[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đương nhiên phải gần năng lượng khổng lồ để tăng tốc đến gần tốc độ ánh sáng, và khi đạt tốc độ rồi thì tắt động cơ để nó tự chuyển động theo quán tính như định luật newton 1.
Còn không gian rất loãng, việc va chạm là xác suất rất thấp + lực hấp dẫn của hành tình rất nhỏ do không gian rất loãng.
Tôi ví dụ này bạn sẽ thấy không gian loãng thế nào: giả sử 2 dải ngân hàng va chạm và xuyên vào nhau, thì thực ra các ngôi sao trong 2 dải ngân hà đó chỉ có một số lượng rất nhỏ là va chạm trực tiếp với nhau mà thôi, còn đâu 99% là không gian giao thoa.

Bạn nhìn lên bầu trời vào một đêm thoáng đãng thấy chi chít sao, tưởng là mật độ sao dày đặc, nhưng thực ra chúng có độ sâu khác nhau, nên nhìn tưởng là dày. Thực ra mật độ sao cực loãng, giống như bạn thả 1 cục đường bé bằng đầu bút chì và thả vào một thùng nước 1m3 và khuấy lên, mật độ hạt đường trong thùng nước đó loãng như thế.
Hiện nay cũng như sau này có nhiều công nghệ để tàu lên tới gần c mà không cần nhiều năng lượng, hoặc nhiều thời gian. Ví dụ với gravity slingshot thì chỉ cần 1 hệ nhiều hành tinh từ to đến bé và lỗ đen là đủ.
Nếu cụ tính trên hệ quy chiếu trái đất thì sự việc diễn giải thế này có đúng không:
- A và B chuyển động rời xa trái đất với vận tốc v
- A và B gặp TVL, sau đó lên tàu của TVL và tiếp tục chuyển động với vận tốc v theo hướng rời xa trái đất
- A sau đó lên 1 con tàu khác chuyển động với vận tốc là v+n về phía trái đất. Lúc này vận tốc của A so với trái đất là v+n thôi, nhưng vận tốc của A so với TVL sẽ là 2v+n.
- Sau khi gặp trái đất A quay lại đuổi theo TVL với vận tốc không đổi.
- Như vậy trong quá trình A đi lấy tiền chuộc A chuyển động nhanh hơn B vận tốc v+n còn gì.
Sửa lại cụ một chút:
- A và B chuyển động rời xa trái đất với vận tốc v
- A và B gặp TVL, sau đó lên tàu của TVL và tiếp tục chuyển động với vận tốc v theo hướng rời xa trái đất
- A sau đó lên 1 con tàu khác chuyển động chậm lại, vận tốc so với trái đất chỉ còn v-n (vận tốc so với tàu mẹ TVL là n)
- Sau khi đi nửa năm A quay lại đuổi theo TVL với vận tốc v+n so với trái đất (TVL quan sát thì thấy đang quay lại với vận tốc -n).
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nếu mà tính chặt chẽ thì em nghĩ để bay đến hành tinh X khéo động cơ phải hoạt động ko ngừng ý. Tốc độ gần tốc độ ánh sáng ko thể bấm nút phát có ngay mà tàu phải tăng tốc liên tục trong nhiều năm. Trên đường đi thì phải thoát lực hấp dẫn các sao trên đường, rồi chỉnh hướng. Được nửa đường khéo lại phải quay tàu phụt ngược hướng bay để hãm tốc dần. Đến hành tinh X có ko hạ cánh mà chỉ ngắm qua cửa sổ cho vui thì cũng phải đảo hướng quay ngược lại để về Trái đất chứ. Rồi lại tăng tốc, lại hãm tốc để hạ cánh được xuống trái đất chứ ko trôi vụt đi.
Với công nghệ hiện nay thì còn vướng nhiều thứ.

Tăng tốc chẳng hạn, người khoẻ mạnh có thể chịu đựng được tối đa 4g (https://arxiv.org/abs/1808.07417) trong thời gian dài, thì với gia tốc như vậy mất gần 3 tháng mới lên sát c. Giảm cũng phải như vậy. Thế là mất gần 6 tháng tăng và giảm tốc. Nếu tính 1g thì mất 2 năm.

