lớn kinh khủng như nào , chưa có từ ngữ nào có thể giải thích thỏa đáng được. Trong khi nhân loại vẫn đang mải mê tranh đấu ( với đủ hỉ nộ ái ố) để sinh tồn trên 1 hạt cát là trái đất này rồi sẽ đi đến chỗ diệt vong , thì ngoài không gian xa thẳm kia vũ trụ vẫn đang vận động theo quy luật có sinh có diệt thời gian chớp mắt tính theo triệu năm , tỉ năm . Từ ngữ khoa học : TRONG VŨ TRỤ thì chắc chắn phải có NGOÀI VŨ TRỤ. Trong vũ trụ thì đã được giải thích có : hành tinh, các ngôi sao, thiên thể,thiên hà, hệ mặt trời, các vật chất tối, các tia X, Gamar..ánh sáng, hố đen... có Trong thì chắc chắn có Ngoài , Vậy Ngoài Vũ trụ là có gì??? Có lập luận là : Có vũ trụ khác nữa. Vậy Ngoài của Ngoài thì là gì ?? Các cụ có thấy rối não không???
không nhất thiết có vũ trụ thì phải có ngoài vũ trụ nhé cụ. nói một cách khoa học thì vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên. mặt của hình cầu là một ví dụ như vậy.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Em thì thấy cấu trúc của vũ trụ giống cấu trúc của ... phân tử :D
Nghĩ thì buồn cười nhưng giống phết, nó có lõi và các hạt electron bay xung quanh, giống các hành tinh bay quanh 1 ngôi sao lớn là trung tâm của vũ trụ vậy.
Sẽ có nhiều dải ngân hà với nhiều mặt trời, và nhiều vũ trụ, nhiều như phân tử.
Theo lí thuyết đó, 1 phân tử có thể là cả vũ trụ đối với "một cái gì đó", và cả cái vũ trụ này của các cụ cũng chỉ là 1 phân tử của "một ai đó"

Nghe loằng ngoằng phết
cái hình ảnh electron quay xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo cố định đã được chứng minh là sai từ cả trăm năm trước rồi cụ ạ.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Cụ phải có niềm tin dễ dãi một tí thì nói chuyện về "tâm linh" nó mới trôi được, chứ cứ đòi bằng chứng với lại cỡ mẫu đủ lớn, độ lặp lại có ý nghĩa thống kê... thì chịu :))
Toán học cũng phải có một hệ thống các tiên đề và chỉ việc tin mà không chứng minh được.

Trong vật lý, cụ thể thuyết tương đối hẹp, Einstein cũng phải dựa vào tiên đề sau (không thể chứng minh): tốc độ ánh sáng là hằng số với mọi quan sát
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Toán học cũng phải có một số tiên đề và chỉ việc tin mà không chứng minh được.
Các tiên đề toán học đều có thể quan sát được là nó đúng, chứng minh nó đúng trong thực tế, chỉ không thể chứng minh là nó luôn luôn đúng thôi.

Ví dụ tiên đề qua hai điểm sẽ xác định được 1 và chỉ 1 đường thẳng. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng nó đúng và thử hàng triệu lần vẫn thấy nó đúng. Nhưng không ai thử được với mọi cặp điểm trong không gian để chứng minh nó đúng tuyệt đối với vô số trường hợp, nên phải công nhận mà thiếu sự chứng minh hoàn toàn.

Còn những tiền đề kiểu "Niết bàn" hoàn toàn không được kiểm chứng, xác nhận, không chứng minh được cả bằng số mẫu hữu hạn lẫn vô hạn.

Cho nên mức độ tin cậy của "niết bàn" kém xa các tiên đề toán học, thậm chí có thể nói là hoàn toàn không đáng tin vì không có bất kỳ kiểm chứng nào.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Các tiên đề toán học đều có thể quan sát được là nó đúng, chứng minh nó đúng trong thực tế, chỉ không thể chứng minh là nó luôn luôn đúng thôi.

Ví dụ tiên đề qua hai điểm sẽ xác định được 1 và chỉ 1 đường thẳng. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng nó đúng và thử hàng triệu lần vẫn thấy nó đúng. Nhưng không ai thử được với mọi cặp điểm trong không gian để chứng minh nó đúng tuyệt đối với vô số trường hợp, nên phải công nhận mà thiếu sự chứng minh hoàn toàn.

Còn những tiền đề kiểu "Niết bàn" hoàn toàn không được kiểm chứng, xác nhận, không chứng minh được cả bằng số mẫu hữu hạn lẫn vô hạn.

Cho nên mức độ tin cậy của "niết bàn" kém xa các tiên đề toán học, thậm chí có thể nói là hoàn toàn không đáng tin vì không có bất kỳ kiểm chứng nào.
Niết bàn là phạm trù khác, tôi nói vui với 1 nick khác chứ ko phải với bạn. Khi nào tôi nói với bạn rằng Niết bàn là tiên đề thì bạn hãy nói.

