[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,464
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Vâng thép dẻo mà, em có phản đối đâu, có cả khái niệm và công thức tính toán hẳn hoi :D
Em thả thính ấy mà hehe.
Ý em là, khoảng cách sẽ giới hạn hiểu biết.
Vd nếu hoàn hảo, tàu vũ trụ Nasa mang về được mấy cục đá từ Sao Hỏa, thì coi như con người sờ nắn hít hà được tí... sao Hỏa :P với khoảng cách vài triệu km. Còn qua đuýt chai (ống dòm) thì 14 tỷ năm ánh sáng. Hai con số này không có ý nghĩa với vũ trụ vô tận, như cọng thép dài 1cm và 10m. Và ngoài khoảng 14 tỷ năm ánh sáng, có thể mọi thứ sẽ khác, vì có nhìn thấy gì đâu, chưa nói được sờ nắn hít hà.
Em lông dân chắc cú, cứ "9xu đổi lấy 1hao", ai viển vông ...kệ. Vữn tin thày bói mù sờ voi hơn. :D
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,949
Động cơ
317,702 Mã lực
Ko biết giải thích thế này có vòng vo ko :D cụ nào am hiểu hơn về tốc độ - khối lượng - năng lượng thì bổ trợ nhé:

- Để đẩy 1 vật chất di chuyển, thì vật càng nặng, tốc độ càng cao, thì càng cần nhiều năng lượng. Như bạn đẩy cục đá đi thôi.
- Khi tốc độ tăng đến tiệm cận 300k km/s thì cần năng lượng khủng khiếp.

Ngược lại, photon là hạt ko khối lượng massless (hoặc m của photon cực kỳ bé), nên đẩy đi dễ dàng. Trong chân không đạt tốc độ cực đại 300k km/s. C

Còn bất cứ cái gì mà có m > photon, thì khi nó di chuyển cực nhanh đều cần E rất lớn, khó đạt đến 300k km/s.

Còn tốc độ dãn nở của vũ trụ lại lớn hơn speed ánh sáng? Trả lời: vì 2 cái đó khác nhau. Giãn nở vũ trụ là giãn không gian (space), còn tốc độ ánh sáng là tốc độ của photon trong không gian (space) đó.
Em nghĩ không phải giãn nở vũ trụ là giãn nở không gian. Giãn nở vũ trụ hàm ý là sự giãn nở của các thái dương hệ, các giải ngân hà cùng các thuộc tính của nó. Ví dụ như lực hấp dẫn qua lại giữa các hành tinh, giữa các hệ mặt trời khác nhau cùng các chùm photon giải phóng ra xung quang. Còn không gian ( không vật chất, không lực tác động qua lại, không photon..) tóm lại là không gì hết thì luôn tồn tại và vô cùng vô cùng tận rồi thì giãn nở hư vô là không có nghĩa. Còn nếu có tồn tại giới hạn của hư vô thì ngoài hư vô đó sẽ là cái gì ?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em nghĩ không phải giãn nở vũ trụ là giãn nở không gian. Giãn nở vũ trụ hàm ý là sự giãn nở của các thái dương hệ, các giải ngân hà cùng các thuộc tính của nó. Ví dụ như lực hấp dẫn qua lại giữa các hành tinh, giữa các hệ mặt trời khác nhau cùng các chùm photon giải phóng ra xung quang. Còn không gian ( không vật chất, không lực tác động qua lại, không photon..) tóm lại là không gì hết thì luôn tồn tại và vô cùng vô cùng tận rồi thì giãn nở hư vô là không có nghĩa. Còn nếu có tồn tại giới hạn của hư vô thì ngoài hư vô đó sẽ là cái gì ?
Ví dụ không gian giữa 2 ngân hà. Nếu 2 ngân hà đó cách nhau 3.26 triệu năm ánh sáng (1mpc), thì khoảng cách giữa 2 ngân hà mỗi giây tăng lên 67.4km.