Có lẽ phải cần mấy phòng ngủ đông như phim viễn tưởng, chất lỏng bơm kín vào buồng áp lực cao để tăng khả năng chịu trọng lực lớn cho người nằm bên trong. Sau đó gravity assist qua mấy hành tinh mật độ cao và lỗ đen với gia tốc hàng trăm, hàng nghìn g. Đằng nào cái trò slingshot này cũng phải dùng máy tính điều khiển vì đòi hỏi độ chính xác quá cao, cho nên người cứ việc ngủ ngon. Công nghệ "ngủ đông" hiện tại không dễ như trong phim. Tuy nhiên nếu làm được thì giải quyết tốt bài toán tăng giảm tốc độ đỡ tốn nhiên liệu và thời gian.

Tiếp theo nữa là ở tốc độ cao tới hàng nghìn km/s, mọi hạt cát bụi nhỏ bé của vũ trụ đều sẽ là tên lửa đối với con tàu. Các vật liệu hiện có đều quá mong manh, và cũng không thể làm những lớp hợp kim dày vài mét bảo vệ cho tàu vũ trụ được.

Cuối cùng là liên lạc. Càng đi nhanh thì thời gian chuyển nhận tín hiệu về quê nhà càng lâu, các vấn đề trao đổi càng chậm. Khi lên sát tốc độ ánh sáng thì gần như không còn gửi nhận được gì nữa.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Bạn không thấy rằng mặt trăng quay quanh trái đất hàng tỷ năm rồi mà có dừng đâu? Mặt trăng làm gì có nhiên liệu.
Hay là trong lõi mặt trăng có động cơ nào đó của người ngoài hành tinh :))
Chuyện quay quanh quỹ đạo ổn định và chuyện tàu vũ trụ đi theo hướng chủ động là khác nhau mà cụ. Em chưa rõ điểm nào trong bài em viết cụ muốn phản biện hay trao đổi thêm?
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
889
Động cơ
63,900 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Điều gì xảy ra với thi thể phi hành gia nếu họ chết trong vũ trụ?

Kể từ khi con người lần đầu bay vào vũ trụ cách đây 60 năm, khoảng 21 người đã hy sinh trong các sứ mệnh.


Theo tạp chí Popular Science, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên khám phá không gian vũ trụ kỳ thú với nhiều người đang nuôi hy vọng sẽ sớm được đặt chân lên sao Hỏa. Tuy nhiên, như tỉ phú Elon Musk - CEO của SpaceX - từng nói: ''Nếu bạn muốn lên sao Hỏa, hãy chuẩn bị tinh thần cho cái chết''.

Câu hỏi đặt ra là khi một thành viên phi hành đoàn chết đi, sẽ mất từ vài tháng cho tới vài năm trước khi thi thể được đưa trở lại Trái đất, vậy điều gì sẽ xảy ra với thi thể một người chết trong không gian?

Theo thống kê, kể từ khi người đầu tiên bay vào vũ trụ cách đây 60 năm, khoảng 21 người đã hy sinh trong các sứ mệnh khám phá vũ trụ.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) không thiết lập các giao thức để xử lý thi thể trong không gian, nhưng các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã đưa ra cách xử lý trường hợp này một cách kính cẩn nhất khi một phi hành gia ngã xuống, theo Popular Science.

Nếu một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong khi thực hiện chuyến hành trình dài hơn 273 triệu km đến sao Hỏa, thi thể có thể sẽ được đặt trong kho lạnh hoặc làm khô bằng cách đông lạnh cho đến khi tàu vũ trụ hạ cánh.

Quy trình làm khô bằng đông lạnh trong không gian khác nhiều so với ở trên Trái đất. Khi đó, thi thể sẽ được để bên ngoài tàu vũ trụ và môi trường không gian sẽ bao phủ thi thể trong băng.

Tuy nhiên, nếu không thể thực hiện được phương pháp trữ lạnh, phi hành đoàn có thể thả thi thể người đồng hành đã khuất của họ ra ngoài vũ trụ.

Bà Catherine Conley thuộc Văn phòng Bảo vệ Hành tinh của NASA cho biết: ''Hiện tại, không có hướng dẫn cụ thể nào trong chính sách bảo vệ hành tinh, ở cấp độ NASA hoặc quốc tế, về việc xử lý thi thể một phi hành gia đã qua đời bằng cách thả vào không gian''.

Thả thi thể vào không gian có vẻ là lựa chọn dễ dàng nhất. Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ thi thể mắc kẹt luôn tại quỹ đạo đường bay của tàu vũ trụ và nán lại chính xác nơi được thả ra.