Còn tôi bảo tiên đề sau cũng thử hàng tỷ lần mà không sai, luôn quan sát nó đúng: Chuyển động, biến dịch là bản chất của vạn vật, không thể có vật gì hay việc gì không chuyển động, biến dịch.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
365
Động cơ
402,026 Mã lực
Các nhà khoa học không ngu và không cực đoan như cụ nghĩ đâu. Họ hạn chế không tranh luận triết học vô thưởng vô phạt, không phân định đúng sai. Họ hạn chế đến những thứ có thể kiểm chứng thực nghiệm, hoặc có thể quan sát, có thể phân tích data thu được, phân định đúng sai được.

Trong khoa học có nhiều quan điểm khác nhau về vũ trụ. Một vũ trụ cũng có mà nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại cũng có. Vũ trụ hữu hạn cũng có, vũ trụ vô hạn cũng có. Bản thân trong lý thuyết cổ điển của Einstein cũng để mở khả năng giãn nở vô hạn. Vũ trụ hữu hạn chủ yếu người ta đề cập đến vũ trụ quan sát được.
Không có quan điểm cực đoan duy nhất trong khoa học. Chừng nào chưa có chứng cứ bác bỏ, thì nhiều lý thuyết cùng có chỗ đứng.

Và quan trọng hơn nữa, tốc độ ánh sáng trong chân không là lớn nhất trong thuyết tương đối hẹp, không còn quan trọng trong thuyết tương đối rộng nữa. Hữu hạn tốc độ lan truyền mọi tương tác liên quan đến nguyên tắc nhân quả. Nếu có nhân quả thì vận tốc mọi tương tác là hữu hạn. Vậy thôi, không cần nhắc đến vận tốc ánh sáng hay sóng điện từ làm gì.

Nguyên tắc nhân quả được đa số ủng hộ, tuy nhiên nó lại mâu thuẫn một phần với lý thuyết lượng tử. Hiện tại có nhiều lý thuyết và mô hình vũ trụ cùng tồn tại, không cái nào đủ tốt để giải thích được data. Vũ trụ từ mô hình hấp dẫn nhúng vào hình học của Einstein có đến chục hiện tượng khó hoặc không giải thích được.
Tức là các lý thuyết hiện có chỉ giải thích được phần nhỏ data đã có. Nên chờ thêm thời gian để loại bớt các lý thuyết, mô hình mâu thuẫn với data.
cụ phihanhgia làm em phải gg cái gọi là "mẫu thuẫn về luật nhân quả".

Như vậy giả định về quan sát tương lai hoàn toàn có thể khả thi nếu tồn tại 1 trường thời gian méo nào đó, và chế được các phương tiện thông tin hoạt động trong trường đó.
Nghịch lý diết ông nội chắc không có vì liên kết vật chất trong trường méo kia với không gian tự nhiên là chưa thể. Còn nếu có thì vũ trụ sẽ Reset lại thôi.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Niết bàn là phạm trù khác, tôi nói vui với 1 nick khác chứ ko phải với bạn. Khi nào tôi nói với bạn rằng Niết bàn là tiên đề thì bạn hãy nói.

Còn tôi bảo tiên đề sau cũng thử hàng tỷ lần mà không sai, luôn quan sát nó đúng: Chuyển động, biến dịch là bản chất của vạn vật, không thể có vật gì hay việc gì không chuyển động, biến dịch.
Cụ bị chấp sâu vào hình tướng quá.

Chuyển động biến dịch chỉ là cái hình tướng bên ngoài của vạn vật, không phải là bản chất.

Bản chất của vạn vật là khối lượng-năng lượng (có thể chuyển hóa nên thực ra là một).

Bản chất của vũ trụ là không gian và thời gian.

Vạn vật có khối lượng-năng lượng chuyển động, biến dịch trong không gian-thời gian của vũ trụ, tạo ra hình tướng thế giới như ta đang thấy.

Không có khối lượng-năng lượng và không gian-thời gian thì cũng không có chuyển động. Chuyển động chỉ là hiện tượng, những cái kia mới là bản chất.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ dội gáo nước lạnh buốt vào lưng cụ zorgvn! :D
Giờ mới thấy đoạn này, anh em xuất bài nhiều quá nhà cháu phải đọc lại mới thấy.
Ơ thế cụ có cần nhà cháu chứng minh nó không đến cùng lúc không.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Cụ bị chấp sâu vào hình tướng quá.

Chuyển động biến dịch chỉ là cái hình tướng bên ngoài của vạn vật, không phải là bản chất.

Bản chất của vạn vật là khối lượng-năng lượng (có thể chuyển hóa nên thực ra là một).

Bản chất của vũ trụ là không gian và thời gian.

Vạn vật có khối lượng-năng lượng chuyển động, biến dịch trong không gian-thời gian của vũ trụ, tạo ra hình tướng thế giới như ta đang thấy.

Không có khối lượng-năng lượng và không gian-thời gian thì cũng không có chuyển động. Chuyển động chỉ là hiện tượng, những cái kia mới là bản chất.
Tôi nói thế này bạn sẽ thấy phi lý, nhưng đúng là thế:

Có sự chuyển động, nhưng có thể chẳng có vật chuyển động.

Tư duy thông thường cho rằng phải có vật, có thể vật đó chuyển động hay đứng im. Nhưng thực ra, có sự chuyển động mà không cần tới vật.
Vật có thể có hay không, không quan trọng. Nhưng sự chuyển động luôn có.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top