Đấy, đo được cụ thể không gian giãn nở như thế rồi mà. Giãn nở đều về mọi hướng.
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Vũ trụ của e nó cũng thay đổi theo nhiệm kỳ í ạ, mấy năm trước gọi là Vũ trụ Triump, năm ngoái thì đổi tên gọi là Vũ trụ Bai đần ;;)
 

Man2020

Xe hơi
Biển số
OF-708180
Ngày cấp bằng
20/11/19
Số km
194
Động cơ
91,847 Mã lực
Tuổi
36
Cụ nào thích bộ môn vũ trụ có thể đọc tiểu thuyết Tam Thể của Lưu Từ Hân để có thêm một góc nhìn khác từ trí tưởng tượng con ng
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ nói úng òi.
Nhưng đấy là cụ đang thừa nhận một tiên đề "ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt" mà người ta đưa ra giả thuyết thế để giải thích cho một số tính chất "quái lạ" của ánh sáng.

Giờ thử cân nhắc giả thuyết này "ánh sáng không phải sóng cũng không phải hạt mà là một dạng vật chất mới được (các ông OF rảnh mùa covid) tìm ra". Là một dạng vật chất mới, cái bọn này nó chuyển động không tuân theo sóng cũng chẳng giống như hạt nên có một cách khác để chuyển động và vì vậy sẽ có một cách tăng tốc nó chuyển động gấp vài tỷ lần mà không mất phí (chỉ cần một cái địa chỉ gmail là reg được nick)
Em cứ vú dị thế :D
Mình ko nói sóng hạt gì đâu, mà cứ thường thức: trong đầu vẫn nghĩ để di chuyển thì phải có 1 "lực" hay 1 "tác động" nào đó - chứ ko thể tự nhiên bay như ông Superman :D

Nếu muốn tư duy theo hướng một quy luật mới outside the box, có thể lấy ví dụ việc rối lượng tử. 2 vật chất ở 2 vị trí có khoảng cách bất kỳ nhưng có phản ứng giống nhau "tức thì".

Vậy cái gì đã tác động lên 2 vật chất đó, và tốc độ tác động đó phải siêu nhanh, nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Từ ví dụ lượng tử, Vậy là cụ yên tâm nhé, chắc chắn con người sẽ tìm ra thứ di chuyển nhanh hơn photon, nhanh hơn tốc độ ánh sáng :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,949
Động cơ
317,702 Mã lực
Ví dụ không gian giữa 2 ngân hà. Nếu 2 ngân hà đó cách nhau 3.26 triệu năm ánh sáng (1mpc), thì khoảng cách giữa 2 ngân hà mỗi giây tăng lên 67.4km.

Đấy, đo được cụ thể không gian giãn nở như thế rồi mà. Giãn nở đều về mọi hướng.
Thế thì lại không phải là giãn nở không gian rồi mà là giãn nở vũ trụ. Nó chiếm chỗ của không gian về mọi hướng sau vụ nổ Bigbang. Vì giữa các ngân hà tồn tại vô số các trường, các sóng, các bức xạ .. nó không đơn thuần là space nữa mà hàm chứa " nội vùng" rồi. Space theo em hiểu là tính từ rìa của đường kính vũ trụ 94 tỷ năm ánh sáng cơ.
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu tìm cách tư duy cho đến cùng của vũ trụ thì đầu sẽ bị vỡ mà vẫn chưa đến tận cùng được. Một clip mà em xem thấy thích nên sưu tầm ạ.

 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Thế thì lại không phải là giãn nở không gian rồi mà là giãn nở vũ trụ. Nó chiếm chỗ của không gian về mọi hướng sau vụ nổ Bigbang. Vì giữa các ngân hà tồn tại vô số các trường, các sóng, các bức xạ .. nó không đơn thuần là space nữa mà hàm chứa " nội vùng" rồi. Space theo em hiểu là tính từ rìa của đường kính vũ trụ 94 tỷ năm ánh sáng cơ.
Theo em hiểu thì vũ trụ chính là không - thời gian và mọi thứ trong đó, và ko ai biết có cái gì "trước" vũ trụ, hay "ngoài vũ trụ". Cũng chưa có cơ sở gì nói là có "rìa của vũ trụ".

