[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Hơi lạc đề với còm của cụ chút , cụ cho em hỏi ngày hôm nay chúng ta phát hiện ra cấu trúc nguyên tử, ngày mai phát hiện ra các hạ nguyên tử , ngày mốt ra thêm các phản hạt ..... . Câu hỏi đặt ra vậy quá trình đó có khi nào kết thúc - cái cuối cùng khoa học tìm thấy sẽ là gì ? Có một cái gì gọi là hạt cuối cùng đó ko ??
Họ tìm ra mấy hạt quark đang được coi là hạt cuối cùng đấy cụ.

Còn có một lý thuyết nữa là lý thuyết dây, theo đó thì đơn vị cấu thành vật chất không phải là "hạt" (được coi như một điểm) mà là "dây" và hạt là các dao động được thể hiện trên dây.

Nói chung đến tầm đấy rồi thì vật lý trở nên vô cùng siêu hình và vật chất được hình dung dưới hình dạng các công thức toán học nhiều hơn là có hình tướng cụ thể. Đọc một cuốn sách về vật lý lý thuyết kể cả là dạng "phổ cập khoa học" dạng này có tác dụng như đập 3 liều đá :(
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Bác bảo ánh sáng phát ra từ vật thể đang chuyển động ra xa ta (gần) với tốc độ ánh sáng sẽ không quan sát được, thế là sai.
Vâng, cụ vui lòng đọc còm này giúp em. Sau đó em nghĩ rằng cụ sẽ hiểu.
Cụ có cái chưa rõ.
Tốc độ giãn nở của vũ trụ được ví như tấm cao su (Hoặc đầy đủ hơn là quả bóng cao su đang được bơm căng), còn ánh sáng và các chuyển động khác nằm trên tấm cao su đó.
Khi tấm cao su đó giãn ra với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng thì người quan sát đứng bên trong tấm cao su sẽ không thấy được những gì ở ngoài rìa tấm cao su đó. Thuyết tương đối vẫn hoàn toàn đúng vì xét trong vũ trụ (tấm cao su hoặc quả bóng cao su thì vận tốc ánh sáng vẫn là giới hạn của mọi loại chuyển động. Còn tốc độ giãn nở của vũ trụ thì không, vì nó không là khái niệm của thuyết tương đối và nó cũng không ảnh hưởng đến thuyết tương đối.
Điều đó có nghĩa là gì?
1. Tấm cao su có cách đây 13,7 tỷ năm.
2. Ánh sáng cổ nhất có thể nhìn thấy được là 13,7 tỷ năm. Nhưng trong 13,7 tỷ năm đó thì vũ trụ (tấm cao su hay quả bóng cao su) đã giãn nở ra với bán kính là 46,5 tỷ năm ánh sáng hay khoảng cách từ đầu này tới đầu kia của Vũ trụ (tấm cao su hay quả bóng cao su) là 93 tỷ năm ánh sáng và do đó người ta nói đường kính vũ trụ khả kiến là 93 tỷ năm ánh sáng. (Cụ thể hơn: thiên hà cổ nhất đuwocj chúng ta nhìn thấy cách chúng ta 13,7 tỷ năm ánh sáng thực chất là hình ảnh của nó cách đây 13,7 tỷ năm. Còn thực tế tại thời điểm cụ đang đọc những dòng này thì nó đã cách xa cụ 46,5 tỷ năm ánh sáng)
3. Cũng giống như ví dụ là tấm cao su hay quả bóng cao su thì càng ngoài rìa vũ trụ tốc độ giãn nở càng nhanh so với bên trong của nó.
:):)
 

Mustang1970

Xe tải
Biển số
OF-621226
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
275
Động cơ
118,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có 18 vũ trụ. Một hôm zeno bực bực xoá sổ mất 6 vũ trụ còn 12.
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,237
Động cơ
580,560 Mã lực
Hì. Nếu đưa kính ra rìa vũ trụ (Thiên hà A) và quan sát Thiên Hà B (nếu có) nằm ngoài rìa vũ trụ (theo hệ qui chiếu mà ở Thiên Hà Ngân Hà của chúng ta không nhìn thấy được Thiên hà B) thì khi đó ta lại thấy Thiên hà B chuyển động chậm hơn tốc độ ánh sáng (mà nếu quan sát từ Thiên hà Ngân Hà thì không thể thấy Thiên hà B được do nó chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng) cụ ạ :)
Đọc lại 3 lần vẫy thấy hại não quá :D

