Cụ có thể giải thích thêm các nhà khoa học làm thế nào hoặc dùng kĩ thuật gì để có thể quan sát các hành tinh khác cách trái đất hàng tỉ năm ánh sáng được không?
Để quan sát thì dùng kính viễn vọng, kính viễn vọng và kính viễn vọng.
Câu hỏi của cụ đúng ra phải là: làm thế nào để đo đạc các thông số về những hành tinh, những dải thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.
- Đo khoảng cách từ đây tới đó: phương pháp tam giác. Chọn 2 thời điểm mà trái đất cách nhau đúng nửa chu kỳ năm, khi đó khoảng cách giữa 2 điểm sẽ khoảng 300 triệu km. Đo 2 góc tạo bởi đoạn 300 triệu km này với 2 đoạn thẳng nối từ 2 điểm quan sát đến vật thể. Như vậy ta có 1 tam giác, biết độ dài 1 cạnh và 2 góc bên sẽ tính được độ dài các cạnh kia. Lưu ý chỉ dùng phương pháp này đo những địa điểm cỡ 400 năm ánh sáng trở lên, gần hơn thì chả cần chờ trái đất quay nửa năm, lấy 2 địa điểm quan sát cách xa nhau trên trái đất là đủ.
- Đo kích thước các hành tinh, các thiên hà: khi đã biết khoảng cách đến nó thì có thể sử dụng độ phóng đại trong kính viễn vọng để tính ra.
- Tính khối lượng các hành tinh:
+ Hành tinh gần: dựa vào quỹ đạo các vệ tinh nhỏ dạng thiên thạch (mà có thể quan sát được nó cấu tạo bằng gì, tính toán được khối lượng của nó) có thể tính ra lực li tâm, từ đó suy ra lực hút. Có lực hút, có khoảng cách thì tính được khối lượng của hành tinh.
+ Hành tinh xa: Sau khi đo các hành tinh gần, chúng ta sơ bộ có được khối lượng của một số dạng hành tinh phổ biến chỉ cần dựa vào quang phổ (cấu tạo chất liệu), nhiệt độ, kích thước, hình dáng, vành đai vệ tinh, khí quyển... Những hành tinh này lại là vệ tinh hoặc là trung tâm của các hành tinh chưa biết sẽ được tính tương tự như phương pháp trên. Cứ thế tính rộng ra, có thể ước lược cả dải thiên hà.
Tuy nhiên, mọi phép đo trên tại thời điểm quan sát thì các thiên hà, hành tinh có thể đã không còn ở vị trí cũ nữa mà đã di chuyển thêm rất xa. Chúng ta có thể dự đoán được nó đi đến đâu nhờ quan sát hướng di chuyển, tốc độ di chuyển. Tốc độ thì có nói ở các bài trên, dựa 1 phần vào hiệu ứng Doppler.