Cụ lấy đâu ra số "đường kính vũ trụ 94 tỷ năm ánh sáng" vậy? Có lẽ chỉ là giới hạn "vũ trụ quan sát được" thôi.

Thực sự e cũng biêng đầu vì khái niệm vũ trụ vô hạn ko biên giới này :D nhưng biết làm sao được.

 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Theo em hiểu thì vũ trụ chính là không - thời gian và mọi thứ trong đó, và ko ai biết có cái gì "trước" vũ trụ, hay "ngoài vũ trụ". Cũng chưa có cơ sở gì nói là có "rìa của vũ trụ".

Cụ lấy đâu ra số "đường kính vũ trụ 94 tỷ năm ánh sáng" vậy? Có lẽ chỉ là giới hạn "vũ trụ quan sát được" thôi.

Thực sự e cũng biêng đầu vì khái niệm vũ trụ vô hạn ko biên giới này :D nhưng biết làm sao được.

Vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên (vô biên) cụ ạ

Hình dung một quả cầu là vũ trụ của loài kiến. Rõ ràng những con kiến có thể đi mãi trên mặt quả cầu mà không gặp phải cái "rìa" nào cả. Hình cầu chính là một vũ trụ hai chiều bị uốn cong trong không gian 3 chiều. Nó hữu hạn nhưng lại không có biên.

Khi ta bơm quả cầu to ra thì đó chính là vũ trụ giãn nở. Kích thước vũ trụ hai chiều đấy to ra, vẫn hữu hạn và vô biên.

Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ ba chiều, uốn cong trong không gian 4 chiều, cũng hữu hạn và vô biên như thế.

Trong không gian 3 chiều của chúng ta thì không có rìa vũ trụ, không có biên vũ trụ. Rìa của vũ trụ ba chiều chính là giới hạn của nó tại chiều thứ 4. Những con kiến bò mãi trên bề mặt quả cầu (vũ trụ 2 chiều) thì không bao giờ thoát ra khỏi vũ trụ của chúng được, muốn thoát ra chúng phải nhảy được lên, tức là có khả năng chuyển động trong chiều thứ 3.

Chúng ta cũng thế, muốn thoát khỏi vũ trụ thì chúng ta phải có khả năng "nhảy lên" chiều thứ 4. Nếu làm được điều đó thì đứng ở bất cứ đâu ta cũng ngay lập tức thoát ra khỏi vũ trụ của mình.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên (vô biên) cụ ạ

Hình dung một quả cầu là vũ trụ của loài kiến. Rõ ràng những con kiến có thể đi mãi trên mặt quả cầu mà không gặp phải cái "rìa" nào cả. Hình cầu chính là một vũ trụ hai chiều bị uốn cong trong không gian 3 chiều. Nó hữu hạn nhưng lại không có biên.

Khi ta bơm quả cầu to ra thì đó chính là vũ trụ giãn nở. Kích thước vũ trụ hai chiều đấy to ra, vẫn hữu hạn và vô biên.

Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ ba chiều, uốn cong trong không gian 4 chiều, cũng hữu hạn và vô biên như thế.

Trong không gian 3 chiều của chúng ta thì không có rìa vũ trụ, không có biên vũ trụ. Rìa của vũ trụ ba chiều chính là giới hạn của nó tại chiều thứ 4. Những con kiến bò mãi trên bề mặt quả cầu (vũ trụ 2 chiều) thì không bao giờ thoát ra khỏi vũ trụ của chúng được, muốn thoát ra chúng phải nhảy được lên, tức là có khả năng chuyển động trong chiều thứ 3.