Có ai nói cho em 1 cách đơn giản nhất: tại sao A.E lại nói vận tốc ánh sáng là maxspeed ko ạ?
Và nếu điều đó đúng, thì tại sao các nhà khoa học hiện nay lại "giả thiết": tốc độ dãn nở của vú chụ lại lớn hơn speed ánh sáng ko?
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,465
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Họ tìm ra mấy hạt quark đang được coi là hạt cuối cùng đấy cụ.

Còn có một lý thuyết nữa là lý thuyết dây, theo đó thì đơn vị cấu thành vật chất không phải là "hạt" (được coi như một điểm) mà là "dây" và hạt là các dao động được thể hiện trên dây.

Nói chung đến tầm đấy rồi thì vật lý trở nên vô cùng siêu hình và vật chất được hình dung dưới hình dạng các công thức toán học nhiều hơn là có hình tướng cụ thể. Đọc một cuốn sách về vật lý lý thuyết kể cả là dạng "phổ cập khoa học" dạng này có tác dụng như đập 3 liều đá :(
Câu cuối, tức là phải ở trạng thái xuất thần mới lĩnh hội được à cụ. Em thấy có lý đấy. :P
Vì ai mà là "đếm quả cà đo lọ dưa hành" rất ghét nói như thớt này.
Em thật đấy ạ, đụng nhiều rồi. Họ coi mình...hâm cơ. :D
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,237
Động cơ
580,560 Mã lực
Có điểm khác là cả Mặt trời và các hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động trong 1 không gian xoắn ốc....cấu trúc phân tử ( hay nguyên tử ) không có chuyển động này. :D

Có chứ cụ.

Vũ trụ của chúng ta, đang là vũ trụ nằm trong 1 vụ quăng lựu đạn cụ ạ, tức là đang chuyển động giống như sóng xung kích của 1 vụ nổ lớn. Do vậy, nó ko cố định nằm 1 chỗ ạ. :D
Vả lại, cụ đang "giả định" là hạt proton nằm im 1 chỗ ko di chuyển, chỉ có hạt neutron bay, nhưng thực tế thì vật chất đc cấu tạo nên bởi các "chuyển động hỗn độn" của các phân tử.

Have fun cụ
 

179cm

Xe hơi
Biển số
OF-429207
Ngày cấp bằng
11/6/16
Số km
110
Động cơ
216,479 Mã lực
Hồi nhỏ e cũng hay nghĩ như này. Mỗi lần nghĩ đến xung quanh vũ trụ là gì thì nhũn hết cả não.

Cảm giác bản thân mình là hạt cát trong dòng chảy
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Một còm trên kia em đã nói đấy: chúng ta đang dựa vào tiên đề "tốc độ ánh sáng là cao nhất tuyệt đối" vậy nên ta đang dừng lại ở lượng kiến thức vũ trụ học hiện nay và phát triển thêm cực khó. Nếu chấp nhận tiên đề đó sai và thay thế bằng 1 tiên đề khác thì biết đâu mấy ông OF sẽ đang bàn chuyện buôn bất động sản ở hành tinh nào đó cách đây 92 năm ánh sáng.
Nếu chỉ đơn giản là thay tiên đề, bảo một cái đang đúng thành sai mà phát triển ngay được lý thuyết mới thì dễ quá cụ. Một ngàn nhà vật lý thì cũng phải 500 ông nhăm nhe làm điều cụ nói rồi :D

Tiên đề là cái thứ mà ta thấy đúng, áp dụng vào đâu cũng thấy đúng, chỉ là không chứng minh được triệt để thôi.

Nếu chấp nhận ánh sáng không phải là tốc độ vật lý lớn nhất thì điều đầu tiên là rất nhiều công thức và định luật sẽ sai, mà thực tế lại chứng minh là chúng đang đúng... vậy thì "tiên đề mới" đó là sai chứ không thể chỉ là vấn đề "chấp nhận" hay không chấp nhận.

