[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Vì tôi đã trải qua các thắc mắc như bạn.
Bạn phải hiểu, thuyết tương đối chỉ ra rằng, thế giới quan của mỗi cá nhân là khác nhau (nghĩa là sự quan sát và cảm nhận thế giới của mỗi người là khác nhau) tùy vào chuyển động tương đối.
Như vậy, Einstein đã ngầm chỉ ra, vận động/biến dịch/chuyển động là bản chất của thế giới vạn vật. Không gian thời gian chỉ là khái niệm phái sinh mà thôi.
Không, thế giới quan khác nhau không phải luận điểm chính của thuyết tương đối. Đó là ví dụ để người đọc có hình dung về thuyết tương đối. Những kết quả tuyệt đối khiến chúng ta phải thay đổi lại lý thuyết mới là vấn đề chính.

Chiếc đồng hồ để ở trên tàu vũ trụ khi quay về thì chậm hơn so với đồng hồ trái đất. Nếu chúng ta chuyển sang một hành tinh có lực hút lớn hơn trái đất thì khi quay trở về thăm họ hàng, chúng ta trẻ hơn họ. Đây là những vấn đề tuyệt đối. Cụ vẫn nghĩ A nhìn B thấy chậm thì B nhìn A cũng thấy chậm, đây chỉ là hiện tượng nhận thông tin chậm thôi. Nếu cụ nghĩ thuyết tương đối giải quyết vấn đề này thì có sự nhầm lẫn lớn rồi.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
- Chuyển động tròn được chấp nhận, vẫn tính là di chuyển (vệ tinh vẫn phải có phép bù thời gian cho chuyển động này)
- Họ dùng đồng hồ điện tử tạo xung bằng thạch anh cụ ợ.
- Chỉ cần hiểu bản chất sẽ thấy như nhau thôi. Nhiều người cũng hiểu theo hướng các hạt cơ bản chạy chậm lại khi ở tốc độ cao hoặc ở trường trọng lực lớn, thì cũng như thời gian trôi chậm đi và ngược lại.
- Hiện nay ta đang suy tư về liên hệ giữa thời gian và chuyển động của đối tượng. Các chuyển động tròn có bán kính lớn như máy bay, tàu vũ trụ, tàu cao tốc đã có số liệu chứng minh sự chậm lại của các biến đổi nội tại trong khối vật chất. Ta đang nghĩ đến giả định là nếu bán kính chuyển động nhỏ lại và tốc độ tăng lên thì thí nghiệm có đúng không, và có ai thực chứng chưa.

- Về sự biến đổi không gian của vật chất thì phải nhìn nhận trên cơ sở các hằng số và tính liên kết của khối vật chất đó: Rõ ràng là với chuyển động bất kỳ, các khối vật chất đều có hiện tượng phân rã trong thời gian của nó, khối ban đầu bị phá hủy dần dần và tạo thành các khối nhỏ hơn với biến động không gian tăng lên cho từng phần (chuyển động của các khối con). Khi một khối chưa phân hủy thì nó chuyển động quán tính như ta đã thấy. Tính liên kết khối vật chất bị phá vỡ khi một bộ phận muốn chuyển động (giống như ban đầu cái xe đầy xăng, chạy được 300km thì cạn bình). Tốc độ ánh sáng đạt được khi vật chất được phá hủy thành photon. Nếu chuỗi photon mã hóa được cấu trúc vật thể ban đầu thì ta có thể du hành vũ trụ.

- Về nghịch lý già trẻ AB trong chuyển động thì sẽ không thấy có mâu thuẫn nếu ta đưa thêm các giả định ban đầu có tính khoa học cho các đối tượng đó. Ví dụ xét đối tượng A đứng yên thì A phải nhìn thấy sự phân hủy của đối tượng mang B, còn B ắt hẳn không nhìn thấy sự kiện đó ở không gian mang A?. Cách nào để nhìn thấy (quan sát được) cũng cần bàn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Không, thế giới quan khác nhau không phải luận điểm chính của thuyết tương đối. Đó là ví dụ để người đọc có hình dung về thuyết tương đối. Những kết quả tuyệt đối khiến chúng ta phải thay đổi lại lý thuyết mới là vấn đề chính.