Chúng ta cũng thế, muốn thoát khỏi vũ trụ thì chúng ta phải có khả năng "nhảy lên" chiều thứ 4. Nếu làm được điều đó thì đứng ở bất cứ đâu ta cũng ngay lập tức thoát ra khỏi vũ trụ của mình.
Như các cụ tập trung kiếm tiền, suốt ngày kiếm tiền (trong không gian 3 chiều). Hôm nay nhảy vào chém gió về vũ trụ là "thoát khỏi vũ trụ của mình" đúng ko cụ?
 

ConCuCauKinh

Xe buýt
Biển số
OF-716573
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
586
Động cơ
89,712 Mã lực
Sao lại gọi trên giời là vũ trụ nhỉ? Chữ nho ạ?
Em hư hỏng, zú trụ mà em hàng ngày ngưỡng mộ thì chúng ngày càng xuống cấp. :D
Zú trụ của cụ ứ tuân theo đúng định luật của Albert Ainstein, tức là dãn nở mãi. Bao giờ chạm đến rốn thì sự xuống cấp của Zú Trụ ấy lại giảm dần mới chết chứ.
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên (vô biên) cụ ạ

Hình dung một quả cầu là vũ trụ của loài kiến. Rõ ràng những con kiến có thể đi mãi trên mặt quả cầu mà không gặp phải cái "rìa" nào cả. Hình cầu chính là một vũ trụ hai chiều bị uốn cong trong không gian 3 chiều. Nó hữu hạn nhưng lại không có biên.
Khi ta bơm quả cầu to ra thì đó chính là vũ trụ giãn nở. Kích thước vũ trụ hai chiều đấy to ra, vẫn hữu hạn và vô biên.
Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ ba chiều, uốn cong trong không gian 4 chiều, cũng hữu hạn và vô biên như thế.
Trong không gian 3 chiều của chúng ta thì không có rìa vũ trụ, không có biên vũ trụ. Rìa của vũ trụ ba chiều chính là giới hạn của nó tại chiều thứ 4. Những con kiến bò mãi trên bề mặt quả cầu (vũ trụ 2 chiều) thì không bao giờ thoát ra khỏi vũ trụ của chúng được, muốn thoát ra chúng phải nhảy được lên, tức là có khả năng chuyển động trong chiều thứ 3.
Chúng ta cũng thế, muốn thoát khỏi vũ trụ thì chúng ta phải có khả năng "nhảy lên" chiều thứ 4. Nếu làm được điều đó thì đứng ở bất cứ đâu ta cũng ngay lập tức thoát ra khỏi vũ trụ của mình.
Đồng ý tưởng với cụ, em bổ xung thêm 2 ý sau để cụ và các cụ khác xem xét:
* Vũ trụ có thật sự đang giãn nở?
- Lấy bút đánh dấu 2 điểm cách nhau 1cm trên quả bóng bay, rồi sau đó bơm quả bóng bay thật to ra thì khoảng cách giữa 2 điểm bây giờ lên đến 10cm, cho dù 2 điểm đánh dấu đó là bất động không thể di chuyển. Nhưng ở quy mô nguyên tử thì kích thước các nguyên tử của quả bóng bay vẫn giữ nguyên không thay đổi.
- Ánh sáng của các thiên hà tới Trái Đất có quang phổ dịch chuyển đỏ (tuy vẫn có 1 vài cái dịch chuyển xanh) là bằng chứng cho thấy các thiên hà đang cách xa nhau với tốc độ ngày càng nhanh, như vậy là không gian vũ trụ đang giãn nở. Nhưng không gian ở trong nội bộ thiên hà, hoặc trong nội bộ Hệ Mặt Trời của chúng ta có thật sự giãn nở không? Kích thước của thiên hà có tăng lên không? khoảng cách nói chung giữa các ngôi sao trong thiên hà có ngày càng xa nhau không? kích thước của Hệ Mặt Trời và khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ có ngày càng lớn hơn không?
* Không tồn tại chiều không gian thứ 4 ở quy mô kích thước bình thường?
- Những sự vật, hiện tượng ở không gian 3 chiều tác động vào không gian 2 chiều sẽ tạo ra những hiện tượng kỳ bí, không thể giải thích được đối với thế giới không gian 2 chiều. Ví dụ như con kiến trong không gian 2 chiều muốn đi từ điểm A đến điểm B bắt buộc nó phải đi qua đường thẳng ở giữa A và B. Nhưng nếu có 1 lực từ chiều không gian thứ 3 tác động lên con kiến, như là chúng ta dùng tay nhấc nó lên từ A rồi đặt nó xuống B, thì quy luật này ở không gian 2 chiều sẽ bị phá vỡ, những con kiến khác sẽ thấy con kiến biến mất ở A và đột ngột xuất hiện ở B mà không thể giải thích vì sao. Nhưng trong cuộc sống ở quy mô kích thước bình thường của chúng ta, chúng ta chả thấy bất cứ điều gì kỳ bí khó hiểu như thế xuất hiện cả. Có lẽ đối với chúng ta những sự kỳ bí khó hiểu chỉ xuất hiện ở cấp vi mô lượng tử hoặc cấp vĩ mô như lỗ đen mà thôi.
- Nếu có chiều không gian thứ 4 thì định luật bảo toàn năng lượng còn đúng đến đâu?
Năng lượng có thể từ chiều không gian thứ 4 chảy vào không gian 3 chiều của chúng ta giúp chúng ta không làm gì mà vẫn có năng lượng, hoặc ngược lại, năng lượng trong không gian 3 chiều của chúng ta bị thất thoát vào chiều không gian thứ 4. Nếu có chiều không gian thứ 4 mà ngay cả năng lượng dưới các dạng cũng không thể thâm nhập vào được thì liệu chúng ta có hy vọng gì?
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên (vô biên) cụ ạ