Cũng như là ai cũng biết và thấy rằng thép rất cứng, dùng để xây nhà cửa, làm ô tô tàu thuyền... Bây giờ cụ phát biểu ngược lại, rằng phải coi thép mềm như bún... thì trước hết là điều đó không phù hợp với những gì đang quan sát được :D
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Đọc lại 3 lần vẫy thấy hại não quá :D

Có ai nói cho em 1 cách đơn giản nhất: tại sao A.E lại nói vận tốc ánh sáng là maxspeed ko ạ?
Và nếu điều đó đúng, thì tại sao các nhà khoa học hiện nay lại "giả thiết": tốc độ dãn nở của vú chụ lại lớn hơn speed ánh sáng ko?
Đây cụ ạ. Và với những thread như này cụ nên đọc từ đầu và để ý tìm hiểu, chứ bụp phát nhảy vào mà background chưa đủ thì đúng là hại não thật :)
Cụ có cái chưa rõ.
Tốc độ giãn nở của vũ trụ được ví như tấm cao su (Hoặc đầy đủ hơn là quả bóng cao su đang được bơm căng), còn ánh sáng và các chuyển động khác nằm trên tấm cao su đó.
Khi tấm cao su đó giãn ra với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng thì người quan sát đứng bên trong tấm cao su sẽ không thấy được những gì ở ngoài rìa tấm cao su đó. Thuyết tương đối vẫn hoàn toàn đúng vì xét trong vũ trụ (tấm cao su hoặc quả bóng cao su thì vận tốc ánh sáng vẫn là giới hạn của mọi loại chuyển động. Còn tốc độ giãn nở của vũ trụ thì không, vì nó không là khái niệm của thuyết tương đối và nó cũng không ảnh hưởng đến thuyết tương đối.
Điều đó có nghĩa là gì?
1. Tấm cao su có cách đây 13,7 tỷ năm.
2. Ánh sáng cổ nhất có thể nhìn thấy được là 13,7 tỷ năm. Nhưng trong 13,7 tỷ năm đó thì vũ trụ (tấm cao su hay quả bóng cao su) đã giãn nở ra với bán kính là 46,5 tỷ năm ánh sáng hay khoảng cách từ đầu này tới đầu kia của Vũ trụ (tấm cao su hay quả bóng cao su) là 93 tỷ năm ánh sáng và do đó người ta nói đường kính vũ trụ khả kiến là 93 tỷ năm ánh sáng. (Cụ thể hơn: thiên hà cổ nhất đuwocj chúng ta nhìn thấy cách chúng ta 13,7 tỷ năm ánh sáng thực chất là hình ảnh của nó cách đây 13,7 tỷ năm. Còn thực tế tại thời điểm cụ đang đọc những dòng này thì nó đã cách xa cụ 46,5 tỷ năm ánh sáng)
3. Cũng giống như ví dụ là tấm cao su hay quả bóng cao su thì càng ngoài rìa vũ trụ tốc độ giãn nở càng nhanh so với bên trong của nó.
:):)
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Bác cho em list sách bác đã đọc với, em bồ hóng.
Có cuốn của Stephen Hawking cụ nêu ra đấy ạ, cuốn “Thuyết tương đối cho mọi người” của một tay Tây mũi lõ (cuốn này em đọc từ lâu lắm), cuốn “ Thuyết tương đối hẹp và rộng của Anbe Anhxtanh” của Nguyễn Xuân Xanh, với linh tinh phèng thông tin cụ ạ.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,465
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Nếu chỉ đơn giản là thay tiên đề, bảo một cái đang đúng thành sai mà phát triển ngay được lý thuyết mới thì dễ quá cụ. Một ngàn nhà vật lý thì cũng phải 500 ông nhăm nhe làm điều cụ nói rồi :D

Tiên đề là cái thứ mà ta thấy đúng, áp dụng vào đâu cũng thấy đúng, chỉ là không chứng minh được triệt để thôi.