Chiếc đồng hồ để ở trên tàu vũ trụ khi quay về thì chậm hơn so với đồng hồ trái đất. Nếu chúng ta chuyển sang một hành tinh có lực hút lớn hơn trái đất thì khi quay trở về thăm họ hàng, chúng ta trẻ hơn họ. Đây là những vấn đề tuyệt đối. Cụ vẫn nghĩ A nhìn B thấy chậm thì B nhìn A cũng thấy chậm, đây chỉ là hiện tượng nhận thông tin chậm thôi. Nếu cụ nghĩ thuyết tương đối giải quyết vấn đề này thì có sự nhầm lẫn lớn rồi.
Khổ quá, bạn sa đà vào ngọn, sa đà tiểu tiết, thấy cây mà không thấy rừng. Hồi xưa tôi cũng như bạn :))

Nói vui theo phim Người phán xử: "Chuyển động là thứ duy nhất tồn tại, các thứ khác có hay không chỉ là khái niệm quy ước".

Thuyết tương đối chỉ ra, chuyển động luôn tồn tại, dù bạn có cưỡi trên 1 tia sáng thì bạn vẫn thấy tia sáng khác chuyển động với mình kia mà ? Đúng không. Dù 2 tia sáng chuyển động song song thì mỗi người cưỡi trên mỗi tia sáng đều thấy đối phương chuyển động so với mình cơ mà.

Thế nên, thuyết tương đối rất gần với dịch.
Vận động, diễn dịch là bản chất vạn vật, thời gian chỉ là quy ước.
 
Chỉnh sửa cuối:

ltlinh

Xe tăng
Biển số
OF-21001
Ngày cấp bằng
10/9/08
Số km
1,767
Động cơ
517,989 Mã lực
Một câu hỏi cho các cụ

Vì chuyển động là tính theo hệ quy chiếu.

Hai vật thể A,B đi qua nhau ví dụ A là trái đất, B là luồng sáng thì về nguyên tắc có thể nói B chuyển động với vận tốc ánh sáng ra khỏi B.

Chiều ngược lại cũng có thể nói A chuyển động với vận tốc ánh sâng ra khỏi B.

Vạy thời gian chậm lại sao lại nói là B so với A mà không phải là A so với B.

Kk
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Khổ quá, bạn sa đà vào ngọn, sa đà tiểu tiết, thấy cây mà không thấy rừng. Hồi xưa tôi cũng như bạn :))

Nói vui theo phim Người phán xử: "Chuyển động là thứ duy nhất tồn tại, các thứ khác có hay không chỉ là khái niệm quy ước".

Thuyết tương đối chỉ ra, chuyển động luôn tồn tại, dù bạn có cưỡi trên 1 tia sáng thì bạn vẫn thấy tia sáng khác chuyển động với mình kia mà ? Đúng không.

Thế nên, thuyết tương đối rất gần với dịch.
Vận động, diễn dịch là bản chất vạn vật, thời gian chỉ là quy ước.
Cụ Kem tươi học cái gì, đọc cái gì cũng lướt lướt nhỉ, gom được mấy ý ở lời nói đầu với thuật ngữ chương 1 rồi lạm bàn ác liệt quá.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ Kem tươi học cái gì, đọc cái gì cũng lướt lướt nhỉ, gom được mấy ý ở lời nói đầu với thuật ngữ chương 1 rồi lạm bàn ác liệt quá.
Khổ, cụ mua cuốn sách về thuyết tương đối tôi gợi ý, nó có đủ công thức cho cụ ngâm cứu chi tiết.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Trong hệ TVL đâu có trái đất, chỉ có TVL, thiên hà TVL và tàu của A+B. Trên hệ này mọi thứ vẫn tuân thủ quy tắc vật lý của hệ.
Trái đất là do chính cụ đưa vào, yêu cầu A bay về trái đất lấy tiền chuộc cơ mà!
Chứ còn nếu chỉ nói A bay nửa năm sau đó quay lại thì nó lại khác và A không bay tới được trái đất.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Vậy thế này nhé, A và B bay từ trái đất gần bằng tốc độ ánh sáng, tại 1 điểm ngoài không gian lúc này cụ Tứ Vô Lượng đến từ 1 thiên hà xa xôi ngoài rìa vũ trụ khả kiến bắt gặp. Cụ quan sát A với B thì thấy 2 vị này đang đứng yên so với thiên hà của cụ. Cụ bắt 2 thằng lên tàu của cụ, sau đó giữ B và phát cho A tàu vũ trụ khác để bay ngược lại về hướng Trái Đất lấy tiền chuộc, lặp lại thí nghiệm trên. (bay 0,995c trong 6 tháng rồi quay lại với cùng tốc độ)