Hình dung một quả cầu là vũ trụ của loài kiến. Rõ ràng những con kiến có thể đi mãi trên mặt quả cầu mà không gặp phải cái "rìa" nào cả. Hình cầu chính là một vũ trụ hai chiều bị uốn cong trong không gian 3 chiều. Nó hữu hạn nhưng lại không có biên.

Khi ta bơm quả cầu to ra thì đó chính là vũ trụ giãn nở. Kích thước vũ trụ hai chiều đấy to ra, vẫn hữu hạn và vô biên.

Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ ba chiều, uốn cong trong không gian 4 chiều, cũng hữu hạn và vô biên như thế.

Trong không gian 3 chiều của chúng ta thì không có rìa vũ trụ, không có biên vũ trụ. Rìa của vũ trụ ba chiều chính là giới hạn của nó tại chiều thứ 4. Những con kiến bò mãi trên bề mặt quả cầu (vũ trụ 2 chiều) thì không bao giờ thoát ra khỏi vũ trụ của chúng được, muốn thoát ra chúng phải nhảy được lên, tức là có khả năng chuyển động trong chiều thứ 3.

Chúng ta cũng thế, muốn thoát khỏi vũ trụ thì chúng ta phải có khả năng "nhảy lên" chiều thứ 4. Nếu làm được điều đó thì đứng ở bất cứ đâu ta cũng ngay lập tức thoát ra khỏi vũ trụ của mình.
Con kiến còn có sự giúp đỡ của bạn nó (sinh vật hiện hữu), như cánh cam, bọ dừa ... :D mang nó bay lên là rời khỏi vũ trụ 2D ngay. Còn con người, làm gì có thực thể nào đưa được vào chiều thứ 4. Ngay các vật chất trong 3 chiều, là vật chất tối và năng lượng tối vẫn còn mờ ảo, đoán mò thì không hi vọng gì tự "nhảy" sang chiều thứ 4, thoát xác được :D đợi aliens thôi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Em nhầm trong dải ngân hà milkyway của chúng ta chỉ có duy nhất trái đất có sự sống, còn các dải ngân hà, thiên hà khác thì không biết.
Em nghĩ tài liệu cụ tra chắc không phải xịn. Làm sao ai dám nói thế được. Cụ tưởng cả dải ngân hà dễ soi lắm như soi đèn pin hả. Thường người ta soi được là do kiểu có sao chủ như Mặt trời rọi ra thôi. Còn có hành tinh đen sì nằm ngay ngoài hệ mặt trời mà sức hút của nó quá yếu, nhưng nó quay đơn độc thì cũng không nhìn ra được đâu. Phải có nhiễu loạn quỹ đạo hành tinh khác (nếu nó quá lớn) hoặc là phải có ánh sáng phản chiếu đủ sáng, còn việc nó tự phát sáng thì không bàn rồi. Cả dải ngân hà có mà tìm khướt.