Nếu chấp nhận ánh sáng không phải là tốc độ vật lý lớn nhất thì điều đầu tiên là rất nhiều công thức và định luật sẽ sai, mà thực tế lại chứng minh là chúng đang đúng... vậy thì "tiên đề mới" đó là sai chứ không thể chỉ là vấn đề "chấp nhận" hay không chấp nhận.

Cũng như là ai cũng biết và thấy rằng thép rất cứng, dùng để xây nhà cửa, làm ô tô tàu thuyền... Bây giờ cụ phát biểu ngược lại, rằng phải coi thép mềm như bún... thì trước hết là điều đó không phù hợp với những gì đang quan sát được :D
Có ạ, thép biến hình trong phim cụ nhá :P Transformer thì phải.
Trong kt hình như cũng đã có kim loại sẽ thay đổi trở lại hình dạng ban đầu khi chế tạo theo thiết kế. Trong quá trình thay đổi...ló phải mềm nhé. :D
Vd vật thể hình tròn phi 35 là thiết kế, khi chưa vào môi trường định trước...ló chỉ phi 15 thôi. \m/
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Chuẩn luôn cụ, điều đầu tiên và quan trọng là chấp nhận tiên đề không còn đúng đã. Nó sẽ là khởi nguồn cho mọi hành động khác.
Trước đây ai cũng thừa nhận "thép rất cứng" nên làm ra được rất nhiều món kết cấu như tháp eiffel, cầu Long Biên,... từ khi người ta nghĩ là "thép rất dẻo" thì làm ra được bê tông cốt thép là bộ xương của các công trình quy mô siêu lớn hiện nay đấy.
Người ta không "nghĩ" là thép dẻo, người ta "thấy" là nó dẻo :D

Ý em muốn nói là việc "nghĩ" hay "chấp nhận" về mặt tư duy nó rất dễ. Ai chẳng muốn phá cái cũ xây cái mới, ai chẳng muốn phủ định Einstein để vĩ đại hơn Einstein, nên chắc chắn không thiếu gì nhà vật lý đã "chấp nhận" và "nghĩ" là tốc độ ánh sáng không phải là tuyệt đối.

Nhưng chấp nhận xong vẫn chẳng ra được cái gì mới cả, cho đến nay :D
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,465
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Người ta không "nghĩ" là thép dẻo, người ta "thấy" là nó dẻo :D

Ý em muốn nói là việc "nghĩ" hay "chấp nhận" về mặt tư duy nó rất dễ. Ai chẳng muốn phá cái cũ xây cái mới, ai chẳng muốn phủ định Einstein để vĩ đại hơn Einstein, nên chắc chắn không thiếu gì nhà vật lý đã "chấp nhận" và "nghĩ" là tốc độ ánh sáng không phải là tuyệt đối.

Nhưng chấp nhận xong vẫn chẳng ra được cái gì mới cả, cho đến nay :D
Thép dẻo là thật cụ ạ. Vd sợi thép to bằng cái đũa ăn cơm dài 1cm thì không dẻo, dài 10m thì mềm chả khác sợi dây thừng đâu ạ. Khác nhau về con số là coi như khác biệt rồi đấy ạ. Em cứ nghĩ bừa thế.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Thép dẻo là thật cụ ạ. Vd sợi thép to bằng cái đũa ăn cơm dài 1cm thì không dẻo, dài 10m thì mềm chả khác sợi dây thừng đâu ạ. Khác nhau về con số là coi như khác biệt rồi đấy ạ. Em cứ nghĩ bừa thế.
Vâng thép dẻo mà, em có phản đối đâu, có cả khái niệm và công thức tính toán hẳn hoi :D
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đọc lại 3 lần vẫy thấy hại não quá :D

Có ai nói cho em 1 cách đơn giản nhất: tại sao A.E lại nói vận tốc ánh sáng là maxspeed ko ạ?
Và nếu điều đó đúng, thì tại sao các nhà khoa học hiện nay lại "giả thiết": tốc độ dãn nở của vú chụ lại lớn hơn speed ánh sáng ko?
Ko biết giải thích thế này có vòng vo ko :D cụ nào am hiểu hơn về tốc độ - khối lượng - năng lượng thì bổ trợ nhé:

- Để đẩy 1 vật chất di chuyển, thì vật càng nặng, tốc độ càng cao, thì càng cần nhiều năng lượng. Như bạn đẩy cục đá đi thôi.
- Khi tốc độ tăng đến tiệm cận 300k km/s thì cần năng lượng khủng khiếp.