Như vậy nếu lấy trái đất làm mốc thì đầu tiên 2 ông kia đều già như nhau cho đến khi bị cụ bắt cóc. Sau đó A già nhanh hơn vì tốc độ giảm còn 0,005c trong khi B vẫn nguyên c. Đến thời điểm A quay đầu cứu B thì vượt gần gấp đôi tốc độ ánh sáng so với Trái Đất (nhưng trong con mắt cụ Tứ Vô Lượng vẫn chưa đến c). Đây là nghịch lý thứ nhất.

Nghịch lý thứ 2, trong hệ cụ Tứ Vô Lượng thì A sẽ trẻ hơn B sau khi quay lại như cụ vừa lập luận. Tuy nhiên nếu từ Trái Đất thì thời điểm A quay lại cứu B là đang già hơn B rồi, muốn trẻ hơn B - lúc này đang gần như bất tử - chỉ có cách đi ngược thời gian. Đây là nghịch lý thứ 2.
Trong ví dụ này A bay lắc nhiều nên vẫn trẻ và trẻ hơn B ạ.
A và B chạy đến được thiên hà TVL thì có nghĩa là trái đất và thiên hà đó vẫn là hệ kín trong vũ trụ và nhận tác động của trường thời gian vũ trụ tuyệt đối.

Hằng số c hiện tại và giới hạn hạn tốc độ đó có thể chỉ đúng với hạt photon với giới hạn khối lượng quan sát được, nếu phát hiện ra hạt nhỏ hơn hoặc khối lượng âm thì về mặt toán học vẫn có tốc độ cao hơn.
Việc giả định chạy gấp đôi quãng được hoặc gấp 2 tốc độ cũng có thể không đúng vì có thể quỹ đạo cong.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
- Hiện nay ta đang suy tư về liên hệ giữa thời gian và chuyển động của đối tượng. Các chuyển động tròn có bán kính lớn như máy bay, tàu vũ trụ, tàu cao tốc đã có số liệu chứng minh sự chậm lại của các biến đổi nội tại trong khối vật chất. Ta đang nghĩ đến giả định là nếu bán kính chuyển động nhỏ lại và tốc độ tăng lên thì thí nghiệm có đúng không, và có ai thực chứng chưa.

- Về sự biến đổi không gian của vật chất thì phải nhìn nhận trên cơ sở các hằng số và tính liên kết của khối vật chất đó: Rõ ràng là với chuyển động bất kỳ, các khối vật chất đều có hiện tượng phân rã trong thời gian của nó, khối ban đầu bị phá hủy dần dần và tạo thành các khối nhỏ hơn với biến động không gian tăng lên cho từng phần (chuyển động của các khối con). Khi một khối chưa phân hủy thì nó chuyển động quán tính như ta đã thấy. Tính liên kết khối vật chất bị phá vỡ khi một bộ phận muốn chuyển động (giống như ban đầu cái xe đầy xăng, chạy được 300km thì cạn bình). Tốc độ ánh sáng đạt được khi vật chất được phá hủy thành photon. Nếu chuỗi photon mã hóa được cấu trúc vật thể ban đầu thì ta có thể du hành vũ trụ.