Và nếu nhiều sứ mệnh chọn phương pháp này, các tên lửa trong tương lai trên đường hướng tới sao Hỏa có thể sẽ phải bay qua một "biển" xác chết.

Sau khi vượt qua được chặng hành trình gian nan đầy khắc nghiệt, các phi hành gia sống sót lên được tới sao Hỏa sẽ phải đối mặt với những thách thức sống còn mới, đó là bức xạ.

Dữ liệu trước đây của Red Plant cho thấy các phi hành gia phải hứng chịu bức xạ trên sao Hỏa cao gấp 700 lần trên Trái đất.

Bức xạ này có thể làm thay đổi hệ thống tim mạch, tổn thương tim, xơ cứng và thu hẹp động mạch, hoặc loại bỏ một số tế bào trong thành mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch và có thể kết thúc bằng cái chết.

Trong trường hợp này, việc chôn cất trên sao Hỏa là cần thiết, nhưng NASA có quy định nghiêm ngặt về việc tránh làm ô nhiễm các hành tinh khác với vi sinh vật trên Trái đất.

“Về việc xử lý vật chất hữu cơ (bao gồm cả các thi thể) trên sao Hỏa, chúng tôi không áp đặt bất kỳ hạn chế nào miễn là tất cả các vi sinh vật trên Trái đất đã bị tiêu hủy - vì vậy cần phải hỏa táng” - một nhân viên NASA cho hay.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Tôi thấy mấy cụ cứ cái gì mà nghịch lý, tàu nọ tàu kia,... các cụ tự giam cầm tư duy của mình trong thời gian của Newton rồi.
Miệng thì các cụ nói về thời gian tương đối, thời gian co dãn, đánh đổ quan niệm thời gian Newton... này nọ.... nhưng trong tư duy của các cụ lại cứ bám vào thời gian Newton. Đúng là miệng nói 1 đằng nhưng suy nghĩ hành động 1 nẻo. :))

Tôi nói cho các cụ biết, mấy cụ mà cứ mất thời gian vào gì mà 0.95c, gì mà già trẻ nghịch lý... :)) Các cụ cần tư duy đúng như sau:

- A thấy B già trước mình và chết trước mình, thì B cũng có thể thấy A già và chết trước mình. Chứ không nhất thiết A thấy B chết trước mình thì đương nhiên B thấy A chết sau mình, đó là tư duy thời gian Newton.

- A thấy C đến địa điểm X trước B thì D cũng có thể thấy C đến địa điểm X sau B. Không nhất thiết là C đến địa điểm X trước B dưới mọi quan sát.

- Anh thấy em trẻ lâu hơn anh và em cũng có thể thấy anh trẻ lâu hơn mình.

Thế nên, cái này hơi động chạm vào "Duy thức học", đó mà tư duy của lượng tử và tương đối. Thấy các bạn tranh luận về thuyết tương đối mà đầu óc cứ khư khư bám lấy tư duy cổ điển nên có vài dòng giúp các bạn tỉnh ngộ đỡ phí thời gian :))
Ở đây đang nói việc trẻ hơn hay già hơn là 1 "thực tiễn" khi 2 người gặp lại nhau hay 1 illusion do quan sát. Nếu giả định là đúng người di chuyển trẻ hơn người ở nhà trong hệ quy chiếu quán tính thì chém gió cũng vui :)
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Tôi thấy mấy cụ cứ cái gì mà nghịch lý, tàu nọ tàu kia,... các cụ tự giam cầm tư duy của mình trong thời gian của Newton rồi.
Miệng thì các cụ nói về thời gian tương đối, thời gian co dãn, đánh đổ quan niệm thời gian Newton... này nọ.... nhưng trong tư duy của các cụ lại cứ bám vào thời gian Newton. Đúng là miệng nói 1 đằng nhưng suy nghĩ hành động 1 nẻo. :))

Tôi nói cho các cụ biết, mấy cụ mà cứ mất thời gian vào gì mà 0.95c, gì mà già trẻ nghịch lý... :)) Các cụ cần tư duy đúng như sau:

- A thấy B già trước mình và chết trước mình, thì B cũng có thể thấy A già và chết trước mình. Chứ không nhất thiết A thấy B chết trước mình thì đương nhiên B thấy A chết sau mình, đó là tư duy thời gian Newton.

- A thấy C đến địa điểm X trước B thì D cũng có thể thấy C đến địa điểm X sau B. Không nhất thiết là C đến địa điểm X trước B dưới mọi quan sát.