Còn 1 tỉ lệ nữa là kiểu tìm theo che mất bóng, kiểu ở trái đất soi 1 thiên hà khác, may mắn hành tinh kia nó quay vào đúng tầm nhìn, thì trong kiểu 2h nó che mất, thì lại nghi ngờ tìm ra.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,931
Động cơ
639,718 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Covid nằm nhà xem phim khoa học về Vũ trụ bao la huyền bí mới thấy Vũ trụ rộng lớn kinh khủng như nào , chưa có từ ngữ nào có thể giải thích thỏa đáng được. Trong khi nhân loại vẫn đang mải mê tranh đấu ( với đủ hỉ nộ ái ố) để sinh tồn trên 1 hạt cát là trái đất này rồi sẽ đi đến chỗ diệt vong , thì ngoài không gian xa thẳm kia vũ trụ vẫn đang vận động theo quy luật có sinh có diệt thời gian chớp mắt tính theo triệu năm , tỉ năm . Từ ngữ khoa học : TRONG VŨ TRỤ thì chắc chắn phải có NGOÀI VŨ TRỤ. Trong vũ trụ thì đã được giải thích có : hành tinh, các ngôi sao, thiên thể,thiên hà, hệ mặt trời, các vật chất tối, các tia X, Gamar..ánh sáng, hố đen... có Trong thì chắc chắn có Ngoài , Vậy Ngoài Vũ trụ là có gì??? Có lập luận là : Có vũ trụ khác nữa. Vậy Ngoài của Ngoài thì là gì ?? Các cụ có thấy rối não không???
Tất cả đều là dự đoán trên những thuật toán do con người nghĩ ra, cũng có thể sai mà cụ. Cũng có thể vũ trụ nhỏ hơn những gì ta thấy và trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,464
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Em nghĩ tài liệu cụ tra chắc không phải xịn. Làm sao ai dám nói thế được. Cụ tưởng cả dải ngân hà dễ soi lắm như soi đèn pin hả. Thường người ta soi được là do kiểu có sao chủ như Mặt trời rọi ra thôi. Còn có hành tinh đen sì nằm ngay ngoài hệ mặt trời mà sức hút của nó quá yếu, nhưng nó quay đơn độc thì cũng không nhìn ra được đâu. Phải có nhiễu loạn quỹ đạo hành tinh khác (nếu nó quá lớn) hoặc là phải có ánh sáng phản chiếu đủ sáng, còn việc nó tự phát sáng thì không bàn rồi. Cả dải ngân hà có mà tìm khướt.
Cho em trực quan năm rõ mười tý.
Thiên hà Milkyway của chúng ta (đã bao gồm cccm người ngoài trái đất) như HN, Hồ gươm nằm ở giữa. Trái đất nằm đâu đó ở Cổ Nhuế...hay Trâu Quỳ thì phải. Công dân trên trái đất nhỏ xinh tầm emCôvit, mở cửa nhà vươn cổ nhìn H.Gươm hóng...xem có cái chi chi.
Mỗi tội đeo kính cận mười điop nên cũng nhìn được ...loáng thoáng. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top