- Về nghịch lý già trẻ AB trong chuyển động thì sẽ không thấy có mâu thuẫn nếu ta đưa thêm các giả định ban đầu có tính khoa học cho các đối tượng đó. Ví dụ xét đối tượng A đứng yên thì A phải nhìn thấy sự phân hủy của đối tượng mang B, còn B ắt hẳn không nhìn thấy sự kiện đó ở không gian mang A?. Cách nào để nhìn thấy (quan sát được) cũng cần bàn.
- Có rồi, từ cách đây hơn 40 năm, cụ đọc tham khảo: https://www.researchgate.net/publication/260927642_The_anomalous_Magnetic_Moment_of_the_Muon
Hạt muon trong máy gia tốc (chuyển động tròn) "sống" lâu hơn ở tốc độ cao so với khi đứng yên.

- Nghịch lý già trẻ là quan sát lúc 2 người gặp nhau lần đầu và lần sau, chứ không quan tâm tới việc họ nhìn thấy nhau như thế nào trong quá trình chuyển động rời xa/gần nhau.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Trong hệ TVL đâu có trái đất, chỉ có TVL, thiên hà TVL và tàu của A+B. Trên hệ này mọi thứ vẫn tuân thủ quy tắc vật lý của hệ.
Cụ cho em hỏi thế này cho dễ thấy nghịch lý này:
Một tia sáng mang theo 1 cái đèn pin chĩa về phía trước, bật cái đèn lên, chuyện gì xảy ra?
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
- Có rồi, từ cách đây hơn 40 năm, cụ đọc tham khảo: https://www.researchgate.net/publication/260927642_The_anomalous_Magnetic_Moment_of_the_Muon
Hạt muon trong máy gia tốc (chuyển động tròn) "sống" lâu hơn ở tốc độ cao so với khi đứng yên.

- Nghịch lý già trẻ là quan sát lúc 2 người gặp nhau lần đầu và lần sau, chứ không quan tâm tới việc họ nhìn thấy nhau như thế nào trong quá trình chuyển động rời xa/gần nhau.
Em nghĩ là cứ vận động nhiều thì trẻ hơn ạ.
Cái mọi người đang bàn là làm sao xác minh được ai là người vận động nhiều hơn, giả thiết gốc BigBang được chọn là một thuyết ạ.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Trái đất là do chính cụ đưa vào, yêu cầu A bay về trái đất lấy tiền chuộc cơ mà!
Chứ còn nếu chỉ nói A bay nửa năm sau đó quay lại thì nó lại khác và A không bay tới được trái đất.
Giờ nhà cháu hỏi cụ thế này:
1. Nếu TVL đang đứng yên so với thiên hà TVL bắt được 2 thằng A và B rồi cho A lên tàu đi về 1 hướng bất kỳ tốc độ 0,995c trong nửa năm rồi quay lại cùng tốc độ, thấy A trẻ hơn B tầm gần 9 năm gì đó, thí nghiệm này có chỗ nào sai về lý thuyết không?