- Anh thấy em trẻ lâu hơn anh và em cũng có thể thấy anh trẻ lâu hơn mình.

Thế nên, cái này hơi động chạm vào "Duy thức học", đó mà tư duy của lượng tử và tương đối. Thấy các bạn tranh luận về thuyết tương đối mà đầu óc cứ khư khư bám lấy tư duy cổ điển nên có vài dòng giúp các bạn tỉnh ngộ đỡ phí thời gian :))
Einstein có cách tư duy rất khác thường, ông hay làm các thí nghiệm tưởng tượng nhằm khơi gợi các ý tưởng (tất nhiên ông không phải người đầu tiên). Một trong các thí nghiệm tưởng tượng của ông là về cách con người nhận thức thời gian qua quan sát, theo đó khi di chuyển, quan sát chiếc đồng hồ đứng yên sẽ cho cảm giác thời gian nhanh hay chậm hơn đồng hồ đeo trên tay. Đây chỉ là một ví dụ hình tượng của Einstein giúp người đọc hình dung thuyết tương đối, chứ thuyết tương đối không phải như vậy. Cụ Kem tươi lẫn lộn giữa ví dụ này với hiện tượng co giãn thời gian (time dilation). Theo hiện tượng co giãn thời gian (do tốc độ hoặc trọng lực) thì đồng hồ của người di chuyển nhanh hơn hoặc chịu trọng lực lớn hơn quả thực chạy chậm hơn đồng hồ người đi chậm hoặc chịu trọng lực nhỏ hơn.

Đồng hồ trên vệ tinh nhân tạo quay trên trời cũng bị sai lệch so với mặt đất dưới 2 hiệu ứng ngược nhau: trọng lực thấp hơn (khiến đồng hồ chạy nhanh hơn) và tốc độ lớn hơn so với mặt đất (khiến đồng hồ chạy chậm hơn). Tổng hợp 2 yếu tố này, tuỳ quỹ đạo vệ tinh họ sẽ phải cài đặt lại để bù thời gian cho đồng hồ vệ tinh. Ví dụ như vệ tinh GPS cách mặt đất 20.000km khiến nó chịu lực hút bằng 1/4 so với đồng hồ trên mặt đất nên mỗi ngày đồng hồ trên đó bị nhanh lên 45 phần triệu giây. Tương tự, nó bay tốc độ 14.000km/h gấp cỡ 7 lần tốc độ di chuyển của đồng hồ trên mặt đất khiến đồng hồ trên GPS chạy chậm 7 phần triệu giây mỗi ngày. Sau khi bù trừ, đồng hồ trên vệ tinh GPS sẽ nhanh hơn so với mặt đất 38 phần triệu giây mỗi ngày. Nếu không đưa yếu tố này vào tính toán thì định vị ra bị lệch mỗi ngày 10km.
 

nguyentoanland

Xe tăng
Biển số
OF-95283
Ngày cấp bằng
14/5/11
Số km
1,286
Động cơ
31,627 Mã lực
Nơi ở
Biển, nỗi nhớ và em!
Cụ nào mà chế tạo được tàu vũ trụ tốc độ siêu siêu thanh, nay lên sao hỏa khai hoang xong phân lô bán nền thì tiền bán chắc tính bằng tấn.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hiện nay cũng như sau này có nhiều công nghệ để tàu lên tới gần c mà không cần nhiều năng lượng, hoặc nhiều thời gian. Ví dụ với gravity slingshot thì chỉ cần 1 hệ nhiều hành tinh từ to đến bé và lỗ đen là đủ.