Ngược lại, photon là hạt ko khối lượng massless (hoặc m của photon cực kỳ bé), nên đẩy đi dễ dàng. Trong chân không đạt tốc độ cực đại 300k km/s. C

Còn bất cứ cái gì mà có m > photon, thì khi nó di chuyển cực nhanh đều cần E rất lớn, khó đạt đến 300k km/s.

Còn tốc độ dãn nở của vũ trụ lại lớn hơn speed ánh sáng? Trả lời: vì 2 cái đó khác nhau. Giãn nở vũ trụ là giãn không gian (space), còn tốc độ ánh sáng là tốc độ của photon trong không gian (space) đó.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vâng, nhiều khi đọc nhanh quá cũng khó hiểu cụ ạ. Vì vừa đọc vừa nghĩ cách vặn vẹo mà :)
Em cũng tranh thủ vặn vẹo cụ phát. Cụ nói “vũ trụ” chung chung không có rìa: OK
Nhưng nếu nó ko có rìa nghĩa là nó là vô tận và do đó mọi điểm trong vũ trụ đó đều có thể được coi là trung tâm cụ ạ.
Cũng tại cụ đọc nhanh quá nên bỏ mất một còm khác của em với cụ Sửu nhi hoặc cụ Lah và có nhắc đến hệ qui chiếu, đặt gốc hệ qui chiếu ở đâu và rìa vũ trụ quan sát được rồi cụ ạ. Sau đó thì mạch còm tiếp tục và em không nói rõ như cụ nói thôi :)
Hihi cùng luyện lại logics một chút cho đầu óc đỡ ù lỳ. Ok không có điểm trung tâm vũ trụ cũng có nghĩa là: mọi điểm đều là trung tâm vũ trụ.
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
888
Động cơ
63,900 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Covid nằm nhà xem phim khoa học về Vũ trụ bao la huyền bí mới thấy Vũ trụ rộng lớn kinh khủng như nào , chưa có từ ngữ nào có thể giải thích thỏa đáng được. Trong khi nhân loại vẫn đang mải mê tranh đấu ( với đủ hỉ nộ ái ố) để sinh tồn trên 1 hạt cát là trái đất này rồi sẽ đi đến chỗ diệt vong , thì ngoài không gian xa thẳm kia vũ trụ vẫn đang vận động theo quy luật có sinh có diệt thời gian chớp mắt tính theo triệu năm , tỉ năm . Từ ngữ khoa học : TRONG VŨ TRỤ thì chắc chắn phải có NGOÀI VŨ TRỤ. Trong vũ trụ thì đã được giải thích có : hành tinh, các ngôi sao, thiên thể,thiên hà, hệ mặt trời, các vật chất tối, các tia X, Gamar..ánh sáng, hố đen... có Trong thì chắc chắn có Ngoài , Vậy Ngoài Vũ trụ là có gì??? Có lập luận là : Có vũ trụ khác nữa. Vậy Ngoài của Ngoài thì là gì ?? Các cụ có thấy rối não không???
Em nghĩ là nó giống kiểu đi đến tận cùng của trái đất, tận cùng , tận cùng cuối cùng quay lại chính ngọn núi mà ta khởi đầu đi. Chứ còn cái đống đất đá hỗn độn ấy bay lung tung trong không gian có gì hay ho đâu mà nghiên cứu. Những thứ hay ho nhất như : gái đẹp, vếu to, biển xanh, cát trắng, mây trời, chim quay cá rán ở trên phố cơ cụ ợ
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
888
Động cơ
63,900 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Hihi cùng luyện lại logics một chút cho đầu óc đỡ ù lỳ. Ok không có điểm trung tâm vũ trụ cũng có nghĩa là: mọi điểm đều là trung tâm vũ trụ.
Em đọc đâu không nhớ nhưng mà, tìm kiếm sự sống trong vũ trụ thì trục mặt trời, trái đất mặt trăng là duy nhất, và trái đất là trung tâm sự sống của trục đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top