2. Sau khi 1 đúng mới bàn tiếp 2
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Cụ cho em hỏi thế này cho dễ thấy nghịch lý này:
Một tia sáng mang theo 1 cái đèn pin chĩa về phía trước, bật cái đèn lên, chuyện gì xảy ra?
Giả định khối vật chất chuyển động theo tốc độ cao mà vẫn giữ được cấu trúc chưa xảy ra ạ.
Khối vật chất ban đầu muốn 1 bộ phận nó chuyển động với 1 bộ phận khác thì phải giải phóng lực liên kết.
Nếu giả sử 1 tàu vũ trụ chạy được với vận tốc ánh sáng, trong đó bật đèn pin thì photon từ đèn đó chạy với tốc độ bằng 0 so với vận tốc tàu vũ trụ và người ngoài thì vẫn thấy tia sáng như bình thường.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Em nghĩ là cứ vận động nhiều thì trẻ hơn ạ.
Cái mọi người đang bàn là làm sao xác minh được ai là người vận động nhiều hơn, giả thiết gốc BigBang được chọn là một thuyết ạ.
Sống lâu hơn tức là trẻ hơn đó cụ.Thằng khác chết rồi mà nó vẫn còn tuổi thanh xuân, mấy chục đời thằng khác nó mới chết.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ cho em hỏi thế này cho dễ thấy nghịch lý này:
Một tia sáng mang theo 1 cái đèn pin chĩa về phía trước, bật cái đèn lên, chuyện gì xảy ra?
Nói thế này cho dễ hình dung: giả sử đèn pin di chuyển tốc độ ánh sáng rồi bật đèn lên phát ra phía trước.
- Với chiếc đèn, ánh sáng vẫn rời khỏi đèn với tốc độ c như bình thường
- Với người phía trước đèn, đứng yên so với đèn: ánh sáng đến mắt họ vẫn có tốc độ c nhưng bước sóng dịch chuyển tím.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Giờ nhà cháu hỏi cụ thế này:
1. Nếu TVL đang đứng yên so với thiên hà TVL bắt được 2 thằng A và B rồi cho A lên tàu đi về 1 hướng bất kỳ tốc độ 0,995c trong nửa năm rồi quay lại cùng tốc độ, thấy A trẻ hơn B tầm gần 9 năm gì đó, thí nghiệm này có chỗ nào sai về lý thuyết không?

2. Sau khi 1 đúng mới bàn tiếp 2
Giả định 1 sai ạ, hiện con người mới phát hiện được các quy luật có tính nhân quả trong điều kiện tự nhiên. Vậy có trẻ thì cũng chỉ khoảng nửa năm thôi, không thể có giả định 9 năm ạ.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Sống lâu hơn tức là trẻ hơn đó cụ.Thằng khác chết rồi mà nó vẫn còn tuổi thanh xuân, mấy chục đời thằng khác nó mới chết.
Giả định trên em nghi ngờ cụ đánh rơi lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Khái niệm A trẻ hơn B nghĩa là A đang ở trạng thái mà B đã trải qua.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Giả định 1 sai ạ, hiện con người mới phát hiện được các quy luật có tính nhân quả trong điều kiện tự nhiên. Vậy có trẻ thì cũng chỉ khoảng nửa năm thôi, không thể có giả định 9 năm ạ.
Nhưng đây lại chính là kết quả của thuyết tương đối Einstein. Nếu di chuyển tốc độ 0,995c thì hệ số giãn nở thời gian là 10, cứ 1 năm của ông di chuyển bằng 10 năm người đứng yên. Công thức này không phải tự bịa ra, và nó đã được áp dụng để các cụ có cái định vị GPS trên điện thoại chính xác đến vài chục mét. Nếu không có công thức này thì hệ thống định vị hiện nay mỗi ngày lệch 10km.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nói thế này cho dễ hình dung: giả sử đèn pin di chuyển tốc độ ánh sáng rồi bật đèn lên phát ra phía trước.
- Với chiếc đèn, ánh sáng vẫn rời khỏi đèn với tốc độ c như bình thường
- Với người phía trước đèn, đứng yên so với đèn: ánh sáng đến mắt họ vẫn có tốc độ c nhưng bước sóng dịch chuyển tím.
Nếu cái đèn pin đang tiến về 1 vật thể, thì tia sáng tới vật thể trước hay cả cái đèn và tia sáng cùng đâm vào vật thể đồng thời?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Giả định trên em nghi ngờ cụ đánh rơi lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Khái niệm A trẻ hơn B nghĩa là A đang ở trạng thái mà B đã trải qua.
Nhà cháu đang nói về hạt muon. Khi đứng yên nó có tuổi thọ 2.1969811(22)×10−6 s nhưng khi gia tốc lên gần tốc độ ánh sáng tuổi thọ tăng lên gần 30 lần.

Điều này cũng tương tự ai đó lên tàu vũ trụ tốc độ gần c, đến khi họ già sắp chết quay về để được chết trên trái đất thì gia đình đã trải qua mấy chục đời, vợ con chết được hàng trăm năm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top