Sửa lại cụ một chút:
1 - A và B chuyển động rời xa trái đất với vận tốc v
2 - A và B gặp TVL, sau đó lên tàu của TVL và tiếp tục chuyển động với vận tốc v theo hướng rời xa trái đất
3 - A sau đó lên 1 con tàu khác chuyển động chậm lại, vận tốc so với trái đất chỉ còn v-n (vận tốc so với tàu mẹ TVL là n)
4 - Sau khi đi nửa năm A quay lại đuổi theo TVL với vận tốc v+n so với trái đất (TVL quan sát thì thấy đang quay lại với vận tốc -n).
3 - Để thoát ra khỏi con tàu đó và trở về trái đất, A phải bay với tốc độ nhanh hơn v (quy chiếu theo TVL). Nếu bay với vận tốc v (quy chiếu TVL, A sẽ đứng một chỗ so với trái đất). Ví dụ khi quay về trái đất A bay với tốc độ 2v (theo TVL), như vậy với trái đất, A bay với vấn tốc v.
Ví dụ 1 đoàn tàu chạy 10km/h rời ga, cụ chạy trên tàu theo hướng ngược đoàn tàu tốc độ 10km/h thì so với cột mốc bên đường cụ đứng im).
4 - Khi tới trái đất, A phải quay lại với vận tốc nếu quy chiếu trái đất thì > v, ví dụ 2v thì vận tốc quy chiếu TVL là v.
Như vậy là quy chiếu TVL hay trái đất thì vẫn có 1 chiều A di chuyển nhanh hơn B và 1 chiều bằng.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
3 - Để thoát ra khỏi con tàu đó và trở về trái đất, A phải bay với tốc độ nhanh hơn v (quy chiếu theo TVL). Nếu bay với vận tốc v (quy chiếu TVL, A sẽ đứng một chỗ so với trái đất). Ví dụ khi quay về trái đất A bay với tốc độ 2v (theo TVL), như vậy với trái đất, A bay với vấn tốc v.
Ví dụ 1 đoàn tàu chạy 10km/h rời ga, cụ chạy trên tàu theo hướng ngược đoàn tàu tốc độ 10km/h thì so với cột mốc bên đường cụ đứng im).
4 - Khi tới trái đất, A phải quay lại với vận tốc nếu quy chiếu trái đất thì > v, ví dụ 2v thì vận tốc quy chiếu TVL là v.
Như vậy là quy chiếu TVL hay trái đất thì vẫn có 1 chiều A di chuyển nhanh hơn B và 1 chiều bằng.
3. Cụ muốn n>v cũng được, không ảnh hưởng gì.
4. Đi nửa năm thôi cụ, chưa đến trái đất, thì quay lại.
- v đã gần tốc độ ánh sáng rồi thì 2v gần gấp đôi (nghịch lý 1)
- Từ trái đất quan sát thấy 4 giai đoạn của A:
+ Đoạn cùng rời trái đất đến khi bị bắt: di chuyển như nhau
+ Đoạn quay về trái đất: A di chuyển chậm hơn B
+ Đoạn quay lại cứu B: không nhìn thấy gì vì A di chuyển nhanh hơn ánh sáng
+ A quay lại tàu TVL và gặp B: A trẻ hơn B (A lúc này còn trẻ hơn A lúc chuẩn bị quay lại cứu B - nghịch lý 2). Chỗ này nếu cụ cần thì nhà cháu sẽ tính cụ thể theo công thức giãn nở thời gian đàng hoàng.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
3. Cụ muốn n>v cũng được, không ảnh hưởng gì.
4. Đi nửa năm thôi cụ, chưa đến trái đất, thì quay lại.
- v đã gần tốc độ ánh sáng rồi thì 2v gần gấp đôi (nghịch lý 1)
- Từ trái đất quan sát thấy 4 giai đoạn của A:
+ Đoạn cùng rời trái đất đến khi bị bắt: di chuyển như nhau
+ Đoạn quay về trái đất: A di chuyển chậm hơn B
+ Đoạn quay lại cứu B: không nhìn thấy gì vì A di chuyển nhanh hơn ánh sáng
+ A quay lại tàu TVL và gặp B: A trẻ hơn B (A lúc này còn trẻ hơn A lúc chuẩn bị quay lại cứu B - nghịch lý 2). Chỗ này nếu cụ cần thì nhà cháu sẽ tính cụ thể theo công thức giãn nở thời gian đàng hoàng.
Nghịch lý 1: v gần c rồi, nên không thể bay nhanh hơn v. Không thể bay nhanh hơn v thì A không thể trở về trái đất. Giả thiết như vậy là không có thật, tất cả sau đó đều sai.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nghịch lý 1: v gần c rồi, nên không thể bay nhanh hơn v. Không thể bay nhanh hơn v thì A không thể trở về trái đất. Giả thiết như vậy là không có thật, tất cả sau đó đều sai.
Ơ hình như cụ không hiểu đề bài rồi. Nhà cháu nói 1 đằng cụ nói 1 nẻo.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Ơ hình như cụ không hiểu đề bài rồi. Nhà cháu nói 1 đằng cụ nói 1 nẻo.
Thì bản thân cái đề bài của cụ nó vô lý chứ sao! :D
Khi A và B rời khỏi trái đất với tốc độ nhanh nhất có thể, thì 1 ông C xuất phát sau đó đã không thể nào đuổi kịp A và B, đây lại B tiếp tục đi, A quay lại trái đất sau đó đuổi theo B, thế thì làm sao có chuyện A đuổi kịp B mà giả thiết!
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Thì bản thân cái đề bài của cụ nó vô lý chứ sao! :D
Khi A và B rời khỏi trái đất với tốc độ nhanh nhất có thể, thì 1 ông C xuất phát sau đó đã không thể nào đuổi kịp A và B, đây lại B tiếp tục đi, A quay lại trái đất sau đó đuổi theo B, thế thì làm sao có chuyện A đuổi kịp B mà giả thiết!
Cụ vẫn không hiểu ý nhỉ. Đó chính là mâu thuẫn của bài. Như chính cụ nêu làm sao đuổi kịp nhưng trong hệ của TVL thì thấy là kịp, vậy sai ở đâu. Nhà cháu đáng hỏi cụ tại sao có mâu thuẫn thì cụ nói mâu thuẫn này chứng tỏ đề bài sai.

Các hiện tượng trong hệ TVL có chỗ nào sai đâu?
TVL đang đứng yên so với thiên hà của TVL thì bắt gặp A và B dứng gần đó, TVL lấy tàu nhỏ đưa A đi 6 tháng tốc độ 0,995c rồi quay lại với cùng tốc độ. Câu chuyện trên có chỗ nào vô lý không?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ vẫn không hiểu ý nhỉ. Đó chính là mâu thuẫn của bài. Như chính cụ nêu làm sao đuổi kịp nhưng trong hệ của TVL thì thấy là kịp, vậy sai ở đâu. Nhà cháu đáng hỏi cụ tại sao có mâu thuẫn thì cụ nói mâu thuẫn này chứng tỏ đề bài sai.

Các hiện tượng trong hệ TVL có chỗ nào sai đâu?
TVL đang đứng yên so với thiên hà của TVL thì bắt gặp A và B dứng gần đó, TVL lấy tàu nhỏ đưa A đi 6 tháng tốc độ 0,995c rồi quay lại với cùng tốc độ. Câu chuyện trên có chỗ nào vô lý không?
Với TVL thì nó sai ngay từ bước đầu tiên là A ròi TVL phi tới trái đất. Khi TVL đang rời trái đất với tốc độ v thì A phải phi nhanh hơn v mới đi được về trái đất.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ vẫn không hiểu ý nhỉ. Đó chính là mâu thuẫn của bài. Như chính cụ nêu làm sao đuổi kịp nhưng trong hệ của TVL thì thấy là kịp, vậy sai ở đâu. Nhà cháu đáng hỏi cụ tại sao có mâu thuẫn thì cụ nói mâu thuẫn này chứng tỏ đề bài sai.

Các hiện tượng trong hệ TVL có chỗ nào sai đâu?
TVL đang đứng yên so với thiên hà của TVL thì bắt gặp A và B dứng gần đó, TVL lấy tàu nhỏ đưa A đi 6 tháng tốc độ 0,995c rồi quay lại với cùng tốc độ. Câu chuyện trên có chỗ nào vô lý không?
Thì bản thân cái đề bài của cụ nó vô lý chứ sao! :D
Khi A và B rời khỏi trái đất với tốc độ nhanh nhất có thể, thì 1 ông C xuất phát sau đó đã không thể nào đuổi kịp A và B, đây lại B tiếp tục đi, A quay lại trái đất sau đó đuổi theo B, thế thì làm sao có chuyện A đuổi kịp B mà giả thiết!
2 bạn vẫn mang tư duy cơ học Newton để mà bàn về thuyết tương đối thì đến tết cũng ko tỏ :))

Các bạn phải hiểu cụ Einstein đã dùng chữ Tương Đối để đặt cho thuyết của mình, nó rất gần với Duy thức học (dù có thể cụ Einstein chưa bao giờ nghiên cứu duy thức học, nhưng tư duy là rất gần với duy thức học).
Theo tương đối thuyết, các bạn cưỡi trên một tia sáng thì các bạn cũng quan sát thấy tia sáng khác rời xa mình với vận tốc c. Hoặc các bạn không cưỡi trên tia sáng nào thì cũng vẫn thấy các tia sáng khác rời xa mình với vận tốc c.
Bạn A cưỡi trên 1 tia sáng, bạn B cưỡi trên 1 tia sáng khác. Bạn C đứng quan sát thấy 2 bạn A và B đang chuyển động song song, khoảng cách AB không đổi. Nhưng bạn A lại thấy mình đang rời xa B với vận tốc c và B cũng thấy A rời xa mình với vận tốc c. Lạ chưa ? :)) nhưng đó là tương đối tính.
Thế nếu các bạn đứng dạng 2 chân trên 2 tia sáng khác nhau, chuyện gì xảy ra? :)) hãy tưởng tượng xem :))
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Với TVL thì nó sai ngay từ bước đầu tiên là A ròi TVL phi tới trái đất. Khi TVL đang rời trái đất với tốc độ v thì A phải phi nhanh hơn v mới đi được về trái đất.
Trong hệ TVL đâu có trái đất, chỉ có TVL, thiên hà TVL và tàu của A+B. Trên hệ này mọi thứ vẫn tuân thủ quy tắc vật lý của hệ.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
2 bạn vẫn mang tư duy cơ học Newton để mà bàn về thuyết tương đối thì đến tết cũng ko tỏ :))

Các bạn phải hiểu cụ Einstein đã dùng chữ Tương Đối để đặt cho thuyết của mình, nó rất gần với Duy thức học (dù có thể cụ Einstein chưa bao giờ nghiên cứu duy thức học, nhưng tư duy là rất gần với duy thức học).
Theo tương đối thuyết, các bạn cưỡi trên một tia sáng thì các bạn cũng quan sát thấy tia sáng khác rời xa mình với vận tốc c. Hoặc các bạn không cưỡi trên tia sáng nào thì cũng vẫn thấy các tia sáng khác rời xa mình với vận tốc c.
Bạn A cưỡi trên 1 tia sáng, bạn B cưỡi trên 1 tia sáng khác. Bạn C đứng quan sát thấy 2 bạn A và B đang chuyển động song song, khoảng cách AB không đổi. Nhưng bạn A lại thấy mình đang rời xa B với vận tốc c và B cũng thấy A rời xa mình với vận tốc c. Lạ chưa ? :)) nhưng đó là tương đối tính.
Thế nếu các bạn đứng dạng 2 chân trên 2 tia sáng khác nhau, chuyện gì xảy ra? :)) hãy tưởng tượng xem :))
Cụ Kem tươi lẫn lộn giữa hiện tượng quan sát với câu chuyện giãn nở không-thời gian.
Cụ đọc lại bài trên nhà cháu viết về cái đồng hồ trên vệ tinh ấy.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ Kem tươi lẫn lộn giữa hiện tượng quan sát với câu chuyện giãn nở không-thời gian.
Cụ đọc lại bài trên nhà cháu viết về cái đồng hồ trên vệ tinh ấy.
Cụ mới lẫn đó cụ ạ, tôi đọc thuyết tương đối từ 15 năm trước rồi ạ.
Hệ quy chiếu chỉ là 1 quy ước, hãy nghĩ kỹ về điều này.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ mới lẫn đó cụ ạ, tôi đọc thuyết tương đối từ 15 năm trước rồi ạ.
Hệ quy chiếu chỉ là 1 quy ước, hãy nghĩ kỹ về điều này.
Cụ thấy có gì sai thì cụ cứ nêu, chứ luận điểm "tôi đọc 15 năm trước" thì không nhẽ nhà cháu cũng đưa 1 câu "được dạy trong trường từ 25 năm trước" ra tranh luận với cụ, thì sẽ đi đến đâu?
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ thấy có gì sai thì cụ cứ nêu, chứ luận điểm "tôi đọc 15 năm trước" thì không nhẽ nhà cháu cũng đưa 1 câu "được dạy trong trường từ 25 năm trước" ra tranh luận với cụ, thì sẽ đi đến đâu?
Vì tôi đã trải qua các thắc mắc như bạn.
Bạn phải hiểu, thuyết tương đối chỉ ra rằng, thế giới quan của mỗi cá nhân là khác nhau (nghĩa là sự quan sát và cảm nhận thế giới của mỗi người là khác nhau) tùy vào chuyển động tương đối.
Như vậy, Einstein đã ngầm chỉ ra, vận động/biến dịch/chuyển động là bản chất của thế giới vạn vật. Không gian thời gian chỉ là khái niệm phái sinh mà thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top